VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN
Văn bản pháp quy về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
- Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012
- Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC năm 2012
- Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 Quy định chi tiết một số điều và Biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính
- Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn; hải quan; kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số; quản lý, sử dụng tài sản công; thực hành tiết kiệm, chống lẵng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước; kế toán, kiểm toán độc lập.
- Quyết định 166/QĐ-TCHQ ngày 18/01/2021 của Tổng cục trưởng TCHQ ban hành Bản hướng dẫn trình tự xử phạt vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại về việc xử phạt vi phạm hành chính trong ngành Hải quan.
- Quyết định số 376/QĐ-TCHQ ngày 03/3/2021 của Tổng cục trưởng TCHQ ban hành Sổ tay ngiệp vụ xử phạt VPHC trong lĩnh vực hải quan.
- Các văn bản pháp luật khác liên quan.
Video tóm tắt của bài viết:
Một số khái niệm cơ bản về vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Các khái niệm nay được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (và Luật số 67/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC năm 2012):
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. (Điểm 1, Điều 2)
Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. (Điểm 2, Điều 2)
Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó. (Điểm 5, Điều 2)
Phần 1 Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1.1. Khái niệm, đặc điểm vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
1.1.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩmh vực hải quan
Vi phạm pháp luật nói chung được hiểu là hành vi xác định của con người, trái với các quy định (yêu cầu) của pháp luật, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập, duy trì và bảo vệ
Trong bất kỳ xã hội có Nhà nước nào cũng vậy, luôn tồn tại, tiềm ẩn trong nó những vi phạm pháp luật nhất định. Những vi phạm pháp luật đó được xác lập dựa trên những dấu hiệu, tiêu chí, đặc điểm cụ thể mà qua đó phân chia thành các loại vi phạm pháp luật khác nhau, như: vi phạm hành chính, vi phạm hình sự, vi phạm dân sự …. và gắn với đó là người vi phạm phải chịu những trách nhiệm pháp lý tương ứng: trách nhiệm pháp lý hành chính, hình sự, dân sự, kỷ luật. hành chính nói riêng. Vậy, vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nói riêng là gì?
Dưới góc độ pháp lý, vi phạm hành chính nói chung được hiểu là: Hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
Qua khái niệm trên cho thấy, vi phạm hành chính nói chung là hành vi vi phạm xảy ra xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước, ảnh hưởng đến trật tự hành chính đang được duy trì và bảo vệ, làm ảnh hưởng đến hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực quản lý Nhà nước về hải quan.
Từ khái niệm và phân tích như trên, có thể hiểu vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực hải quan mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính.
1.1.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩmh vực hải quan
Hoạt động hải quan là một loại hoạt động kiểm tra, giám sát của Nhà nước nhằm đảm bảo quản lý Nhà nước đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài. Do vậy, từ khái niệm vi phạm hành chính như trên và đặc thù hoạt động của hải quan, vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan có những đặc điểm như sau:
a. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là hành vi xâm phạm đến trật tự quản lý Nhà nước về hải quan, nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Những hành vi xâm phạm đó chủ yếu là vi phạm các quy định của pháp luật về hải quan và các pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan, tập trung ở 4 nhóm vi phạm sau đây:
+ Vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
+ Vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
+ Vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
+ Vi phạm các quy định của pháp luật về xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý, ngoại hối, vàng, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, cổ vật, văn hóa phẩm, bưu phẩm, vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và các tài sản khác; vi phạm các quy định của pháp luật về chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
b. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là cá nhân hoặc tổ chức.
+ Cá nhân ở đây có thể là công dân Việt Nam hay người nước ngoài; tiền
+ Đối với tổ chức thì hành vi vi phạm được thực hiện bởi cá nhân nhưng dưới danh nghĩa tổ chức (do tổ chức giao, phân công hoặc thực hiện hành vi nhân danh tổ chức đó). Đây cũng là điểm khác nhau giữa vi phạm hành chính và tội phạm hình sự. Chủ thể thực hiện hành vi vi phạm và là đối tượng bị xử phạt hình sự là cá nhân còn đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính gồm cả cá nhân và tổ chức.
c. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan do tổ chức, cá nhân thực hiện với lỗi cố ý hoặc vô ý. Lỗi là trạng thái tâm lý của người đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính về hải quan. Để xác định hành vi vi phạm hành chính và xử lý trách nhiệm pháp lý đối với hành vi vi phạm đó, cơ quan Hải quan cần xem xét mặt chủ quan của hành vi.
d. Hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, hình thức, biện pháp xử lý đối với hành vi vi phạm đó được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước.
(Văn bản pháp luật liên quản xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan – xem tại phần đầu bài viết)
Việc xử lý đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được cơ quan Hải quan căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ và nhiều vấn đề liên quan để quyết định mức phạt, các biện pháp xử lý kèm theo theo những nguyên tắc xử lý đã được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định về xử phạt có liên quan.
1.2.Những hành vi cụ thể vi phạm hành trình trong lĩnh vực Hải quan
Nội dung này được quy định tại Chương II Nghị định 128/2020/NĐ-CP được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định về hành vi vi phạm tại Mục 2 – Chương I Nghị định 127/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 45/2016/NĐ-CP; có sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số hành vi vi phạm hành chính. Các nhóm hành vi vi phạm được xây dựng theo từng khâu của quy trình thủ tục hải quan: Tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.
Cụ thể bao gồm các nhóm vi phạm như sau:
- Nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thủ tục hải quan;
- Nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
- Nhóm hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Nhóm hành vi vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Nhóm hành vi vi phạm khác: vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý; Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan; Vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
1.2.1.Nhóm hành vi vi phạm vì thủ tục hải quan
1.2.1.1. Nhóm hành vi vi phạm về thời hạn làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
Nhóm hành vi vi phạm về thời hạn thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế được quy định tại Điều 7, nghị định 128/2020/NĐ-CP
- Không tuân thủ quy định của Luật Hải quan, các văn bản hướng dẫn Luật có quy định về thời hạn phải làm thủ tục hải quan, nộp hồ sơ thuế
- Các hành vi: Không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ HQ đúng thời hạn; Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu; cảng xếp hàng; cửa khẩu xuất hàng; phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu, nộp hồ sơ xét hoàn thuế quá thời hạn quy định; không tái xuất, tái nhập hàng hoá đúng thời hạn quy định… Lưu giữ hàng hoá quá cảnh trên lãnh thổ quá thời hạn quy định…
Hình thức xử phạt: Phạt tiền: Từ 500.000 đồng đến 50.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp
1.2.1.2. Nhóm hành vi vi phạm về khai hải quan
Nhóm hành vi vi phạm về khai hải quan được quy định tại Điều 8, nghị định 128/2020/NĐ-CP
- Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10 triệu đồng), tên hàng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa là hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Khai sai so với thực tế về lượng (tang vật có trị giá trên 10.000.000 đồng), tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan, xuất xứ, mã số hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế nhưng không làm ảnh hưởng đến số thuế phải nộp
- Đã làm thủ tục hải quan nhưng không xuất khẩu, xuất khẩu thiếu so với khai hải quan về tên hàng, số lượng, trị giá hàng hóa xuất khẩu (trừ sản phẩm gia công, sản phẩm sản xuất xuất khẩu…
Hình thức xử phạt: Phạt tiền: Từ 500.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
1.2.2. Nhóm hành vi vi phạm về kiểm tra, giám sát, kiểm soát
1.2.2.1. Hành vi vi phạm quy định về kiểm tra hải quan, thanh tra
(Quy định tại Điều 11 nghị định 128/2020/NĐ-CP)
- Hành vi “không chấp hành quyết định kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan hải quan” (khoản 4)
- Hành vi “Cung cấp không đầy đủ, đúng thời hạn hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật” (điểm b khoản 3).
- “Không cung cấp hồ sơ, chứng từ, tài liệu, dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật” (điểm b khoản 5).
- Lập báo cáo quyết toán không đúng so với sổ, chứng từ kế toán, tờ khai hải quan mà không thuộc trường hợp khai thiếu thuế”
- Hành vi “Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thực tế không đúng với khai hải quan về tên hàng, số lượng mà không có chứng từ để khai bổ sung theo quy định về khai bổ sung của pháp luật hải quan” (khoản 8)
- Bán hàng hóa có nguồn gốc hợp pháp tại cửa hàng miễn thuế mà không dán tem “Vietnam duty not paid” theo quy định” (khoản 6) và hành vi “Bán tại cửa hàng miễn thuế loại hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa chưa được phép phổ biến, lưu hành tại Việt Nam theo quy định
Hình thức xử phạt:
Phạt tiền từ 1.000.000 VND đến 80.000.000 VND + một số hình thức xử phạt bổ sung + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp
1.2.2.2. Vi phạm quy định về Giám sát hải quan
(Quy định tại Điều 12 nghị định 128/2020/NĐ-CP)
- Thực hiện việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô hàng, đóng chung container, đóng chung toa xe chở hàng, thay đổi phương thức vận chuyển, thay đổi phương tiện vận tải trong quá trình vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan mà không thông báo hoặc không được sự đồng ý của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật;
- Không bảo quản nguyên trạng niêm phong hải quan;
- Tự ý thay đổi bao bì, nhãn hàng hoá; không bảo quản nguyên trạng hàng…
- Tiêu thụ phương tiện vận tải đăng ký lưu hành tại nước ngoài tạm nhập cảnh vào VN.(Điểm b khoản 4)
- Tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan; tiêu thụ hàng hóa được đưa về bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan….
Hình thức xử phạt:
– Phạt tiền: từ 5.000.000 đồng – 80.000.000 đồng + một số hình thức xử phạt bổ sung + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp
1.2.2.3. Vi phạm quy định về Kiểm soát hải quan
(Quy định tại Điều 13 nghị định 128/2020/NĐ-CP)
– Không chấp hành lệnh dừng, khám xét phương tiện vận tải theo quy định;
– Không cung cấp sơ đồ hầm hàng, chỉ dẫn, mở nơi nghi vấn cất giữ hàng hóa trên phương tiện vận tải để thực hiện quyết định khám hành chính.
– Đưa phương tiện vận tải qua lại biên giới quốc gia trên đất liền không đúng tuyến đường, cửa khẩu quy định; không làm thủ tục hải quan theo quy định.
– Vận chuyển phế liệu vào Việt Nam cho người nhận hàng trên Bản lược khai hàng hóa không đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất.
– Chứa chấp, mua bán, vận chuyển hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không có chứng từ hợp lệ trong địa bàn hoạt động hải quan;
– Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới mà không phải là tội phạm.
-Bốc dỡ hàng hóa không đúng cảng đích ghi trong bản lược khai hàng hóa, vận tải đơn.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền 1.000.000 đ – 80.000.000 đ + một số hình thức xử phạt bổ sung + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp
1.2.3. Nhóm hành vi vi phạm pháp luật về thuế
1.2.3.1. Nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn
Nhóm hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp hoặc tăng số thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 9, nghị định 128/2020/NĐ-CP
Khai sai về lượng, tên hàng, chủng loại, chất lượng, trị giá, mã số hàng hoá; Khai sai về đối tượng không chịu thuế, đối tượng miễn thuế, hàng quản lý theo hạn ngạch thuế quan…
Mức phạt:
Phạt 10%:
Phạt 10% tính trên số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế khai tăng trong trường hợp được miễn, giảm, hoàn, không thu thuế đối với vi phạm quy định mà người nộp thuế tự phát hiện và khai bổ sung hồ sơ thuế theo quy định pháp luật hải quan thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Sau thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;
+ Sau thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan;
+ Quá thời hạn quy định khai bổ sung báo cáo quyết toán nhưng trước thời điểm cơ quan hải quan ban hành quyết định kiểm tra báo cáo quyết toán.
Mức phạt 20%: Áp dụng cho các trường hợp còn lại
Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu; số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn, không thu không đúng đối với hành vi vi phạm
1.2.3.2. Hành vi trốn thuế
Hành vi trốn thuế quy định tại Điều 14, nghị định 128/2020/NĐ-CP
- Khai sai mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế đối với những mặt hàng đã được Bộ Tài chính, cơ quan hải quan hướng dẫn mã số hàng hóa, thuế suất, mức thuế theo quy định; Sử dụng hàng thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế không đúng mục đích.
- Không khai hoặc khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, …hàng hóa XNK mà cơ quan hải quan phát hiện khi thanh tra, kiểm tra đối với hang hóa đã thông quan nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm không tự nguyện nộp đủ số tiền thuế phải nộp theo quy định trước thời điểm lập biên bản vi phạm.
“Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa nhằm mục đích trốn thuế” (điểm l khoản 1)
Hình thức xử phạt:
+ Phạt 01 lần số tiền thuế trốn trong trường hợp không có tình tiết tăng nặng;
+ Có tình tiết tăng nặng thì mỗi tình tiết tăng nặng mức phạt tăng lên 0,2 lần nhưng không vượt quá 03 lần số tiền thuế trốn.
1.2.4. Nhóm hành vi vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Nhóm hành vi vi phạm chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được quy định trong 8 điều (từ điều 15 đến điều 22) nghị định 128/2020/NĐ-CP
Các hành vi vi phạm gồm:
- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, vận chuyển vào Việt Nam hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
(Điều 15 nghị định 128/2020/NĐ-CP) - Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập – tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa có hình ảnh, nội dung thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia hoặc có nội dung khác gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao của Việt Nam
- (Điều 16 nghị định 128/2020/NĐ-CP)
- Xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tạm nhập – tái xuất, quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam
- (Điều 17 nghị định 128/2020/NĐ-CP)
- Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo hạn ngạch, giấy phép, điều kiện, tiêu chuẩn, quy chuẩn
(Điều 18 nghị định 128/2020/NĐ-CP) - Vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
(Điều 19 nghị định 128/2020/NĐ-CP) - Vi phạm quy định về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa
(Điều 20 nghị định 128/2020/NĐ-CP) - Vi phạm quy định về quá cảnh, chuyển khẩu hàng hóa
(Điều 21 nghị định 128/2020/NĐ-CP) - Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa nhập khẩu
(Điều 22 nghị định 128/2020/NĐ-CP)
(việc mang vào, vận chuyển trái phép ma túy, vũ khí, pháo, ngà voi, sừng tê giác thuộc quy định văn bản riêng)
Hình thức xử phạt:
– Phạt tiền: 500.000 đồng – 100.000.000 VND
– Phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm ++
– Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam, buộc tiêu huỷ, buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật vi phạm.
1.2.5. Các nhóm hành vi vi phạm khác
1.2.5.1 Nhóm hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý
Nhóm hành vi vi phạm quy định về khai hải quan của người xuất cảnh, nhập cảnh đối với ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý được quy định tại Điều 10, nghị định 128/2020/NĐ-CP
Không khai hoặc khai sai về ngoại tệ, tiền VN bằng tiền mặt, vàng, kim loại quý khác, đá quý mang theo khi xuất cảnh, nhập cảnh;
Xuất cảnh, nhập cảnh mang theo vàng, ngoại tệ thuộc diện không được mang theo mà không khai hoặc khai sai.
Hình thức xử phạt: Phạt tiền: 1.000.000 đồng – 50.000.000 đồng + một số hình thức xử phạt bổ sung + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp
1.2.5.2. Vi phạm quy định về quản lý kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, cửa hàng miễn thuế
Nhóm hành vi này quy định tại Điều 23, nghị định 128/2020/NĐ-CP
Hình thức xử phạt: Phạt tiền: 1.000.000 đồng – 20.000.000 đồng + một số hình thức xử phạt bổ sung + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong một số trường hợp
1.2.5.3. Vi phạm quy định về quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại cảng, kho, bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan (trừ kho ngoại quan, kho bảo thuế)
Nhóm hành vi này quy định tại Điều 24, nghị định 128/2020/NĐ-CP
Hình thức xử phạt: Phạt tiền: 1.000.000 đồng – 60.000.000 đồng
1.2.5.4. Vi phạm quy định liên quan đến cưỡng chế thi hành quyết định hành chính
Nhóm hành vi này quy định tại Điều 25, nghị định 128/2020/NĐ-CP
Phần 2 Xử lý vi phạm hành chính về Hải quan
2.1.Các vấn đề chung liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
2.1.1. Nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật xử lý vi phạm hành chính Hải quan
Nguyên tắc áp dụng văn bản về xử phạt vi phạm hành chính hải quan áp dụng theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Trong lĩnh vực hải quan, do hành vi vi phạm hành chính được quy định tại nhiều văn bản quy phạm khác nhau, trong đó có xác lập thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan, chế tài xử phạt liên quan đến lĩnh vực hải quan. Do vậy, nguyên tắc áp dụng văn bản pháp luật mặc dù không được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính nhưng được áp dụng thường xuyên trong việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan. Cụ thể:
– Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng tại thời điểm có hiệu lực. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trường hợp văn bản có quy định hiệu lực trở về trước, thì áp dụng theo quy định đó.
– Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề, thì áp dụng các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
Ví dụ: Cùng điều chỉnh về một vấn đề nhưng Nghị định và Thông tư quy định khác nhau (Thông tư mở rộng hơn hoặc quy định trái với Nghị định) thì áp dụng quy định tại Nghị định.
Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau, thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau.
– Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới
2.1.2. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
Các nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng toàn bộ quá trình xử phạt vi phạm hành chính mà các cấp hải quan có thẩm quyền phải tuân thủ nhằm bảo đảm cho công tác xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành theo đúng các quy định của pháp luật.
Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính được quy định tại Khoản 1, Điều 3, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012: bao gồm 06 nguyên tắc như sau:
a. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
b. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
c. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
d. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng;”.
đ) Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
e) Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trong quá trình xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan áp dụng thực hiện đầy đủ 6 nguyên tắc nêu trên. Ngoài ra, do đặc thù vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, còn có nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần như sau (nghị định số 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 bổ sung Điều 2a vào sau Điều 2 Nghị định 128/2020/NĐ-CP: như sau:)
Điều 2a. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với
vi phạm hành chính nhiều lần
– Tổ chức, cá nhân thực hiện VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm.
– Trừ trường hợp thực hiện từng hành vi vi phạm quy định tại:
+ Điểm a, b, d khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 7;
+ Khoản 1, 2, 3, điểm d khoản 4, các điểm a, b c, d khoản 6 Điều 8;
+ Điểm a khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 11.
– Từng hành vi được xác định là thực hiện trên nhiều tờ khai/chứng từ thuộc hồ sơ HQ ở các thời điểm đăng ký tờ khai HQ khác nhau, được phát hiện ở cùng một thời điểm nhưng chưa bị xử lý và chưa hết thời hiệu xử lý thì XPVPHC một lần về hành vi vi phạm, đồng thời áp dụng tình tiết tăng nặng VPHC nhiều lần đối với hành VPHC đó.
2.1.3. Thời hiệu xử phạt và thời gian được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính là thời hạn (khoảng thời gian) để áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với cá nhân hay tổ chức vi phạm pháp luật hành chính.
Quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định tại:
Điều 4, Nghị định 128/2020/NĐ-CP , có dẫn chiếu đến Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và được bổ sung tại điểm b, khoản 2, điều 2, 102/2021/NĐ-CP ngày 16/11/2021 với một số nội dung chính như sau:
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về thuế (khai sai làm thiếu nghĩa vụ thuế; trốn thuế) là 05 năm, kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về xuất khẩu, nhập khẩu là 02 năm; - Thời hiệu xử phạt đối với các trường hợp do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến cũng được tính như trên (05 năm đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế; 02 năm đối với các hành vi vi phạm khác).
- Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
Quá thời hiệu xử phạt trên đây thì cơ quan Hải quan không xử phạt vi phạm hành chính nhưng vẫn có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả; đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế, chậm nộp tiền thuế, khai thiếu nghĩa vụ thuế thì người nộp thuế vẫn phải nộp đủ số thuế phải nộp theo quy định.
Cách tinh thời hạn, thời hiệu: Thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính về hải quan nếu quy định theo tháng hoặc theo năm thì khoảng thời gian đó được tính theo tháng, năm dương lịch, bao gồm cả ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động. Nếu quy định theo ngày thì khoảng thời gian đó được tính theo ngày làm việc, không bao gồm ngày nghỉ theo quy định của Bộ luật Lao động
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính: Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. (điều 7, Luật Xử lý vi phạm hành chính)
2.1.4. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
Việc xem xét áp dụng mức xử phạt cụ thể phải căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm và tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng để quyết định mức phạt cho phù hợp.
Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được quy định tại Điều 9, 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính như sau:
Tình tiết giảm nhẹ
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
(Ngoài ra, nghị định 128/2020/NĐ-CP bổ sung 01 tình tiết giảm nhẹ ngoài các tình tiết quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính: Tang vật vi phạm có trị giá không quá 50% mức tiền phạt tối thiểu của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm.)
Tình tiết tăng nặng
a) Vi phạm hành chính có tổ chức;
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
c) Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
d) Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính;
đ) Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính;
g) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính;
h) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;
k) Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính;
l) Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn;
m) Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.
Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ được sử dụng để xác định mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính. Cụ thể: Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt.
Nguyên tắc tính tăng nặng, giảm nhẹ
NĐ 102 bổ sung điểm đ, e vào K3 Đ5 NĐ 128
- Mức tiền phạt cụ thể đối với các HVVP (trừ vi phạm về thuế) là mức trung bình của khung phạt tiền.
- Một hành vi vi phạm vừa có tình tiết tăng nặng, vừa có tình tiết giảm nhẹ thì được giảm trừ theo nguyên tắc 1:1.
- Mỗi tình tiết tăng nặng được tính tăng 10% mức tiền phạt trung bình của khung nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
- Mỗi tình tiết giảm nhẹ được giảm 10% mức tiền phạt trung bình của khung tiền phạt nhưng không giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Phạt tiền trong trường hợp có tăng nặng, giảm nhẹ
(nghị định 118)
Mức phạt tiền cụ thể đối với 1 hành vi vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt:
- Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trở lên là áp dụng mức tối thiểu khung
- Có từ 02 tình tiết tăng nặng trở lên à áp dụng mức tối đa của khung
2.1.5. Những trường hợp không xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
Điều 6. Những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan (Nghị định 128)
1. Các trường hợp không xử phạt theo quy định tại Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
Hàng hóa, phương tiện vận tải được đưa vào lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do sự kiện bất ngờ, sự kiện bất khả kháng thì phải thông báo với cơ quan hải quan hoặc cơ quan có thẩm quyền khác theo quy định của pháp luật; hàng hóa, phương tiện vận tải đó phải được đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau khi các yếu tố nêu trên được khắc phục.
2. Các trường hợp được khai bổ sung hồ sơ hải quan trong thời hạn theo quy định tại khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 không bị xử phạt vi phạm hành chính.
3. Các trường hợp người khai hải quan thực hiện theo văn bản hướng dẫn, quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền liên quan đến nội dung xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 16 Luật Quản lý thuế.
4. Trường hợp hàng hoá gửi vào Việt Nam không phù hợp với hợp đồng theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại năm 2005 (trừ hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, hàng giả, phế liệu không thuộc Danh mục được phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất) nhưng đã được người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng hoặc người đại diện hợp pháp của người gửi hàng, người vận tải, người nhận hàng thông báo bằng văn bản (nêu rõ lý do) kèm theo các chứng từ liên quan tới Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi lưu giữ hàng hóa khi chưa đăng ký tờ khai hải quan
2.1.6. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính là biện pháp chế tài mà cơ quan Hải quan áp dụng để xử lý đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan.
2.1.6.1. Các hình thức xử phạt chính
Các hình thức xử phạt hành chính bao gồm 2 hình thức:
Cảnh cáo hoặc Phạt tiền.
– Cảnh cáo là hình thức xử phạt được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ, chưa gây thiệt hại vật chất, mức độ xâm hại đối với trật tự quản lý Nhà nước không lớn, do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện.
Phạt cảnh cáo thuộc trường hợp xử phạt theo thủ tục đơn giản, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ
– Phạt tiền là hình thức phạt chủ yếu trong xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền được quy định dựa trên sự đánh giá của Nhà nước về tính chất mức độ xâm hại của vi phạm hành chính đối với trật tự quản lý Nhà nước, đồng thời còn được quy định dựa trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng hình thức phạt tiền và tính hiệu quả của nó trong đấu tranh phòng, chống vi phạm nhằm đảm bảo tính hợp lý, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
2.1.6.2. Các hình thức xử phạt bổ sung
Hình thức xử phạt bổ sung được quy định nhằm mục đích hỗ trợ cho hình thức xử phạt chính, được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
Theo quy định đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm ngoài việc phải chịu 1 trong 2 hình thức xử phạt chính nêu trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau:
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
-Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Đối với tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan nhưng không thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức vi phạm mà bị cá nhân, tổ chức này chiếm đoạt, sử dụng trái phép (không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc sử dụng sai mục đích ban đầu đã thỏa thuận với chủ sở hữu) thì không bị áp dụng hình thức xử phạt tịch thu mà phải trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý, sử dụng hợp pháp.
* Điểm khác biệt cơ bản giữa hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung:
– Thứ nhất: Khả năng áp dụng độc lập của hình thức xử phạt. Hình thức xử phạt chính luôn được áp dụng độc lập, không phụ thuộc vào việc có hay không có việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung; trong khi đó hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, hỗ trợ thêm cho hình thức xử phạt chính.
– Thứ 2: Phạm vi áp dụng của hình thức xử phạt.
Hình thức xử phạt chính được áp dụng đối với tất cả các vi phạm hành sung được chính đã được pháp luật quy định. Trong khi đó, hình thức xử phạt bổ áp dụng đối với một số vi phạm hành chính nhất định, tùy theo tính chất, mức độ của vi phạm hành chính đó.
2.1.6.3. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài các hình thức xử phạt chính, phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vị phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
– Buộc tiêu hủy tang vật vi phạm là văn hóa phẩm độc hại, hàng hóa gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng.
– Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, phương tiện vi phạm.
– Buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái với quy định của pháp luật.
– Biện pháp khắc phục hậu quả khác do người có thẩm quyền quyết định áp dụng theo quy định của Chính phủ như: Đình chỉ xuất khẩu, buộc quá cảnh, chuyển khẩu, hàng hóa.
Nguyên tắc áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Các biện pháp khắc phục hậu quả không phải được áp dụng đối với tất cả mọi vi phạm hành chính, giống như việc áp dụng hình thức phạt bổ sung. Cụ thể: Các biện pháp này chỉ được áp dụng kèm theo hình thức phạt chính và chỉ khi tại các Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước có quy định việc áp dụng đối với vi phạm hành chính cụ thể; trừ trường hợp hết thời hiệu, thời hạn xử phạt thì người có thẩm quyền quyết định bằng một quyết định độc lập (không có hình thức xử phạt chính).
2.1.7. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan được quy định tại điều 28, 29, 30, 31 Nghị định 128/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan, theo đó thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan bao gồm:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
- Hải quan
+ Công chức Hải quan đang thi hành công vụ
+ Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông qua
+ Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan
+ Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
+ Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan - Bộ đội Biên phòng
- Cảnh sát biển
2.2. Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính hoặc để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan có thể áp dụng các biện pháp sau đây theo thủ tục hành chính:
2.2.1. Tạm giữ người theo thủ tục hành chính
Cơ quan Hải quan chỉ được áp dụng biện pháp này trong một số trường hợp cần thu thập, xác minh những tình tiết quan trọng làm căn cứ để ra quyết định xử phạt hành chính hoặc cần ngăn chặn, đình chỉ ngay những hành vi gây rối trật tự trong địa bàn hoạt động hải quan, gây thương tích cho công chức hải quan đang thi hành công vụ.
2.2.2. Tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiệm vi phạm hành chính
– Căn cứ áp dụng biện pháp tạm giữ tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ quyết định xử lý.
Việc tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong trường hợp vừa có hàng hóa là tang vật vi phạm, vừa có hàng hóa không phải là tang vật vi phạm:
+ Trong một lô hàng có hàng hóa là tang vật vi phạm và hàng hóa không phải là tang vật vi phạm thì cơ quan Hải quan chỉ được tạm giữ hàng hóa là tang vật vi phạm. Trường hợp chưa xác định được có vi phạm xảy ra hay không thì cơ quan Hải quan chỉ lấy mẫu hàng hóa để làm cơ sở xác định.
+ Đối với tang vật là ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt của người xuất cảnh, nhập cảnh bằng hộ chiếu, giấy thông hành thì cơ quan Hải quan chỉ tạm giữ số ngoại tệ, tiền Việt Nam bằng tiền mặt vượt quá số ngoại tệ, tiền Việt Nam không phải khai hải quan theo quy định của pháp luật.
2.2.3. Khám người theo thủ tục hành chính
Căn cứ áp dụng biện pháp khám người theo thủ tục hành chính: Cơ quan Hải quan chỉ được tiến hành khi có căn cứ cho rằng người đó cất giấu trong người đồ vật, tài liệu, phương tiện vi phạm hành chính.
Trước khi tiến hành khám người, người khám phải cho người bị khám xem chứng minh thư hải quan và thông báo quyết định cho người đó biết. Khi khám, người nam khám nam, nữ khám nữ và phải có người cùng giới chứng kiến.
2.2.4. Khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính
– Cơ quan quan Hải chỉ được tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật khi có căn cứ cho rằng trong phương tiện vận tải, đồ vật đó có cất giấu tang vật vi phạm hành chính.
Khi cơ quan Hải quan tiến hành khám phương tiện vận tải, đồ vật phải có mặt chủ phương tiện vận tải, đồ vật hoặc người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải và một người chứng kiến. Trường hợp chủ phương tiện, đồ vật hoặc người điều khiển phương tiện vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến.
2.2.5. Khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm
Căn cứ để người có thẩm quyền của cơ quản Hải quan quyết định khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm là những tài liệu, lời khai của những người có liên quan hoặc tin báo về vi phạm mà qua đó hải quan có có sở để nhận định rằng tại địa điểm đó có cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện liên quan đến hành vi vi phạm.
Nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là địa điểm mà tại đó, người vi phạm cất giấu hiện vật, tiền, hàng hóa, phương tiện vi phạm hành chính. Địa điểm này có thể là nơi ở (như nhà riêng, buồng nghỉ ở nhà trọ, khách sạn đã được cá nhân thuê để ở) hoặc là nhà kho, vườn, ruộng thuộc quyền quản lý, sở hữu của cá nhân, hộ gia đình,…
Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, cơ quan Hải quan phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và biên bản phải được giao cho người chủ nơi bị khám một bản.
Khi khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng kiến. Trong trường người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người chứng kiến.
Cơ quan Hải quan không được tiến hành khám nơi cất giấu tài liệu, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa kết thúc, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
2.3. Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan là trình tự cơ quan Hải quan thực hiện các hành động, cũng như các thủ tục giấy tờ, các phương pháp thực hiện các hành động đó trong việc xử phạt vi phạm hành chính.
Nội dung này được quy định tại Chương III Phần thứ hai Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, được dẫn chiếu tại Điều 33 Nghị định 128/2020/NĐ-CP
Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được chia làm 2 loại: Thủ tục đơn giản và thủ tục có lập biên bản.Cụ thể như sau:
2.3.1. Thủ tục xử phạt đơn giản
Thủ tục xử phạt đơn giản là thủ tục được cơ quan Hải quan áp dụng trong trường hợp xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức.
Trong trường hợp này, người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định xử phạt tại chỗ mà không cần lập biên bản vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức nếu bị phạt tiền có thể nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt và người có thẩm quyền xử phạt phải giao biên lai thu tiền phạt cho người bị xử phạt hoặc nộp tiền phạt tại Kho bạc Nhà nước được ghi trong quyết định xử phạt.
2.3.2. Thủ tục xử phạt có lập biên bản vi phạm hành chính
Thủ tục này gồm các bước sau:
- Lập biên bản vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn
- Nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ để ra quyết định xử phạt
- Ra quyết định xử phạt
- Chấp hành quyết định xử phạt
Phần 3 Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan
3.1. Phạm vi, đối tượng bị áp dụng cưỡng chế trong lĩnh vực hải quan
Việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân không tự nguyện chấp hành các quyết định hành chính trong thời hạn quy định hoặc có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn.
– Các quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan gồm có: Thông báo về số tiền thuế nợ và tiền phạt chậm nộp; thông báo ấn định thuế; thông báo số tiền thuế phải nộp lại do được hoàn cao hơn; các quyết định khác về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan; các quyết định cưỡng chế hành chính trong lĩnh vực hải quan.
– Đối tượng bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế bao gồm:
+ Người khai hải quan, người nộp thuế có nghĩa vụ chấp hành các quyết định hành chính nêu trên.
+ Kho bạc Nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác; tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không trích nộp, khấu trừ tiền của đối tượng bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách Nhà nước hoặc tài khoản tạm giữ của cơ quan Hải quan mở tại Kho bạc Nhà nước.
+ Người bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế theo thông báo của cơ quan Hải quan trong trường hợp người nộp thuế không nộp tiền thuế, tiền phạt.
Tổ chức, cá nhân nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế không chấp hành quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản của người nộp thuế do họ nắm giữ.
Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Hải quan.
3.2. Các biện pháp cưỡng chế và nguyên tắc áp dụng
3.2.1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Cơ quan Hải quan được quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan sau đây:
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt.
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.
- Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Cưỡng chế để tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Cưỡng chế để thi hành các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra.
- Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn.
- Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
3.2.2. Nguyên tắc áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan
Cơ quan Hải quan chỉ được áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan đối với trường hợp quy định theo pháp luật cho phép cưỡng chế
– Người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế của cơ quan Hải quan căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ của nghĩa vụ thi hành quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính, điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế của đối tượng bị cưỡng chế và tình hình thực tế ở địa phương để quyết định áp dụng lần lượt các biện pháp cưỡng chế nêu trên. Trường hợp đã ra quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó theo thứ tự nêu trên thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có quyền ra quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt.
– Cơ quan Hải quan không được tổ chức cưỡng chế trong các ngày nghỉ theo quy định của pháp luật lao động và ngoài giờ hành chính, 15 (mười lăm) ngày trước và sau Tết nguyên đán; các ngày truyền thống đối với các đối tượng chính sách – nếu họ là đối tượng bị cưỡng chế, trừ trường hợp cần ngăn chặn đối tượng bị cưỡng chế có hành vi tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành quyết định cưỡng chế.
Phần 4 Khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định hành chính trong lĩnh vực Hải quan
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan Hải quan, của người có thẩm quyền trong ngành Hải quan khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Người khiếu nại phải làm đơn khiếu nại và gửi đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thời hiệu, thời hạn theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo. Đơn khiếu nại phải ghi rõ, ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại và yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên.
– Cơ quan Hải quan khi nhận được đơn khiếu nại sẽ xử lý như sau:
+ Đối chiếu đơn khiếu nại với các quy định của pháp luật về khiếu nại hiện hành, xem xét việc khiếu nại về thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền giải quyết khiếu nại và các nội dung có liên quan để quyết định thụ lý hay không thụ lý.
+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thì phải thụ lý giải quyết.
+ Đối với đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng không có đủ các điều kiện để thụ lý để giải quyết thì có văn bản trả lời cho người khiếu nại biết rõ lý do không thụ lý.
+ Đối với đơn không thuộc thẩm quyền, đơn khiếu nại về vụ việc đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì không thụ lý nhưng có văn bản chỉ dẫn, trả lời cho người khiếu nại. Việc chỉ dẫn, trả lời chỉ thực hiện một lần đối với một vụ việc, trường hợp người khiếu nại gửi kèm các giấy tờ, tài liệu là bản gốc liên quan thì trả lại các giấy tờ, tài liệu đó.
+ Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu phải gặp gỡ, đối thoại trực tiếp với người khiếu nại, người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan để làm rõ nội dung khiếu nại, yêu cầu của người khiến nại và hướng giải quyết khiếu nại.
+ Đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp dưới nhưng quá thời hạn quy định mà chưa được giải quyết thì thủ trưởng cơ quan Nhà nước cấp trên yêu cầu cấp dưới giải quyết, đồng thời chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết của cấp dưới và áp dụng biện pháp theo thẩm quyền để xử lý đối với người thiếu trách nhiệm hoặc cố tình trì hoãn việc giải quyết khiếu nại đó. Trong trường hợp cần áp dụng biện pháp vượt quá thẩm quyền của mình thì kiến nghị cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền để xử lý.
+ Đơn không thuộc thẩm quyền giải quyết nhưng gửi nhiều cơ quan, đơn vị, trong đó đã gửi đến cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết thì lưu đơn để theo dõi
Đối với giải quyết khiếu nại các lần tiếp theo, việc gặp gỡ, đối thoại trực tiếp chỉ thực hiện khi thấy cần thiết (trừ trường hợp vụ việc phức tạp, đông người, gay gắt, kéo dài). Việc gặp gỡ, đối thoại phải được lập thành biên bản, ghi rõ ý kiến của những người tham gia, tóm tắt kết quả về các nội dung đã được đối thoại và có đầy đủ chữ ký của những người tham gia để làm căn cứ cho việc giải quyết khiếu nại và lưu vào hồ sơ vụ việc khiếu nại.
Trong thực tế, một số trường hợp khiếu nại nhưng tại văn bản khiếu nại không ghi “Đơn khiếu nại” mà có thể chỉ ghi là “ Đơn đề nghị” hoặc chỉ là một văn bản hành chính thông thường, nhưng nếu hình thức và nội dung văn bản khiếu nại có đầy đủ các nội dung của đơn khiếu nại thì cơ quan Nhà nước khi nhận được phải xem xét để giải quyết theo trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại.
Thời hiệu khiếu nại, thời hạn khiếu nại
– Người bị xử phạt được quyền khiếu nại lần đầu đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được có hành vi hành chính.
Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại không tính vào thời hiệu khiếu nại. Người khiếu nại phải chúng minh với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về trở ngại khách quan đó.
Luật Khiếu nại quy định về quyền khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện như sau:
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án; đối với vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn nói trên có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày.
Để nhận được tư vấn và báo giá đối với việc vận chuyển quốc tế, thông quan, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0886115726 – 0984870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.