Tổng quan quy trình xuất khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu
Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế toàn cầu, tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương. Bên cạnh những thách thức, điều này tạo cơ hội mở rộng thị trường khổng lồ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Ngày các nhiều các doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp vào việc xuất khẩu.
Tại bài viết này, HP Toàn Cầu đề cập tổng quan 05 giai đoạn của Quy trình xuất khẩu, dưới góc nhìn của người vận chuyển: Trước khi ký hợp đồng; Ký hợp đồng; Giao hàng; Yêu cầu thanh toán và Sau khi thông quan để bạn đọc có cái nhìn tổng quát về quá trình xuất khẩu, tránh những lỗi sai không cần thiết dẫn đến phát sinh chi phí trong quá trình xuất khẩu.
Thủ tục xuất khẩu cho người mới bắt đầu
Bạn có thể đọc tiếp hoặc xem video
Giai đoạn 1: Trước khi ký hợp đồng
Đây là một trong những bước quan trọng nhất, tại giai đoạn này, những nội dung cần xác định bao gồm:
+ Hàng hóa có được xuất khẩu hay không?
Nói một cách khác là hàng hóa có thuộc danh mục cấm xuất khẩu của nhà nước hay không
Có thể tra cứu danh mục này bài viết Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu
+ Nếu hàng hóa không thuộc danh mục cấm xuất khẩu, các nội dung tiếp theo cần xác định:
– Nhà nước có chính sách gì đặc biệt quy định về xuất khẩu mặt hàng này không (có cần giấy phép, hợp quy, kiểm tra chất lượng …?)
– Chi phí và thời gian xuất khẩu có phù hợp?
Chi phí xuất khẩu thông thường bao gồm 02 phần chính là thuế khi xuất khẩu và chi phí vận chuyển
+ Thuế khi xuất khẩu
Thuế xuất khẩu:
Nếu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa chịu thuế xuất khẩu thì sẽ phải nộp thuế xuất khẩu; nếu không thuộc danh mục này thì hàng hóa không chịu thuế xuất khẩu.
Tra cứu hàng hóa có chịu thuế xuất khẩu hay không tại bài viết: Danh mục các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu
Thuế VAT:
Theo quy định hiện hành, thuế VAT đối với hàng hóa xuất khẩu là 0%.
+ Chi phí vận chuyển
Chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa xuất khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh.
Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Các chi phí vận chuyển thông thường gồm các phần chính: Chi phí vận chuyển từ kho/nhà máy ra cảng; chi phí local charge tại cảng (nâng hạ/ sắp xếp hàng tại bãi; THC, phí seal..); chi phí liên quan thông quan; cước vận chuyển quốc tế (nếu bán theo term CNF); chi phí giao hàng đầu nước ngoài (nếu theo theo DDP, DDU)…
Ngoài ra có thể có các chi phí như chi phí bảo hiểm, chi phí làm C/O, chi phí hun trùng, kiểm dịch …
Giai đoạn 2: Ký hợp đồng
Để ký kết hợp đồng, các bên cần xem xét cẩn thận tất cả các điều khoản, trong đó những điều khoản cần chú ý (dưới góc độ vận chuyển, thủ tục hải quan) bao gồm: Thanh toán, thời gian giao hàng, chất lượng và xác nhận chất lượng; chứng từ thanh toán; chứng từ vận chuyển…
Để tham khảo các quy định về thanh toán quốc tế, có thể xem bài viết Tiêu chí phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan
Giai đoạn 3: Giao hàng
Căn cứ vào hợp đồng đã ký, người xuất khẩu tiến hành giao hàng theo tiến độ.
Tùy theo điều kiện giao hàng đã ký mà người bán có thể thực hiện một hoặc toàn bộ quá trình giao hàng như sau:
+ Xếp hàng lên phương tiện vận chuyển tại xưởng
+ Chở hàng từ xưởng ra cảng/sân bay
+ Giao hàng tại kho/bãi tại cảng/sân bay
+ Làm thủ tục hải quan
+ Vận chuyển quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài
+ Làm thủ tục thông quan tại nước ngoài
+ Giao hàng vào kho/bãi tại cảng/sân bay ở nước ngoài
+ Giao hàng đến địa chỉ của người nhập khẩu
Khi giao hàng, cần lưu ý dán shipping mark cho hàng hóa.
Để biết thêm về nội dung nhãn mác, shipping mark hàng hóa xuất khẩu, có thể xem bài viết: Lưu ý về nhãn hàng hóa/shipping mark khi xuất khẩu
Giai đoạn 4: Yêu cầu thanh toán
Sau khi hàng lên tàu/máy bay người xuất thông báo cho người mua và yêu cầu thanh toán.
Tùy quy định của hợp đồng mà người bán sẽ đem chứng từ ra ngân hàng yêu cầu thanh toán hoặc gửi trực tiếp chứng từ cho người mua qua đường bưu điện.
Bộ chứng từ thông thường bao gồm: Hợp đồng, invoice, packing list, vận đơn, C/O (nếu người mua yêu cầu)
Tùy yêu cầu của người mua và đặc thù mặt hàng, có thể sẽ thêm các chứng từ như kiểm dịch, hun trùng, xác nhận chất lượng…
Để biết thêm thông tin về hồ sơ hàng hóa, xem bài viết: Quy định hiện hành về hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu
Giai đoạn 5: Sau khi thông quan
Sau khi hàng hóa được thông quan, chủ hàng cần lưu trữ chứng từ hải quan đầy đủ, theo quy định để làm việc sau này với cơ quan thuế hoặc cơ quan hải quan (trong trường hợp sau thông quan).
Hàng hóa xuất khẩu hiện nay có thuế VAT 0% do đó VAT đầu vào có thể được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Do đó, người xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý việc lưu trữ chứng từ để việc hoàn thuế được thuận lợi.
Xem Quy định hiện hành về lưu trữ chứng từ hải quan tại đây
Nếu quan tâm đến dịch vụ của HP Toàn Cầu, bạn có thể xem Bảng tổng hợp dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan của chúng tôi tại đây
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế xuất nhập khẩu hoặc thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website : hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:08 8611 5726
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật nhất (nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.