1. Định nghĩa xuất xứ hàng hóa và vai trò của xuất xứ hàng hóa
1.1. Xuất xứ hàng hóa là gì?
Trong xu thế nền kinh tế thế giới ngày càng có nhiều nước tham gia vào các cam kết thương mại đa phương và song phương, theo đó việc các nước dỡ bổ một phần hay toàn bộ hàng rào bảo hộ, dành cho nhau nhiều ưu đãi trong quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để thực hiện được những quyền ưu đãi như vậy cần phải xác định được chính xác xuất xứ hàng hóa.
Điều 1, Hiệp định GATT 1994 đưa ra khái niệm “xuất xứ hàng hóa là “quốc tịch” của một hàng hóa”
Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi năm 199 đưa ra khái niệm “Nước xuất xứ của hàng hóa là nước tại đó hàng hóa được chế biến hoặc sản xuất, phù hợp với tiêu chuẩn được đặt ra nhằm mục đích áp dụng trong biểu thuế hải quan, những hạn chế về số lượng hoặc các biện pháp khác liên quan đến thương mại”
Khoản 1, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018: “Xuất xứ hàng hóa là nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.”
Như vậy, xuất xứ hàng hóa chỉ là một khái niệm mang tính chất tương đối, bởi một hàng hóa không phải lúc nào cũng được tạo ra hoàn toàn ở một nước hay vùng, lãnh thổ mà có thể được tạo nên ở nhiều quốc gia, vùng, lãnh thổ khác nhau. Do vậy, việc xác định, thừa nhận quốc gia, vùng lãnh thổ nào là xuất xứ của hàng hóa là khá phức tạp và không phải lúc nào cũng thống nhất với nhau.
1.2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa
1.2.1. Xuất xứ hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động ngoại thương
Để bảo vệ thị trường nội địa, các quốc gia sử dụng quy định về xuất xứ hàng hóa như phương tiện nhằm áp dụng các biện pháp bảo vệ đối với hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm cấp hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu, đánh thuế đối kháng, chống bán phát giá để kiểm soát lượng hàng hóa nhập khẩu từ các quốc gia khác trên cơ sở xác định nguồn gốc và tiêu chuẩn xuất xứ của hàng hóa. Đây có thể xem như là cách thức kiểm soát xuất nhập khẩu hàng hóa nhằm mục tiêu kinh tế thương mại nhất định.
1.2.2. Tạo thuận lợi cho hàng xuất khẩu được hưởng ưu đãi và quyền lợi của nước xuất khẩu tại nước nhập khẩu
Đây là một trong các vai trò của xuất xứ hàng hóa. Hàng hóa nhập khẩu chỉ được hưởng ưu đãi hay ưu đãi đặc biệt khi được xác định đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện và thủ tục về xuất xứ từ các quốc gia có những thỏa thuận song phương và đa phương với nhau về ưu đãi thương mại theo các cấp độ khác nhau. Xác định chính xác xuất xứ nhằm đảm bảo sự thực hiện các điều khoản của thỏa thuận một cách thuận lợi và công bằng đối với việc hưởng thuế suất ưu đãi của nước nhập đối với hàng hóa của nước xuất khẩu tại thị trường của nước nhập khẩu
1.2.3. Xuất xứ hàng hóa được sử dụng kết hợp với mã HS để xác định mức thuế suất
Hiện nay, thuế nhập khẩu tại Việt Nam có thuế nhập khẩu thông thường, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; để quyết định việc hàng hóa được hưởng thuế nhập khẩu nào thì yếu tố xuất xứ hàng hóa là một trong những căn cứ đầu tiên để xác định.
Ngoài ra, xuất xứ hàng hóa còn dùng khi xác định thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế trợ cấp
Bài viết liên quan: Thuế khi nhập khẩu hàng hóa
1.2.4. Khẳng định uy tín, trách nhiệm của hàng hóa đối với thị trường, khách hàng và vị trí của nước xuất khẩu trong thương mại quốc tế
Vai trò này thể hiện rất rõ khi hàng hóa xuất khẩu đứng vững trên thị trường thương mại quốc tế. Uy tín, chất lượng của hàng hóa đôi khi gắn liền với xuất xứ được khách hàng tín nhiệm và thừa nhận.
1.2.5. Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và bảo vệ môi trường
1.2.6. Vai trò của xuất xứ hàng hóa trong việc thống kê ngoại thương
2. Văn bản pháp quy về xuất xứ tại Việt Nam
Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 của Chính phủ Quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về Xuất xứ hàng hóa
Thông tư số 38/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài Chính Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tư số 62/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số số 38/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
(Thông tư số 38/2018/TT-BTC và 62/2019/TT-BTC được hợp nhất tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BTC ngày 10/01/2020 Quy định về xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu)
Xem các văn bản pháp quy và các văn bản hướng dẫn liên quan xuất xứ hàng hóa tại đây
3. Quy tắc xuất xứ
3.1. Định nghĩa quy tắc xuất xứ
Hiệp định quy tắc xuất xứ của WTO định nghĩa: “Quy tắc xuất xứ là những luật, quy định, quyết định hành chính chung do các thành viên áp dụng để xác định nước xuất xứ của hàng hóa với điền kiện là quy tắc xuất xứ này không liên quan đến thỏa thuận thương mại hoặc chế độ thương mại tự chủ có áp dụng ưu đãi thuế quan”
Theo Phụ lục chuyên đề K của Công ước Kyoto sửa đổi: “Quy tắc xuất xứ là các quy định cụ thể, hình thành và phát triển từ những quy tắc quy định trong luật pháp quốc gia hoặc các hiệp định quốc tế (tiêu chuẩn xuất xứ), được một quốc gia áp dụng để xác định xuất xứ hàng hóa”
3.2. Các loại quy tắc xuất xứ?
Phân loại quy tắc xuất xứ căn cứ sản phẩm hàng hóa:
Sản phẩm hàng hóa xuất khẩu từ một nước có thể được chia ra hai nhóm:
- Những sản phẩm hàng hóa có xuất xứ thuần túy (hay xuất xứ toàn bộ)
- Những sản phẩm hàng hóa có xuất xứ không thuần túy
Tương ứng với hai nhóm này các nước đã xây dựng nên các quy tắc xuất xứ thuần túy và không thuần túy.
Quy tắc xuất xứ thuần túy
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy là những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là những sản phẩm được gia công hay chế biến không có sự tham gia của nguyên vật liệu nhập khẩu hoặc không rõ xuất xứ được gọi là hàng hóa có xuất xứ thuần túy.
Quy tắc xuất xứ không thuần túy
Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là hàng hóa trong quá trình sản xuất hoặc gia công hay chế biến có thành phần nguyên vật liệu hoặc lao động của hai hay nhiều nước tham gia vào hoạt động tạo ra sản phẩm này. Những sản phẩm này được coi là có xuất xứ tại nước được hưởng nếu những nguyên liệu, bộ phận, thành phần của sản phẩm được chế biến hoặc gia công đầy đủ tại nước đó.
Căn cứ vào mục đích của Quy tắc xuất xứ có thể phân chia quy tắc xuất xứ thành 02 loại:
Quy tắc xuất xứ không ưu đãi
Quy tắc xuất xứ hàng hóa không ưu đãi được hiểu là những quy tắc xuất xứ áp dụng xác định xuất xứ của những hàng hóa thông thường, không có ưu đãi về thương mại hay thuế quan.
Khoản 3, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 định nghĩa: “Quy tắc xuất xứ không ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này và trong các trường hợp áp dụng các biện pháp thương mại không ưu đãi về đối xử tối huệ quốc, chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ, hạn chế số lượng hay hạn ngạch thuế quan, mua sắm chính phủ và thống kê thương mại.”
Một quốc gia có thể không có hoặc không sử dụng các quy tắc xuất xứ ưu đãi nhưng vẫn phải có những quy tắc xuất xứ không ưu đãi nhất định.
Quy tắc xuất xứ ưu đãi
Quy tắc xuất xứ ưu đãi được định nghĩa là các quy định, điều luật và các quyết định hành chính về việc áp dụng chung của bất kỳ thành viên nào khi xác định hàng hóa đó đủ điều kiện hay tiêu chuẩn hàm lượng để hưởng các đối xử ưu đãi theo các cơ chế thương mại tự quy định hoặc theo thỏa thuận cho phép cấp các ưu đãi về thuế quan không thuộc phạm vi áp dụng của đoạn 1 của Điều 1 Hiệp định GATT 1994
Khoản 2, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018 định nghĩa: Quy tắc xuất xứ ưu đãi là các quy định về xuất xứ áp dụng cho hàng hóa có cam kết hoặc thỏa thuận ưu đãi về thuế quan và ưu đãi về phi thuế quan.
4. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
4.1. Khái niệm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Hiện tại, trên thế giới có nhiều chế độ ưu đãi thuế quan của các quốc gia hoặc khối khu vực kinh tế. Để xác định xuất xứ hàng hóa nhằm áp dụng các chế độ này, một trong những cơ sở để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa là giấy chứng nhận xuất xứ.
Khoản 4, điều 3, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018: “Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan, tổ chức thuộc nước, nhóm nước, hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.”
Nó thể hiện tuyên bố pháp lý về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, hay còn gọi “hộ chiếu thể hiện quốc tịch của hàng hóa”
Tuy nhiên, do sự phát triển, đa dạng trong thương mại cũng như phương thức quản lý, một số nước có thể cho phép công ty được ủy quyền, người xuất khẩu hoặc thậm chí người nhập khẩu được phép cấp giấy chứng nhận xuất xứ.
4.2. Các mẫu C/O thông dụng ở Việt Nam
Ở Việt Nam hiện nay đang sử dụng nhiều mẫu C/O, bao gồm cả các mẫu C/O ưu đãi và các mẫu C/O thông thường
Chi tiết các mẫu C/O này, xem tại bài viết: Danh sách các mẫu C/O hiện hành
4.3. Cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ
Mỗi quốc gia, khu vực thương mại tự do có quy định riêng về cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ. Thông thường, các cơ quan, tổ chức này là Bộ Thương mại, Bộ Công nghiệp, Bộ tài chính, Cơ quan Hải quan, Phòng thương mại và Công nghiệp, các Hiệp hội ngành nghề, một số tập đoàn, công ty sản xuất được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ cho sản phẩm, hàng hóa do chính tập đoàn, công ty đó sản xuất ra. Thậm chí một số nước, người nhập khẩu thỏa mãn những điều kiện nhất định cũng có thể cấp C/O cho hàng hóa nhập khẩu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về C/O đó.
Đối với việc cấp C/O trong khuôn khổ Hiệp định khu vực thương mại tự do thì các nước thành viên phải quy định chi tiết và thông báo cho nhau tên, địa chỉ các cơ quan/tổ chức có thẩm quyền cấp C/O, mẫu dấu và chữ ký của cán bộ có thẩm quyền ký cấp C/O.
Đối với Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ là các Phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực thuộc Bộ Công thương; các Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), các chi nhánh và văn phòng đại diện thuộc VCCI tại một số tỉnh, thành phố.
4.4. Quy định về nộp C/O
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.