Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – TT)
Chuyển tiền (Remittance) là một phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng theo một chỉ dẫn đại điểm nhất định tại quốc gia khác trong khoảng thời gian nhất định.
Trong giao dịch chuyển tiền, các ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian giữa người chuyển tiền và người nhận tiền. Ngân hàng được nhận hoa hồng thanh toán và không bị ràng buộc bởi bất kỳ trách nhiệm nào trong quan hệ của người chuyển tiền và người nhận tiền. Tuy nhiên, theo quy định của luật pháp quốc gia, các ngân hàng có thể phải thực hiện kiểm soát luồng ngoại tệ chuyển vào và chuyển ra khỏi đất nước.
Bạn có thể đọc tiếp hoặc xem video dưới đây:
Các chủ thể tham gia chuyển tiền:
- Người chuyển tiền (Remitter) – Người yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài (Người nhập khẩu, con nợ, người đầu tư…)
- Người thụ hưởng (Beneficiary) – Người nhận số tiền chuyển đến thông qua ngân hàng (người xuất khẩu, chủ nợ…)
- Ngân hàng chuyển tiền (Remitting bank): Ngân hàng chuyển tiền đi theo yêu cầu người của người chuyển tiền (Ngân hàng phục vụ người chuyển tiền)
- Ngân hàng thanh toán (Paying bank): Ngân hàng nhận tiền từ ngân hàng nước ngoài và thực hiện trả tiền cho người thụ hưởng theo đúng yêu cầu của người chuyển tiền (thường là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng, năm giữ tài khoản của thụ hưởng)
Quy trình chuyển tiền:
(1) Người thụ hưởng (người xuất khẩu) thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng (giao hàng, cung ứng dịch vụ …)
(2) Người chuyển tiền (người nhập khẩu) lập lệnh chuyển tiền kèm theo hồ sơ chuyển tiền yêu cầu ngân hàng chuyển tiền ra nước ngoài
(3) Ngân hàng chuyển tiền kiểm tra hồ sơ chuyển tiền và bảo nợ tài khoản của người chuyển tiền
(4) Căn cứ vào lệnh thanh toán của khách hàng, Ngân hàng chuyển tiền phát lệnh thanh toán cho ngân hàng trả tiền ở nước thụ hưởng
(5) Ngân hàng trả tiền báo nợ tài khoản ngân hàng chuyển tiền và báo cáo tài khoản của người thụ hưởng
Để thực hiện chuyển tiền, các ngân hàng phải ký thỏa thuận ngân hàng đại lý và có quan hệ tài khoản với ít nhất một ngân hàng đại lý. Nếu giữa ngân hàng chuyển tiền và ngân hàng thanh toán không có quan hệ tài khoản, ngân hàng thanh toán thường hành động với tư cách đại lý ủy nhiệm của ngân hàng chuyển tiền, thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng và sau đó sẽ nhận khoản thanh toán bồi hoàn từ một ngân hàng trung gian khác.
Phân loại chuyển tiền
Căn cứ vào cách thức gửi lệnh thanh toán, chuyển tiền được chia thành 2 loại:
Chuyển tiền bằng thư (Mail transfer): Ngân hàng chuyển tiền trực tiếp gửi lệnh chuyển tiền bằng thư đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này thanh toán cho người thụ hưởng theo chỉ định
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – TT): Lệnh thanh toán do ngân hàng chuyển tiền gửi trực tiếp thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này chi trả cho người thụ hưởng chỉ định.
Ngân hàng chuyển tiền có thể chuyển tiền bằng điện thông thường (Telex) hoặc chuyển tiền thông qua mạng SWIFT)
Ưu, nhược điểm của phương thức chuyển tiền:
Ưu điểm của phương thức chuyển tiền:
- Đơn giản và thuận tiện: Thủ tục đơn giản, thuận lợi cho người chuyển tiền và người nhận tiền
- Thời gian chuyển tiền ngắn: người thụ hưởng nhanh chóng nhận được tiền
- Phí ngân hàng cho hình thức này không cao
Nhược điểm của phương thức chuyển tiền:
- Hạn chế chính của phương thức chuyển tiền là không đảm bảo quyền lợi bình đẳng của hai bên mua và bán. Chu chuyển hàng hóa dịch vụ có thể tách rời chu chuyển tài chính do đó có thể dẫn đến những rủi ro
vd:
Với TT trước: Bên nhập khẩu trả tiền trước nhưng bên xuất khẩu chậm chễ hoặc không giao hàng
Với TT sau: Bên xuất khẩu giao hàng rồi nhưng bên nhập khẩu không trả tiền
- Do việc thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng điện nên thời gian nhanh -> nếu phát hiện sai sót -> khó điều chỉnh
Do những ưu nhược điểm kể trên nên phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện là một trong những phương thức thanh toán quốc tương đối phổ biến, tuy nhiên, phương thức này chỉ thường được lựa chọn trong thanh toán quốc tế mà người mua và người bán có quan hệ buôn bán thường xuyên và tin cậy lẫn nhau, hoặc phụ thuộc nhau và/hoặc giá trị hàng không lớn, thời gian giao hàng nhanh.
Lưu ý phân biệt TT và TTR
Trong khá nhiều trường hợp, chúng tôi quan sát là trong hợp đồng, các bạn xuất nhập khẩu để phương thức thanh toán là TTR và cho rằng TTR là chuyển tiền bằng điện. TTR cũng là một phương thức thanh toán quy định trong tờ khai hải quan, tuy nhiên, TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement) là phương thức chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn, được sử dụng trong thanh toán L/C: ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện. Phương thức này không thông dụng.
Phương thức điện chuyển tiền thông dụng là TT (Telegraphic Transfer) và theo quy định, khi khai báo hải quan, với phương thức thanh toán TT, và khi khai báo hải quan, cần chọn phương thức là “KC”: Khác đồng thời khai phương thức thanh toán thực tế vào ô “Phần ghi chú” (Quy định tại thông tư 38, sửa đổi tại thông tư 39 về thủ tục hải quan)
Tài liệu tham khảo và dẫn chiếu trong bài viết:
- Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế – Học viện Tài chính
- Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương – Đại học Kinh tế Quốc dân
- Giáo trình thanh toán quốc tế – Đại học Ngoại thương
- Các văn bản pháp quy về thủ tục hải quan hiện hành
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế xuất nhập khẩu hoặc thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website : hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:08 8611 5726
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật nhất (nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.