1. Định nghĩa
Giấy Chứng nhận xuất xứ mẫu A (C/O Form A) là loại Giấy chứng nhận xuất xứ đặc trưng, được cấp theo Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP – Generalized System of Preferences). Có Giấy chứng nhận xuất xứ này hàng hóa xuất khẩu sẽ được hưởng mức thuế ưu đãi GSP của nước nhập khẩu. Danh sách các nước này gồm 28 nước thành viên EU, Norway, Japan, Canada, New Zealand, Nga và Belarus. Danh sách của các nước này được ghi ở mặt sau của C/O form A.
Tại Việt Nam, mẫu C/O này chỉ được cấp khi hàng hóa được xuất khẩu sang một trong những nước này; hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn xuất xứ do nước này quy định và quốc gia nhập khẩu đã cho phép Việt Nam được hưởng ưu đãi từ GSP.
Lưu ý: VCCI không cấp Giấy chứng nhận xuất xứ Mẫu A cho mặt hàng giày dép xuất khẩu sang EU.
2. Quy tắc xuất xứ trong form A để hưởng ưu đãi thuế
– Từ 01/01/2019, doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ PHẢI tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) C/O form A. Đây là yêu cầu bắt buộc của EU đối với một số nước, trong đó có Việt Nam. Thời gian quá độ là 06 tháng.
– Theo cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Registered Exporter system – the REX system), trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu). Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) phải tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác.
Ngoài ra, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ tự phát hành bằng chứng về xuất xứ mà cụ thể là khai thông tin về xuất xứ trong các chứng từ thương mại (chẳng hạn như hóa đơn) mà không có sự tham gia của các cơ quan quản lý trong quá trình phát hành.
Lưu ý: Để giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt nam, trước khi áp dụng cơ chế REX, phía EU sẽ cho các doanh nghiệp Việt Nam thời gian quá độ khoảng 6 tháng. Trong thời gian này, nếu doanh nghiệp nào chưa tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đều có thể xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) từ các cơ quan chức năng giống như hiện nay.
3. C/O form A
Điểm khác biệt duy nhất về tự chứng nhận xuất xứ theo cơ chế REX là: thay vì Bộ Công Thương hoặc VCCI cấp C/O thì doanh nghiệp sẽ tự cấp C/O cho chính mình bằng cách ghi một dòng lên chứng từ và hóa đơn là “sản phẩm này đạt tiêu chí để hưởng GSP”.
Đặc biệt, không phải nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ mà phải được cấp phép bởi một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu (thường là hải quan).
- Quy trình cấp C/O form A
Nhà xuất khẩu Việt nam nộp hồ sơ xin cấp phép lên cơ quan hải quan Việt nam. Hải quan kiểm tra hồ sơ nộp; thẩm tra tại chỗ nếu thấy cần thiết; quyết định cấp phép hoặc không cấp phép. Đặc biệt, giấy phép tự chứng nhận xuất xứ có thời hạn 5 năm, nếu nhà xuất khẩu không có vi phạm.
Lưu ý: Bộ Công Thương sẽ không cấp phép cho doanh nghiệp đủ điều kiện tự chứng nhận hàng hóa bởi EU bắt buộc doanh nghiệp phải làm khi xuất khẩu hàng hóa sang quốc gia họ. Hiện nay, Bộ Công Thương đang tập trung xây dựng Thông tư hướng dẫn doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu sang EU.
Căn cứ Quy định số 2015/2447 ngày 24/11/2015 của Ủy ban Châu Âu (EC) quy định chi tiết một số điều của Quy định số 952/2013 ngày 09/10/2013 của Nghị viên Châu Âu và Hội đồng Liên minh Châu Âu quy định thực hiện Bộ Luật Liên minh Hải quan, EC áp dụng cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (REX) đối với các nước hưởng lợi trong khuôn khổ Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Cơ chế REX sẽ thay thế hệ thống cấp Giấy Chứng nhận Xuất xứ Hàng hóa Mẫu A hiện nay.
Kể từ ngày 01/01/2019, Việt Nam chính thức tham gia REX. Đối với lô hàng có giá trị dưới 6.000 Euro, nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mà không cần đăng ký REX. Đối với lô hàng xuất khẩu có giá trị từ 6.000 Euro trở lên, nhà xuất khẩu phải đăng ký REX với cơ quan thẩm quyền của nước hưởng lợi trên nền hệ thống dữ liệu theo yêu cầu của EC tại địa chỉ: https://conformance.customs.ec.europa.eu/rex-pa-ui/. Nhà xuất khẩu thực hiện REX trên bất kỳ chứng từ thương mại nào xuất trình cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
Cơ chế REX giúp tiết kiệm chi phí, đồng thời đề cao trách nhiệm đối với hàng hóa xuất khẩu và tạo thuận lợi thương mại cho nhà xuất khẩu sang thị trường EU.
4. Các điều kiện để được cấp C/O form A
a. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy Việt Nam: đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ GSP.
b. Các hàng hóa khác:
Trước hết,chúng ta phải hiểu được một số quy tắc xuất xứ cơ bản:
- Trị giá nguyên liệu (TGNL): Trị giá nguyên liệu nhập khẩu được xác định theo giá CIF tại thời điểm nhập khẩu
- Chi phí sản xuất (CPSX) = Chi phí trước lợi nhuận = Chi phí NVL (nội,ngoại) + chi phí sản xuất khác (trong đó có chi phí lao động).
- Trị giá xuất xưởng (TGXX) = Giá bán tại xưởng = Chi phí sản xuất + lợi nhuận.
- Trị giá FOB = Giá bán tại mạn tàu = Trị giá xuất xưởng + chi phí đưa hàng từ xưởng lên mạn tàu.
- Quy tắc Bảo trợ (BTr): Nguyên liệu có xuất xứ từ nước cho hưởng được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm.
- Quy tắc cộng gộp (CG): nguyên liệu có xuất xứ nước được hưởng khác (nước cộng gộp) được coi là nguyên liệu Việt Nam khi xét xuất xứ của sản phẩm xuất.
+ CG toàn cầu : cộng gộp nguyên liệu của tất cả các nước được hưởng khác trên toàn cầu.
+ CG khu vực (cụ thể khu vực ASEAN): cộng gộp nguyên liệu chỉ của các nước được hưởng khác trong khu vực ASEAN.
Quy định xuất xứ GSP của từng nước được quy định cụ thể như sau:
– Quy định xuất xứ GSP của Australia (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của Australia (nếu có) và chi phí lao động ít nhất bằng 1/2 chi phí sản xuất sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của New Zealand (tính theo chi phí sản xuất, có quy tắc bảo trợ, và quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu Việt Nam, nguyên liệu nước được hưởng khác, nguyên liệu của New Zealand (nếu có) và chi phí sản xuất khác phát sinh tại Việt Nam, các nước được hưởng khác và New Zealand ít nhất 1/2 bằng chi phí sản xuất sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của Canada (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 40% trị giá xuất xưởng của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của Russia, Belarus, Bulgaria (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp toàn cầu): Tổng trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam chiếm không quá 50% trị giá FOB của sản phẩm.
– Quy định xuất xứ GSP của EU, Thụy Sĩ, Na Uy, Thổ Nhĩ Kỳ: (tính theo trị giá xuất xưởng, có quy tắc bảo trợ**, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN) : quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S có thể tra tại Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) của EU
– Quy định xuất xứ GSP của Nhật Bản (tính theo trị giá FOB, có quy tắc bảo trợ, quy tắc cộng gộp khu vực ASEAN 5 nước Indonesia, Malaysia, the Philippines, Thailand, Vietnam): quy định cụ thể cho từng mặt hàng, từng mã H.S và có thể tra tại Hệ thống ưu đãi phổ cập (GSP) của Nhật Bản.
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.