Các hình thức nhập khẩu hàng hóa
Hiện nay, Việt Nam tham gia rất nhiều Hiệp định thương mại giữa các nước trên thế giới, điều đó đã thúc đẩy rất nhiều cho hoạt động thương mại đặc biệt là xuất nhập khẩu. Để trở thành một nhà nhập khẩu không quá phức tạp, nếu bạn dự định trở thành một nhà nhập khẩu thì nên nắm một số hiểu biết cơ bản về xuất nhập khẩu. Tại bài viết này, HP Toàn Cầu có tổng hợp các hình thức nhập khẩu hàng hóa để bạn có thể tham khảo:
Nhập khẩu trực tiếp
Nhập khẩu trực tiếp được tiến hành khá đơn giản. Trong đó, bên nhập khẩu muốn ký kết được hợp đồng kinh doanh nhập khẩu thì phải nghiên cứu thị trường, tìm kiếm đối tác phù hợp, ký kết và thực hiện hợp đồng, tự bỏ vốn, chịu mọi rủi ro và chi phí trong giao dịch…
Nhập khẩu ủy thác
Nhập khẩu ủy thác được hiểu là hoạt động dịch vụ thương mại theo đó chủ hàng thuê một đơn vị trung gian thay mặt và đứng tên nhập khẩu hàng hóa bằng hợp đồng ủy thác.
Nói một cách dễ hiểu hơn, các doanh nghiệp trong nước có vốn ngoại tệ riêng và có nhu cầu nhập khẩu một loại hàng hóa nào đó, tuy nhiên lại không được phép nhập khẩu trực tiếp, hoặc gặp khó khăn trong quá trình giao dịch với đối tác nước ngoài thì sẽ thuê các doanh nghiệp có chức năng thương mại quốc tế tiến hành nhập khẩu cho mình. Trường hợp người nhập khẩu là cá nhân không có đăng ký kinh doanh/hộ kinh doanh theo nhà nước quy định là không đủ điều kiện nhập khẩu chính ngạch ( đứng tên trên tờ khai hải quan) vì vậy họ thường thuê dịch vụ nhập khẩu ủy thác để đứng tên trên tờ khai hải quan.
Trách nhiệm của bên nhận ủy thác là phải cung cấp thông tin về thị trường, giá cả, khách hàng, những điều kiện có liên quan đến đơn hàng được ủy thác, ký kết hợp đồng và thực hiện các thủ tục liên quan đến nhập khẩu.
Với hình thức này, doanh nghiệp thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu ủy thác không phải bỏ vốn, không cần xin hạn ngạch cũng như không phải tìm kiếm đối tác, giá cả… Đổi lại bên ủy thác sẽ trả phí dịch vụ cho bên nhận ủy thác nhập khẩu.
Buôn bán đối lưu
Buôn bán đối lưu có thể được coi là một phương thức thanh toán trong thương mại quốc tế, được sử dụng chủ yếu trong các giao dịch mua bán với chính phủ những nước đang phát triển. Hàng hóa và dịch vụ được đổi lấy hàng hóa và dịch vụ khác có giá trị tương đương. Ví dụ: Caterpillar xuất khẩu máy xúc sang Venezuela, bù lại, chính phủ Venezuala sẽ trả cho Caterpillar 350.000 tấn quặng sắt.
Trong phương thức này, chỉ với 1 hợp đồng doanh nghiệp có thể tiến hành đồng thời cả hai hoạt động trọng điểm là xuất khẩu và nhập khẩu. Lượng hàng hóa giao đi và hàng nhận về có giá trị tương đương nhau. Do đó, doanh nghiêp xuất khẩu được tính vào cả kim ngạch xuất khẩu và doanh thu trên hàng hóa nhập khẩu.
Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là hình thức mà thương nhân Việt Nam nhập khẩu tạm thời hàng hóa vào Việt Nam, nhưng sau đó lại xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam sang một nước khác.
Hình thức này là tiến hành nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ trong nước mà để xuất khẩu sang một nước thứ ba nhằm thu lợi nhuận. Giao dịch này bao gồm cả nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu lại lượng ngoại tệ lớn hơn số vốn ban đầu đã bỏ ra.
Khi tiến hành tạm nhập tái xuất, doanh nghiệp cần tiến hành đồng thời hai hợp đồng riêng biệt, gồm: hợp đồng mua hàng ký với thương nhân nước xuất khẩu và hợp đồng bán hàng ký với thương nhân nước nhập khẩu.
Lưu ý, có trường hợp gần giống như tạm nhập tái xuất, nhưng hàng hóa được chuyển thẳng từ nước bán hàng sang nước mua hàng, mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. Đó gọi là hình thức chuyển khẩu.
Nhập khẩu gia công
Là hình thức mà bên nhận gia công của Việt Nam nhập khẩu nguyên vật liệu từ người thuê gia công ở nước ngoài, theo hợp đồng gia công đã ký kết. Chẳng hạn như doanh nghiệp dệt may, giầy da của Việt Nam nhập nguyên phụ liệu từ Mỹ để sản xuất hàng gia công cho đối tác Mỹ.
Trên đây là một số hình thức nhập khẩu phổ biến mà bạn có thể gặp.
Dù áp dụng bất cứ hình thức nào, bạn cũng cần xem xét hàng hóa nhập khẩu có thuộc diện hàng bị cấm nhập hay không, sau đó tìm hiểu về chính sách nhập khẩu của mặt hàng. Ví dụ như: mặt hàng có cần giấy phép nhập khẩu hay không, yêu cầu kiểm tra chất lượng,…
Việc tìm hiểu này là vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tránh nhập phải những mặt hàng cấm, đủ thời gian hoàn thành bộ chứng từ, hạn chế rủi ro về chất lượng hàng hóa cũng như chi phí kho bãi…
Sau khi đã xác nhận kỹ lưỡng về hàng hóa nhập khẩu, bạn cần phải thực hiện hàng loạt những thủ tục khác như:
- Ký kết hợp đồng ngoại thương;
- Vận chuyển hàng hóa quốc tế;
- Làm thủ tục hải quan cho hàng nhập khẩu ;
- Chuyển hàng về kho
> Trên đây là những bước cơ bản nhất khi nhập khẩu hàng hóa.
Tham khảo:
- Dịch vụ vận chuyển đường hàng không
- Nhập khẩu hàng trên Alibaba về Việt Nam
- Dịch vụ vận chuyển quốc tế đường biển
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu và dự toán chi phí – thời gian vận chuyển liên quan!
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.