VẦN A
Abandonment (1. Từ chối dịch vụ; 2. Từ bỏ): 1. Quyết định của người vận chuyển ngừng cung cấp dịch vụ trên một tuyến vận chuyển nào đó (vận chuyển hàng không); 2. Từ bỏ (tàu biển, hàng hóa).
ABC classification (phân loại quản lý vật tư theo nguyên lý Pareto): Cách phân loại một nhóm các mặt hàng theo thứ tự giảm dần của doanh số hàng năm hay tiêu chí khác. Các mặt hàng này được phân loại thành ba nhóm A, B và C. Nhóm A chiếm khoảng 10% – 20% số lượng và đóng góp 50% – 70% doanh số dự toán. Nhóm B chiếm 20% số lượng và 20% doanh số. Nhóm C chiếm khoảng 60% – 70% số lượng và 10% -30% doanh số.
ABC inventory control (kiểm soát tồn kho theo nguyên lý Pareto): Phương thức kiểm soát hàng tồn kho bằng phương pháp phân loại ABC dựa trên số lượng hàng hoặc doanh số bán (A – đại diện cho nhóm hàng có số lượng bán hay doanh số lớn nhất, C – nhóm hàng có số lượng bán hay doanh số nhỏ nhất).
ABC model (mô hình nguyên lý Pareto): Phương pháp dùng trong quản lý chi phí, trong đó các chi phí nguồn lực được thể hiện thông qua chi phí của các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ, khách hàng hoặc các mục đích khác.
ABC system (hệ thống nguyên lý Pareto): Trong quản lý chi phí, đây là hệ thống quản lý thông tin về tài chính và hoạt động của một tổ chức như nguồn lực, hoạt động, định hướng, đối tượng và tiêu chuẩn đánh giá. Mô hình ABC được thiết lập và duy trì trong hệ thống này.
Abnormal demand (nhu cầu bất thường): Nhu cầu xuất hiện trong thời gian nào đó, vượt quá giới hạn đã được thiết lập từ trước bởi ban quản trị. Những nhu cầu này có thể phát sinh từ một khách hàng mới hoặc một khách hàng hiện tại do nhu cầu của họ tăng hoặc giảm. Sự lưu ý phải được đặt ra để đánh giá bản chất của nhu cầu này: liệu có phải do số lượng thay đổi, nhóm sản phẩm thay đổi, hay liên quan đến thời gian giao hàng.
Accessibility (khả năng tiếp cận): Năng lực của một hãng vận chuyển cung cấp dịch vụ giữa nơi xuất phát và nơi đến.
Accountability (trách nhiệm): Việc chịu trách nhiệm đối với công việc cụ thể, nhưng không nhất thiết cá nhân trực tiếp thực hiện công việc đó. Trách nhiệm này không được ủy quyền nhưng có thể được chia sẻ. Ví dụ, nhà quản lý các cấp chịu trách nhiệm đối với kết quả kinh doanh, thậm chí khi họ không thực hiện công việc tác nghiệp.
Accessories (phụ kiện, đặc điểm bổ sung): Sử dụng khi áp dụng giá cước hàng hóa cụ thể (SCR) trong vận chuyển hàng không. Phụ kiện là vật phẩm bổ sung, không phải là thiết yếu đối với việc sử dụng thông thường của vật phẩm chính, không là bộ phận cấu thành của vật phẩm đó, để sử dụng cùng với vật phẩm chính. Ví dụ như tai nghe của Tel di động. Nói một cách khác, đây là một lựa chọn hoặc một đặc điểm nào đó được bổ sung vào hàng hóa hoặc dịch vụ đã chào cho khách hàng để thay đổi tùy thích sản phẩm cuối cùng. Đặc điểm bổ sung này làm tăng khả năng của sản phẩm nhưng không nhất thiết ảnh hưởng đến chức năng cơ bản của sản phẩm đó. Đối với nhiều công ty, đặc điểm bổ sung không có nghĩa là cần phải xác định trước khi xuất hàng mà có thể bổ sung sau này. Đối với một số công ty khác, đặc điểm này phải được thực hiện trước khi xuất hàng.
Accommodation ladder (cầu thang mạn): Cầu thang bên mạn tàu biển, dùng để lên xuống từ trên bờ hay từ tàu nhỏ hơn cập mạn tàu.
Accomplished bill of lading (vận đơn đã xuất trình): Một bản vận đơn gốc (original) đã xuất trình cho tàu biển hoặc đại lý của tàu tại cảng trả hàng (cảng dỡ hàng) để nhận hàng.
Account (tài khoản; do ai phải trả): Dùng khi nói về tài khoản ngân hàng, như “saving account” (tài khoản tiết kiệm) hoặc khi xác định một chi phí nào đó do ai phải chịu. Ví dụ như: “Dunnage is for the charterer’s account” (người thuê vận chuyển chịu chi phí chèn lót hàng).
Accounts payable (A/P) (khoản phải trả): Số tiền phải trả cho hàng hóa và dịch vụ sau khi đã nhận được giá trị của hàng hóa và dịch vụ.
Accounts receivable (A/R) (khoản phải thu): Số tiền phải thu từ khách hàng sau khi đã giao hàng hóa hoặc thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Thông thường, khoản phải thu còn bao gồm cả dự phòng cho nợ xấu.
Accreditation (chứng nhận). Sự chứng nhận bởi một tổ chức danh tiếng về cơ sở vật chất, khả năng, tính khách quan, năng lực và sự toàn vẹn của một đại lý, dịch vụ, nhóm khai thác hoặc cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ hoặc hoạt động cần thiết. Ví dụ, Ủy ban chứng nhận đào tạo cấp chứng chỉ cho những tổ chức đăng ký theo một loạt các tiêu chuẩn ISO 9000.
Accumulation bin (thùng tích trữ): Được dùng để tích trữ tất cả các bộ phận chuẩn bị cho việc lắp ráp trước khi được chuyển đến tầng lắp ráp.
Accuracy (mức độ chính xác): Theo quản trị chất lượng, đây là mức độ không bị lỗi hoặc mức độ phù hợp một tiêu chuẩn nào đó. Mức độ chính xác khác với tính chính xác chi tiết. Ví dụ, những số có bốn chữ số ít chính xác chi tiết hơn so với số có sáu chữ số. Tuy vậy, số có bốn chữ số được tính toán đúng có thể có mức độ chính xác nhiều hơn so với số có sáu chữ số được tính toán sai.
Action message (thông điệp hành động): Thông báo của hệ thống cho biết cách xử lý và loại hành động cần thực hiện để sửa chữa một vấn đề hiện tại hoặc có khả năng xảy ra . Ví dụ, những thông điệp hành động trong một hệ thống MRP bao gồm giải phóng đơn hàng, lên lại kế hoạch nhập/xuất, hủy bỏ.
Active inventory (tồn kho chủ động): Nguyên liệu thô, bán thành phẩm trong quy trình, thành phẩm được sử dụng hoặc được bán trong một giai đoạn xác định.
Active stock (dự trữ chủ động): Hàng hóa lưu giữ ở những địa điểm có thể chủ động lấy ngay.
Act of God (bất khả kháng, thiên tai): Những hiện tượng tự nhiên xảy ra ngoài khả năng kiểm soát của con người và gây ra tổn thất như bão, sét đánh, gió lốc, biển động mạnh, động đất, sóng thần, núi lửa phun, thời tiết xấu…
Act of State (hành vi Nhà nước): Những hành vi của cơ quan quyền lực Nhà nước có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, ví dụ: cấm xuất hoặc nhập khẩu một mặt hàng, cấm hoặc hạn chế một dịch vụ nào đó. Hành vi Nhà nước được coi là bất khả kháng.
Actual carrier (người vận chuyển thực tế): Người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Actual total loss (tổn thất toàn bộ thực tế): Tổn thất do tàu biển, hàng hóa bị phá hủy, hư hỏng toàn bộ mà không phục hồi được hoặc tàu biển mất tích cùng hàng hóa. Trong trường hợp này, người được bảo hiểm có thể đòi người bảo hiểm bồi thường toàn bộ số tiễn bảo hiểm mà không phải tuyên bố từ bỏ đối tượng bảo hiểm. Trường hợp tàu biển mất tích là tàu biển được bảo hiểm có thời hạn, người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường nếu đã nhận được tin cuối cùng về tàu biển trước khi kết thúc thời hạn bảo hiểm. Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường nếu chứng minh được tàu biển mất tích sau khi thời hạn bảo hiểm kết thúc.
Ad valorem freight (cước tính theo giá trị hàng hóa): Cước được tính dựa vào giá trị của hàng hóa vận chuyển đường biển, thường bằng một số phần trăm nhất định của giá trị hàng hóa (viết tắt là “ad val”). Ví dụ: Giá trị hàng hóa là 100.000USD, ad val 2%, cước phải trả là 2.000USD. Loại cước này thường áp dụng cho những hàng hóa có giá trị cao, như: kim loại quý, đá quý, tác phẩm nghệ thuật…
Additional cost (phụ phí): Xem “surcharge”
Additional demurrage (tiền phạt phải trả thêm): Số tiền mà người thuê vận chuyển theo chuyển hoặc người giao hàng, hoặc người nhận hàng phải trả cho người vận chuyển đường biển vì đã không hoàn thành việc bốc hoặc dỡ hàng trong thời gian bị phạt đã cho phép (agreed period of demmurage). Mức tiền phạt phải trả thêm cho mỗi ngày được thỏa thuận trong hợp đồng.
Additional freight (cước trả thêm): Số tiền mà người giao hàng, người nhận hàng hoặc người cầm giữ vận đơn (đường biển) phải trả thêm cho hãng tàu (shipping line) vì những chi phí phát sinh khi dỡ hàng. Chi phí này thường được áp dụng khi tàu không thể vào được cảng dỡ hàng nếu trong hợp đồng hoặc nếu dỡ hàng ở đó thì tàu phải chờ đợi quá lâu. Do đó, hãng tàu có quyền lựa chọn theo hợp đồng quy định việc dỡ hàng tại một căng khác làm phát sinh chi phí.
Address commission (hoa hồng cho người thuê): Số tiền mà chủ tàu biển, người vận chuyển trả cho người thuê tàu, người thuê vận chuyển tính bằng phần trăm (%) của tổng số tiền thuê tàu (hire) hoặc tiền cước vận chuyển. Người thuê tàu, người thuê vận chuyển có thể coi đây là một cách để giảm tiền thuê tàu hay tiền cước, còn chủ tàu, người vận chuyển cũng căn cứ vào yêu cầu này (có hoa hồng) của người thuê tàu, người thuê vận chuyển để điều chỉnh phù hợp, nếu cần. Viết tắt là “Addcomm”.
Advance (tiền ứng trước): Toàn bộ hoặc một phần số tiền mà một bên trao trước cho bên kia để người này thực hiện nghĩa vụ đã cam kết. Ví dụ: người vận chuyển trả trước tiền cảng phí cho người đại lý tàu biển trước khi tàu đến cảng.
Advance arrangement (thỏa thuận trước): Sự liên hệ trước giữa các bên để có được thông tin, xác nhận về khả năng cung cấp dịch vụ trước khi thực hiện dịch vụ.
Advance freight (cước trả trước): Cước được trả trước khi giao hàng tại cảng đích và được quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (lưu ý: cần phân biệt với thuật ngữ “Advance on freight”).
Advance of shipment (giấy báo đã bốc hàng): Giấy báo của người giao hàng gửi cho người nhận hàng thông báo việc hàng hóa đã được bốc lên tàu biển và những chi tiết liên quan đến hàng hóa.
Advance on freight (tạm ứng tiền cước): Khoản tiền do người giao hàng hoặc người thuê vận chuyển ứng trước cho thuyền trưởng để trang trải chi phí cho tàu tại cảng. Sau đó, khoản tiền này thường được trừ vào tiền cước vận chuyển. Thuật ngữ này còn được gọi là ” Advance to master”.
Advice note (giấy bảo gửi hàng). Văn ban của người cung cấp hàng hóa gửi cho người có liên quan (đại lý tàu biển, người môi giới…) thông báo chi tiết hàng, ngày hàng sẽ đến nơi nhận và phương tiện gửi hàng (máy bay, tàu hỏa…).
Affreightment (thuê tàu biển): Việc thuê một tàu biển, một hợp đồng thuê tàu biển (contract of affreightment) có thể đơn thuần chỉ là một giao kèo về việc sử dụng tàu biển. Thuật ngữ này thường được dùng trong nhóm từ để chỉ một hợp đồng thuê vận chuyển nhiều chuyến liên tục đã chở hàng hóa (thường là chở hàng rời), đó là “contract of affreightment viết tắt là C.O.A. hoặc COA.
Agency fee (đại lý phí, giá dịch vụ đại lý tàu biển): Số tiền mà người vận chuyển hoặc người điều hành tàu (operator) trả cho người đại lý về những việc mà người đại lý đã làm, như thu xếp cầu bến, thuê hoa tiêu, tàu kéo, nhân viên làm thủ tục hải quan cho tàu, thu tiền cước… Giá dịch vụ đại lý do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Phí trả cho đại lý về các dịch vụ mà đại lý đã làm trong vận chuyển hàng không.
Agency agreement (hợp đồng đại lý): Hợp đồng giữa người ủy thác và đại lý để thực hiện một công việc theo yêu cầu của người ủy thác,
Aircraft container (container hàng không): Thiết bị chất xếp kín hoàn chỉnh có thể tương tác trực tiếp với hệ thống phục vụ và chốt giữ trên tàu bay.
Aircraft configutation (cấu hình tàu bay): Bố cục sử dụng không gian bên trong tàu bay.
Aircraft pallet (mâm): Tấm có mặt dưới phẳng, chế tạo phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn của tàu bay, hàng hóa được đặt trên đó và được chăng giữ bằng lưới, dây chẳng hay thùng chụp dạng lều, sau đó được chốt vào tàu bay. Mâm tàu bay cho phép việc xếp, dỡ vào hệ thống di chuyển và chốt giữ một cách nhanh chóng. Vì vậy nó trở thành bộ phận cấu thành của hệ thống chất xếp và chốt giữ của tàu bay.
Aircraft pallet net (lưới phủ mâm tàu bay): Lưới đan bằng dây mềm gắn vào mâm để gia cố hàng hóa xếp trên mâm và có thể sử dụng cùng với lồng không cố định.
Air freight (cước vận chuyển hàng không): Số tiền phải trả để vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không.
Airline (hãng hàng không): Bao gồm cả người vận chuyển ký phát vận đơn hàng không và tất những người vận chuyển khác thực hiện việc chuyên chở hay cam kết chuyên chở theo vận đơn hàng không hoặc thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến vận chuyển hàng không.
Airport (cảng hàng không)
Airway (đường hàng không)
Air waybill (AWB) (vận đơn hàng không): Chứng từ vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không và là bằng chứng của việc giao kết hợp đồng, việc đã tiếp nhận hàng hóa và các điều kiện của hợp đồng.
Xem thêm về AWB tại bài viết: Các tiêu chí trên vận đơn hàng không TẠI ĐÂY
All cargo aircraft (tàu bay chở hàng): Tàu bay chỉ sử dụng để chở hàng.
Apron (1. Sân đỗ; 2. Cầu cảng bốc dỡ container): 1. Khu vực được xác định cụ thể trên vùng đất của sân bay dành để tiếp nhận máy bay cho việc đón trả khách, thư tín, hàng hóa, nạp nhiên liệu, đỗ hoặc bảo dưỡng; 2. Khu vực có mặt nền cứng của cảng dùng để tập kết container trước khi bốc lên tàu biển hay sau khi dỡ ra khỏi tàu biển.
All in rate (cước trọn gói): Đơn giá cước bao gồm mọi phụ phí và chi phí trả thêm. Loại giá cước này thường sử dụng đối với kinh doanh tàu biển chuyên tuyến (liner trade).
All purposes (thời hạn làm hàng tính gộp): Cộng thời hạn (tính bằng ngày hoặc giờ) bốc hàng vào thời hạn dỡ hàng quy định trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (đường biển) để tính toán tiền thưởng hoặc tiền phạt. Thuật ngữ này thường viết tắt là “purposes” hoặc “a.p”, thực tế giao dịch thường gặp là “all pps”. Ví dụ: “all pps 10 wwdshex uu be”, có nghĩa là “tổng thời gian tính gộp cho cả bốc hàng và dỡ hàng là 10 ngày làm việc thời tiết tốt, trừ ngày nghỉ lễ và Chủ nhật, nếu có làm (vào ngày nghi lễ, Chủ nhật) thì có tính”, áp dụng cho cả cảng bốc và cảng dỡ. Tổng số thời gian này được bù trừ cho bốc và dỡ. Ví dụ: Nếu chỉ bốc hàng hết 3 ngày thì dỡ hàng còn được 7 ngày.
Amendment fee (phí sửa đổi vận đơn)
Anchorage (nơi neo đậu tàu): Nơi tàu biển thả neo, thường cách xa luồng lạch đi lại của tàu, để chờ đợi cầu bến bốc dỡ hàng, chờ lấy dầu từ các sa lan cấp dầu, chờ dỡ hàng xuống sà lan hoặc khi tàu chưa có hàng, nằm chờ khai thác (laid-up) hoặc làm các công việc khác.
Ante-dating (đề lùi ngày): Việc đề ngày trước ngày văn bản, chứng từ lẽ ra được phát hành. Một chứng từ thường gặp là vận đơn; ví dụ, để phù hợp với thư tín dụng (L/C), đôi khi người giao hàng (chủ hàng) đề nghị người vận chuyển ghi ngày tiến về phía trước. Ví dụ: Theo L/C, ngày chậm nhất phải giao hàng là 15/7, nhưng 16/7 tàu mới bốc xong hàng. Theo luật hàng hải, vận đơn phải ghi ngày 16/7. Để phù hợp với L/C, chủ hàng đề nghị vận đơn ghi ngày 15/7, đó là “ante-dating”. Thuật ngữ này còn được gọi là “back-dating”.
Any time day or night (bất kể ngày hay đêm): Thuật ngữ thường dùng trong hợp đồng thuê tàu định hạn (time charter party), theo đó, chủ tàu biển có thể giao tàu hoặc người thuê tàu có thể trả tàu vào bất kỳ thời gian nào, ngày hay đêm, không nhất thiết chỉ vào giờ hành chính (giờ làm việc). Thuật ngữ này thường có từ “SHINC” đi kèm (viết tắt của “Sundays and holidays included” – “kể cả Chủ nhật và ngày nghỉ lễ”).
Apparel (thiết bị): Các dụng cụ, phương tiện, trang bị của tàu biển như neo, xuồng cứu sinh, dây, xích…
Apparent good order and condition (tình trạng bên ngoài tốt): Ghi chú (thường là in sẵn) của người vận chuyển trên vận đơn (đường biển) về trạng thái bên ngoài của hàng hóa sau khi bốc lên tàu. Theo luật hàng hải, người vận chuyển không có nghĩa vụ kiểm tra tình trạng bên trong của hàng hóa và ghi chú như trên không làm ảnh hưởng đến tính hoàn hảo (clean) của vận đơn.
Arbitrate (đưa ra trọng tài): Giải quyết tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng thương mại (vận chuyển theo chuyến, hợp đồng thuê tàu định hạn,vận đơn hay bất kỳ hợp đồng nào khác trong lĩnh vực thương mại, bằng cách đề nghị trọng tài phân xử.
Arbitration agreement (thỏa thuận trọng tài): Thỏa thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại, hàng hải, hàng không… có hay không có hợp đồng. Ý nghĩa pháp lý của thỏa thuận này là ở chỗ không thể đưa tranh chấp ra tòa án và tòa án phải từ chối thụ lý khi có đơn khởi kiện của một bên hoặc cả hai bên.
Arbitration clause (điều khoản trọng tài): Điều khoản trong hợp đồng quy định rằng mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng sẽ được giải quyết bằng trọng tài. Điều khoản này cũng quy định nơi xét xử, số lượng và trình độ của trọng tài viên cũng như trách nhiệm và hậu quả nếu một bên không chỉ định trọng tài.
As carrier (người vận chuyển): Xem: “Carrier”.
As agent only (chỉ là đại lý): Thuật ngữ dùng khi ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa (đường biển) hoặc vận đơn cho biết người ký chỉ là đại lý, thay mặt cho người ủy thác và không có quyền hoặc nghĩa vụ theo hợp đồng, vận đơn đã ký. Người ủy thác có thể là thuyền trưởng, chủ tàu, người vận chuyển, người thuê tàu…
As agent for the carrier (đại lý của người vận chuyển): Thuật ngữ thường ghi trước khi ký hoặc khi thể hiện một bên chỉ hoạt động với tư cách là đại lý cho người vận chuyển.
As is, where is (theo nguyên trạng): Chất lượng hàng hóa (hay tàu biển) và vị trí của hàng hóa (hay tàu biển) được giữ nguyên như hiện có vào lúc chào bán. Thuật ngữ này dùng để diễn tả hàng hóa hay tàu biển khi chào bán không được sửa chữa thêm, bảo dưỡng (giữ nguyên trạng) và ở nguyên vị trí lúc chào bán.
Astern (ở phía đuôi tàu): Ở vị trí sau (phía lái) hay về phía đuôi tàu biển.
ATA Garnet (tạm thời thừa nhận): Tập quán ở EU áp dụng cho việc tạm thời khai hải quan hàng hóa xuất nhập khẩu dễ dàng hơn, trước khi thông quan chính thức.
Athwart ship (hàng hóa xếp theo chiều ngang): Hàng hóa được xếp trên tàu biển theo chiều ngang của tàu, tức là từ bên mạn này sang bên mạn kia của tàu, để phân biệt với hàng hóa được xếp theo chiều dọc của tàu.
Average bond (cam kết đóng góp tổn thất chung): Văn bản do bên có quyền lợi về hàng hóa ký, cam kết trả tiền đóng góp vào tổn thất chung và/hoặc tiền công cứu hộ cũng như bất kỳ chi phí đặc biệt nào do người phân bổ tổn thất chung xác định. Trong văn bản này, bên có quyền lợi về hàng hóa cũng cam kết sẽ cung cấp tài liệu nêu giá trị hàng hóa để người phân bổ tổn thất chung có thể tính toán phần giá trị đóng góp. Văn bản cam kết đóng góp tổn thất chung là một tài liệu phải có để xem xét việc trả hàng (release) cho người nhận hàng. Thuật ngữ này còn gọi là “average guarantee”.
Average guarantee (cam kết đóng góp tổn thất chung): Xem “Average bond”.
Average laytime (bù trừ thời hạn bốc dỡ): Tính riêng thời gian bốc hàng và dỡ hàng (tàu biển), sau đó bù thời gian tiết kiệm được ở cảng bốc, nếu có, vào thời gian vượt quá thời hạn cho phép ở cảng dỡ và ngược lại. Ví dụ: thời hạn cho phép (laytime) bốc hàng là 3 ngày, dỡ hàng là 3 ngày. Thực tế bốc hàng hết 2,5 ngày, dỡ hàng hết 4 ngày. Bù thời gian tiết kiệm được ở cảng bốc (0,5 ngày) vào thời gian vượt quá ở cảng dỡ (1 ngày) thì thời gian bị phạt là 0,5 ngày.
VẦN B
Back date(d) bill of lading (vận đơn ghi lùi ngày): Xem “ante-dating”.
Back-dating (đề lùi ngày): Thuật ngữ này còn gọi là “ante-dating”. Xem “ante-dating”.
Backfreight (tiền cước chở hàng quay lại): Tiền cước vận chuyển đường biển phải trả cho người vận chuyển để chở hàng quay trở về cảng nhận hàng hay đi đến một cảng khác thuận tiện hơn khi tàu biển không thể đến được cảng trả hàng vì gặp phải những hiểm họa đặc biệt hoặc vì lý do khác, như người nhận hàng từ chối nhận hàng, hàng không được phép nhập khẩu…
Back order (đơn hàng dự phòng): Sản phẩm được đặt hàng nhưng không còn, và được cam kết sẽ xuất ngay khi có sản phẩm.
Backsourcing (chuyển chức năng cung ứng): Việc đẩy một chức năng trong chuỗi cung ứng quay lại bộ phận trong công ty khi hợp đồng thuê ngoài đã hết hạn.
Baggage (hành lý): Là tài sản cá nhân hay các vật phẩm khác của hành khách vận chuyển cùng với chuyến đi của hành khách, bao gồm cả hành lý ký gửi và xách tay.
Backlog customer (đơn hàng tồn đọng): Các đơn hàng đã được nhận nhưng chưa được xuất đi, cũng bao gồm cả đơn hàng dự trữ và đơn hàng trong tương lai.
BAF (phụ phí nhiên liệu): Xem “Bunker Adjustment Factor”.
Bale (dung tích chở hàng bao kiện): Tổng dung tích bằng mét khối hoặc phít (feet) khối của hầm hàng (tàu biển) có thể chứa các loại hàng đặc (solid) – loại hàng không thể lấp kín các khoảng trống giữa các cong giang (frame) của tàu. Ví dụ: Hàng đóng bao, kiện, thùng… Từ dung tích này có thể tính được số lượng hàng mà tàu có thể chở. Chẳng hạn một tàu có bale là 18.500m3 chở gạo đóng bao từ TP. Hồ Chí Minh, có thể xếp được khoảng 12.759.62MT (stowage factor – s/f 1.45). Cần phân biệt với dung tích chở hàng rời/xá (grain hoặc grain capacity) là dung tích chở hàng để rời/xá (không đóng bao, kiện, thùng…) như than, quặng… là loại có thể lấp kín mọi khoảng trống trong hầm hàng. Tàu biển nói trên có bale là 18.500m3 nhưng grain là 19.500m3. Nếu chở gạo để rời thì có thể chở được 15.000,00MT (s/f 1.3). Thuật ngữ này còn gọi là “bale capacity”.
Bale capacity (dung tích chở hàng bao kiện): Thuật ngữ này còn gọi là “bale”. Xem “bale”.
Ballast (1. Vật dằn tàu biển; 2. Tàu biển chạy không hàng): 1.Vật nặng, thường là nước biển được bơm vào tàu để tàu ngập sâu thêm xuống nước, làm cho tàu ổn định và tăng khả năng vận hành khi tàu chạy không hàng (không chở hàng) hoặc chở ít hàng; 2. Tàu chạy giữa hai cảng mà không chở hàng. Lý do mà tàu phải chạy không hàng thường là:
- Không có hàng tại cảng mà tàu đang dỡ hàng, ví dụ: Tàu đang dỡ hàng tại Bangkok nhưng không tìm được hàng phù hợp ngay tại đây cho chuyến tiếp theo nên phải chạy sang cảng khác mới có hàng;
- Tàu chạy nhiều chuyến liên tục để chở hàng một chiều, ví dụ: Một tàu có thể chở 5.000 tấn gạo chạy liên tục một chiều từ cảng Sài Gòn đến cảng Belawan (Indonesia) để thực hiện một hợp đồng vận chuyển 60.000 tấn gạo. Sau khi dỡ hàng xong tại Belawan, tàu chạy không hàng từ đó về tán; Sài Gòn để chờ chuyến tiếp theo. Cứ như vậy cho đến khi chở hết 60.000 tấn;
- Trong một số trường hợp tàu chạy không hàng đến cảng khác để lấy hàng có cước cao còn kinh tế hơn chở hàng cước thấp đến cảng đó. Lấy ví dụ ở mục b nói trên, sau khi dỡ hàng tại Belawan, chỉ có hàng sắt vụn với số lượng ít tại đó về Sài Gòn, cước thấp và tốc độ bốc dỡ loại hàng này khá chậm nên tàu chạy không hàng về Sài Gòn lấy gạo lại kinh tế hơn.
Ballast leg (chặng đường chạy rỗng): Chặng đường tàu biển chạy không chở hàng trong hành trình của một chuyến tàu. Chủ tàu, người vận chuyển, hay người khai thác tàu thường tách riêng chặng đường này ra khỏi chặng chạy có hàng để tính toán lợi nhuận và lượng nhiên liệu tiêu thụ, vì chạy không chở hàng thường tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Ví dụ: Tàu xuất phát từ cảng Sài Gòn (không có hàng trên tàu) để thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ Singapore đến Kobe. Chặng đường từ Sài Gòn đi Singapore gọi là “chặng đường chạy rỗng”.
Bar (cồn cát): Bãi cát ở cửa sông làm hạn chế khả năng tàu có thể vào cảng phía trong sông. Trong nhiều trường hợp tàu phải dỡ bớt hàng (chuyển tải) sang sà lan hay tàu nhỏ để có thể vượt qua cồn cát vào cảng dỡ nốt hàng. Tương tự như vậy, tàu chỉ bốc được một phần hàng tại cầu cảng để có thể vượt qua cồn cát, sau đó bốc nốt phần hàng còn lại. Thuật ngữ này còn gọi là “sand bar”.
Bar code (mã vạch): Một công cụ nhằm xác định chính xác thông tin liên quan đến một đơn vị hàng hóa cụ thể. Những thông tin được lưu trên mã vạch bao gồm quốc gia sản xuất, doanh nghiệp sản xuất và số hiệu nhằm phân biệt đơn vị hàng hóa đó với các đơn vị hàng hóa khác. Đơn vị hàng hóa có thể là một sản phẩm cụ thể như một chiếc giày, nhưng cũng có thể là các vật chứa như hộp giày, hộp xốp, thùng carton.
Bar code scanner (máy quét mã vạch): Thiết bị dùng để đọc mã vạch và truyền dữ liệu vào hệ thống máy tính.
Bareboat charter (thuê tàu trần): Thuê tàu biển theo phương thức chủ tàu cung cấp cho người thuê tàu một tàu cụ thể, không bao gồm thuyền bộ. Hợp đồng thuê tàu trần thường có các nội dung sau: Tên chủ tàu, tên người thuê tàu; tên tàu, quốc tịch, cấp tàu; trọng tải và công suất máy của tàu; vùng hoạt động của tàu, mục đích sử dụng tàu và thời gian thuê tàu; thời gian, địa điểm và điều kiện của việc giao và trả tàu; kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa tàu; tiền thuê tàu, phương thức thanh toán; bảo hiểm tàu; thời gian, điều kiện chấm dứt hợp đồng thuê tàu; và những nội dung liên quan khác. Thuật ngữ này còn được gọi là “demise charter”.
Bareboat charterer (người thuê tàu trần): Thuật ngữ này còn được gọi là “charterer by demise” hoặc “demise charterer”. Xem “demise charterer”.
Barge (sà lan): Tàu đáy phẳng, chủ yếu dùng để vận chuyển trên sông hoặc kênh đào. Một số loại có động cơ và tự di chuyển được, gọi là sà lan tự hành. Có loại không có động cơ và được đẩy hoặc kéo nhờ tàu lai, gọi là sà lan “mù”. Trong khi di chuyển sà lan thường đi thành đoàn.
Barge carrying ship (tàu chở sà lan): Tàu biển loại lớn (tàu “mẹ”) dùng để vận chuyển những sà lan đã xếp đầy hàng. Những sà lan này được kéo từ nhiều nơi đến bên cạnh tàu “mẹ” và được đưa lên tàu để chở đến cảng đích (thường vượt đại dương). Sau đó những sà lan này được đưa xuống nước và kéo về các nơi. Tàu tiếp tục đưa ngay lên tàu những sà lan đã đầy hàng đang chờ sẵn. Cách thức vận chuyển này nhằm tránh việc phải xây dựng những bến tàu, bến cảng cho tàu lớn, giảm chi phí cho tàu, không phải chuyển tải hàng hóa, giảm chi phí vận chuyển (sà lan có thể được kéo về các địa phương có đường sông). Thuật ngữ này còn được gọi là “lash ship” (“lash” là từ viết tắt của “lighters aboard ship”).
Barrier net (lưới ngăn): Lưới ngăn ngang thân tàu bay để ngăn hàng hóa xô vào khu vực buồng lái trong các trường hợp hạ cánh khẩn cấp.
Base inventory level (mức độ tồn kho cơ sở): Mức độ tồn kho hình thành bởi tổng lượng hàng tồn kho theo lộ và tổng lượng tồn kho an toàn. Lượng hàng tồn kho này không tính đến tồn kho theo dự báo trong kế hoạch sản xuất. Xem thêm “aggregate inventory”.
Base rate (đơn giá cước cơ bản): Đơn giá cước vận chuyển hàng hóa do hãng tàu biển vận chuyển chuyên tuyến hay công hội tàu chuyên tuyến đưa ra làm cơ sở cho việc tính toán hay bổ sung các khoản thu khác (gọi là phụ phí); ví dụ như phụ phí nhiên liệu (bunker surcharge), phụ phí do thay đổi tỷ giá ngoại tệ (currency adjustment factor)…
Basic producer (nhà sản xuất sản phẩm cơ bản): Nhà sản xuất sử dụng nguồn lực tự nhiên để sản xuất ra nguyên liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác. Ví dụ điển hình là một công ty thép sẽ chế biến quặng sắt để sản xuất ra các thanh thép; số khác thì sản xuất cao su, gương kính.
Basic weight (trọng lượng cơ bản): Trọng lượng của tàu bay khi xuất xưởng bao gồm cả trọng lượng của các thiết bị cố định trên tàu bay như ghế, thiết bị bếp ăn và trọng lượng của dầu máy.
Bay (Position) (vị trí): Phần chia nhỏ trong khoang chứa mâm thùng, haysàn chính trên tàu bay.
Beam (chiều rộng tối đa của tàu biển): Khoảng cách lớn nhất theo chiều ngang của tàu. Đây là một trong những yếu tố quan trọng xác định tàu có thích hợp để hoạt động ở một cảng nào đó hay có đáp ứng được yêu cầu của một hợp đồng vận chuyển theo chuyến hay không. Ngoài ra, khi tàu đi qua âu tàu cũng cần phải biết chiều rộng tối đa của tàu hoặc khi bốc dỡ hàng cũng cần tính đến chiều rộng của tàu để xem có phù hợp không.
Bearer bill of lading (vận đơn vô danh): Vận đơn (đường biển) không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng. Người xuất trình vận đơn vô danh là người nhận hàng hợp pháp. Hiện nay, loại vận đơn này ít được dùng trong thương mại quốc tế.
Benchmarking (lập chuẩn): Quy trình so sánh hiệu quả hoạt động với các công ty dẫn đầu khác nhằm mục đích cải tiến hiệu quả. Các công ty cũng lập chuẩn nội bộ thông qua việc theo dõi và so sánh hiệu quả hoạt động hiện tại với quá khứ. Lập chuẩn nhằm mục đích cải tiến quy trình kinh doanh thông qua thực hiện các “kinh nghiệm thực hành xuất sắc” thay vì chỉ đo lường kết quả hiệu quả tốt nhất. Kết quả có được là do thực hiện các kinh nghiệm này. Việc nghiên cứu những kinh nghiệm thực hành xuất sắc sẽ tạo ra cơ hội tốt nhất để có được một lợi thế chiến lược, khai thác và tài chính tốt.
Berth (cầu cảng): Một địa điểm trong phạm vi cảng mà tại nơi đó tàu biển bốc và/hoặc dỡ hàng, hoặc là nơi tàu chờ đợi (waiting berth) để đến lượt vào cầu khi chưa có cầu trống.
Berth (cập cầu): Đưa tàu biển vào nằm dọc theo cầu cảng.
Berth cargo (hàng bốc thêm): Hàng hóa được hãng tàu biển chuyên tuyến (liner) nhận thêm để vận chuyển cho đủ dung tích hầm hàng còn lại. Ví dụ: Tàu còn thừa dung tích là 500m, hãng tàu nhận chở một lô hàng có dung tích là 450m, lô hàng này (450m) gọi là “hàng bốc thêm”.
Berth charter party (hợp đồng vận chuyển theo chuyến – thuê đến cầu cảng): Theo hợp đồng này, người thuê vận chuyển sẽ chỉ định một cầu cảng cụ thể cho tàu. Thời hạn cho phép bốc hoặc dỡ hàng chỉ bắt đầu tính khi tàu đã vào đến cầu cảng, nếu không có quy định khác. Ví dụ: Hợp đồng nêu “tàu bốc hàng tại cầu số 3 cảng Nagoya” (loading at No.3 berth, Nagoya port) thì thời hạn làm hàng (laytime) bắt đầu tính khi tàu đã cập cầu cảng số 3), nếu không có quy định khác.
Berth or no berth (dù tàu đã vào cầu cảng hay chưa): Tàu biển có quyền đưa “Thông báo sẵn sàng” và thời hạn làm hàng (laytime) bắt đầu tính theo quy định của hợp đồng vận chuyển theo chuyến mặc dù cầu cảng dùng để bốc hoặc dỡ hàng chưa sẵn sàng tiếp nhận tàu, chẳng hạn như, vì có tàu khác đang làm hàng khi tàu đến cảng. Thời hạn làm hàng sẽ tạm ngừng tính khi cầu cảng trống (sẵn sàng tiếp nhận tàu) và sẽ tiếp tục tính khi tàu sẵn sàng bốc hoặc dỡ hàng tại cầu cảng sau khi di chuyển vào đến cầu cảng nếu thời hạn làm hàng (laytime) chưa hết. Thuật ngữ này còn được gọi là “whether in berth or not”.
Berth terms (theo tập quán của cảng): Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được thực hiện theo tập quán và điều kiện của cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
Beta release (bản beta): Phiên bản thử nghiệm chưa chính thức của một sản phẩm được gửi tới khách hàng để đánh giá và phản hồi.
Bilge (la-canh): Két nằm phía dưới hầm hàng, dùng để chứa nước thải, nước bẩn… của tàu biển được định kỳ bơm ra khỏi két.
Bill (vận đơn): Dạng viết rút gọn và được dùng phổ biến của “bill of lading”. Xem “Bill of lading”.
Bill of activities (danh sách hoạt động): Danh sách các hoạt động theo động trong danh sách. yêu cầu của một sản phẩm, dịch vụ, quy trình hay mục tiêu chi phí nào đó. Bản danh sách hoạt động bao gồm số lượng hoặc chi phí cho mỗi hoạt động trong danh sách.
Bill of lading (vận đơn): Chứng từ do người vận chuyển đường biển cấp cho người giao hàng. Vận đơn có 3 chức năng: Là giấy biên nhận đã nhận hàng; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển và là chứng từ sở hữu hàng hóa. Là giấy biên nhận, vận đơn mô tả hàng hóa, ghi rõ số lượng hàng cũng như những ghi chú về tình trạng bên ngoài của hàng hóa khi tàu nhận hàng nếu hàng hóa có tình trạng bên ngoài không tốt. Là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển, vận đơn có các điều khoản của hợp đồng, hoặc khi vận đơn cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) thì vận đơn là chứng từ tham khảo (reference) của hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Là chứng từ sở hữu hàng hóa, tàu sẽ trả hàng cho người nào xuất trình vận đơn hợp lệ. Thuật ngữ này thường viết tắt là “b/l” hoặc “B/L”.
Bill of lading fee (phí cấp vận đơn)
Bill (of lading) draft (vận đơn nháp): Vận đơn được soạn thảo trước khi ký.
Bill (of lading) revised (vận đơn được điều chỉnh): Vận đơn được sửa chữa so với bản ban đầu.
Bill of lading to order (vận đơn theo lệnh): Thuật ngữ này còn được gọi là “to order bill of lading”. Xem “to order bill of lading”.
Black cargo (hàng đen): Hàng hóa mà vì một lý do nào đó, có thể là hàng độc hại hay nguy hiểm cho sức khỏe con người mà công nhân bốc dỡ tẩy chay không bốc dỡ loại hàng này.
Black list (sổ đen): Danh sách những quốc gia do chính phủ một nước công bố mà tàu biển đã ra vào cảng của những quốc gia nêu trong danh sách đó sẽ không được ra vào cảng của nước công bố danh sách. Ví dụ: Nước A đưa vào “sổ đen” của nước mình các nước x, y, z. Do đó, tàu biển nào đã ra vào cảng của một trong các nước x, y, z sẽ không được phép vào cảng của nước A.
Black products (sản phẩm đen): Tên gọi các loại dầu, như dầu nặng (heavy fuel oils). Thuật ngữ này còn được gọi là “sản phẩm dầu bẩn” (dirty petroleum products).
Blank endorsement (ký hậu bỏ trống, ký hậu để trắng): Vận đơn (đường biển) theo lệnh (to order bill of lading) được ký hậu mà không ghi tên người có quyền ra lệnh nhận hàng tiếp theo. Ví dụ, vận đơn ghi: “to order” thì người giao hàng (shipper) chi ký mà không ghi “to order of (ABC company)”, vận đơn ghi: “to order of XYZ bank” thì ngân hàng chỉ ký mà không ghi “to order of (KLM company). Sau khi ký như vậy, vận đơn trở thành vận đơn xuất trình (bearer bill of lading).
Blanket guarantee (cam kết tạm thời): Cam kết với người cứu hộ để bảo đảm tất cả hàng hóa và container được vận chuyển đi tiếp.
Blanket rate (mức giá cố định): Mức giá không tăng tương ứng với khoảng cách hàng hóa được vận chuyển.
Bolero (Bolero): Một công trình nghiên cứu về vận đơn điện tử.
Block stow (chất xếp ngay ngắn): Sắp đặt hàng hóa trong hầm hàng của tàu biển sao cho vuông vắn, ngay ngắn, thẳng góc để tận dụng được không gian chứa hàng. Thuật ngữ này còn gọi là “block stowage”.
Blockchain (chuỗi khối): Các khối dữ liệu được chia sẻ, bảo mật, phân tán cho phép các bên trao đổi dữ liệu.
Boatman (công nhân bắt dây): Người làm công việc buộc hoặc cởi dây (mooring and unmooring) cho tàu biển.
Boat note (giấy biên nhận): Chứng từ do tàu biển cấp, xác nhận đã nhận hàng sau khi đã bốc lên tàu. Chứng từ này thường dùng ở một số cảng biển khi tàu nhận lương thực, thực phẩm, đồ dự trữ, phụ tùng… Cần phân biệt với “Biên lai thuyền phó” (mate’s receipt) là chứng từ cấp cho người tàu, sau đó được đổi lấy vận đơn. giao hàng (shipper), xác nhận số lượng và tình trạng hàng hóa đã bốc lên
Bollard (cọc bích): Cọc, mố được lắp đặt ở cầu cảng hoặc lắp trên tàu biển dùng để buộc dây giữ tàu.
Bonded store (kho ngoại quan): Một nhà kho có chế độ hải quan riêng. Hàng hóa từ nước ngoài gửi vào kho ngoại quan chưa được coi là nhập khẩu vào nước sở tại. Hàng hóa gửi vào kho ngoại quan có thể để chờ đưa vào nước sở tại hoặc có thể được chuyển đi nước khác. Thuật ngữ này còn gọi là “bonded warehouse”.
Bonded warehouse (kho ngoại quan): Thuật ngữ này còn được gọi là “bonded store”. Xem “bonded store”.
Booking (đặt chỗ, lưu khoang tàu biển): Cách nói khá phổ biến để chỉ việc vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (booking note). Thuật ngữ này còn gọi là “booking confirmation”. Xem thêm “booking note”.
Bookings (đặt hàng): Trong dịch vụ logistics, là tổng giá trị của tất cả các đơn hàng nhận được (nhưng có thể chưa xuất đi), tất cả các chiết khấu ròng, phiếu mua hàng, trợ giá, giảm giá.
Booking note (hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển): Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển. Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận. Thuật ngữ này thường viết tắt là “B/N” hoặc “b/n” và còn được gọi là “berth note”.
Book inventory (tồn kho sổ sách): Định nghĩa kế toán về số lượng hoặc giá trị tồn kho có được từ những dữ liệu tồn kho liên tục chứ không phải dựa vào dữ liệu đếm thực tế.
Book space (giữ chỗ): Người giao hàng hay đại lý của họ đăng ký giữ chỗ trên tàu biển để chở hàng từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng theo “hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển”. Xem thêm “booking note”.
Both ends (hai đầu bến, cả cảng bốc lẫn cảng dỡ): Những điều kiện đã thỏa thuận được áp dụng cho cả cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng (đường biển). Ví dụ: “Người vận chuyển chỉ định đại lý ở cả cảng bốc hàng lẫn cảng dỡ hàng”, “chi phí giám định mớn nước do người thuê vận chuyển chịu ở hai đầu bến” (draft survey to be for charterer’s account at both ends)…
Bottom (1. Thân tàu; 2. Tàu biển): 1. Vỏ tàu biển (hull); 2. Tàu biển nói chung, thường dùng trong việc giao dịch, khai thác tàu vận chuyển hàng hóa. Ví dụ: Có 10.000 tấn hàng, hợp đồng mua bán hàng hóa cho phép được chở bằng 2 tàu hoặc dùng một tàu nhưng chở làm hai chuyến thì khi giao dịch thuê tàu có thể viết là “được phép chia làm hai chuyến” (10,000 mt in two bottoms acceptable).
Bottom stow cargo (hàng xếp dưới cùng): Hàng được xếp ở đáy hầm hàng do có tỷ trọng lớn (hằng nặng) hoặc có thể gây ra hư hỏng cho hàng hóa khác nếu không được xếp ở dưới cùng.
Boxtime (hợp đồng mẫu boxtime): Hợp đồng mẫu của BIMCO về thuê định hạn tàu container.
Bow door (cửa phía mũi tàu biển): Cửa ở phía trước (phía mũi) của phà chạy sông hay biển (ferry) có thể mở ra cho cầu dẫn phía mũi tàu (bow ramp) nối với cầu cảng để người và xe cộ lên xuống phà.
Bow thruster (chân vịt mũi): Chân vịt loại nhỏ, lắp ở phía mũi tàu (phần dưới nước) để giúp tàu biển di chuyển dễ dàng hơn khi vận hành ở tốc độ thấp như khi ra vào cảng, cập cầu, đổi hướng (quay trở) theo chiều ngang.
Boxcar (toa xe): Toa xe ray (rail car) dài khoảng 40 – 50 feet được sử dụng cho việc vận chuyển những hàng hóa đóng kiện hoặc hàng rời.
Breakbulk (1. Hàng bao kiện, hàng thông thường; 2. Tách hàng): Hàng đóng trong bao, thùng, kiện, bó… được bốc lên tàu biển và dỡ ra khỏi tàu bằng cần cẩu, còn gọi là “breakbulk cargo” để phân biệt với hàng đóng trên xe rơ-moóc (trailer) hoặc đóng trong container. Dịch vụ tàu chở hàng bao kiện hoạt động thường xuyên theo một lịch trình đã định giữa các cảng được công bố trước gọi là “breakbulk service”. Thuật ngữ này còn được gọi là “conventional”; 2. Tách lô hàng gom để trả hàng hoặc tiếp tục vận chuyển bằng máy bay.
Break bulk agent (đại lý tách hàng): Người thực hiện tách lô hàng gom thành từng phần riêng biệt.
Breakbulk vessel (tàu biển chở hàng tổng hợp): Tàu biển chở được nhiều loại hàng khô, có kích thước không đồng nhất, đóng gói dưới nhiều dạng khác nhau như: đóng bao, kiện, để trong pa-lét… Tàu thường ghé vào nhiều cảng khác nhau để nhận hàng. Chi phí bốc dỡ hàng cho loại tàu này khá cao.
Break even weight (trọng lượng đồng cước): Trong vận chuyển hàng không, là trọng lượng mà tại đó tiền cước vận chuyển nếu tính theo mức giá thấp hơn cho mức trọng lượng cao hơn liền kề nhân với với trọng trọng lượng thực tế của lô hàng. lượng tối thiểu sẽ thấp hơn tiền cước nếu tính theo mức giá cao hơn cho trọng lượng thực tế của lô hàng.
Brackish water (nước lợ): Nước ngọt hòa lẫn với nước biển, có tỷ trọng (density) từ 1.000 đến 1.260kg/m3
Bridge (buồng lái): Khu vực trên tàu biển có đặt các thiết bị phục vụ việc vận hành của tàu (hành hải) như máy lái, hải đồ, ra-đa, tay chuông. Buồng lái đặt trên boong chính (main deck) và thường ở phía lái (phía đuôi) hoặc ở giữa tàu; trường hợp đặt ở phía trước (phía mũi tàu) thường là với một số loại tàu chuyên dụng.
Broken stowage (khoảng trống vô ích): Những khoảng trống không xếp được hàng ở trên boong tàu biển hoặc trong hầm hàng do việc chất xếp hàng hóa có kích thước không giống nhau, hoặc không phù hợp với cấu trúc của hầm hàng gây ra. Chẳng hạn như hàng hóa là các ống thép dài ngăn, to nhỏ khác nhau…
Brokerage (hoa hồng môi giới): Số tiền mà chủ tàu, người vận chuyển, trả cho người môi giới hàng hải vì đã giao dịch thành công một hợp đồng thuê tàu, hợp đồng vận chuyển theo chuyến… Theo tập quán, dù người thuê vận chuyển, người thuê tàu yêu cầu tìm tàu thì người môi giới cũng chỉ hưởng hoa hồng do chủ tàu, người vận chuyển trả. Thông thường mức hoa hồng là 1,25% của tổng số tiền thuê tàu hoặc tiền cước (cước khống, tiền phạt nếu có thỏa thuận). Việc trả hay không trả hoa hồng trong trường hợp hợp đồng đã ký nhưng không thực hiện thường được quy định trong hợp đồng. Ví dụ: Có hợp đồng quy định người vận chuyển phải trả ít nhất là 1/3 số tiền hoa hồng dự tính để người môi giới bù đắp chi phí giao dịch hoặc bên nào có lỗi gây ra việc chấm dứt hợp đồng sẽ phải trả toàn bộ số tiền hoa hồng dự tính. Thuật ngữ này còn được gọi là “brokerage commission”.
Brokerage commission (hoa hồng môi giới): Thuật ngữ này còn được gọi là “brokerage”. Xem “brokerage”.
Bulbous bow (mũi quả lê): Mũi tàu phình ra, giống hình quả lê, có tác dụng làm giảm sức cản của nước, nhất là khi tàu chạy rỗng (không chở hàng).
Bulk (hàng xả/hàng rời): Hàng cùng một loại (đồng loại) được bốc lên tàu biển trong tình trạng không đóng trong bao bì, như hàng khô (ngũ cốc, quặng…) hoặc chất lỏng (dầu và sản phẩm dầu…). Hàng được vận chuyển trong trạng thái này (để rời) gọi là “in bulk”. Dịch vụ vận chuyển hàng rời thường được thực hiện bằng những tàu biển có thiết kế riêng, thích hợp với loại hàng đó, mà không sử dụng tàu biển chuyên tuyến với gọi là “bulk cargo”. lịch trình đã định (regularly scheduled basis). Thuật ngữ này còn được
Bulk area (khu vực hàng rời): Khu chứa những kiện hàng hay hàng hóa pallet. có kích thước và số lượng lớn, thường được khai thác hiệu quả bằng (vận chuyển hàng không).
Bulk cargo (hàng xá/hàng rời): Hàng không xếp lên mâm hay thùng
Bulk carrier (tàu chở hàng rời/hàng xá): Thuật ngữ này còn được gọi là “bulker”. Xem “bulker”.
Bulk container (container chở hàng xả/hàng rời): Container (đường biển) được thiết kế để chở hàng khô, đồng loại, không có bao bì và tự chảy được như đường, xi-măng, ngũ cốc, phân bón… Hàng được đưa vào container qua miệng phía trên nóc và dỡ ra khỏi container qua miệng ở phía bên bằng cách lật nghiêng container.
Bulk unitization (đóng hàng rời vào mâm, thùng): Thỏa thuận/hợp đồng theo đó người vận chuyển cho đại lý hay các nhà xuất khẩu thuê mâm, thùng để chất xếp hàng (vận chuyển hàng không).
Bulk unitization charge (phí đóng hàng rời): Cước phí áp dụng cho việc đóng hàng rời (vận chuyển hàng không).
Bulker (tàu biển chở hàng rời/hàng xá): Tàu biển một boong được thiết kế để vận chuyển hàng khô, không đóng bao, đồng loại như đường hay ngũ cốc… Tàu loại này thường có miệng hầm hàng rộng. Hầm hàng được thiết kế sao cho hàng được bốc dỡ nhanh chóng, an toàn. Tàu được đóng với nhiều kích cỡ khác nhau và thường là không có cần cấu. Tuy vậy, một số tàu loại này có kích cỡ nhỏ hơn được đóng có cần cẩu. Thuật ngữ này còn được gọi là “bulk carrier”.
Bulkhead (vách ngăn): Vách chia các khoang theo chiều dọc hoặc theo chiều ngang của tàu biển và có những tác dụng như sau:
- Tăng độ an toàn cho tàu. Khi tàu đâm va nhau hoặc đâm va phải vật thể cố định như cầu cảng, bờ đá… thì những hư hỏng hàng hóa thường được khống chế trong phạm vi một hầm hàng, hoặc khi nước tràn vào hầm hàng, các vách ngăn có tác dụng ngăn không cho nước tràn sang các hầm khác, vì vậy tàu có thể vẫn nổi.
- Ngăn giữa các khoang (buồng máy, hầm hàng…) tạo thành không gian có công dụng riêng.
- Tăng khả năng chịu lực theo chiều ngang và dọc của tàu.
- Ngăn không cho lửa từ buồng máy hay từ hầm hàng này lan đến hầm hàng khác (khi có hỏa hoạn) Số lượng các vách ngăn của tàu phụ thuộc vào chiều dài và cấu trúc của tàu. Có thể hiểu một cách đơn giản, “bulkhead” là “bức tường” giữa các khoang, hầm hàng, buồng… trên tàu biển.
Bunker adjustment factor (phụ phí nhiên liệu): Thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, fuel adjustment factor”, “fuel oil adjustment factor” hay “bunker surcharge”. Xem “bunker surcharge”.
Bunker fuel (dầu nhiên liệu): Thuật ngữ dùng để chỉ bất kỳ loại dầu nặng (fuel oil) nào dùng làm nhiên liệu trên tàu biển. “Bunker” là nơi chứa than để chạy máy trong thời kỳ than còn được dùng làm nhiên liệu, trước khi có các két chứa dầu nặng (fuel oil tank) khi nhiên liệu được chuyển đổi từ than sang dầu. Khi dùng làm động từ, “bunker” có nghĩa là tiếp thêm nhiên liệu (refuel) và được dùng từ thuở tàu còn chạy bằng than.
Bunker surcharge (phụ phí nhiên liệu): Số tiền phải trả thêm cho hãng tàu chuyên tuyến hoặc công hội tàu chuyên tuyến (liner conference) do giá nhiên liệu không ổn định trên thị trường. Phụ phí này thường được tính trên cơ sở “tấn cước” (freight ton) hoặc một số phần trăm nhất định của tổng số tiền cước. Thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, “fuel adjustment factor”, “fuel oil adjustment factor” hay “bunker adjustment factor”.
Bunkering port (cảng lấy dầu): Cảng mà tàu biển ghé vào chỉ để lấy thêm nhiên liệu chứ không bốc hoặc dỡ hàng tại đó.
Buoy (phao tiêu): Thiết bị nổi, gắn với đáy biển, đáy sông, dùng để đánh dấu luồng tàu, chỉ dẫn hàng hải, hoặc báo hiệu nguy hiểm như xác tàu đắm, bãi cạn hay các chướng ngại vật khác.
Business logistics (logistics trong kinh doanh): Những hoạt động có hệ thống và phối hợp nhằm vận chuyển và lưu giữ hàng hóa từ dịch vụ của người bán lẻ/nhà cung cấp đến khách hàng (thị trường) thông qua các phương tiện của công ty và những hoạt động phối hợp – đóng gói, xử lý phần hoàn thành những mục tiêu cụ thể của công ty. đơn hàng – theo một phương thức hiệu quả để giúp cho việc tổ chức góp phần hoàn thành những mục tiêu cụ thể của công ty.
Business process outsourcing (BPO) (thuê ngoài quy trình kinh doanh): Thuê ngoài những chức năng không quan trọng từ bên thứ ba. Những chức năng được thuê ngoài bao gồm logistics, khoản phải trả, khoản phải thu, lương và nhân sự. Những lĩnh vực khác có thể là phát triển IT hoặc quản lý toàn bộ những chức năng IT của công ty.
Business to Business (B2B) (doanh nghiệp với doanh nghiệp): Mối quan hệ trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Một minh họa của B2B là trang web alibaba.com cung cấp một sàn giao dịch, không qua đó, doanh nghiệp có thể chào bán sản phẩm cho doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp cũng có thể giao dịch thông qua chính website của mình hoặc hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử để chào hàng và giao kết hợp đồng.
Trừ hàng hóa là sản phẩm số (như phần mềm, phim, bản nhạc, sách điện tử…) các sản phẩm hữu hình sau khi được giao dịch qua mạng đều cần được chuyển từ người bán đến người mua. Đây chính là lúc phải sử dụng đến dịch vụ logistics để đảm bảo hàng được giao đến đúng người mua với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Đặc điểm của giao dịch qua mạng là người bán và người mua không gặp mặt, ít có thông tin về nhau, do đó, để giao dịch thành công thì lòng tin là rất quan trọng, và logistics hiệu quả chính là yếu tố quyết định góp phần tạo nên lòng tin ấy. Với xu hướng mua sắm qua mạng ngày càng tăng, chuỗi logistics sẽ bị cắt ngắn lại, bỏ qua những khâu trung gian để hàng hóa đi thẳng từ tổng kho của nhà phân phối đến với người tiêu dùng, không phải đi qua cửa hàng, phòng trưng bày hay kho của đại lý. Xem thêm “e-commerce”.
Business to Consumer (B2C) (doanh nghiệp với người tiêu dùng): Mối quan hệ trong thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng. Một minh họa của B2C là trang web adayroi.com. Tại đây, doanh nghiệp là VinCommerce bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng với hàng trăm mặt hàng khác nhau, như một siêu thị. Những trang web đặt vé tàu bay, đặt phòng khách sạn cũng là B2C.
Trừ hàng hóa là sản phẩm số (như phần mềm, phim, bản nhạc, sách điện tử…) các sản phẩm hữu hình sau khi được giao dịch qua mạng đều cần được chuyển từ người bán đến người mua. Xem thêm “e-commerce”, “B2B”.
VẦN C
C2C (người tiêu dùng với người tiêu dùng): Mối quan hệ trong thương B2C là trang web ebay.com. Tại đó, bất kỳ ai cũng có thể là người bán mại điện tử giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng. Một minh họa của và người mua. Mỗi người vào trang web này đều có thể tự rao bán những món đồ của mình, đấu giá để có giá cao nhất.
Trừ hàng hóa là sản phẩm số (như phần mềm, phim, bản nhạc, sách điện tử…) các sản phẩm hữu hình sau khi được giao dịch qua mạng đều cần được chuyển từ người bán đến người mua. Đây chính là lúc phải sử dụng mua với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Đặc điểm của giao dịch qua mạng là người bán và người mua không gặp mặt, ít có thông tin về nhau, do đó, để giao dịch thành công thì lòng tin là rất quan trọng, và logistics hiệu quả chính là yếu tố quyết định góp phần tạo nên lòng tin ấy. Với xu hướng mua sắm qua mạng ngày càng tăng, chuỗi logistics sẽ bị cắt ngắn lại bỏ qua những khâu trung gian để hàng hóa đi thẳng từ tổng kho của nhà phân phối đến với người tiêu dùng, không phải đi qua cửa hàng, phòng trưng bày hay kho của đại lý. Xem thêm “e-commerce”.
Cable ship (tàu đặt cáp): Tàu biển được thiết kế để lắp đặt hoặc trải cáp thông tin hay cáp điện dưới đáy biển. Cáp thường được chứa trong két (tank) hoặc hầm hàng và thả ra từ phía mũi tàu.
Cabotage (1. Vận chuyển ven biển; 2. Quyền vận chuyển ven biển): 1. Vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển giữa các cảng ven theo bờ biển thuộc hai hay nhiều quốc gia (vùng lãnh thổ) hoặc giữa các cảng ven theo bờ biển trong phạm vi một quốc gia (vùng lãnh thổ); 2. Quyền được vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển giữa các cảng ven biển thuộc hai hay nhiều quốc gia (vùng lãnh thổ), hoặc trong cùng một quốc gia (vùng lãnh thổ) thường chỉ dành cho tàu treo cờ quốc gia (vùng lãnh thổ) có bờ biển đó.
CAF (phí biến động tỷ giá ngoại tệ, phụ phí tỷ giá hối đoái): Xem “Currency adjustment factor”.
Captain (thuyền trưởng): Người chỉ huy cao nhất trên tàu biển dùng “shipmaster”. cho mục đích thương mại. Thuật ngữ này còn được gọi là “master” hoặc
Cargo (hàng hóa): Bất kỳ tài sản nào được vận chuyển hoặc sẽ được vận chuyển trong hầm hàng tàu bay theo vận đơn hàng không, trừ hàng thư tín, hành lý và tài sản của người vận chuyển. Tuy nhiên, hành lý được vận chuyển theo vận đơn hàng không sẽ được coi là hàng hóa. Trong vận chuyển đường biển, hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Cargo battens (vách chặn hàng): Những thanh gỗ được gắn vào các cong-giang (frames) của tàu biển theo chiều dọc hay theo chiều ngang có tác dụng ngăn không cho hàng hóa tiếp xúc với thành tàu (mạn tàu), giúp cho hàng hóa được thông khí, tránh ẩm ướt, hoặc bị ngưng tụ hơi nước, “đổ mồ hôi”. Thuật ngữ này còn được gọi là “spar ceiling” hay “permanent dunnage”.
Cargo carrying capacity (trọng tải hữu ích): Thuật ngữ (hàng hải) này còn được gọi là “net capacity”, “cargo deadweight” hay “useful deadweight tonnage”. Xem “net capacity”.
Cargo compartment (khoang hàng hóa): Không gian dành cho việc chứa hàng trên tàu bay, hoặc tàu biển.
Cargo deadweight (trọng tải hữu ích): Thuật ngữ này còn được gọi là “net capacity”, “cargo carrying capacity” hay “useful deadweight tonnage”. Xem “net capacity”.
Cargo disassembly (phân chia hàng): Tách một hay nhiều phần cấu thành của lô hàng vì bất kỳ mục đích nào, ngoại trừ việc xuất trình cho nhà chức trách hải quan theo yêu cầu cụ thể
Cargo handling (làm hàng): Việc bốc hàng lên tàu biển và/hoặc dỡ hàng ra khỏi tàu biển.
Cargo hold (hầm hàng): Khoảng không trong tàu bay hoặc tàu biển giới hạn bởi trần, sàn, thành, tấm ngăn/vách ngăn của tàu bay/tàu biển sử dụng để vận chuyển hành lý, hàng hóa, bưu kiện ở dạng rời hay trong các thiết bị chất xếp.
Cargo manifest (bản lược khai hàng hóa): Chứng từ trích dẫn từ vận đơn, liệt kê danh sách hàng hóa chở trên tàu biển và được dùng cho nhiều mục đích khác nhau như: thống kê, tính thuế, nghiên cứu cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu… Nội dung chính của chứng từ này bao gồm: tên tàu, số vận đơn, tên hàng, số lượng, tên người giao hàng, người nhận hàng, cảng nhận hàng, cảng trả hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “manifest”.
Cargo net (lưới bốc dỡ hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “net”. Xem “net”.
Cargo plan (sơ đồ dự định xếp hàng): Sơ đồ mặt cắt dọc của một tàu biển được vẽ trước khi bốc hàng lên tàu, cho thấy vị trí dự tính của tất cả các lộ hàng sẽ bốc lên tàu, có tính đến nơi dỡ hàng, an toàn của hàng hóa và của tàu trong hành trình. Cần phân biệt thuật ngữ này với “stowage plan” (sơ đồ xếp hàng) là bản vẽ cho biết vị trí thực của hàng sau khi đã được bốc lên tàu và xếp đặt trong hầm hàng hoặc trên boong tàu.
Cargo receipt (biên lai hàng hóa): Tài liệu (dưới dạng giấy hoặc điện tử) do người vận chuyển cung cấp cho người gửi hàng ngoại trừ có thỏa thuận khác giữa các bên. Nó tương đương một bản ghi chứa các thông tin của lô hàng thay thế cho việc xuất vận đơn hàng không và là bằng chứng lô hàng đã được chấp nhận, sẵn sàng để vận chuyển.
Cargo sweat (hàng đổ mồ hôi): Hiện tượng những giọt nước đọng lại trên bề mặt hàng hóa, xảy ra khi tàu đi từ vùng có khí hậu mát sang vùng có khí hậu nóng hơn. Nhiệt độ của hàng hóa tăng chậm hơn nhiệt độ môi trường của tàu và khi bề mặt hàng hóa lạnh hơn điểm sương (dew point) của môi trường không khí xung quanh, bề mặt hàng hóa sẽ bị ẩm ướt. Hiện còn có ý kiến khác nhau về việc có nên thông gió cho hầm hàng khi gặp điều kiện khí hậu như thế hay không để tránh cho hàng hóa khỏi bị hư hỏng do đổ mồ hôi.
Cargo tank (két hàng): Két của tàu biển dùng để vận chuyển hàng hóa (nhằm phân biệt với két chứa những thứ khác như nước dằn tàu).
Cargoworthiness (thích hợp để vận chuyển hàng): Tàu biển phù hợp để vận chuyển một loại hàng hóa nào đó, đáp ứng được yêu cầu về an toàn và đảm bảo chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Carriage (chuyên chở, vận chuyển): Việc vận chuyển (chuyên chở) nói chung. Trong vận chuyển hàng không, là việc chuyên chở hàng hóa bằng tàu bay không thu tiền hoặc chở thuê.
Carrier (người vận chuyển): Người vận chuyển (đường biển) là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển. Người vận chuyển (hàng không) là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại.
Carrying carrier (người vận chuyển thực tế): Trong vận chuyển hàng không, là người vận chuyển thực hiện toàn bộ hoặc một phần vận chuyển theo sự uỷ quyền của người vận chuyển theo hợp đồng nhưng không phải là người vận chuyển kế tiếp.
Carryings (tổng lượng hàng vận chuyển): Toàn bộ số lượng hàng hóa mà một hãng tàu hoặc tất cả các hãng tàu biển chạy chuyên tuyến trong một công hội tàu chuyên tuyến vận chuyển trong một thời gian nhất định. Số liệu này là một trong những yếu tố để đánh giá lợi nhuận của dịch vụ vận chuyển và xem xét khả năng tăng giá cước (nếu cần).
Cartage (cước vận chuyển mặt đất): Chi phí đối với việc chuyên chở hàng hóa bằng đường bộ chặng ngắn, ví dụ như vận chuyển giữa kho/nhà máy của khách/kho ngoại quan trong thành phố với sân bay.
CASS (hệ thống thanh toán): Hệ thống kế toán và thanh toán trong việc bán dịch vụ vận chuyển hàng hóa giữa một bên là các hãng hàng không một bên là các đại lý của họ.
CCA (thông báo sửa đổi giá cước hàng hóa): Tài liệu sử dụng cho việc thông báo về sự thay đổi giá cước hay phương pháp thanh toán ghi trên vận đơn hàng không.
CCL (phí vệ sinh container); Xem “Container cleaning fee”.
Ceiling (ván lát sàn hầm hàng): Gỗ (hoặc vật liệu khác) được lắp đặt trên sàn hầm hàng của tàu biển để giữ cho hầm hàng khỏi bị hư hỏng trong quá trình sử dụng.
Cell (6 chứa container): Một ngăn trong hầm hàng của tàu chở container là nơi có thể tích vừa đủ để xếp một container trong quá trình vận chuyển. Thuật ngữ này còn được gọi là “slot”.
Cellular barge (sà lan chở container): Sà lan được thiết kế để chở container. Với loại sà lan này, phần hầm hàng có cấu trúc tương tự như hầm hàng của tàu chở container. Thuật ngữ này còn được gọi là “container barge”.
Center of order fulfillment (trung tâm hoàn thiện đơn hàng): Xem “order fulfillment center”.
Certificate of compliance (giấy chứng nhận phù hợp): Giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền xác nhận công ty và tàu biển phù hợp với Bộ luật quản lý an toàn quốc tế (Bộ luật ISM). Bộ luật này là một chuẩn mực quốc tế về công tác quản lý tàu nhằm đảm bảo an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm, có hiệu lực bắt buộc theo Chương IX của Công ước SOLAS 1974 từ ngày 1.7.1998.
Certificate of particular change (giấy chứng nhận thay đổi): Văn bản của cơ quan đăng kiểm tàu biển xác nhận tàu biển đã được hoán cải phù hợp với quy phạm của cơ quan đăng kiểm và quy tắc của các công ước quốc tế có liên quan. Ngoài ra, văn bản này còn liệt kê những thông số kỹ thuật đã thay đổi so với thông số cũ.
Certificate of registry (giấy chứng nhận quốc tịch): Văn bản do cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải cho biết tàu biển đã được đăng ký vào sổ đăng ký tàu biển quốc gia, và được phép mang cờ quốc tịch của quốc gia đó. Nội dung chính của giấy này thường gồm: tên tàu, tên chủ tàu, loại tàu, năm đóng, trọng tải toàn phần, dung tích toàn phần, công suất máy chính, cảng đăng ký, cơ quan đăng kiểm, ngày và số đăng ký, ngày và nơi cấp giấy chứng nhận. Thuật ngữ này còn được gọi là “Nationality
Certificate of short landed cargo (giấy xác nhận thiếu hàng): Chứng từ do đại diện hãng tàu cấp cho chủ hàng/người nhận hàng căn cứ vào “biên bản kết toán nhận hàng với tàu”, chứng nhận việc thiếu hàng. Về mặt pháp lý, giấy xác nhận thiếu hàng có giá trị như một bản trích sao của “biên bản kết toán nhận hàng với tàu” nên có thể dùng làm chứng từ khiếu nại người vận chuyển về trách nhiệm của tàu đối với số lượng hàng đã nhận để chở. Thuật ngữ này còn được gọi là “shortage bond”.
CFS (nơi/kho giao nhận hàng lẻ): Xem “Container freight station”.
Change of destination (phí thay đổi nơi đến): Phí áp dụng khi chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đến, dẫn đến gia tăng chi phí bốc dỡ, vận chuyển đường bộ, thay đổi lịch tàu… Thuật ngữ này viết tắt là COD.
Charge (cước phí): Khoản tiền phải trả cho việc vận chuyển hàng hóa dựa trên giá áp dụng cho việc vận chuyển đó hoặc là khoản tiền phải trả cho dịch vụ đặc biệt hoặc phát sinh liên quan đến việc vận chuyển này.
Chargeable weight (trọng lượng tính cước): Trọng lượng tính cước có thể là trọng lượng thực hay trọng lượng theo thể tích của lô hàng, sử dụng trọng lượng nào cao hơn đảm bảo rằng khi mà có mức cước thấp hơn tính cho mức trọng lượng tối thiểu cao hơn, thì mức trọng lượng tối thiểu cao hơn được sử dụng là trọng lượng tính cước.
Charge collect (cước thu sau): Cước ghi trên vận đơn hàng không để thu từ người nhận hàng.
Charge collect fee (phí thu cước sau): Phí thu trên cước theo trọng lượng và giá trị của lô hàng thu cước sau. Phí này do người nhận hàng trả.
Charge prepaid (cước trả trước): Cước ghi trên vận đơn hàng không do người gửi hàng thanh toán.
Chargeable weight (trọng lượng tính cước): Trọng lượng dùng để xác định tiền cước vận chuyển.
Chart datum (số 0 hải đồ/chuẩn hải đồ): Mức nước trên hải đồ được lấy được lấy là số 0 thủy triều, đó là “chuẩn” (gốc) để tính chiều cao của thủy làm gốc để từ đáy tính chiều cao của mực nước biển. Số 0 hải đồ thường triều. Thường đó là thủy triều thiên văn thấp nhất (lowest astronomical tide – LAT), nước kém trung bình thấp nhất (mean lower low water – MLLW).
Charter (thuê chuyến): Tàu bay hay chuyến bay khai thác theo hợp đồng thuê chuyến.
Charter contract (hợp đồng thuê chuyến): Hợp đồng đặc biệt theo đó người chuyên chở dành toàn bộ tải của tàu bay cho người gửi hàng sử dụng.
Charterer (1. Người thuê chuyến; 2. Người thuê vận chuyển, người thuê tàu): 1. Người ký hợp đồng thuê chuyến với người vận chuyển hàng không; 2. Người thuê vận chuyển theo theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc người thuê tàu (đường biển).
Charter party (hợp đồng thuê tàu định hạn, hợp đồng vận chuyển theo chuyến): Văn bản bao gồm những điều khoản của một hợp đồng được ký kết giữa chủ tàu và người thuê tàu (ví dụ như hợp đồng thuê tàu định hạn – time charter party) hoặc giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển (hợp đồng vận chuyển theo chuyến – voyage charter party). Hầu hết những hợp đồng loại này đều ở dạng tiêu chuẩn (standard form) với những điều khoản in sẵn và các khoảng trống hoặc các ô để điền chi tiết liên quan đến từng loại hợp đồng cụ thể. Ví dụ như: Thông số kỹ thuật của tàu, tiền thuê tàu (hire), quốc tịch tàu (cờ tàu), hãng bảo hiểm tàu, tốc độ tàu, lượng dầu tiêu thụ, đơn giá cước, thời hạn làm hàng (laytime), tiền phạt, cấu trúc của tàu… Ngoài phần in sẵn (có thể sửa đổi), nếu cần, các bên còn bổ sung những thỏa thuận khác vào hợp đồng. Thuật ngữ này còn được gọi là “charterparty” hoặc “charter-party”. Viết tắt là c/p.
Charter party bill of lading (vận đơn ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyển): Vận đơn (đường biển) được ký phát trên cơ sở một hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Nếu người giữ vận đơn (bill of lading holder) không phải là người thuê vận chuyển thì các quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và người giữ vận đơn sẽ được điều chỉnh bằng các điều khoản của vận đơn; nếu những điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã được đưa vào vận đơn thì những điều khoản này (điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến) sẽ được áp dụng.
Check baggage (hành lý ký gửi): Hành lý mà người vận chuyển tự đảm bảo việc trông giữ và xuất thẻ hành lý.
CCL – Container cleaning fee (phí vệ sinh container): Xem “Container cleaning fee”.
CIC – container imbalance charge (phí cân đối container): Phí phải trả do số lượng container hàng nhập (băng đường biên) không tương xứng với số lượng container hàng xuất do hãng tàu thu khi phải mất thêm chi phí để đưa container rỗng từ nơi khác về cảng hoặc kho để đóng hàng, thường xảy ra với những nơi khi lượng hàng xuất nhập khẩu bằng container không tương đương nhau. Thuật ngữ này đôi khi còn được gọi là “CIC fee” tuy không chính xác (vì đã có “charge”).
Circular indemnity (chuỗi điều khoản): Chuỗi các điều khoản bồi thường trong vận đơn.
City logistics (logistics đô thi): Xem “urban logistics”.
Class rate (giả theo nhóm hàng): Giá áp dụng cho các nhóm hàng hóa cụ thể, thí dụ như báo chí, động vật sống.
Classification (phân loại): Liệt kê các vật phẩm theo từng nhóm cho mục đích áp dụng giá cước.
Classification clause (điều khoản phân hạng): Điều khoản phân hạng cấp tàu biển được bảo hiểm.
Claused bill of lading (vận đơn không hoàn hảo): Vận đơn có ghi chú của thuyền trưởng về tình trạng bên ngoài không tốt của hàng hóa hay bao bì. Thuật ngữ này còn được gọi là “dirty bill of lading”, “unclean bill of lading” hay “foul bill of lading”.
Clean bill of lading (vận đơn hoàn hảo): Vận đơn không có ghi chú của thuyền trưởng về tình trạng bên ngoài không tốt của hàng hóa hay bao bì. Clean bill of lading (vận đơn hoàn hảo): Vận đơn không có ghi chú của Theo tập quán buôn bán và vận tải quốc tế, những ghi chú sau đây không làm cho vận đơn mất tính hoàn hảo:
- Những ghi chú không nói rõ ràng hàng hóa hay bao bì không tốt, ví dụ
- “hòm dùng lại”, “thùng cũ”.
- Những ghi chú miễn trách nhiệm cho người vận chuyển đối với những rủi ro có thể xảy ra do bản chất của hàng hóa hay của bao bì.
- Những ghi chú trong đó người vận chuyển tuyên bố không biết gì về nội dung, trọng lượng, kích thước, phẩm chất hay đặc điểm kỹ thuật của hàng hóa.
Clean on board (đã bốc hàng lên tàu hoàn hảo): Hàng hóa được bốc lên tàu trong tình trạng tốt.
Clean receipt (nhận tốt): Hàng hóa được nhận trong tình trạng bên ngoài tốt, không có ghi chú hay nhận xét về hư hỏng hay mất mát, thiếu hụt.
Clear days (ngày trọn vẹn): Khoảng thời gian tính theo ngày, không kể ngày đầu và ngày cuối. Ví dụ: Nếu hợp đồng quy định người vận chuyển phải thông báo cho người thuê vận chuyển “5 clear days” trước khi tàu đến cảng và tàu dự kiến đến cảng ngày 15/12, thì người vận chuyển phải gửi thông báo ngày 9/12 (vì không tính ngày 9 và 15/12).
Close (ngừng nhận hàng, đóng mảng): Chấm dứt việc nhận hàng để bốc lên tàu biển. Thuật ngữ này thường chỉ dùng để nói về việc nhận hàng của tàu chuyên tuyến.
Closing date (thời hạn nhận hàng): Ngày cuối cùng mà hãng tàu chuyên tuyến nhận hàng để vận chuyển.
Closing time (giờ cắt máng): Thời hạn (thời gian chậm nhất) mà hãng tàu chuyên tuyến nhận hàng để vận chuyển. Thuật ngữ này còn gọi là “cut-off time”.
Coaming (thành miệng hầm hàng): Thành (thường làm bằng kim loại) bao quanh miệng hầm hàng theo chiều thẳng đứng từ mặt boong tàu, có tác dụng ngăn không cho nước chảy vào hầm hàng hoặc tránh cho người làm việc trên boong tàu biển bị ngã xuống hầm hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “hatch coaming”.
COD (phí thay đổi nơi đến): Viết tắt của “change of destination”. Xem “change of destination”.
Collier (tàu chở than): Loại tàu chở hàng rời được đóng chuyên dùng để chở than. Tàu thường có 3, 4 hoặc 5 hầm hàng và có miệng hầm rộng để gầu ngoạm có thể di chuyển đến mọi vị trí trong hầm hang, làm cho việc dỡ hàng được nhanh chóng. Bốc hàng lên tàu được thực hiện bằng máy hút chuyên dùng. Một số tàu chở than có băng tải (conveyor belts) để dỡ hàng và được gọi là “tàu tự dỡ hàng” (self-unloader).
Collision (tai nạn đâm va) : Tai nạn xảy ra do va chạm giữa tàu biển với tàu biển, tàu biển với phương tiện thủy nội địa, tàu biển với thủy phi cơ hoặc giữa các phương tiện khác trên biển hoặc trong vùng nước cảng biển.
Combi aircraft (tàu bay kết hợp chở hàng trên sàn chính): Tàu bay để chở cả hàng hóa và hành khách trên sàn chính của tàu bay.
Combination of charge (cước kết hợp): Cước được tính bằng cách kết hợp từ hai loại cước trở lên.
Combination of rate (giả kết hợp): Giá được tính bằng cách kết hợp hai hay nhiều giá công bố theo chặng.
Combined transport (vận tải đa phương thức): Thuật ngữ này còn được gọi là “Intermodal transport” hoặc “multi-modal transport”. Xem “Intermodal transport”.
Come forward (đến sớm): Tàu biển có thời gian hay ngày dự tính đến cảng, ngày sẵn sàng hoặc hoàn thành việc bốc hay dỡ hàng (tùy từng trường hợp), sớm hơn thời gian đã báo trước hoặc dự tính. Ví dụ: Tàu thông báo dự tính sẽ đến cảng ngày 25/11/2007 nhưng thực tế tàu đã đến ngày 24/11/2007 – Như vậy gọi là tàu “đến sớm” (come forward).
Commision (hoa hồng): Phí trả cho đại lý (vận chuyển hàng không).
Commodity box rate (đơn giá cước container): Tiền cước vận chuyển của mỗi container đối với một loại hàng nhất định.
Completely knocked down (hàng thảo rời): Hàng hóa như máy móc, thiết bị, ô tô… được tháo thành từng bộ phận hoặc từng cụm linh kiện riêng biệt, và được đóng thành từng kiện, thùng, để vận chuyển bằng tàu biển. Sau khi được dỡ tại cảng đích, những hàng hóa này sẽ được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Thuật ngữ này thường được viết tắt là “c.k.d.”, “ckd” hoặc “CKD”.
Condensation (ngưng tụ hơi nước): Quá trình hơi nước chuyển thành chất lỏng (nước) do tàu biển đi từ vùng có khí hậu mát sang vùng có khí hậu nóng hơn. Để tránh hiện tượng này có thể gây hư hỏng nghiêm trọng cho hàng hóa, có thể dùng biện pháp thông gió (ventilation) để điều hòa, luân chuyển không khí trong hầm hàng.
Condition of carriage (điều lệ vận chuyển): Các điều kiện và điều khoản mà người vận chuyển đưa ra đối với việc vận chuyển của họ.
Condition of contract (điều kiện của hợp đồng): Các điều kiện và điều khoản ghi trên vận đơn hàng không.
Conflict of laws (xung đột pháp luật): Sự khác biệt của luật pháp về cùng một vấn đề giữa nước này với nước khác. Ví dụ: Nội dung và hình thức của hợp đồng, thời hiệu tố tụng, thẩm quyền của tòa án…
Congenbill (vận đơn cấp theo hợp đồng vận chuyển theo chuyển mẫu Gencon): Vận đơn để sử dụng cùng với hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) mẫu Gencon. Trong số những điều khoản của vận đơn này có một điều khoản quy định rằng tất cả mọi điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một phần không tách rời của vận đơn.
Congestion (ùn tàu): Tình trạng có nhiều tàu ở cảng làm cho tàu đến cảng để bốc hoặc dỡ hàng phải chờ cầu cảng (hoặc chờ nơi neo đậu để bốc dỡ hàng) vì không còn cầu trống. Có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này như: Đình công, thời tiết xấu, có quá nhiều hàng hóa xuất nhập khẩu vượt quá năng lực bốc dỡ hàng hiện có của cảng… Khi tàu chuyên tuyến (liner) bị chậm trễ kéo dài tại cảng do tình trạng này, người vận chuyển, người khai thác tàu thường thu thêm của người giao hàng một loại phí tương ứng gọi là “phụ phí ùn tàu” (congestion surcharge).
Congestion surcharge (phụ phí ùn tàu): Chi phí phải trả thêm do tàu biển bị chậm trễ vì có nhiều tàu phải chờ đợi ở một cảng nào đó. Chi phí này do hãng tàu chuyên tuyến quy định hoặc công hội (thay mặt hãng tàu) công bộ cho thấy những thiệt hại tính bằng tiền do tàu bị chậm trễ tại căng vì lý do nói trên.
Conlease (hợp đồng cho thuê container): Hợp đồng mẫu của BIMCO về cho thuê container.
Consignee (người nhận hàng): Người mà tên của họ được ghi trên vận đơn như là bên mà người vận chuyển giao hàng hóa cho họ.
Consignment/shipment (lô hàng): Hàng hóa được tập hợp thành nhóm, phần nói chung. Hàng hóa do người vận chuyển chấp nhận từ người gửi hàng được vận chuyển theo vận đơn hàng không đến cho người nhận hàng tại một điểm đến.
Consigned to order of (giao hàng theo lệnh của): Thuật ngữ thường ghi ở phần người nhận hàng của vận đơn vận tải đa phương thức, cho biết hàng được giao theo lệnh của ai.
Consignor (người gửi hàng): Người (chuyển giao hàng hóa cho người kinh doanh vận tải đa phương thức) được ghi trên vận đơn (chứng từ) vận tải đa phương thức.
Consolidator (người/bên gom hàng): Người/bên gom những lô hàng nhỏ, lẻ thành lô hàng lớn để vận chuyển.
Connecting carrier/Receiving carrier (người vận chuyển kể tiếp): Xem “Receiving carrier”.
Conro (tàu chở container và chở hàng ro-ro): Tàu biển được thiết kế để vừa chở container vừa chở loại hàng tự hành, có bánh xe, như ô tô, máy kéo, xe nâng hàng…
Con-ro ship (tàu rô-rô/tàu chở container): Thuật ngữ này còn được gọi là “ro-ro/container vessel”. Xem “ro-ro/container vessel”.
Consecutive days (ngày liên tục): Thuật ngữ này còn được gọi là “running days”. Xem “running days”.
Consign (chuyển giao): Đưa hàng hóa cho người vận chuyển (carrier) để chuyển cho người được gọi là “người nhận hàng” (consignee).
Consignee (người nhận hàng): Cá nhân, tổ chức được người vận chuyển chuyển giao hàng hóa tại cảng trả hàng.
Consignment (1. Lô hàng; 2. Việc gửi hàng): 1. Hàng hóa được giao cho người vận chuyển để người này chuyển đến một người được gọi là người nhận hàng; 2. Việc đưa hàng hóa cho người vận chuyên đề người này chuyển đến một người được gọi là người nhận hàng.
Consignor (người gửi hàng): Người chuyển giao hàng hóa cho một người được gọi là người vận chuyển để người này vận chuyển và giao (hàng hóa) cho một người gọi là người nhận hàng. Thuật ngữ này thường dùng trong vận tải đa phương thức.
Consolidated shipment (lô hàng thu gom): Lô hàng là kết quả của việc thu gom.
Consolidation (gom hàng hóa): 1. Một số lô hàng đơn lẻ được tập hợp lại và được vận chuyển theo vận đơn hàng không chủ, trong đó những lô hàng đơn lẻ được vận chuyển theo vận đơn hàng không thứ cấp riêng biệt do công ty giao nhận phát hành; 2. Trong vận chuyển đường biển, là tập hợp nhiều lô hàng nhỏ mà tính chất hàng hóa cho phép có thể sắp đặt, chất xếp gần nhau thành một lô hàng lớn, đủ để đóng vào container. Thuật ngữ này còn được gọi là “groupage”.
Consolidator (người gom hàng): Cá nhân hoặc công ty gom những lô hàng nhỏ, lẻ thành lô hàng lớn. Cá nhân hay công ty hoạt động như đại lý giao nhận hàng không thực hiện việc gom hàng bằng chính tên của họ.
Consortium (công-xóc-ti-om): Một nhóm các hãng/công ty vận tải biển chuyên tuyến, thường nằm trong một công hội tàu chuyên tuyến (conference), cùng nhau góp chung tàu biển và các phương tiện khác để cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa trên một tuyến vận chuyển nhất.
Container (công-te-nơ, container): Thùng đựng hàng được thiết kế sao cho có thể chứa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ (door to door) mà không phải dỡ hàng ra khỏi thùng. Có nhiều loại container với tiêu chuẩn kích thước khác nhau được sử dụng trên toàn thế giới và có thể được vận chuyển từ loại phương tiện vận tải này sang loại phương tiện vận tải khác trên đường vận chuyển. Các phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường biển (dùng để chở container) được thiết kế đặc biệt, thích hợp với việc vận chuyển loại thùng đựng hàng này. Loại container phổ biến nhất là loại 20 feet (20 footer), có chiều dài 20 feet (6,1m), chiều rộng 8 feet (2,4m), chiều cao 8,6 feet (2,6m) và loại 40 feet (40 footer), có chiều dài 40 feet (12,2m), chiều rộng và chiều cao giống loại 20 feet (8 feet và 8,6 feet). Container thường làm bằng thép và có nhiều loại khác nhau tùy theo tính chất của hàng hóa vận chuyển. Ví dụ: có loại chở hàng rời khô (gạo, xi-măng…), hàng lỏng (dầu, xăng…), hàng dễ hư hỏng (thịt đông lạnh, hoa quả tươi…). Container thường được gọi là “hộp, thùng” (box).
Container capacity (khả năng chở container): Tổng số container, thường được quy đổi ra số lượng container loại 20 feet – t.e.u.’s (twenty foot equivalent units), mà một số tàu có thể vận chuyển. Ví dụ: Một tàu có thể chở 2.000 container loại 20 feet và 1.000 container loại 40 feet, thì tàu đó có “khả năng chở container” là 4.000 TEU (một container loại 40 feet được tính là hai container 20 feet).
Container cleaning fee – CCL (phí vệ sinh container): Phí làm sạch container.
Container condition (điều kiện về vỏ container): Điều kiện cho thấy container thích hợp với một tình trạng cụ thể, ví dụ đóng được hàng nặng hay hàng nhẹ.
Container freight station (nơi/kho giao nhận hàng lẻ): Nơi mà những lỗ hàng lẻ (chưa đủ một container) được tập hợp và đóng vào container, hoặc là nơi mà những lô hàng lẻ được dỡ ra khỏi container. Viết tắt là CFS.
Container head (đầu container): Một trong 4 mặt bên của container (đường biển) dùng để đưa hàng hóa vào gọi là “cửa container”. Mặt đối diện với “cửa container” gọi là “đầu container”.
Container imbalance charge – CIC (phí cân bằng container): Xem “CIC”.
Container leasing (thuê container): Trả tiền sử dụng container (đường biển) để vận chuyển hàng trong một chuyến (từ nơi nhận đến nơi trả hàng) hoặc thuê trong một khoảng thời gian (ví dụ: 6 tháng hoặc 1 năm). Thông thường tiền thuê được tính theo ngày.
Container packing list (bảng kê và trọng lượng hàng): Bảng kê hàng hóa và trọng lượng hàng hóa trong từng container (đường biển).
Container port (cảng container): Cảng chỉ để bốc dỡ container hoặc chủ yếu là để bốc dỡ container (đường biển), được trang bị cần cầu container và có bãi rộng chứa container trước khi bốc lên tàu hoặc sau khi dỡ ra khỏi tàu.
Containership (tàu chở container) : Tàu biển chuyên dùng để chở container.
Container terminal (bến container) : Một phần của cảng, nơi mà các container được bốc lên hoặc dỡ ra khỏi tàu chở container.
Container transport (vận chuyển bằng container, bằng thùng): Vận chuyển bằng container nói chung; hàng hóa được gửi bằng các thùng được phê chuẩn (vận chuyển hàng không).
Container yard (bãi (để) container): Nơi mà người gửi hàng giao các container đã chứa hàng cho người vận chuyển và là nơi để các container rỗng (empty container) sau khi hàng đã được rút (dỡ) hết ra khỏi container để chuẩn bị bốc lên tàu. Viết tắt là CY.
Containerable (có thể chở bằng container): Hàng hóa có thể đóng vào container để vận chuyển. Thuật ngữ này còn được gọi là “containerisable”.
Containerisable (có thể chở bằng container): Thuật ngữ này còn được gọi là “containerable”. Xem “containerable”.
Containerisation (container hóa, đóng hàng vào thùng): Việc hãng tàu biển chuyên tuyến sử dụng tàu container thay thế cho tàu thông thường (conventional ship) hoặc việc dần dần chuyển sang vận chuyển bằng container. Thực hành hay kỹ thuật sử dụng các thiết bị hình hộp mà trong đó các kiện hàng được giữ, bảo vệ hay được phục vụ như một đơn vị khi chuyển tải trong vận chuyển hàng không.
Contents (nội dung hàng hóa): Sự mô tả hàng hóa do người gửi hàng kê khai được ghi vào ô “tên, tính chất và chi tiết hàng hóa” của không vận đơn.
Contingency cover (bảo hiểm chứng từ): Hợp đồng bảo hiểm hàng do người gửi hàng mua trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận chứng từ.
Contract of carriage of passengers and luggage (hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển): Hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và hành khách. Theo đó, người vận chuyển dùng tàu biển vận chuyển hành khách, hành lý từ cảng nhận khách đến cảng trả khách và thu tiền công vận chuyển hành khách, tiền cước hành lý do hành khách trả.
Contracting carrier (người vận chuyển theo hợp đồng): Người vận chuyển ký hợp đồng với khách hàng và chịu trách nhiệm trực tiếp với khách hàng. Ví dụ: người giao nhận với tư cách là người vận chuyển kỷ hợp đồng với người thuê vận chuyển (chủ hàng, người giao hàng) và cấp vận đơn thứ cấp (house bill of lading).
Conventional (hàng bao kiện, hàng thông thường): Thuật ngữ này còn được gọi là “breakbulk”. Xem “breakbulk”.
Conventional aircraft (tàu bay thân hẹp): Loại tàu bay có độ rộng của thân khoảng 3m (10ft) với một lối đi giữa các hàng chỗ ngồi của hành khách. Hàng hóa để ở hầm hàng dưới, trong phần lớn các trường hợp chỉ chở được hàng rời.
Conversion (hoán cải): Thay đổi thiết kế ban đầu của tàu biển để có công dụng hoặc công suất khác. Ví dụ: Chuyển tàu chở hàng rời/hàng xá (bulk carrier) thành tàu chở container, lắp thêm một hầm hàng nữa cho tàu để tăng khả năng vận chuyển, chuyển tàu 2 boong thành tàu 1 boong…
Copy bill of lading (vận đơn bản sao): Vận đơn được sao, chụp… dưới bất kỳ hình thức nào, hoặc có chữ “bản sao” (copy) trên vận đơn.
Corresponding draught (mớn nước tương ứng): Độ sâu mà tàu biển ngập trong nước theo một mức trọng tải nhất định, nghĩa là khi vận chuyển một số lượng hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, đồ dự trữ… nào đó có trọng lượng khác nhau thì tàu ngập trong nước ở độ sâu khác nhau.
Cost (chi phí)
Cost and freight (tiền hàng và cước phí): Thuật ngữ dùng trong mua bán hàng hóa có nghĩa là người bán có trách nhiệm thu xếp và trả tiền vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đến cảng trả hàng (port of discharge) đã thỏa thuận. Thông thường, rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được bốc lên tàu tại cảng bốc hàng (loading port).
CQD (làm nhanh theo tập quán): Xem “Customary quick dispatch”.
Cranage (1. Việc dùng cần cẩu; 2. Chi phí dùng cần cẩu): 1. Việc sử dụng cần cẩu vào một mục đích nào đó (bốc hoặc dỡ hàng…); 2. Thuật ngữ này còn được dùng để tính chi phí phải trả cho việc sử dụng cần cẩu.
Crane (cần cẩu): Máy dùng để nhấc và di chuyển những vật nặng và có nhiều loại khác nhau. Có loại có thể di chuyển (trên bánh xe hoặc trên đường ray), có loại nổi trên mặt nước (floating) và có loại gắn cố định ở trên bờ hay trên boong tàu biển. Về mặt thông số kỹ thuật và khả năng hoạt động của cần cẩu, một số chỉ tiêu quan trọng là sức nâng tối đa, được gọi là “sức nâng an toàn cao nhất” (safe working load – thường viết tắt trên các cần cẩu là s.w.1.), tầm với (outreach) – khả năng vươn xa nhất để nâng vật lên hay hạ vật xuống. Thuật ngữ này còn có thể được gọi là “tackle” nhưng ít dùng hơn.
Cross-border transport (vận tải xuyên biên giới): Hình thức vận tải không giới hạn trong phạm vi một nước, mà điểm đầu nằm ở một nước và điểm cuối nằm ở một nước khác. Mặc dù vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển hay đường hàng không cũng từ một nước này sang một nước khác, thuật ngữ vận tải xuyên biên giới thường dùng để chỉ vận tải đường bộ, đường sắt và đường thủy giữa những nước giáp nhau. Vận tải xuyên biên giới có thể bao gồm vận chuyển hàng hóa của chính nước đó sang nước bên cạnh, hoặc vận chuyển hàng hóa của một nước thứ ba (trường hợp quá cảnh).
Cu Cap – cubic capacity (thể tích có thể đóng hàng): Thuật ngữ ghi trên container (ghi ngoài vỏ container) cho biết dung tích có thể xếp hàng vào container.
Currency adjustment factor (phí biến động tỷ giá ngoại tệ, phụ phí tỷ giá hối đoái): Khoản phí hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá tiền tệ. Thuật ngữ này viết tắt là CAF.
Currency and bunker adjustment factor (phụ phí nhiên liệu và tỷ giá hối đoái): Chi phí phải trả thêm do một số công hội tàu biển chuyên tuyến thay mặt hội viên của mình đưa ra cho tàu thuộc công hội áp dụng hoặc do hãng tàu không thuộc công hội đưa ra. Chi phí này bao gồm chi phí do giá dầu tăng cao kết hợp với chi phí do tỷ giá hối đoái thay đổi và thường được thể hiện bằng một tỷ lệ phần trăm của đơn giá cước.
Custom of the port (tập quán của cảng): Một thực tiễn hoạt động của cảng được chấp nhận rộng rãi và được coi là một phần của hợp đồng vận chuyển hàng hóa trừ khi có quy định khác. Tập quán thường thấy là mức bốc và dỡ hàng tính theo ngày, địa điểm chấm dứt trách nhiệm đối với hàng hóa của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (booking note). Để tránh tranh chấp phát sinh do chưa biết tập quán của cảng, hoặc do tập quán của cảng có thể thay đổi, người vận chuyển, chủ hàng và các bên liên quan nên tham khảo trước với đại lý hoặc cơ quan cảng để hiểu rõ tập quán của cảng trước khi ký hợp đồng.
Customs clearance (phí thông quan): Phí phải trả để hoàn thành thủ tục hải quan, thường được tính theo chuyến (shipment) với hàng lẻ hoặc nguyên container.
Customs processing (chi phí khai hải quan): Chi phí kê khai, lập biểu mẫu, chuẩn bị hồ sơ, truyền số liệu, dữ liệu điện tử cho cơ quan hải quan… Chi phí này thường được tính theo bộ (set).
Customary quick dispatch (làm nhanh theo tập quán): Thuật ngữ thường được dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến với việc bốc/ dỡ hàng hóa không có số lượng cụ thể, không có mức thưởng/phạt. Thuật ngữ này còn được viết là “customary quickest despatch”. Cả hai cách viết của thuật ngữ này đều viết tắt là “CQD”.
Customs agent (đại lý làm thủ tục hải quan): Người hoặc tổ chức thay mặt những bên có quyền lợi về hàng hóa (cargo interests) như chủ hàng, người gửi hàng, người nhận hàng… để thu xếp mọi việc theo quy định của hải quan về thủ tục cho hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa ra vào khu chế xuất… và làm những thủ tục khác có liên quan đến hàng hóa trong thương mại quốc tế.
Customs broker (đại lý làm thủ tục hải quan): Người có chuyên môn được cấp phép thay mặt người nhận hàng thực hiện thủ tục hải quan.
Customs clearance (thủ tục hải quan): Hàng hóa được cơ quan hải cho phép nhập hoặc xuất khỏi một nước hoặc vùng lãnh thổ. Thủ tục hải đối với hàng hóa phải được thực hiện tại điểm hàng hóa xuất phát, chuyển tải và điểm đến.
Customs duty (thuế hải quan): Mức thuế áp dụng đối với hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
Customs entry (tờ khai hải quan): Mẫu kê khai hải quan được sử dụng khi làm thủ tục hải quan.
Customs fee (phí hải quan): Phí áp dụng bởi cơ quan hải quan đối với các dịch vụ hải quan.
Cut-off time (giờ cắt mảng): Xem “Closing time”.
CY (bãi (để) container) Xem “Container yard”.
VẦN D
Daily running cost (chi phí thực mỗi ngày): Chi phí tính theo ngày trong việc điều hành (operate) tàu biển. Chi phí này bao gồm tiền lương, đồ dự trữ, lương thực, thực phẩm, chi phí sửa chữa, bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu… Nói chung, những chi phí này không bao gồm chi phí cho mỗi chuyến tàu như tiền nhiên liệu, chi phí bốc dỡ hàng hóa và đại lý phí, cũng như không bao gồm chi phí khấu hao tàu (chi phí để thay tàu mới).
Damage (hư hại): Tổn thất xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển ảnh hưởng đến giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa hoặc bất kỳ sự thay đổi nào bên trong hoặc bên ngoài so với điều kiện ban đầu của lô hàng mà có thể gây ra việc giảm giá trị hàng hóa.
Dangerous cargo/dangerous goods – DG (hàng nguy hiểm): Các vật phẩm hoặc chất có thể gây rủi ro đối với sức khỏe, an toàn, của cải hoặc môi trường nêu trong danh mục hàng nguy hiểm theo quy định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, hoặc được phân loại theo quy định. Trong vận chuyển đường biển, những hàng hóa như vậy phải được người thuê vận chuyển, người giao hàng thông báo trước cho người vận chuyển và thường được xếp trên boong tàu.
Dangerous goods note (ghi chú hàng nguy hiểm): Ghi chú về tình trạng hàng hóa khi vận chuyển.
Dangerous goods regulation (quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm): Ấn phẩm của IATA bao gồm các quy định và liệt kê các loại hàng hóa nguy hiểm, đưa ra các hướng dẫn chi tiết về phục vụ, đóng gói các loại hàng hóa này.
Data freight receipt (giấy gửi hàng điện tử): Một loại giấy gửi hàng (waybill, seaway bill) điện tử do một số hãng tàu container sử dụng.
Day (ngày): Khoảng thời gian 24 giờ liên tục, tính từ 0 giờ đến 24 giờ, phần lẻ của ngày sẽ được tính theo tỷ lệ, trừ khi có quy định khác.
DC – dried container (container hàng khô): Container chở hàng khô.
Dead freight (cước khống): Số tiền mà người giao hàng hoặc người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển hoặc hãng tàu vì đã không xếp đủ số lượng hàng quy định trong hợp đồng. Nếu tiền cước bao gồm cả chi phí bốc dỡ hàng thì phần chi phí này sẽ được trừ ra khi tính cước khống.
Deadweight (trọng tải toàn phần): Trọng tải của tàu bao gồm trọng lượng của hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, phụ tùng, thuyền viên… mà tàu có thể chở khi tàu chìm đến một mức (nước) chuyên chở (loadline) nào đó, thường là ở mức (nước) chuyên chở mùa hè. Trọng tải toàn phần tính bằng tấn, thường viết tắt là “D.W.T.”, “DWT” hoặc “dwt”. Thuật ngữ này còn được gọi là “total deadweight” hay “deadweight all told”.
Deadweight all told (trọng tải toàn phần): Thuật ngữ này còn được gọi là “total deadweight” hay “deadweight”. Xem “deadweight”.
Deadweight cargo (hàng nặng): Thuật ngữ này còn được gọi là “weight cargo”. Xem “weight cargo”.
Deadweight cargo capacity (khả năng chở hàng): Trọng lượng hàng hóa tính bằng tấn mà một con tàu có thể chở khi tàu chìm đến một mức (nước) chuyên chở (load line) nhất định. Thuật ngữ này còn được gọi là “deadweight carrying capacity”. Thuật ngữ này viết tắt là “D.W.C.C.” hoặc “DWCC”.
Deaweight carrying capacity (trọng tải chở hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “deadweight cargo capacity”. Xem “deadweight cargo capacity”.
Dead load (tải tĩnh): Tổng trọng lượng của hàng hóa, bưu kiện, hành lý và thiết bị chất xếp rỗng.
Deadweight scale (bảng trọng tải theo mớn nước): Bảng được chia thành nhiều cột, liệt kê các mức mớn nước khác nhau của tàu tương ứng với các mức trọng tải toàn phần của tàu khi tàu hoạt động ở vùng nước mặn hay nước ngọt. Ví dụ: Một tàu có trọng tải 8.500 dwt tương ứng với mớn nước 7,5m; khi trọng tải toàn phần của tàu thay đổi còn 8.300 dwt thì mớn nước tương ứng sẽ là 7,35m… Ngoài những cột kể trên, bảng này còn có phần nêu số lượng hàng hóa (tính bằng tấn) khi xếp lên tàu làm cho tàu ngập trong nước thêm 1cm hay 1 inch (gọi là “tonnes/cm”, “tons/inch”). Số liệu này thay đổi không những tùy theo thiết kế của mỗi tàu mà còn tùy thuộc vào trọng lượng các vật phẩm, hàng hóa… đã có trên tàu. Ví dụ: Một tàu có số tonnes/cm là 25 có nghĩa là khi xếp lên tàu một lượng hàng nặng 25 tấn thì tàu chìm thêm 1cm trong nước.
Deballast (xả dằn tàu, xả ba-lát): Đưa vật dằn tàu (ballast) ra khỏi tàu biển. Vật dằn tàu được dùng phổ biến là nước và được bơm ra khỏi tàu khi cần giảm lượng nước ba-lát.
Deck (1. Boong; 2. Sàn): 1. Chữ “boong” có nguồn gốc và được phiên âm từ tiếng Pháp (pont). Đây là cấu trúc nằm theo chiều ngang của tàu biển bao gồm khung xương (xà ngang, sông dọc) và tấm lát boong. Boong trên có tác dụng đảm bảo sức chịu lực chung cho cả tàu và độ cứng theo chiều ngang của thân tàu. Các boong phía dưới boong trên chia thân tàu theo chiều cao thành từng tầng để bố trí trang thiết bị, nơi để hàng hóa và nơi ở của hành khách. Boong thường được đặt tên theo công dụng của boong, như boong lái (nơi có thiết bị lái), boong xuồng (nơi để xuống cứu sinh), boong thư giãn (để ngắm cảnh, đi lại…). Với tàu chở hàng, người ta còn phân loại tàu theo số boong của tàu. Ví dụ tàu một boong, tàu hai boong, tàu ba boong…); 2. Mặt sàn cấu trúc tàu bay. Đối với tàu bay có một mặt sàn thì sàn này gọi là sàn chính. Đối với tàu bay có từ 2 mặt sàn trở lên thì các sàn khác nhau theo thứ tự từ dưới lên trên là sàn dưới, sàn chính và sàn trên.
Deck cargo (hàng xếp trên boong): Hàng hóa được sắp đặt, chằng buộc vào boong trên cùng (open deck) của tàu biển. Hàng hóa thường được xếp trên boong là hàng nguy hiểm, gỗ xẻ, hàng có kích thước lớn không đưa qua miệng hầm được… Khi chuẩn bị xếp hàng trên boong, cần lưu ý đến khả năng chịu lực (strength) của mặt boong, của nắp hầm hàng (nếu hàng được xếp lên nắp hầm hàng), an toàn cho thuyền viên, không ảnh hưởng hoặc ít cản trở đến việc đi lại của thuyền viên trên boong tàu, không xếp quá cao ảnh hưởng đến việc hành hải của tàu. Rủi ro về hàng xếp trên boong, tùy từng trường hợp, do người thuê vận chuyển, người gửi hàng hay người nắm giữ vận đơn (B/L holder) chịu.
Deck load (hàng trên boong): Thuật ngữ này còn được gọi là “deck cargo”. Xem “deck cargo”.
Deck log (nhật ký boong): Thuật ngữ này còn được gọi là “Captain’s Log”. Xem “Captain’s Log”.
Deck officer (sỹ quan boong): Sỹ quan làm việc tại bộ phận boong trên tàu biển, có trách nhiệm giúp thuyền trưởng khi tàu hành trình trên biển và giám sát việc làm hàng (bốc dỡ hàng) khi tàu hoạt động tại cảng.
Deck option (quyền xếp hàng trên boong): Quyền của chủ tàu, hãng tàu, người vận chuyển được xếp hàng trên boong tàu trong trường hợp không thể xếp hàng dưới boong (trong hầm hàng). Chẳng hạn như: Kích thước hàng hóa lớn hơn kích thước miệng hầm nên không thể đưa hàng vào hầm hàng hoặc khi hầm hàng đã đầy (hàng cồng kềnh) nhưng tàu vẫn còn trọng tải cho phép. Quyền xếp hàng trên boong phải được thỏa thuận với người thuê vận chuyển, người giao hàng.
Declare general average (tuyên bố tổn thất chung): Tuyên bố của chủ tàu cho các bên có liên quan về việc đã có những hành động hoặc hy sinh được thực hiện một cách có ý thức vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung. Việc xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất chung và phân bổ tổn thất chung do người phân bổ tổn thất chung (average adjuster) thực hiện. Người phân bổ tổn thất chung do chủ tàu chỉ định.
Declared value for carriage (giá trị khai bảo vận chuyển): Giá trị hàng hóa do người gửi hàng khai báo cho người vận chuyển với mục đích xác định cước hay giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển trong trường hợp hàng đến chậm, mất hoặc hư hỏng.
Declared value for customs (giá trị khai báo hải quan): Giá trị hàng hóa do người gửi hàng khai báo với mục đích làm thủ tục hải quan.
Dedicated (chuyên dụng): Trang thiết bị, máy móc, phương tiện, cơ sở hạ tầng… được thiết kế và sử dụng cho một mục đích riêng biệt nào đó; ví dụ như cần cẩu chỉ dùng để bốc dỡ container, tàu biển được đóng chỉ để chở ô tô, bến cảng chỉ dùng để bốc dỡ dầu thô…
Deep sea (tuyến đường viễn dương): Tuyến đường hàng hải quốc tế, thường vượt biển và đại dương. Thuật ngữ này còn được gọi là “deep sea trade”.
Deep sea trade (tuyến đường viễn dương): Thuật ngữ này còn được gọi là “deep sea”. Xem “deep sea”.
Deep stowage (hàng chở trên tàu có một hầm hàng): Bất kỳ loại hàng hóa nào (hàng rời/xá, bao, kiện…) được xếp trong hầm hàng của tàu biển chỉ có một hầm hàng duy nhất (loại tàu biển chở hàng được thiết kế chỉ có một hầm hàng).
Deep tank (két sâu): Két trên tàu biển, thường nằm giữa các hầm hàng, chủ yếu dùng để chứa nước dằn tàu (ballast) nhưng cũng có thể dùng để chứa nước ngọt hay nhiên liệu.
Designated person (người phụ trách): Người ở công ty vận tải biển, quản lý tàu biển được chỉ định để bảo đảm việc tuân thủ Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM). Bộ luật này là một chuẩn mực quốc tế về công tác quản lý tàu nhằm đảm bảo an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm, có hiệu lực bắt buộc theo Chương IX của Công ước SOLAS 1974 từ ngày 1.7.1998.
Delay (sự chậm trễ, muộn)
Delivering carrier (người vận chuyển giao hàng): Người vận chuyển thực hiện việc giao hàng cho người nhận hàng hay đại lý của họ (vận chuyển hàng không).
Delivery (of cargo) (trả hàng): Việc người vận chuyển giao hàng hóa cho người nhận hàng (receiver, consignee) hợp pháp nếu có vận đơn gốc (bản chính), giấy gửi hàng đường biển (sea waybill) hoặc chứng từ vận chuyển khác có giá trị để nhận hàng.
Delivery (of a ship) (giao tàu biển): Việc chủ tàu chuyển giao tàu cho người thuê tàu định hạn toàn quyền sử dụng vào thời điểm bắt đầu cho thuê tàu tại địa điểm và thời gian đã thỏa thuận. Nơi giao tàu thường là nơi khá dễ dàng cho việc xác định thời gian tàu đến, chẳng hạn như trạm hoa tiêu, để tính thời gian bắt đầu cho thuê tàu. Thông thường, việc kiểm tra, giám định tàu khi giao tàu được thực hiện ngay khi có thể để xác định điểm giao tàu. tình trạng của tàu và số lượng dầu, nước ngọt… còn lại trên tàu vào thời điểm giao tàu.
Delivery certificate (biên bản giao nhận tàu): Văn bản do chủ tàu và người thuê tàu định hạn (hay người được ủy quyền) ký xác nhận thời điểm, ngày và nơi giao tàu; tức là thời điểm và địa điểm tàu bắt đầu thuộc quyền sử dụng của người thuê tàu định hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng. Văn bản này cũng nêu số lượng nhiên liệu còn lại trên tàu vào thời điểm giao tàu và ghi chú (nếu có) của người thuê tàu định hạn về những như hợp đồng quy định. khiếm khuyết của tàu và những sự việc, sự cố, hiện tượng… không đúng như hợp đồng quy định.
Delivery charge (phí giao hàng): Phí đối với dịch vụ giao hàng lẻ hoặc nguyên container.
Delivery order (lệnh giao hàng): Chứng từ do đại lý tàu biển (hoặc người vận chuyển) cấp cho người nhận hàng theo vận đơn để nhận hàng từ tàu biển hoặc từ kho hàng. Thông thường, người nhận hàng phải nộp vận đơn bản gốc (original) để đối lấy chứng từ này (lệnh giao hàng). Trong vận chuyển hàng không, là sự cho phép giao hàng cho người khác, không phải là người nhận hàng ghi trên vận đơn hàng không.
Delivery order fee (phí cấp lệnh giao hàng): Số tiền phải trả để có lệnh giao hàng và thường được tính theo bộ (set).
Delivery receipt (biên nhận giao hàng): Giấy biên nhận do người nhận hàng ký được coi là bằng chứng rằng hàng hóa đã được giao cho người nhận hàng.
Delivery service (dịch vụ giao hàng): Việc vận chuyển hàng nhập từ sân bay đến tới địa chỉ của người nhận hàng hay đại lý được chỉ định hoặc đến nơi lưu giữ của cơ quan nhà nước có liên quan theo yêu cầu.
DEM – Demurrage (1. Tiền phạt dôi nhật; 2. Phí lưu container tại bãi 3.Phí sử dụng ULD quá hạn): Xem demurrage,
Demise charter (thuê tàu trần): Thuật ngữ này còn được gọi là “bareboat charter”. Xem “bareboat charter”.
Demise charterer (người thuê tàu trần): Người thuê tàu trong hợp đồng thuê tàu trần. Nghĩa vụ của người thuê tàu trần theo hợp đồng này thường bao gồm: Trả tiền thuê tàu, bảo dưỡng tàu và các trang thiết bị của tàu, sửa chữa những hư hỏng của tàu và chịu trách nhiệm trả tiền sửa chữa nếu các tổn thất phát sinh thuộc phạm vi trách nhiệm của người thuê tàu trong thời gian thuê và phải thông báo cho chủ tàu biết, chịu chi phí bảo hiểm cho tàu với giá trị và phương thức theo thỏa thuận trong hợp đồng, khắc phục hoặc bồi thường thiệt hại gây ra cho chủ tàu nếu việc sử dụng, khai thác tàu gây ra thiệt hại cho chủ tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “bareboat charterer” hay “charterer by demise”.
Demise clause (điều khoản căn cước): Điều khoản trong vận đơn định rằng hợp đồng vận chuyển hàng hóa là hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng/người giao hàng hoặc người năm giữ vận đơn với chủ tàu/ người vận chuyển. Vận đơn do người thuê vận chuyển hay người thuê tàu định hạn ký phát cũng thường có điều khoản này. Cần lưu ý rằng điều khoản này không phù hợp với luật pháp của một số nước và vì vậy, có thể không có giá trị ở những nước đó.
Demurrage – DEM (1. Tiền phạt dôi nhật; 2. Phi lưu container tại bãi; 3. Phí sử dụng ULD quá hạn): 1. Số tiền phải trả cho chủ tàu biển, người vận chuyển… vì không bốc dỡ hàng hóa đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party); 2. Phí lưu giữ container tại bãi quá thời hạn trong hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (booking note). Đơn vị tính cho số tiền này thường theo “ngày”; 3. Mức phí khác nhau mà người vận chuyển hàng không thu từ khách hàng đối với việc sử dụng ULD của họ quá thời gian cho phép.
Density (tỷ trọng): Tỷ lệ giữa trọng lượng và thể tích, ví dụ tỷ lệ kg trên 1 mét khối.
Density of cargo (tỷ trọng của hàng hóa): Trọng lượng của hàng hóa tính trên một phút khối (cubic foot) hoặc đơn vị đo khối lượng khác. Ví dụ: Một tấn gạo đóng bao có khối lượng khoảng 1,4m3, như vậy tỷ trọng của gạo đóng bao là 0,71 (1/1,4m3).
Departure date (ngày khởi hành): Ngày xuất phát, nhổ neo của phương tiện vận tải.
Depth moulded (chiều cao theo khuôn): Thuật ngữ này còn được gọi là “moulded depth”. Xem “moulded depth”.
Depth of water (độ sâu của nước): Một yếu tố của cảng hay vùng nước, cho biết loại tàu hay kích cỡ (kích thước) tàu tối đa có thể đến, hoạt động chuyển đến hoặc rời khỏi nơi đó. và rời khỏi nơi đó cũng như số lượng hàng hóa tối đa mà tàu có thể vận
Deratting (diệt chuột); Việc loại trừ chuột được thực hiện trên tàu biển để có thể được cấp giấy chứng nhận phù hợp của cơ quan y tế tại cảng sở tại.
Deratting certificate (giấy chứng nhận đã diệt chuột): Văn bản do cơ tế có thẩm quyền ở cảng cấp cho tàu, xác nhận rằng chuột trên tàu đã bị diệt (tức là đã tiến hành công việc diệt chuột ở trên tàu).
Deratting exemption certificate (giấy chứng nhận miễn diệt chuột): Văn bản do cơ quan y tế có thẩm quyền ở cảng cấp, chứng thực rằng thanh tra viên của cơ quan này xác nhận rằng trên tàu không có chuột.
Derrick (cần cẩu đũa): Thiết bị lắp trên tàu biển dùng để bốc dỡ hàng hóa, bao gồm một trụ cầu gắn trên mặt boong tàu và một thanh cần nằm nghiêng, có thể nâng lên, hạ xuống được. Thanh cần này được giữ bởi một dây cáp hay dây xích. Hàng hóa được nhấc lên bằng một móc cẩu gắn ở đầu dây cáp. Dây cáp được vận hành (kéo vào hay thả ra) bằng một thiết bị gọi là “tời”. Có 2 loại cần cẩu đũa: loại thứ nhất dùng hai thanh cần, một thanh có vị trí ở phía trên hầm hàng, thanh kia đặt phía trên cầu cảng hay trên sà lan…; hàng hóa được bốc hay dỡ bằng cách dùng tời kéo và thả dây cáp. Cần cẩu loại này gọi là “cần cẩu đôi” (union purchase derricks). Loại thứ hai là loại chỉ dùng một thanh cần có thể tự xoay giữa tàu và bờ (hay sà lan) và tự nâng lên, hạ xuống, gọi là “cần cẩu đơn” (swinging derrick). Mỗi loại cần cẩu có phạm vi tải trọng an toàn khác nhau gọi là “giới hạn sức nâng an toàn” (safe working load), viết tắt là S.W.L. Khi sử dụng cần cẩu, theo quy tắc về an toàn, không được cẩu hàng có trọng lượng vượt quá giới hạn cho phép. Thuật ngữ này thường viết tắt là “der”.
Despatch (1. Sự khẩn trương; 2. Tiền thưởng): 1. Theo luật hàng hải và thông lệ thương mại của Anh và nhiều nước khác, người vận chuyển khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển phải bảo đảm tàu hành trình một cách khẩn trương hợp lý (reasonable despatch), tức là tàu phải có hành trình với thời gian thông thường mà các tàu khác vẫn thực hiện. Đây là nghĩa vụ mặc nhiên (implied), không cần phải có thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu người vận chuyển vị phạm nghĩa vụ này, người thuê vận chuyển, người nhận hàng… có quyền khiếu nại đòi bồi thường thiệt hại; 2. Thuật ngữ này còn được gọi là “despatch money”. Xem “despatch money”.
Despatch half demurrage (tiền thưởng bằng nửa tiền phạt): Thuật ngữ thường dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, có nghĩa là mức tiền thưởng (despatch) được tính bằng một nửa mức tiền phạt và tính theo ngày. Mức tiền phạt được viết phía trước từ viết tắt của thuật ngữ này, đó là “d1/2 d”. Ví dụ, “USD 5,000 d1/2d” có nghĩa là tiền phạt ở mức 5.000USD/ngày và tiền thưởng ở mức 2.500USD/ngày.
Despatch money (tiền thưởng bốc dỡ nhanh): Số tiền mà người vận chuyển trả cho người thuê vận chuyển (hoặc người khác theo quy định của hợp đồng) về việc tàu đã bốc hoặc dỡ hàng xong trước thời hạn cho phép. Thuật ngữ này còn được gọi là “despatch”.
Despatch on all laytime saved (thưởng toàn bộ thời gian làm hàng tiết kiệm được): Tiền thưởng được trả cho khoảng thời gian từ thời điểm hoàn thành việc bốc/dỡ hàng cho đến thời điểm hết thời hạn bốc/dỡ hàng (laytime) nhưng không tính thời gian loại trừ khỏi thời hạn bốc/dỡ hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “despatch on working time saved”, “despatch on laytime saved” hay “despatch on all working time saved”.
Despatch on all time saved (thưởng toàn bộ thời gian tiết kiệm được): Tiền thưởng được trả cho toàn bộ thời gian từ thời điểm hoàn thành việc bốc/dỡ hàng cho đến thời điểm dự tính hết thời hạn bốc/dỡ hàng (laytime) kể cả thời gian loại trừ khỏi thời hạn bốc/dỡ hàng.
Despatch on all working time saved (thưởng toàn bộ thời gian làm việc tiết kiệm được): Thuật ngữ này còn được gọi là “despatch on all laytime saved”, “despatch on working time saved” hay “despatch on laytime saved”. Xem “despatch on all laytime saved”.
Despatch on laytime saved (thưởng thời gian làm hàng tiết kiệm được): Thuật ngữ này còn được gọi là “despatch on all laytime saved”,“despatch “despatch on all laytime saved”. on working time saved” hay “despatch on all working time saved”. Xem
Despatch on working time saved (thưởng thời gian làm việc tiết kiệm được): Thuật ngữ này còn được gọi là “despatch on all laytime saved”, “despatch on laytime saved” hay “despatch on all working time saved”. Xem “despatch on all laytime saved”.
Destination (điểm đến): Điểm dừng cuối cùng của hành hóa theo hợp đồng vận chuyển.
Destuff (rút ruột container): Đưa hàng từ trong container ra ngoài, hay còn gọi là dỡ hàng từ container.
DET – detention (1. Phí lưu container tại kho riêng; 2. Tiền phạt lưu tàu): Xem “detention”.
Detention – DET (1. Phí lưu container tại kho riêng; 2. Tiền phạt lưu tàu): 1. Số tiền mà người giao hàng hoặc người nhận hàng phải trả cho hãng tàu chuyên tuyến (liner) vì đã lưu giữ container quá thời hạn cho phép tại kho riêng theo hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (booking note); 2. Số tiền mà người thuê vận chuyển phải trả cho người vận chuyển do thời gian tàu biển phải lưu lại tại cảng nhận hàng (hoặc cảng trả hàng) sau thời hạn bốc hàng (hoặc thời hạn dỡ hàng) và thời hạn dôi nhật do người thuê vận chuyển gây ra theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Deviation (đi chệch đường): Tàu biển đi ra khỏi tuyến đường đã thỏa thuận hoặc tuyến đường thông thường mà những tàu biển khác vẫn thường đi.
Deviation clause (điều khoản đi chệch đường): Điều khoản trong vận đơn hoặc trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến cho phép tàu đi ra ngoài tuyến đường thông thường mà các tàu khác vẫn đi hoặc đi ra ngoài tuyến đường đã thỏa thuận. Nội dung của điều khoản này có thể khác nhau tùy theo từng vận đơn hay hợp đồng vận chuyển theo chuyến nhưng đều có điểm chung là cho phép tàu ghé vào cảng bất kỳ (có thể không có trong lịch trình đi biển của tàu) vì bất kỳ mục đích gì, hoặc đi ra khỏi tuyến đường đã định để cứu người hay tài sản trên biển.
Dew point (điểm sương): Nhiệt độ mà hơi nước bắt đầu ngưng tụ và nước dần dần hình thành. Nếu nhiệt độ không khí bên ngoài thấp hơn nhiệt độ không khí bên trong những khoang kín như hầm hàng hay container, nước sẽ dần dần xuất hiện ở mặt trong của vỏ tàu hay container. Mặt khác, nếu nhiệt độ không khí bên ngoài cao hơn nhiệt độ không khí bên trong những khoang kín như hầm hàng hay container, nước sẽ xuất hiện ở ngay trên bề mặt hàng hóa. Vì vậy, trong một số trường hợp, cần phải thông gió hầm hàng, làm thay đổi nhiệt độ mà hơi nước có thể bắt đầu ngưng tụ để tránh hiện tượng nói trên.
DG – dangerous cargo/dangerous goods (hàng nguy hiểm): Xem: dangerous cargo/dangerous goods.
Diesel oil (dầu đi-ê-den): Dầu thường dùng để chạy máy phụ (auxiliary equipment) của tàu biển hoặc để chạy máy chính (main engine) khi tàu ra vào cảng, di chuyển trong cảng, luồng hẹp, hoặc trong các trường hợp cần thiết khác. Viết tắt là “D.O.” hay “DO”.
Dimension (kích thước); Chiều dài, chiều rộng, chiều cao lớn nhất tính bằng xăng-ti-mét hoặc inch thường sử dụng để xác định giá cước áp dụng trong vận chuyển hàng không.
Direct bill of lading (vận đơn đi thẳng): Vận đơn sử dụng trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ cảng nhận hàng (cảng bốc hàng) đến cảng trả hàng (cảng dỡ hàng) bằng một con tàu, tức là không phải chuyển tải dọc đường.
Direct continuation (gia hạn hợp đồng): Điều khoản trong một số hợp đồng thuê tàu định hạn dành cho người thuê tàu quyền được kéo dài thời hạn thuê tàu.
Direct discharge (dỡ hàng thẳng xuống phương tiện vận chuyển): Dỡ hàng hóa từ tàu biển bằng cách không đặt hàng hóa xuống cầu cảng mà đặt trực tiếp vào phương tiện vận chuyển đường bộ (như ô tô) hay đường sắt (như toa xe lửa)… Khi được đề nghị dỡ hàng theo cách này, các hãng tàu thường yêu cầu người nhận hàng/chủ hàng phải có đủ phương tiện để tiếp nhận hàng liên tục, tránh tàu phải chờ đợi (do thiếu phương tiện). Vận đơn của một số hãng vận tải biển có điều khoản quy định về việc dỡ hàng theo cách này.
Direct flight (chuyến bay trực tiếp): Chuyến bay từ điểm khởi hành tới điểm đến mà hàng hóa không cần phải chuyển sang chuyến bay khác cho dù có thể có điểm dừng trên đường bay.
Direct transhipment (chuyển tải trực tiếp): Đưa hàng hóa thẳng từ tàu biển này sang tàu biển khác mà không đặt hàng xuống cầu cảng để tránh phát sinh thêm chi phí và tốn thêm thời gian. Ví dụ: Hàng hóa được đưa thẳng từ sà lan hay tàu biển loại nhỏ sang tàu biển loại lớn (vượt đại dương).
Dirty bill of lading (vận đơn không hoàn hảo): Thuật ngữ này còn được gọi là “unclean bill of lading”, “foul bill of lading” hay “claused bill of lading”. Xem “claused bill of lading”.
Dirty petroleum products (dầu “bẩn”): Thuật ngữ này còn được gọi là “black products”. Xem “black products”.
Disbursement (1. Chi phí cho tàu; 2. Nhờ thu): 1. Số tiền mà người đại lý tàu biển thay mặt người vận chuyển trả cho các bên liên quan và được quyết toán với người vận chuyển bằng bản kê chi phí. Một số chi phí chính thường gặp là: phí trọng tải, phí hoa tiêu, tiền công lại dắt, đại lý phí…; 2. Khoản tiền mà người vận chuyển trả cho đại lý hay người vận chuyển khác. Khoản tiền này sẽ được người vận chuyển giao hàng sẽ thu từ người nhận hàng trong vận chuyển hàng không.
Disbursement account (bản kê chi phí cho tàu): Bản liệt kê những khoản mà tàu phải trả tại cảng do đại lý tàu gửi cho chủ tàu, người vận chuyển, như phí hoa tiêu, phí tàu hỗ trợ (lai dắt), cảng phí, tiền ứng cho thuyền trưởng, vật phẩm, phụ tùng cung ứng cho tàu, đại lý phí… Tóm lại là tất cả các khoản mà chủ tàu, người vận chuyển phải trả tại cảng. Kèm theo bản kê này là chứng từ chứng minh cho từng khoản chi. Viết tắt là “D/A”.
Discharge (dỡ hàng): Đưa hàng hóa ra khỏi tàu biển.
Displacement (lượng giãn nước): Trọng lượng của nước bị tàu biển chiếm chỗ. Thuật ngữ này còn được gọi là “displacement tonnage”.
Displacement tonnage (lượng giãn nước) : Thuật ngữ này còn được gọi là “displacement”. Xem “displacement”.
Disponent Owner (chủ tàu danh nghĩa) : Người hoặc công ty kiểm soát (kinh doanh, điều hành, thực hiện) các hoạt động khai thác tàu biển về mặt thương mại, quyết định cảng mà tàu ghé vào, loại hàng hóa vận chuyển… Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ người thuê tàu định hạn, dùng tàu biển để chở hàng theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) hoặc hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (booking note) và cấp vận đơn riêng theo mẫu của mình, hoặc dùng vận đơn theo mẫu của chủ tàu.
Disposable container (thùng sử dụng một lần): Thùng hàng chỉ sử dụng một lần trong vận chuyển hàng không.
Distress phase (tình trạng cấp cứu): Trong hoạt động tìm kiếm và cứu nạn hàng hải, là tình trạng mà trong đó có lý do để cho rằng sự an toàn của người, tàu biển hoặc phương tiện khác bị đe dọa một cách rõ ràng và cần phải được hỗ trợ ngay tức khắc.
Distribution logistics (logistics phân phối): Việc đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến tay khách hàng. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp là một nguyên liệu, bán thành phẩm thì khách hàng của doanh nghiệp là một doanh nghiệp khác, nếu sản phẩm là hàng tiêu dùng thì khách hàng là người tiêu dùng. Như vậy logistics phân phối của một doanh nghiệp này cũng có thể trùng với logistics cung ứng của doanh nghiệp khác.
Diving mask (mặt nạ lặn): Dụng cụ dùng cho người làm việc dưới nước có tác dụng tạo ra một khoảng không nho nhỏ trước mắt, ngăn không cho nước tiếp xúc trực tiếp với mắt để có thể nhìn rõ mọi vật dưới nước. Nếu không có dụng cụ này, người lặn chỉ có thể nhìn thấy những vật dưới nước ở một khoảng cách rất gần và không rõ vì nước tiếp xúc trực tiếp với mắt làm cho các tia sáng đi tới mắt bị khúc xạ theo nhiều góc (nhiều hướng) khác nhau.
Dock receipt (giấy biên nhận): Giấy xác nhận đã nhận hàng hoặc container tại cầu cảng.
Docker (công nhân bốc dỡ): Người làm công việc bốc hàng lên tàu biển hoặc dỡ hàng ra khỏi tàu biển.
Docker’s hook (móc cầm tay): Thuật ngữ này còn được gọi là “hand hook” hay “stevedore’s hook”. Xem “stevedore’s hook”.
Documentations fee (phí làm chứng từ): Phí làm vận đơn (hoặc chứng từ khác).
Document of compliance (giấy chứng nhận phù hợp): Văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho công ty (chủ tàu, người quản lý tàu…) xác nhận rằng hệ thống quản lý an toàn của công ty đã thỏa mãn yêu cầu của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM Code). Viết tắt là “DOC”.
Dolly (đô-li): Bề mặt phẳng dạng xe kéo có hệ thống con lăn dùng để phục vụ mâm thùng trên mặt đất.
Domesctic carriage (vận chuyển nội địa): Việc vận chuyển mà điểm xuất phát và điểm đến đều nằm trong cùng một quốc gia.
Donkeyman (sỹ quan máy): Sỹ quan cấp thấp thuộc bộ phận máy trên tàu biển mà nhiệm vụ của sĩ quan này bao gồm cả việc bảo dưỡng các máy đèn của tàu (auxiliary engines).
Door (cửa tàu rô-rô): Một bộ phận của tàu rô-rô (roll on-roll off ship) dùng làm phương tiện cho xe cộ ra vào và lên xuống tàu. Cũng có khi bộ phận này và cầu dẫn được thiết kế kết hợp làm một nhưng trong trường hợp, người ta lại làm thành 2 bộ phận riêng biệt. Cửa tàu được thiết kế sao cho kín nước để không cho nước biển lọt vào tàu.
Door to door (dịch vụ giao nhận tận nơi, từ kho đến kho): Dịch vụ hoặc đơn giá cước do hãng tàu container hoặc hãng giao nhận vận tải, logistics cung cấp mà theo đó, hàng được đóng vào container tại kho của người gửi hàng và để nguyên như vậy trong quá trình vận chuyển cho đến khi dỡ ra khỏi container tại kho của người nhận hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “house to house”; hoặc dịch vụ trọn gói mà theo đó người cung cấp dịch vụ có trách nhiệm toàn bộ đối với dịch vụ đó và khách hàng chỉ phải trả một lần chi phí dịch vụ trong vận chuyển hàng không.
Double hull (vỏ kép): Vỏ tàu được thiết kế có hai lớp (thường dùng cho tàu chở dầu). Lớp vỏ phía trong có tác dụng bảo vệ, không cho dầu chảy ra ngoài trong trường hợp tàu bị mắc cạn, đâm va với tàu khác hay đâm phải vật thể cố định (như cầu cảng… ). Thuật ngữ này còn được gọi là “double skin”.
Double insurance (bảo hiểm trùng): Hai hoặc nhiều đơn bảo hiểm do người được bảo hiểm, người đại diện của người được bảo hiểm giao kết về cùng một đối tượng bảo hiểm và cùng một rủi ro hàng hải mà tổng số tiền bảo hiểm vượt quá giá trị bảo hiểm thì được gọi là bảo hiểm trùng. Trong trường hợp này (bảo hiểm trùng), tất cả những người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường trong phạm vi giá trị thiệt hại thực tế của tài sản và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm tương ứng với số tiền bảo hiểm mà mình đã nhận bảo hiểm.
Double insurance contracts (Hợp đồng bảo hiểm trùng): Hợp đồng bảo hiểm trùng là hợp đồng mà bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm với hai doanh nghiệp bảo hiểm trở lên để bảo hiểm cho cùng một đối tượng, với cùng điều kiện và sự kiện bảo hiểm. Trong trường hợp các bên giao kết hợp đồng bảo hiểm trùng, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, mỗi doanh nghiệp bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm bồi thường theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trên tổng số tiền bảo hiểm của tất cả các hợp đồng mà bên mua bảo hiểm đã giao kết. Tổng số tiền bồi thường của các doanh nghiệp bảo hiểm không vượt quá giá trị thiệt hại thực tế của tài sản.
Double-rigged (tăng gấp đôi khả năng làm hàng): Một miệng hầm hàng có thể để cho 2 cần cẩu cùng đồng thời làm hàng (bốc hoặc dỡ hàng) thì được gọi là tăng gấp đôi khả năng làm hàng.
Double skin (vỏ kép): Thuật ngữ này còn được gọi là “double hull”. Xem “double hull”.
Down by the head (tàu bị chúi mũi): Thuật ngữ này còn được gọi là “trimmed by the head”. Xem “trimmed by the head”.
Downtime (thời gian ngừng hoạt động): Khoảng thời gian các thiết bị, máy móc như cần cẩu, xe nâng hàng… ngừng hoạt động mà nguyên nhân thường là do hỏng hóc phải sửa chữa hoặc bảo dưỡng.
Dozer (máy san hàng trong hầm hàng): Máy ủi loại nhỏ, dùng để làm phẳng bề mặt hàng hóa trong hầm hàng. Khi xếp hàng rời như than, xi măng…, người ta thường dùng máy rót hàng xuống tàu. Trong quá trình rót hàng, để hàng được san, trải đều trong toàn bộ hầm hàng kể cả các góc hầm, tăng khả năng chở hàng và đảm bảo an toàn cho tàu, tránh hàng bị xô về một bên khi hành trình, hoặc khi gặp thời tiết xấu làm cho tàu có thể bị đắm, người ta dùng một máy ủi loại nhỏ để đẩy hàng vào các góc và san bằng mặt trên của hàng hóa.
Draft (1. Mớn nước; 2. Độ sâu): 1. Độ chìm của tàu – khoảng cách theo chiều thẳng đứng, vuông góc với mặt nước, tính từ đáy tàu lên đến mặt nước – được gọi là mớn nước của tàu. Mớn nước thay đổi tùy theo thiết kế của tàu và không chỉ phụ thuộc vào trọng lượng của cả con tàu (bao gồm trọng lượng của bản thân tàu, mọi thứ có trên tàu như hàng hóa, nhiên liệu, phụ tùng…), mà còn phụ thuộc vào tỷ trọng của nước (density) mà tàu nằm trong đó. Mớn nước của tàu được thể hiện bằng dấu mớn nước (draft marks), kẻ ở đuôi tàu và mũi tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “draught”. Ví dụ: Một tàu có mớn nước 9,00M, có nghĩa là khoảng cách theo chiều thẳng đứng từ đáy tàu đến mặt nước là 9,00M; 2. Độ sâu của nước tại một cảng hay nơi nào đó. Ví dụ: Cảng có độ sâu là 9,5M.
Draught (1. Mớn nước; 2. Độ sâu): Thuật ngữ này còn được gọi là “draft”. Xem “draft”.
Draught limitation (giới hạn mớn nước): Độ sâu tối đa của sông, biển mà thân tàu (hull) có thể ngập trong nước ở cảng hay nơi nào đó. Độ sâu này được tính theo mét hoặc phít (feet). So sánh giới hạn mớn nước với “bảng tải trọng” (deadweight scale) của tàu sẽ biết được trọng lượng hàng mà tàu có thể chở được.
Draught survey (giám định mớn nước): Kiểm tra tại cảng để xác định số lượng hàng có trên tàu. Việc kiểm tra được tiến hành làm 2 giai đoạn: Trước và sau khi dỡ hàng. Trước khi dỡ hàng, giám định viên xác định mớn nước phía trước, mớn nước phía sau của tàu, có xem xét đến các yếu tố như tỷ trọng của nước tại nơi tàu đỗ, mức độ biến dạng (hog, sag) của vỏ tàu, trọng lượng giãn nước (displacement tonnage). Sau đó, giám định viên sẽ đo các két ở trên tàu để xác định số lượng nhiên liệu, nước ngọt, nước dằn (ballast). Sau khi tàu dỡ xong hàng, giám định viên làm lại những bước như trên để có được trọng lượng giãn nước mới. Bước tiếp theo là giám định viên tính toán số lượng nhiên liệu, nước ngọt đã tiêu thụ trong quá trình dỡ hàng cũng như số lượng nước dằn đã bơm ra khỏi tàu, để từ đó tính được số lượng hàng. Phương pháp này đôi khi còn được sử dụng để làm cơ sở cho việc thanh toán tiền bán hàng, tiền cước vận chuyển đối với hàng rời/hàng xá.
Draw (có mớn): Tàu đạt một mớn nước nào đó tính bằng mét (m) hay phít (feet)… Ví dụ: Tàu đạt mớn nước 6m gọi là tàu “có mới” 6m.
Drawback (hoàn thuế): Việc trả lại tiền thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu đã thu trước đó, khi hàng hóa được tái xuất.
Dredge (nạo vét): Di chuyển bùn, cát… ở đáy biển hoặc đáy sông đi nơi khác. Việc này thường được tiến hành trong khu vực cảng, gần cảng, luồng tàu để tăng độ sâu hoặc khôi phục độ sâu ban đầu.
Dredger (tàu hút bùn): Tàu được thiết kế để nạo vét bùn hoặc cát ở đáy biển hoặc đáy sông. Việc nạo vét này thường được làm tại khu vực cảng hoặc gần cảng để làm tăng độ sâu của cảng hoặc phục hồi độ sâu ban đầu, làm cho tàu có mớn nước cao hơn có thể ra vào cảng hoặc làm cho tàu có thể chở được nhiều hàng hơn. Các phương pháp nạo vét thông thường là hút, dùng gấu để múc và dùng gầu để ngoạm. Phương pháp hút là phương pháp dùng đường ống và bơm ngầm để di chuyển bùn. Phương pháp dùng gầu múc là dùng nhiều gầu liên hoàn để nạo cát, bùn rồi đưa vào gầu để chuyển lên. Phương pháp dùng gầu ngoạm là phương pháp móc gầu ngoạm vào đầu cần cẩu rồi mở ngoạm trong khi thả gầu ngoạm xuống nước để gom bùn cát vào gầu rồi nhấc lên. Cả ba phương pháp nói trên đều nhằm thu gom cát, bùn vào hầm tàu hoặc vào các phễu chứa rồi sau đó chuyển đến các sà lan để đưa đi đổ. Ngoài những loại tàu hút bùn kiểu thông thường, còn có loại có đáy mở, thường gọi là tàu mở đáy – là loại tàu mà đáy có thể mở ở phía dưới để đổ bùn cát (qua đáy này) xuống biển. Thuật ngữ này còn được gọi là “sand dredger” hay “sand carrier”.
Dried container – DC (container hàng khô): Xem “DC”.
Drop back (quả thời gian dự kiến): Tàu biển bị chậm trễ so với thời gian dự tính hoặc chậm trễ trong việc đến cảng, sẵn sàng bốc dỡ, hoặc hoàn thành việc bốc dỡ hàng… Thuật ngữ này còn được gọi là “go back”.
Dry cargo (hàng khô): Hàng không phải là hàng lỏng (liquid).
Dry cargo container (container chở hàng khô): Container được thiết kế để vận chuyển những loại hàng hóa không phải là hàng lỏng. Đây là loại container được sử dụng phổ biến nhất, chủ yếu dùng để chở hàng bách hóa (general cargo). Container làm bằng thép, được che kín mọi phía (xung quanh, trên và dưới), có các cánh cửa với chiều cao đúng bằng chiều cao của container. Những cánh cửa này được lắp đặt ở một phía của container để tấm gỗ cứng hoặc gỗ dán. Dọc hai phía theo chiều dọc trên sàn container thường có các móc, vòng… gọi là các điểm chằng buộc hàng hóa (lashing points) dùng để cố định vị trí hàng hóa trong container, bảo đảm an toàn cho hàng hóa, tàu biển và thuyền viên trong quá trình vận chuyển cũng như an toàn trong việc di chuyển container trước và sau khi bốc dỡ lên xuống tàu. Container loại này có nhiều kích cỡ khác nhau nhưng phổ biến nhất vẫn là hai loại có chiều dài 20 phít (feet) và 40 phít. Thuật ngữ này còn được gọi là “general purpose container” hay “dry freight container”.
Dry dock (1. Đưa tàu vào ụ khô; 2. Ụ khô): 1. Đưa tàu biển vào nơi được xây dựng như một bể khép kín – nơi tàu có thể được kiểm tra, sửa chữa sau khi nước của bể này được bơm ra ngoài; 2. Bể kín chứa nước, thường được đào hoặc xây ở cửa biển, cửa sông, có cửa thông với biển hoặc sông. Sau khi tàu vào bể, cửa được đóng lại, toàn bộ nước được bơm ra khỏi bể để có thể kiểm tra và sửa chữa tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “graving dock”.
Dry freight container (container chở hàng khô): Thuật ngữ này còn được gọi là “general purpose container” hay “dry cargo container”. Xem “dry cargo container”.
Dry operating weight (DOW) (trọng lượng khai thác khô): Trọng lượng cơ bản của tàu bay cộng với trọng lượng tổ lái, hành lý của tổ lái và tủ suất ăn.
Dry weight (trọng lượng khô): Trọng lượng thực tế của hàng xá/hàng rời sau khi trừ đi độ ẩm cho phép. Ví dụ: 1.000 tấn hàng nông sản có độ ẩm là 5% thì trọng lượng khô là 950 tấn.
Dual rate contract (biểu giá cước linh hoạt): Hệ thống các điều kiện vận chuyển và đơn giá cước do Công hội tàu chuyên tuyến (liner conference) áp dụng. Theo đó, các điều kiện vận chuyển giống nhau và được áp dụng chung cho tất các lô hàng nhưng biểu cước lại có hai loại đơn giá cước: một loại dành cho những người gửi hàng cam kết xếp toàn bộ hàng của mình hay một số lượng hạng nhất định (đã được thỏa thuận với người vận chuyển) lên tàu của Công hội; và một loại đơn giá cước cao hơn dành cho những người gửi hàng khác – những người không cam kết xếp toàn bộ số hàng của mình hay một số lượng hàng nhất định (theo quy định của hãng tàu) lên tàu của Công hội.
Dumb (mù, không có động cơ): Thuật ngữ nói về loại phương tiện vận tải không có động cơ và cũng không có hệ thống điều khiển riêng. Do đó, cần phải được kéo hoặc đẩy mới có thể di chuyển. Loại phương tiện này thường không có biên chế thuyền viên cũng như không có nơi ở cho họ nhưng lại có dung tích hữu ích (dùng để chứa hàng) lớn. Phần nhiều loại phương tiện này là các sà lan không có động cơ và thường được gọi là sà lan “mù”.
Dunnage (1. Vật liệu chèn lót ; 2. Chèn, lót hàng hóa): 1. Vật liệu thuộc nhiều loại khác nhau, thường làm bằng gỗ, thảm cói, tre, vải bạt… dùng để ngăn cách, bảo vệ hàng hóa, tránh bị hư hỏng và làm thông thoáng hàng hóa. Đối với một số loại hàng hóa, vật liệu này còn dùng để tạo khoảng trống cho xe nâng hàng (fork-lift truck) có thể đưa các càng xe nâng (forks) vào phía dưới kiện hàng khi bốc hoặc dỡ hàng; 2. Đặt các vật dùng làm vật chèn lót như gỗ, giấy, ni-lông, chiếu cói… xuống dưới, xung quanh hoặc vào giữa hàng hóa đề ngăn cách, thông khí, tránh cho hàng hóa khỏi bị hư hỏng, và bảo đảm an toàn cho hàng hóa khác, người và tàu biển trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ, lưu kho. Đối với một số trường hợp, việc đặt vật liệu chèn lót hàng còn có tác dụng tạo khoảng trống cho các càng xe nâng có thể đưa vào khi bốc dỡ hàng hóa.
VẦN E
E-commerce (thương mại điện tử): Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động thương mại. Từ việc sử dụng các phần mềm trong giao dịch mua bán, vận tải, bảo hiểm, ngân hàng… cho đến việc áp dụng các thiết bị thông minh, thiết bị di động, tự động hóa từng phần hoặc toàn quá trình hoạt động thương mại.
EJusdem (học thuyết Ejusdem): Học thuyết trong luật Anh hạn chế việc sử dụng từ ngữ thông thường để giải thích những thuật ngữ đặc biệt.
E-logistics (logistics điện tử): Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động logistics. Từ việc sử dụng các phần mềm quản trị kho hàng, theo dõi hành trình cho đến việc áp dụng các thiết bị thông minh, thiết bị di động, tự động hóa từng phần hoặc hoặc toàn quá trình hoạt động logistics.
Earn dispatch (được thưởng): Có quyền được hưởng số tiền thưởng theo mức thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party) bằng đường biển vì đã hoàn thành việc bốc và/hoặc dỡ hàng với thời gian ít hơn thời gian làm hàng cho phép (laytime) nêu trong hợp đồng.
Earn freight (được hưởng tiền cước vận chuyển): Người vận chuyển đã hoàn thành mọi nghĩa vụ theo thỏa thuận về việc thực hiện đầy đủ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển để được người thuê vận chuyển trả tiền công vận chuyển. Thời điểm được trả tiền công vận chuyển căn cứ vào quy định giữa hai bên trong hợp đồng.
Economical speed (tốc độ kinh tế): Tốc độ mà tại đó chi phí nhiên liệu của tàu biển là ít nhất hoặc việc khai thác tàu nói chung có hiệu quả kinh tế nhất. So sánh một cách tổng thể, tuy thời gian hành trình dài hơn, chi phí quản lý, điều hành nhiều hơn nhưng hiệu quả kinh tế lại đạt mức cao nhất. Ví dụ: Đại lý của tàu tại cảng thông báo rằng nếu tàu chạy với tốc độ bình thường, khi đến cảng tàu sẽ phải chờ cầu cảng vì các tàu khác chưa bốc dỡ xong hàng. Người vận chuyển có thể áp dụng tốc độ kinh tế bằng cách ra lệnh cho tàu chạy chậm hơn bình thường sao cho khi tàu đến cảng là vào cầu cảng được ngay và chi phí cho nhiên liệu ít hơn so với chạy tốc độ bình thường.
Economy scale (lợi thế về quy mô): Việc sản xuất một lượng hàng hóa lớn hơn sẽ giúp giảm chi phí trên mỗi đơn vị hàng hóa, thông qua việc chia chi phí cố định trên một số lượng lớn.
Edible oil carrier (tàu chở dầu ăn): Một loại tàu chở chất lỏng dùng để chở nhiều loại dầu ăn dùng cho người. Do tính chất của nhiều loại dầu là có thể trở thành trạng thái rắn khi ở thời tiết mát nên các két chứa hàng cần có thiết bị hâm nóng (heating coils) để duy trì nhiệt độ thích hợp cho hàng hóa. Vì là dầu dùng làm thực phẩm cho con người nên đòi hỏi tiêu chuẩn vệ sinh đối với tàu, hầm hàng… ở mức rất cao, kể cả đối với những thiết bị có liên quan như hệ thống bơm dùng để dỡ hàng.
Elapsed transportation time (thời gian vận chuyển): Tổng số giờ, phút tính từ thời gian khởi hành tại sân bay khởi hành đến thời gian đến tại sân bay cuối cùng (bao gồm cả thời gian chuyển tiếp).
Electronic commerce (thương mại điện tử): Xem “E-commerce”.
Electronic data interchange – EDI (chuyển giao dữ liệu điện tử): Việc chuyển giao các thông tin giao dịch từ máy tính đến máy tính theo một định dạng chuẩn.
Electronic signature (chữ ký điện tử): Một hình thức chứng thực cung cấp việc nhận dạng và xác thực một giao dịch bằng cách thông qua mã số dành cho tổ chức hoặc cá nhân.
Elsewhere (thanh toán tại nơi khác): Địa điểm thanh toán không thuộc cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng.
Empowerment (giao quyền): Điều kiện theo đó nhân viên có quyền đưa ra quyết định và thực hiện trong phạm vi công việc của họ mà không cần phải có sự thông qua trước. Ví dụ: Một nhân viên điều hành hoạt động có thể dừng quá trình sản xuất nếu nhân viên đó phát hiện ra vấn đề, hoặc một nhân viên dịch vụ khách hàng có thể gửi một sản phẩm thay thế nếu khách hàng gọi điện khiếu nại.
Embargo (cấm vận): Từ chối tiếp nhận hàng hóa để vận chuyển cho một giai đoạn nhất định trong vận chuyển hàng không. Đối với hoạt động của tàu biển trong hàng hải thương mại, cấm vận là mệnh lệnh của chính phủ không cho phép tàu biển rời cảng.
Empty container (container rỗng): Container không chứa hàng.
Encryption (mã hóa): Việc chuyển hóa các văn bản thành các đoạn mã nhằm mục đích bảo mật.
End-of-life (cuối vòng đời sản phẩm): Việc hoạch định và thực hiện ở giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm. Thách thức đặt ra là đưa đúng số lượng sản phẩm nhằm (a) tránh sự dư thừa sau đó phải bán với mức chiết khấu cao hoặc phải bỏ đi, hoặc (b) kết thúc với sự thiếu hụt trước khi thế hệ sản phẩm mới sẵn sàng.
End-of-life inventory (tồn kho giai đoạn cuối): Tồn kho hiện có sẽ đáp ứng các nhu cầu trong tương lai của những sản phẩm không còn sản xuất nữa.
Endorse a bill of lading (ký hậu vận đơn): Ký lên vận đơn để chuyển nhượng cho người khác quyền sở hữu hàng hóa mô tả trên vận đơn, (“kỷ hậu” còn được gọi là “bối thự”). “Bối” là “mặt sau”, “thự là “ký” – ký vào mặt sau (của chứng từ).
Endorsement (ký hậu vận đơn): Xem “Endorse a bill of lading”.
Engine log (nhật ký buồng máy): Sổ ghi chép mọi hoạt động của bộ phận máy trên tàu biển. Việc ghi chép thường do một sỹ quan máy thực hiện và bàn giao tình hình hoạt động của bộ phận máy cho ca trực tiếp theo mỗi khi hết ca trực.
Enter a ship (bảo hiểm P&I cho tàu biển): Mua bảo hiểm dân sự của chủ tàu cho tàu biển tại một hội hoặc công ty bảo hiểm trách trách nhiệm nhiệm dân sự của chủ tàu.
Enter a ship in(wards) (khai báo hải quan cho tàu nhập cảnh): Thông báo với cơ quan hải quan tại cảng về việc tàu đã đến cảng kèm theo các chi tiết của tàu (tên tàu, quốc tịch của tàu (cờ tàu), tên chủ tàu, chiều dài, chiều rộng, trọng tải, mớn nước…), chi tiết về thuyền viên (số lượng, quốc tịch…), hàng hóa, chi tiết của chuyến trước đó và chuyến sắp tới. Việc thông báo này do thuyền trưởng hoặc đại lý hàng hải của tàu thực hiện.
Enter a ship out(wards) (khai báo hải quan cho tàu xuất cảnh): Xin phép cơ quan hải quan tại cảng cho tàu được rời cảng. Công việc này thường do thuyền trưởng hoặc đại lý hàng hải thực hiện cùng với việc cung cấp (cho các cơ quan hữu quan) một số giấy tờ cần thiết để chứng minh tàu đủ điều kiện rời cảng như các giấy chứng nhận về an toàn của tàu, bản lược khai hàng hóa cho biết tên hàng và số lượng hàng hóa đã bốc lên tàu…
Entry (in a tariff) (tên hàng, nhóm hàng trong biểu cước): Danh mục hàng hóa ghi trong biểu cước của hãng tàu chuyên tuyến hoặc công hội tàu chuyên tuyến. Tương ứng với một loại hoặc một nhóm hàng hóa là một mức cước áp dụng cho loại hàng hóa hay nhóm hàng hóa đó.
Equipment (thiết bị): Thuật ngữ dùng để chỉ container (đường biển) nói chung hoặc dùng để chỉ loại container đặc biệt, thường gọi là “special equipment” (không phải loại container thông thường) như loại mở phía trên (open top) hay container lạnh (refrigerated container). Ví dụ: “Equipment specifications” (quy cách các loại container) là bản giới thiệu các loại container mà hãng tàu có.
Estimated schedule (lịch trình dự kiến): Thời gian hoạt động dự tính của tàu biển.
Estimated to arrival – ETA (thời gian dự kiến tàu đến)
Estimated to departure – ETD (thời gian dự kiến tàu khởi hành) Europallet (pa-lét kiểu châu Âu): Pa-lét (khay xếp hàng/mâm hàng) có kích thước theo tiêu chuẩn của châu Âu: dài 1,2m, rộng 0,8m. Loại này ban đầu chủ yếu dùng trong vận tải đường bộ và đường sắt nhưng gần đây đã được dùng để vận chuyển bằng tàu chở container, bằng cách thay đổi kích thước (cắt bớt) các góc để xếp được tối đa loại pa-lét này.
Even if used (ngay cả khi có sử dụng): Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, quy định rằng việc bốc hoặc dỡ hàng trong khoảng thời gian miễn trừ (excepted period) sẽ không tính vào thời hạn làm hàng (laytime). Ví dụ: “Chủ nhật và ngày nghỉ trừ ra, ngay cả khi có sử dụng” (Sundays and Holidays excepted even if used). Nếu người thuê vận chuyển sử dụng chủ nhật và ngày nghỉ để bốc hoặc dỡ hàng thì thời gian này sẽ không tính vào thời hạn làm hàng.
Even keel (không chênh mớn): Tàu biển có mớn nước phía trước (phía mũi tàu) bằng mớn nước phía đuôi (phía lái tàu). Ví dụ: Tàu có mớn nước phía mũi là 6,5m, mớn nước lái cũng bằng 6,5m. Tuy vậy, trong hành trình đi biển, tàu thường được điều chỉnh sao cho mớn nước phía lái cao hơn mớn nước phía mũi (tức là phía lái chìm sâu hơn) để cho tàu vận hành được tốt hơn.
Ex (trước đây, từ, tại): Khi đặt trước tên của tàu biển, thuật ngữ này có nghĩa là “tên trước đây” (tên cũ). Thông tin này rất bổ ích trong trường hợp tàu mới đổi tên, vì người môi giới tàu biển hay người dự định thuê tàu có thể tìm hiểu về tàu (kích thước, thông số kỹ thuật, năm đóng…) căn cứ vào tên cũ được ghi trong sổ đăng ký tàu biển. Khi đặt trước địa điểm hay vị trí, thuật ngữ này xác định trách nhiệm được chuyển từ tổ chức, cá nhân này sang tổ chức, cá nhân kia. Ví dụ “ex works..” (người bán giao chi phí chuyên hàng đi). hàng cho người mua “tại xưởng” của mình, người mua nhận hàng và chịu
Excepted (thời gian miễn trừ): Thuật ngữ này còn được gọi là “excluded”. Xem “excluded”.
Excepted period (thời gian miễn trừ): Khoảng thời gian mà trong đó, bất kỳ phần thời gian nào có hoạt động bốc hoặc dỡ hàng đều không tính vào thời hạn làm hàng (laytime) để tính thưởng phạt, trừ khi có thỏa thuận khác. Khoảng thời gian này phải được nêu trong hợp đồng và có thể bao gồm ngày nghỉ cuối tuần, ngày nghỉ chung (public holidays) và thời gian tàu di chuyển từ khu neo đậu vào cầu cảng. Cần lưu ý, theo tập quán, khi thời hạn làm hàng đã hết, thời gian miễn trừ sẽ tính là thời gian bị phạt (time on demurrage). Thuật ngữ này còn được gọi là “excluded period”.
Exception (1.Ghi chú; 2. Trường hợp ngoại lệ): 1. Những nhận xét của thuyền trưởng, thuyền phó nhất hay của giám định viên của hội bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu (P&I) được ghi trên vận đơn về tình trạng bên ngoài không tốt của hàng hóa khi bốc lên tàu biển; 2. Một điều khoản trong tài liệu hướng dẫn kỹ thuật loại trừ một khoản mục cụ thể trong hàng nguy hiểm khỏi các yêu cầu thường áp dụng cho khoản mục đó (vận chuyển hàng không).
Exclusive use (sử dụng độc quyền): Việc thiết bị vận chuyển được giao cho một chủ hàng nhất định quyền sử dụng độc quyền.
Express airplane (máy bay chuyển phát nhanh): Máy bay (tàu bay) chuyển hàng hóa cần giao gấp.
Extensible markup language – XML (ngôn ngữ đánh dấu mở rộng): Thuật ngữ máy tính nói về ngôn ngữ giúp trao đổi trực tiếp giữa các máy tính thông qua mạng Internet. Không giống như ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản cũ (HTML) trong việc hướng dẫn các trình duyệt web làm thế nào hiển thị thông tin, XML đưa ra những hướng dẫn cho trình duyệt hoặc trình ứng dụng để định nghĩa cụ thể những phân loại thông tin.
Extranet (mạng nội bộ mở rộng): Mạng máy tính nối liền các tổ chức với nhau, sử dụng chung phần mềm và giao thức như Internet giúp cải thiện tốt hơn quản lý chuỗi cung ứng. Ví dụ: Mạng nội bộ mở rộng cho phép các bên liên quan trong chuỗi cung ứng truy cập vào dữ liệu tồn kho mà trước đây các đối tác này không thể có được.
Echange rate (tỷ giá): Tỷ lệ chuyển đổi giữa loại tiền này với loại tiền khác.
Export license (giấy phép xuất khẩu): Văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép người gửi hàng xuất khẩu mặt hàng chỉ định đến quốc gia nhất định.
Express cargo (hàng chuyển phát nhanh): Lô hàng đặc biệt nhạy cảm về thời gian, yêu cầu thông quan nhanh. Ngoài ra, được xác định như loại hình vận chuyển tin cậy, xác định được thời gian vận chuyển, thông thường là dịch vụ từ cửa đến cửa, sử dụng chứng từ đơn giản với một mức giá trọn gói và chỉ một người vận chuyển thực hiện việc kiểm soát thông tin thống nhất.
Excess landing (hàng dỡ thừa): Số lượng hàng dỡ ra khỏi tàu biển quá số lượng ghi trong Vận đơn hoặc Bản lược khai hàng hóa (cargo manifest). Ví dụ: Bản lược khai hàng hóa ghi “10.000 bao gạo” nhưng sau khi dỡ xong hàng, số lượng là 10.008 bao. Như vậy, 8 bao gọi là “hàng dỡ thừa”.
Excluded (thời gian miễn trừ): Những ngày quy định trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến không tính vào thời hạn làm hàng (laytime) ngay cả khi trên thực tế có bốc hoặc dỡ hàng, trừ khi có quy định khác. Ví dụ: “Chủ nhật và ngày nghỉ được miễn trừ” (Sunday and holiday excluded). Thuật ngữ này còn được gọi là “excepted”.
Excluded period (thời gian miễn trừ): Thuật ngữ này còn được gọi là “excepted period”. Xem “excepted period”.
Expiry of laytime (hết thời hạn làm hàng): Chấm dứt thời hạn cho phép theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến để bốc và/hoặc dỡ hàng. Nếu việc bốc và/hoặc dỡ hàng không được hoàn thành đúng thời hạn, người thuê vận chuyển phải trả tiền phạt (demurrage) hoặc tiền phạt lưu tàu (detention).
Extend a charter (gia hạn thuê tàu): Kéo dài thời hạn thuê tàu trong hợp đồng thuê tàu định hạn. Quyền lựa chọn kéo dài thời hạn hợp đồng thường được ghi trong hợp đồng. Tuy vậy, các điều khoản của hợp đồng có thể được giữ nguyên hoặc thay đổi tùy theo thỏa thuận. Thông thường, nếu giá cả thị trường có biến động lớn, tiền thuê tàu sẽ được điều chỉnh để quyền lợi của hai bên được đảm bảo.
Extreme breadth (chiều rộng cực đại): Chiều rộng lớn nhất của tàu biển đo từ mép ngoài của tôn mạn (plating).
VẦN F
1PL (logistics bên thứ nhất): Xem “first-party logistics”.
4PL (logistics sử dụng dịch vụ của bên thứ tư): Xem “four-party logistics”.
FAF (phụ phí nhiên liệu, phí biến động giá nhiên liệu): Viết tắt của “Fuel adjustment factor”. Xem “Fuel adjustment factor”.
Fair wear and tear (hao mòn tự nhiên): Những thay đổi do thời gian chứ không do tác động của con người, làm cho máy móc, vật liệu bị thay đổi, hư hỏng… Ví dụ như máy tàu biển bị mòn dần trong quá trình hoạt động.
Fairway (luồng hàng hải): Tuyến đường trên sông, biển và các vùng nước mà tàu biển có thể đi lại được.
Fall (cáp nâng hàng): Dây cáp (trong hệ thống cần cẩu) dùng để nâng, hạ hàng hóa. Cần phân biệt dây cáp này với dây cáp dùng để nâng cần (cáp nâng cần) và dây cáp để chuyển hướng cần (cáp tạt cần) trong cùng một cần cẩu.
Feeder (khai thác tàu chuyên tuyến): Điều hành (operate) tàu chuyên tuyến (liner) chạy giữa các cảng biển theo một lịch trình đã định với biểu giá cước vận chuyển được công bố trước.
Feeder service (dịch vụ gom hàng): Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ các cảng khu vực đến cảng trung tâm (thường gọi là “cảng trục – hub”) và ngược lại, để từ đây hàng hóa được vận chuyển trên những tàu biển loại lớn vượt đại dương. Ví dụ: Hàng hóa được vận chuyển từ các cảng trong khu vực như Sài Gòn, Phnompenh… đến cảng trục là Singapore để từ đây chở bằng tàu biển cỡ lớn vượt đại dương đi châu Âu, Mỹ. Ngược lại, tàu biển cỡ lớn từ châu Âu, Mỹ có thể chi đến Singapore để dỡ hàng xuống các tàu nhỏ hơn và chở đến các cảng Sài Gòn, Phnompenh.
FCL – Full container load (hàng nguyên container): Xem “Full container load”.
Feeder ship (tàu gom hàng): Tàu biển loại nhỏ của các hãng tàu chuyên tuyến hoạt động ở những cảng mà tàu lớn (chạy vượt đại dương, thường gọi là “tàu mẹ”) ghé vào, để bốc hàng lên “tàu mẹ” hoặc dỡ hàng từ “tàu mẹ”. Ví dụ: “tàu mẹ” hoạt động giữa cảng Hamburg và cảng Singapore, tàu gom hàng hoạt động giữa cảng Singapore và cảng Sài Gòn để bốc hàng từ Sài Gòn chở sang cho “tàu mẹ” nằm tại Singapore và dỡ hàng từ “tàu mẹ” đưa về cảng Sài Gòn. Thuật ngữ này còn được gọi là “feeder vessel”.
Feeder vessel (tàu gom hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “feeder ship”. Xem “feeder ship”.
Fender (quả đệm): Vật dùng để ngăn cách mạn tàu với cầu cảng, với tàu khác hay với vật mà mạn tàu tiếp xúc. Một số tàu lắp sẵn những quả đệm có khoảng cách đều nhau dọc theo mạn tàu. Quả đệm được làm bằng bất kỳ chất liệu nào có thể làm giảm chấn động khi va chạm, như cao su, gỗ, chão… và có tác dụng bảo vệ mạn tàu (tránh bẹp, thủng) khi tiếp xúc.
Ferry (phà): Tàu biển được thiết kế để cung cấp dịch vụ vận chuyển trên biên, không có ca-bin dùng làm phòng ngủ cho hành khách, thường chạy trên những tuyến đường ngắn chở hành khách đi đến trong ngày và đôi khi có vận chuyển xe cộ kèm theo. Trên những tuyến đường biển dài hơn, phà vận chuyển hành khách và xe cộ có ca-bin làm phòng ngủ. Loại phà này được gọi là “phà chở khách/xe cộ”, có thể chở ô tô con (du lịch) và các loại xe thương mại (commercial vehicles) để phân biệt với xe quân sự. Loại phà chở xe tự hành/xe cộ/hành khách hoặc gọi đơn giản là phà chở xe tự hành/hành khách được dùng để vận chuyển những xe kéo (trailers) không kèm theo hàng hóa, chở hành khách và cả xe cộ. Các loại xe cộ, phương tiện và xe tự hành hoặc được kéo lên xuống tàu qua các cầu dẫn (ramp) và được sắp xếp trên những tầng boong đặc biệt; thông thường được xếp riêng từng khu tùy theo chủng loại xe.
FIATA (Liên đoàn Các hiệp hội Giao nhận Vận tải Quốc tế): Từ viết tắt của tiếng Pháp. Tiếng Anh là “International Federation of Freight Forwarders Associations”.
FIO (miễn phí bốc dỡ hàng): Xem “Free in and out”.
FIOS (miễn phí bốc dỡ, xếp hàng): Xem: “Free in, out and stow”.
FIOT (miễn phí bốc dỡ, san hàng): Xem: “Free in, out and trim”.
Fighting rate (giả cước thôn tỉnh): Giá cước mà một hãng tàu trong công hội tàu chuyên tuyến (liner conference) đưa ra nhằm loại trừ đối thủ cạnh tranh là các hãng tàu nằm ngoài công hội.
First carrier (người vận chuyển đầu tiên): Người vận chuyển thực hiện hay cam kết thực hiện vận chuyển chặng đầu tiên ghi trên vận đơn hàng không.
First class ship (tàu loại một/hạng nhất): Tàu biển được cơ quan đăng kiểm phân cấp loại một (hạng nhất) căn cứ vào quy phạm phân cấp và đóng tàu biển mà cơ quan đăng kiểm đã ban hành.
First-party logistics (logistics bên thứ nhất): Doanh nghiệp sản xuất – thương mại tự đảm nhiệm hoạt động logistics cho chính mình mà không phải thuê đơn vị bên ngoài. Ví dụ: Một công ty sản xuất thức ăn nhanh, nhưng cũng sở hữu một đội xe để giao hàng, một kho lạnh để lưu trữ thực phẩm, một đội ngũ cán bộ để tìm mua nguyên liệu, kinh doanh dịch vụ xe tải, một bến cảng, một trung tâm thu gom hàng là một nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ nhất. Thuật ngữ này thường viết tắt là “1PL”.
Five-party logistics (logistics bên thứ năm): Dịch vụ logistics không cần có cơ sở vật chất như xe cộ, kho bãi, xe nâng, tàu biển, không có lái xe hay thủ kho. Chức năng chính của logistics bên thứ năm là cung cấp dịch vụ thông qua việc liên kết các nhà cung cấp dịch vụ khác và mạng lưới khách hàng, tìm kiếm, so sánh và lựa chọn các báo giá, kiểm tra, giám sát đường đi của hàng hóa, tư vấn, đào tạo để khách hàng tối ưu hóa chuỗi cung ứng. Logistics bên thứ năm cũng được nói đến là loại hình logistics thông minh, dựa trên phương tiện điện tử, công nghệ thông tin để điều phối mạng cung ứng (chứ không phải chỉ là chuỗi cung ứng) và đáp ứng những nhu cầu khác biệt của từng khách hàng. Thuật ngữ này thường viết tắt là “5PL”.
Fix (ký hợp đồng thuê tàu, ký hợp đồng vận chuyển theo chuyến): Kết thúc thành công giao dịch và ký hợp đồng thuê tàu, cho thuê tàu hoặc hợp đồng vận chuyển theo chuyến (đường biển).
Fixed on subjects (ký có bảo lưu): Thuật ngữ thường dùng trong giao dịch ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyển khi các điều khoản của hợp đồng đã được thỏa thuận chỉ còn một hoặc một số chi tiết, thường là nhỏ, sẽ được xác nhận sau. Ví dụ: Người thuê vận chuyển đã chấp nhận mọi điều khoản, chỉ trừ tuổi tàu biển (năm đóng của tàu) sẽ được xác nhận sau khi có ý kiến của công ty bảo hiểm hàng hóa. Như vậy, gọi là “ký có bảo lưu”. Nếu công ty bảo hiểm từ chối bảo hiểm lô hàng dự định chở trên tàu do tuổi tàu quá cao, thì hợp đồng không được ký kết và ngược lại.
Flag (cờ tàu): Quốc tịch của tàu – nước (hoặc vùng lãnh thổ) mà tàu đăng ký.
Flag of convenience (cờ thuận tiện): Việc đăng ký tàu biển ở một nước có mức thuế đánh vào kinh doanh tàu thấp hoặc những yêu cầu về thuyền viên hay yêu cầu về duy tu, bảo dưỡng tàu không nghiêm ngặt lắm, thủ tục đăng ký tàu và các thủ tục, quy định khác tương đối đơn giản. Thuật ngữ này còn được gọi là “flag of necessity”. Một số “cờ thuận tiện” thường thấy là Panama, Liberia, St. Vincent and the Grenadines, Bahamas, Malta… Dịch vụ “cho thuê cờ” của những nước này mang lại một nguồn thu không nhỏ trong tổng thu nhập của quốc gia.
Flag out (chuyển đăng ký tàu): Thay đổi đăng ký tàu biển sang một nước (hoặc vùng lãnh thổ) khác. Thông thường là chuyển sang nước (hoặc vùng lãnh thổ) có chế độ “cờ thuận tiện” (flag of convenience) nhằm giảm chi phí quản lý tàu, chi phí thuyền viên, bảo dưỡng tàu hoặc nhằm giảm thuế, đơn giản hóa các thủ tục liên quan đến hoạt động của tàu. Trong nhiều trường hợp, tàu treo “cờ thuận tiện” còn tránh được phân biệt đối xử về cờ tàu (quốc tịch tàu) trong kinh doanh, khai thác tàu hoặc trong quan hệ chính trị giữa các nước hay vùng lãnh thổ. Ví dụ: Các nước “không thân thiện” với nhau hoặc cần có quan hệ “tế nhị” với đồng minh của mình có thể treo “cờ thuận tiện” cho tàu để tàu có thể ra vào, hoạt động ở cảng của các nước “đối phương” và còn tránh hoặc hạn chế được nguy hiểm, việc gây khó khăn, chậm trễ cho tàu do các hành động phân biệt đối xử gây ra.
Flag state (quốc gia tàu mang cờ): Quốc gia mà cờ của nước đó được tàu biển treo (được phép treo).
Flat rack (container mặt bằng): Thuật ngữ này còn gọi là platform container.
Flight number (số hiệu chuyến bay): Việc đặt tên các chuyến bay bằng số.
Floating crane (cần cẩu nổi): Phương tiện nổi trên mặt nước (floating platform) có gắn cần cẩu, thường di chuyển trong cảng để bốc dỡ hàng hóa dọc theo cầu cảng hoặc chuyển tải hàng hóa tại khu tàu neo đậu.
Floating dock (ụ nổi): Cấu trúc nổi trên mặt nước dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tàu biển. Cấu trúc này được bơm nước vào cho chìm xuống một phần để tàu chạy vào (khi chuẩn bị sửa chữa, bảo dưỡng). Sau đó nước được bơm ra, cấu trúc nổi lên để tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng tàu. Khi sửa chữa, bảo dưỡng xong, nước lại được bơm vào, làm cho ụ chìm xuống một phần để tàu đi ra.
Floor bearing (tải trọng của sàn): Trọng lượng chất xếp tối đa trên diện tích nhất định sàn tàu bay có thể chịu được.
Floor load limitation (giới hạn chất xếp sàn tàu bay): Giới hạn chất xếp trên một diện tích đưa ra nhằm loại trừ trọng lực của hàng hóa trên một đơn vị diện tích của sàn khoang hàng vượt quá khả năng chịu lực của câu trúc phía dưới sàn tàu bay (thanh dầm, thanh ngang).
Forklift (xe nâng): Loại xe để nâng tải theo phương thẳng đứng và thường được dùng để di chuyển hàng bằng hai càng phía trước.
Flotsam (mảnh nổi của tàu đắm): Một bộ phận của xác tàu đắm (tàu biển) trôi nổi trên biển.
Flush hatch (nắp hầm phẳng): Nắp hầm hàng của tàu 2 boong có chiều cao ngang bằng với chiều cao mặt boong để tạo ra một mặt phẳng giữa boong tàu và nắp hầm hàng. Vì vậy, các phương tiện, chẳng hạn như xe nâng hàng có thể chạy qua nắp hầm một cách dễ dàng.
Force ice (phá vỡ băng) : Dùng sức nặng/trọng lượng của tàu để làm vỡ băng. Trong hợp đồng thuê tàu định hạn thường có điều khoản quy định người thuê tàu không được dùng tàu để phá băng.
Force majeure (bất khả kháng): Tình huống khách quan, vượt quá khả năng kiểm soát của một trong các bên tham gia hợp đồng, không lường trước được, không thể khắc phục được và theo quy định của hợp đồng, bên có liên quan được miễn trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đã cam kết.
Forced ventilation (thông gió cưỡng bức): Hệ thống thông gió hầm hàng trên tàu biển được thực hiện bằng cách đóng/khóa các ống (loa) thông gió trên boong tàu và để cho không khí được lưu thông trong hầm hàng bằng cách sử dụng các máy bơm không khí và máy hút ẩm nếu cần thiết. Cách thông gió này có tác dụng rất tốt khi không khí bên ngoài có độ âm cao, dễ gây ra hư hỏng cho hàng hóa do ngưng tụ hơi nước nêu không khí ẩm bên ngoài lọt vào hầm hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “mechanical ventilation”.
Fore and after stowage (xếp hàng theo chiều dọc): Việc sắp đặt hàng hóa theo chiều dài của tàu biển để phân biệt với việc sắp xếp theo chiều ngang của tàu.
Forward (phía trước): Ở đằng trước hay tiến về phía trước của tàu biển.
Forwarder (người giao nhận): Trong vận chuyển hàng không, là người thay mặt người gửi hàng gửi hàng hóa cho người nhận hàng. Người đó có thể là đại lý hay công ty thực hiện các dịch vụ được xác định để đảm bảo và hoàn tất cho việc vận chuyển hàng hóa (như dịch vụ nhận, chuyển tiếp hoặc giao hàng). Người giao nhận là người trung gian. Trong vận chuyển đường biển, người giao nhận là người thay mặt người giao hàng thu xếp việc vận chuyển hàng hóa và các thủ tục có liên quan. Một số công việc chính của người giao nhận bao gồm đặt chỗ (booking space) cho hàng hóa trên tàu vận chuyển chuyên tuyến và các phương tiện vận chuyển khác; thu xếp những chứng từ cần thiết và làm thủ tục hải quan, thu xếp việc trả hàng cho người nhận hàng. Người giao nhận có thể hoạt động với tư cách là “người vận chuyển” hoặc “người kinh doanh vận tải đa phương thức” nhưng phải chịu trách nhiệm pháp lý với những tư cách này. Có thể có định nghĩa tương tự về người giao nhận, đó là, người cung cấp dịch vụ nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng). Thuật ngữ này còn được gọi là “freight forwarder”.
Forwarding charge (phí gửi hàng): Phí do các đại lý vận chuyển hàng không, hoặc vận chuyển mặt đất thanh toán hay phải thanh toán cho việc vận chuyển bằng đường không hay vận chuyển mặt đất đến sân bay xuất phát, không phải là người chuyên chở trên vận đơn hàng không.
Foul bill of lading (vận đơn không hoàn hảo): Thuật ngữ này còn được gọi là “unclean bill of lading”, “dirty bill of lading” hay “claused bill of lading”. Xem “claused bill of lading”.
Four-party logistics (logistics sử dụng dịch vụ của bên thứ tư): Nhà cung cấp dịch vụ logistics tổng thể, tích hợp nhiều công đoạn trong quá trình logistics. Nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ tư (thường gọi là 4PL) có thể không có tàu biển, không có xe tải, không có kho hàng, nhưng là người có khả năng kết nối, tận dụng năng lực của tất cả các yếu tố trên để hoàn thành một quy trình logistics phức tạp. 4PL hướng tới giải pháp cho cả quá trình, đảm nhiệm một phần chức năng trước đây không thể tách rời của doanh nghiệp sản xuất-thương mại, tích hợp mình với doanh nghiệp, trở thành một phần trong quy trình hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp (trong khi 3PL chỉ nhằm vào một chức năng hay công đoạn cụ thể). Ví dụ, doanh nghiệp A sản xuất nhiều loại máy móc và chuyển các bộ phần ở dạng rời sang một nước khác để công ty B tại đây lắp ráp, lưu kho, giao hàng theo chỉ định của A. Khi có yêu cầu bảo dưỡng, sửa chữa nhỏ, thay thế, B sẽ đảm nhiệm luôn việc này. Như vậy B là 4PL và là bộ phận không thể thiếu để A đưa hàng hóa đến khách hàng.
Free despatch (không thưởng): Thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (đường biển) về việc không có tiền thưởng cho dù việc bốc và/hoặc dỡ hàng được hoàn thành sớm hơn thời hạn cho phép nêu trong hợp đồng.
Free discharge (miễn phí dỡ hàng): Người vận chuyển không phải trả phí dỡ hàng ra khỏi tàu biển tại cảng trả hàng (port of discharge) . Chi phí này do người thuê vận chuyển hoặc người nhận hàng trả. Đây là thuật ngữ thường dùng khi chào giá cước vận chuyển theo phương thức vận chuyển theo chuyến (voyage charter). Thuật ngữ này còn được gọi là “free out”.
Free flow system (hệ thống chảy tự do): Hệ thống được lắp đặt trên tàu biển chở dầu cỡ lớn và chỉ chở một loại dầu, cho phép dầu có thể chảy từ ngăn (hầm hàng, két) chứa dầu này sang ngăn chứa dầu khác bằng các cửa thông nhau (sluice gate) chứ không dùng hệ thống đường ống (pipeslines) phức tạp để dẫn dầu đến từng hầm hàng.
Free hand (hàng từ khách hàng trực tiếp)
Free house (giao tận nhà): Việc người gửi hàng trả toàn bộ chi phí vận chuyển, thậm chí là tất các khoản thuế tại điểm đi, điểm đến của hàng hóa trong vận chuyển hàng không.
Free in (miễn phí bốc hàng): Người vận chuyển không phải trả chi phí bốc hàng lên tàu tại cảng nhận hàng (loading port). Chi phí này do người thuê vận chuyển hoặc người giao hàng trả. Xem thêm thuật ngữ “free discharge”.
Free in and out (miễn phí bốc dỡ hàng): Người vận chuyển không phải trả chi phí bốc hàng và dỡ hàng. Những chi phí này do người thuê vận chuyển hoặc người giao hàng, người nhận hàng trả. Thuật ngữ này dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến và vì người vận chuyển không kiểm soát (về mặt tốc độ) việc bốc hàng, dỡ hàng nên trong hợp đồng thường còn có điều khoản về thời hạn làm hàng (bốc, dỡ hàng) và mức tiền phạt tính theo ngày (hoặc một phần của ngày) nếu bốc dỡ hàng chậm so với thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng. Viết tắt là “FIO”, “FIO.” hay “f.i.o.”.
Free in, out and stow (miễn phí bốc dỡ, xếp hàng): Người vận chuyển không phải trả chi phí bốc hàng, dỡ hàng và sắp xếp hàng hóa trong hầm hàng. Thuật ngữ này viết tắt là “FIOS”. Xem thêm “Free in and out”.
Free in, out and trim (miễn phí bốc dỡ, san hàng): Người vận chuyển không phải trả chi phí bốc hàng, dỡ hàng và san hàng (hàng rời/xá) trong hầm hàng. Thuật ngữ này viết tắt là “FIOT”. Xem thêm “Free in and out”.
Free on carrier – FCA (giao hàng tại tàu bay): Việc người gửi hàng trả toàn bộ chi phí vận chuyển cho đến khi và bao gồm cả việc chất xếp hàng hóa lên tàu bay tại sân bay xác định.
Free out (miễn phí dỡ hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “free discharge”. Xem “free discharge”. Viết tắt là “F.O”.
Free port (cảng mở): Khu vực riêng biệt trong phạm vi cảng biển mà ở đó hàng hóa nhập khẩu không phải trả thuế nhập khẩu. Khu vực riêng biệt này thường dùng để chứa hàng hóa sẽ tái xuất, đôi khi có qua sơ chế trước khi tái xuất.
Free port/Free airport (cảng miễn thuế): Khu vực nơi hàng hóa được tiếp nhận, lưu giữ và gửi đi được miễn thuế hải quan.
Free pratique (giấy chứng nhận hoàn thành kiểm dịch): Giấy phép do cơ quan có thẩm quyền ở cảng cấp, xác nhận thuyền viên trên tàu có đủ điều kiện về mặt y tế để có thể tiếp xúc trực tiếp với những người ở trên bờ sau khi tàu đến cảng. Thuật ngữ này viết tắt là “f.p.”. Tàu biển đã hoàn thành thủ tục y tế được gọi là “in free pratique”. Thuật ngữ này còn được gọi là “pratique”.
Free time (thời gian tự do): Khoảng thời gian từ khi tàu sẵn sàng hoặc dỡ hàng, sau khi đưa “Thông báo sẵn sàng”, đến thời điểm bắt đầu tính thời hạn bốc hoặc dỡ hàng. Người thuê vận chuyển có quyền không bốc hoặc dỡ hàng trong khoảng thời gian này. Tuy vậy, nên có thỏa thuận trong hợp đồng nếu người thuê vận chuyển bốc hoặc dỡ hàng trong khoảng thời gian này thì có tính vào thời hạn bốc hoặc dỡ hàng hay không. Ví dụ: Tàu đưa “Thông báo sẵn sàng” lúc 13.00 giờ, thời hạn bốc hàng bắt đầu tính từ 08.00 giờ sáng hôm sau. Khoảng thời gian từ 13.00 giờ đến 08.00 giờ sáng hôm gọi là “thời gian tự do”. Người thuê vận chuyển có quyền không bốc hoặc dỡ hàng trong khoảng thời gian này.
Free trade zone (khu thương mại tự do): Khu vực do nhà nước xác định, hàng hóa của nước ngoài có thể đem đến, xử lý, chế biến, chia tách, đóng gói, gia công mà không chịu thuế xuất nhập khẩu. Khu thương mại tự do khác với kho ngoại quan ở chỗ, đây thường là một khu vực khá rộng lớn, trong đó bao gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động với các chức năng khác nhau (kho ngoại quan có diện tích hạn chế hơn và chỉ do một doanh nghiệp sở hữu). Thuật ngữ này còn gọi là “free zone” (khu tự do).
Free zone (khu tự do): Xem “Free trade zone”.
Freeboard (chiều cao mạn khô): Khoảng cách giữa đường boong (deck line) – mép tầng boong liên tục cao nhất – và đường (nước) chuyên chở (load line) kẻ bên mạn tàu. Chiều cao mạn khô do cơ quan đăng kiểm tàu biển quy định căn cứ vào các công ước quốc tế có liên quan.
Freight (1. Tiền cước vận chuyển; 2. Hàng hóa): 1. Tiền cước vận chuyển hàng hóa là số tiền công trả cho người vận chuyển để vận chuyển hàng hóa. Tùy theo loại hợp đồng, điều khoản cụ thể của hợp đồng, và trong một số trường hợp, tùy theo tập quán của cảng, tiền cước vận chuyển có thể bao gồm chi phí bốc và/hoặc dỡ hàng hoặc đơn thuần chỉ là tiền công cho việc vận chuyển đường biển; 2. Freight còn có nghĩa là “hàng hóa”, ví dụ freight forwarder” (người giao nhận hàng hóa). Thuật ngữ này thường viết tắt là “frt”.
Freight account (hóa đơn thu cước): Hóa đơn của hãng tàu biển chuyên tuyến hoặc của người vận chuyển gửi cho người giao hàng hoặc người thuê vận chuyển trên đó thể hiện số tiền cước vận chuyển phải trả. Tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng, hóa đơn còn nêu cách thức trả tiền cước (tên ngân hàng, địa chỉ, số tài khoản, tên người hưởng…), phụ phí, tiền hoa hồng…
Freight as arranged (cước phí vận chuyển theo thỏa thuận)
Freight all kinds – FAK (cước đồng hạng, giá cước chung): Giá cước (được công bố) áp dụng chung cho nhiều loại hàng hóa khác nhau. Viết tắt là “F.A.K.” hay “FAK”.
Freight canvasser (người khai thác hàng): Người thay mặt hãng tàu biển, người vận chuyển, người điều hành tàu, người khai thác tàu, liên hệ với những người có hàng như chủ hàng, người giao hàng, người cung cấp hàng… để thu xếp hàng cho tàu.
Freight charge (cước vận chuyển): Chi phí trả cho việc vận chuyển hàng hóa theo bảng giá cước có hiệu lực hoặc theo thỏa thuận.
Freight collect (cước trả sau): Thuật ngữ này còn được gọi là “freight forward”. Xem “freight forward”.
Freight conference (công hội): Thuật ngữ này còn được gọi là “conference”, “shipping conference” hay “liner conference”. Xem “conference”.
Freight contracting (hợp đồng thuê chuyến): Hợp đồng thuê tàu bay cho hành trình nhất định hoặc thời gian nhất định.
Freight forward (cước trả sau): Tiền cước được trả tại nơi hàng đến. Thuật ngữ này còn được gọi là “freight collect”.
Freight forwarder (người giao nhận): Xem “forwarder”.
Freight forwarding service (dịch vụ giao nhận hàng hóa): Dịch vụ nhận hàng từ người gửi, tổ chức việc vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan để giao hàng cho người nhận hàng theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc của người làm dịch vụ giao nhận khác (gọi chung là khách hàng).
Freight manifest (bản lược khai cước phí): Bản lược khai hàng hóa có ghi chi tiết tiền cước vận chuyển của lô hàng đường biển (ngoài những chi tiết thông thường như tên hàng, số lượng, trọng lượng, tên cảng nhận hàng, cảng trả hàng, tên người giao hàng, người nhận hàng…). Một số nước nhập khẩu hàng hóa yêu cầu phải có bản lược khai loại này.
Freight payable at (tiền cước vận chuyển thanh toán tại): Địa điểm (nơi) phải trả tiền công vận chuyển.
Freight prepaid (tiền cước đã trả trước): Tiền cước vận chuyển được trả trước hoặc ngay sau khi bắt đầu thực hiện hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển (thường gọi là “booking note”); hoặc trả khi ký phát vận đơn có ghi thuật ngữ này, hay có thể trả trong một khoảng thời gian nào đó theo quy định trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, ví dụ nhu thỏa thuận rằng toàn bộ tiền cước vận chuyển được trả trong vòng 3 ngày làm việc của ngân hàng, vào tài khoản do người vận chuyển chỉ định sau khi ký phát vận đơn có ghi “tiền cước đã trả trước”.
Freight rate (đơn giá cước): Số tiền phải trả cho người vận chuyển về việc chuyên chở một đơn vị hàng hóa (một tân, một mét khối, một container…).
Freight tariff (biểu cước): Danh mục đơn giá cước do hãng tàu chuyên tuyến hay công hội tàu chuyên tuyến công bố áp dụng cho các loại hàng hóa khác nhau chở trên tàu của hãng tàu và nêu rõ đơn giá cước đó tính theo đơn vị trọng lượng hay dung tích của hàng hóa. Biểu cước cũng quy định chi tiết đối với hàng siêu trường, siêu trọng… Ngoài ra, biểu cước còn nêu phạm vi áp dụng về mặt địa lý đối với đơn giá cước, tên của các thành viên công hội và điều kiện chung về việc vận chuyển.
Freight to collect (tiền cước vận chuyển trả sau): Tiền cước vận chuyển được trả tại một thời điểm nào đó sau khi tàu biển đã rời cảng bốc hàng (loading port).
Freight ton (đơn vị thu cước): Đơn vị dùng làm cơ sở áp dụng đơn giá cước, thường là một tấn (1.000kg) hoặc một mét khối. Người vận chuyển đường biển, hãng vận tải thu cước vận chuyển hàng hóa trên cơ sở trọng lượng (tấn) hoặc khối lượng (M3) tùy theo mức nào cao hơn. Viết tắt là FT”. Ví dụ: USD 15/FT, nghĩa là nếu một tấn hàng hóa có dung tích lớn ơn một mét khối thì cước tính theo mét khối và nếu nhỏ hơn một mét khối thì tính theo tấn. Chẳng hạn: Một loại thép hợp kim trọng lượng một tấn có dung tích là 0,8m3, đơn giá cước USD 15/FT nghĩa là USD 15/tấn. Ngược lại, với mặt hàng sắn khô cắt lát (tapioca chip), một tấn có dung tích khoảng 2,4m3, đơn giá cước USD 6/FT tức là USD 6/m3.
Freighted manifest (bản lược khai cước phí): Thuật ngữ này còn được gọi là “freight manifest”. Xem “freight manifest”.
Freighter (tàu biển, tàu bay chở hàng): Tàu biển, tàu bay dùng để chở hàng. Thuật ngữ này thường được dùng chủ yếu để phân biệt với tàu biển, tàu bay chở khách.
French gold franc (đồng Fr vàng của Pháp): Đồng Franc có chứa 65.50 miligrams vàng với độ tinh khiết là chín trăm phần ngàn.
Frequency (tần suất): Số chuyến tàu trong một khoảng thời gian, thường là tính theo “tuần lễ”.
Fresh water allowance (hiệu chỉnh nước ngọt): Mớn nước được phép tăng thêm theo quy định về mạn khô để tàu bốc hàng ở vùng nước ngọt (fresh water). Sở dĩ như vậy vì mớn nước của tàu sẽ giảm khi tàu chạy từ vùng nước ngọt ra biển mở (open sea) – nơi nước có tỷ trọng lớn hơn. Viết tắt là “f.w.a.”.
Fresh water freeboard (chiều cao mạn khô nước ngọt): Khoảng cách từ đường boong (deck line) đến đường (nước) chuyên chở nước ngọt (fresh water load line).
Fridays and holidays excepted (trừ thứ sáu và ngày nghỉ): Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến có nghĩa là ngày thứ Sáu và ngày nghỉ không tính vào thời hạn làm hàng (laytime) và thường được sử dụng ở những nước mà ngày thứ sáu là ngày nghỉ của một tôn giáo nào đó, phần nhiều ở khu vực Trung Đông.
Fruit carrier (tàu chở hoa quả): Tàu được trang bị hệ thống làm lạnh để vận chuyển các loại hàng hóa dễ hư hỏng như: hoa quả, rau, thịt, cá… Về cơ bản, tàu có cấu trúc như một tàu chở hàng bách hóa thông thường. Việc làm lạnh hầm hàng được thực hiện bằng cách đưa không khí lạnh với nhiệt độ thích hợp đối với từng loại hàng hóa vào hầm hàng. Hầm hàng thường được cách nhiệt bằng các vách nhôm hay hợp kim để có thể duy trì nhiệt độ mong muốn. Gọi là “tàu chở hoa quả” khi tàu được sử dụng để chở những loại hàng này. Khi được dùng để chở những loại hàng khác, tàu được gọi chung là “tàu đông lạnh” (“refrigerated ship” hay “reefer ship”).
FTL – Full truck load (hàng giao nguyên xe tải)
Fuel adjustment factor (phụ phí nhiên liệu, phí biến động giá nhiên liệu): Thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, “fuel on adjustment factor”, “bunker surcharge” hay “bunker adjustment factor” Xem “bunker surcharge”.
Fuel oil adjustment factor (phụ phí nhiên liệu, phí biến động giá nhiên liệu): Thuật ngữ này còn được gọi là “fuel oil surcharge”, “bunker surcharge”, “bunker adjustment factor” hay “fuel adjustment factor”. Xem “bunker surcharge”.
Fuel oil surcharge (phụ phí nhiên liệu, phí biến động giá nhiên liệu): Thuật ngữ này còn được gọi là “bunker surcharge”, “bunker adjustment factor”, “fuel adjustment factor”, “fuel oil adjustment factor”, “fuel surcharge”. Xem “bunker surcharge”.
Fuel surcharges (phụ phí nguyên liệu): Xem fuel oil surcharge.
Full and down (đầy hầm hàng và hết mớn nước): Tình trạng tàu biển với các hầm hàng có đầy hàng và thân tàu (mạn tàu) ngập đến mớn nước tối đa cho phép. Đây là hiệu quả tối ưu trong kinh doanh, khai thác tàu vì tàu đã sử dụng đồng thời hết trọng tải và hết dung tích chở hàng.
Full container load (hàng nguyên container): Số lượng hàng hóa đủ để xếp hết trọng tải (weight) hoặc dung tích (measurement) của container (đường biển). Viết tắt là “f.c.l.” hay “FCL”.
Full liner terms (theo điều kiện tàu chuyên tuyến): Thuật ngữ nói về đơn giá cước cho tàu chuyên tuyến, bao gồm cước phí vận chuyển đường biển và chi phí bốc dỡ hàng tại cảng bốc và cảng dỡ theo tập quán của cảng. Tập quán này có thể khác nhau giữa các quốc gia và giữa các cảng trong một quốc gia cũng có thể không giống nhau. Ví dụ, ở một số cảng, thuật ngữ này bao gồm chi phí đưa hàng từ hầm hàng lên boong tàu hoặc lên cầu cảng trong khi ở một số cảng khác, chi phí này lại không nằm trong giá cước. Để tránh tranh chấp do cách hiểu khác nhau khi gặp thuật ngữ này, nếu chưa hiểu rõ thì nên hỏi kỹ trước khi chấp nhận.
Full truck load – FTL (hàng giao nguyên xe tải)
Full vessel’s capacity (chở đầy tàu): Khả năng của tàu biển chở được hết trọng tài hoặc dung tích.
VẦN G
Gang (đội công nhân): Nhóm người làm công việc bốc dỡ hàng tại cảng. Số lượng người trong nhóm phụ thuộc vào cỡ tàu, loại hàng hóa và quy mô của cảng.
Gangway (cầu dẫn): Cầu nhô cao nối các thượng tầng với nhau, ví dụ như nối thượng tầng buồng lái với thượng tầng đuôi của tàu biển.
Gantry crane (cần cẩu giàn): Thiết bị bốc dỡ hàng hóa giữa tàu biển và bờ, chủ yếu dùng để bốc dỡ container. Thân cần cẩu bao gồm 4 cột thép kết cấu (thường có kết cấu hình hộp) được nối với nhau bằng các thanh giằng bằng thép và được đặt lên hệ bánh xe bằng thép chạy trên đường ray dọc mạn tàu. Phần trên của cột, ở phía trong là giàn thép dài có máy tới di chuyển vuông góc với cầu tàu. Do đó, chu kỳ thực hiện một quá trình bốc hoặc dỡ nhanh, trạng thái container ổn định. Để tạo thuận tiện cho tàu cập cầu cảng và rời cầu cảng, phần giàn phía tiếp giáp với cầu cảng có thể được kéo lên. Khoảng không gian giữa 4 cột của cần cẩu loại này dùng làm nơi để các xe kéo, xe chở container đến nhận container sau khi dỡ ra khỏi tàu hoặc vận chuyển container đến cần cẩu để chuẩn bị bốc lên tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “ship to shore gantry crane” hay “container gantry crane”.
Gas-free (hết khi gas): Tình trạng các két chứa hàng (khoang hàng) của tàu biển chở dầu (tàu dầu) hoặc tàu chở hàng hỗn hợp được loại bỏ hết khí ga (gas) trong đó bằng cách thông gió sau khi hàng được bơm ra và két chứa hàng (khoang hàng) đã được rửa sạch. Thuật ngữ này cũng được dùng cho container (đường biển) chở hàng lỏng.
Gas-free certificate (giấy chứng nhận hết khí gas): Văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, chứng nhận rằng không còn khí gas trong két chứa tàu hay container. hàng hoặc trong container chở hàng lỏng sau khi hàng được dỡ ra khỏi
Gas terminal (cầu cảng bốc dỡ gas): Cầu cảng chuyên dùng để bốc dỡ và lưu kho các loại khí như butan, propan… Những sản phẩm này được giữ trong các két ở trạng thái lỏng, nén ở nhiệt độ thấp. Trong một số trường hợp, hàng được chứa ở các hầm dưới mặt đất.
Gasvoy (mẫu hợp đồng gasvoy): Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến BIMCO phát hành. dùng để vận chuyển khí gas hóa lỏng (không phải là khí gas tự nhiên) do
Gateway (cổng nối): Cổng kết nối cho phép các thông điệp tự do trao đổi giữa hai mạng với nhau.
Gearless (tàu không có cần cẩu): Tình trạng tàu biển không có cần cẩu, ví dụ Hợp đồng Gencon mẫu 1994 (1922/1976/1994) nêu: “unless the vessel is gearless…” (trừ khi tàu có không có cần cẩu…). Xem thêm “gearless ship”.
Gearless ship (tàu không có cần cẩu): Theo thiết kế, tàu không được lắp đặt cần cẩu trên tàu. Khi thuê chuyên chở theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến, người thuê vận chuyển cần chú ý cảng bốc và cảng dỡ hàng phải có cần cẩu bờ phù hợp với hàng hóa vận chuyển (đủ sức nâng kiện hàng nặng nhất hoặc cồng kềnh nhất). Đôi khi tàu có cần cẩu nhưng bị hỏng hoặc sức nâng không phù hợp với hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển có thể ghi “gearless ship” ở phần mô tả về tàu trong hợp đồng.
Gencon (hợp đồng mẫu Gencon): Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến dùng để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác nhau. Có thể nói đây là mẫu hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, do Tổ chức Hàng hải quốc tế và Baltic (BIMCO) phát hành và sửa (revised) lần đầu năm 1922. Đến nay đã qua ba lần sửa đổi (1922, 1976, 1994).
General arrangement plan (bản vẽ tổng thể): Sơ đồ cấu trúc của tàu biển, cho biết vị trí và số lượng của hầm hàng, miệng hầm hàng, cần cẩu, boong tàu, vị trí buồng máy, đài chỉ huy … Bản vẽ này rất cần thiết cho người thuê tàu, người thuê vận chuyển khi giao dịch thuê tàu để xem xét khả năng phù hợp của tàu đối với hàng hóa, hành trình hoặc khu vực tàu sẽ hoạt động.
General average (tổn thất chung): Những hy sinh và chi phí bất thường được thực hiện một cách có ý thức và hợp lý vì sự an toàn chung nhằm cứu tàu, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách thoát khỏi hiểm họa chung. Chỉ những mất mát, hư hỏng và chi phí là hậu quả trực tiếp của hành động gây ra tổn thất chung mới được tính vào tổn thất chung. Mọi mất mát, hư hỏng và chi phí liên quan đến các thiệt hại đối với môi trường hoặc là hậu quả của việc rò rỉ hoặc thải các chất gây ô nhiễm từ tài sản trên tàu trong hành trình chung trên biển không được tính vào tổn thất chung trong bất kỳ trường hợp nào. Tiền phạt do dỡ hàng chậm và bất kỳ tổn thất hay thiệt hại phải chịu hoặc các chi phí phải trả do chậm trễ dù trong hay sau hành trình và bất kỳ thiệt hại gián tiếp nào khác không được tính vào tổn thất chung. Chi phí đặc biệt vượt quá mức cần thiết chỉ được tính vào tổn thất chung trong giới hạn hợp lý đối với từng trường hợp cụ thể. Viết tắt là “ga.”.
General average act (hành động tổn thất chung): Quyết định, hành động có chủ ý và hợp lý của thuyền trưởng với mục đích bảo vệ chuyến hành trình khỏi hiểm họa thực sự và làm phát sinh tổn thất chung. Ví dụ như hành động nhằm dập lửa trong hầm hàng gây hư hỏng hàng hóa do nước cứu hỏa phun vào hoặc hành động vứt hàng hóa xuống biển để làm nổi tàu đang bị mắc cạn và có nguy cơ bị đắm do tàu có thể gãy làm đôi nếu không thoát khỏi mắc cạn vì có một cơn bão đang đi tới.
General average adjustment (phân bổ tổn thất chung): Tổn thất chung được phân bổ theo tỷ lệ trên cơ sở giá trị phần tổn thất trong hành động gây ra tổn thất chung và phần cứu được tại thời điểm và nơi tàu kết thúc hành trình ngay sau khi xảy ra tổn thất chung. Các quy định nói trên cũng được áp dụng đối với trường hợp hiếm họa phát sinh do lỗi của người cùng có lợi ích trong tổn thất chung hoặc của người thứ ba. Việc phân bổ tổn thất chung không loại trừ quyền của người liên quan đòi người có lỗi phải bồi thường cho mình. Các nguyên tắc dùng để xác định cụ thể giá trị tổn thất và giá trị phân bổ tổn thất chung do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Trường hợp không có thỏa thuận trong hợp đồng thì người phân bổ tổn thất chung có thể căn cứ vào tập quán quốc tế để giải quyết.
General average clause (điều khoản tổn thất chung): Điều khoản trong vận đơn hoặc trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến quy định việc phân bổ tổn thất chung, xác định nơi (nước hoặc vùng lãnh thổ) phân bổ tổn thất và phân bổ theo quy tắc nào (thường theo quy tắc York-Antwerp và năm ban hành quy tắc đó).
General average contribution (đóng góp tổn thất chung): Việc đóng góp bằng tiền cho bên chịu thiệt hại tổn thất chung của các bên tham gia chuyến hành trình đường biển do chuyên gia phân bổ tổn thất chung tính toán. Số tiền đóng góp của mỗi bên căn cứ vào giá trị tài sản được cứu thoát, giá trị tài sản bị thiệt hại và các chi phí hợp lý có liên quan.
General average declaration (tuyên bố tổn thất chung): Tuyên bố về việc đã xảy ra tổn thất chung. Chủ tàu là người duy nhất có quyền tuyên bố tổn thất chung và chỉ định người phân bổ tổn thất chung để xác định tổn thất chung, giá trị tổn thất và phân bổ tổn thất chung.
General average sacrifice (hy sinh tổn thất chung): Hy sinh do hành động có chủ ý và hợp lý của thuyền trưởng thực hiện trong chuyến hành trình hàng hải để bảo vệ các bên có lợi ích liên quan thoát khỏi hiểm họa thực sự. Bên chịu tổn thất do hậu quả của hy sinh nói trên sẽ được tất cả các bên tham gia hành trình bồi hoàn theo tỷ lệ giữa tổn thất và tài sản được cứu thoát.
General cargo (hàng hóa thông thường): Lô hàng (vận chuyển hàng không) không phải là hàng đặc biệt theo các khái niệm về hàng đặc biệt của IATA.
General cargo rate – GCR (giá cước hàng hóa thông thường): Giá cước vận chuyển hàng hóa không phải là giá cước theo nhóm hàng hay giá cước áp dụng cho các loại hàng cụ thể (vận chuyển hàng không).
General purpose container (container thường/bách hóa/chở hàng khô): Thuật ngữ này còn được gọi là “dry freight container” hay “dry cargo container”. Xem “dry cargo container”.
General purpose rating (thuyền viên đa năng): Thuyền viên có thể làm công việc chuyên môn của bộ phận boong hoặc bộ phận máy của tàu biển.
General rate increase (tăng theo định kỳ): Việc tăng trong kỳ hạn nhất định của toàn bộ các đơn giá cước trong biểu cước của công hội tàu chuyên tuyến hoặc một hãng tàu biển chuyên tuyến. Viết tắt là “g.r.i.”.
Geographical rotation (theo vị trí địa lý): Thứ tự các cảng mà tàu biển ghé vào trong hành trình theo vị trí địa lý sao cho tàu không phải quay lại củng mà tàu đã đi qua. Ví dụ: Tàu chở hàng từ Singapore, dỡ hàng tại Sài Gòn, Đà Nẵng và Hải Phòng. Nếu hợp đồng quy định dỡ hàng “theo vị trí địa lý” thì tàu sẽ dỡ hàng tại Sài Gòn trước, sau đó là Đà Nẵng và dễ nốt tại Hải Phòng
Gin (bàn tới): Loại ròng rọc lớn có rãnh và khóa thép được lắp trên các cần cẩu của tàu biển.
Global positioning system (hệ thống định vị toàn cầu): Hệ thống theo dõi và xác định vị trí các phương tiện, vật thể trên trái đất như tàu biển, tàu hỏa, xe vận tải, container… bằng phương thức gửi tín hiệu từ các trạm mặt đất và nhận tín hiệu phản hồi từ các vệ tinh được bố trí trên quỹ đạo xung quanh trái đất. Các hệ thống này có khả năng xác định vị trí của phương tiện vận tải với sai số rất thấp. Viết tắt là “G.PS.” hoặc “GPS”.
Global strategy (chiến lược toàn cầu): Chiến lược tập trung vào việc phát triển năng lực hoạt động toàn cầu thông qua kinh doanh và marketing đối với hàng hóa và dịch vụ với sự khác biệt sản phẩm nhỏ nhất theo từng quốc gia. Lợi thế cạnh tranh của chiến lược này tăng lên do việc lựa chọn những nơi hoạt động tốt nhất ở các quốc gia khác.
Go back (quá thời gian dự kiến): Thuật ngữ này còn được gọi là “drop back”. Xem “drop back”.
Gondola (container đáy bằng): Container (đường biển) sàn phẳng có thể mở được ở các đầu và 2 cạnh của container. Thuật ngữ này còn được gọi là “gondola flat”.
Gondola flat (container đáy bằng): Thuật ngữ này còn được gọi là “gondola”. Xem “gondola”.
Goods inspection service (dịch vụ giám định hàng hóa): Dịch vụ xác định tình trạng thực tế của hàng hóa theo yêu cầu của cá nhân hay tổ chức.
Gooseneck (cổ ngỗng): Khung thép được lắp vào phần đầu xe rơ-moóc để nâng phần đầu không có bánh xe khỏi mặt đất khi kéo bằng đầu kéo hoặc đẩy bằng xe nâng. “Cổ ngỗng” có thể được lắp cố định hoặc có thể tháo rời.
GP (container thường/bách hóa/chở hàng khô): Xem “general purpose container”.
Grab crane (cần cẩu có gầu ngoạm): Cần cẩu được trang bị gầu ngoạm loại thiết bị cơ khí được hạ thấp xuống hầm hàng và “ngoạm” hay cặp lấy hàng hóa. Thiết bị này thường dùng để dỡ hàng rời (hàng xá) như than, quặng, phốt phát… từ hầm hàng, đổ vào các phễu (hopper), sau đó được đưa vào băng chuyền để chuyển đến nơi chứa hàng hoặc nơi để bốc lên các phương tiện vận tải khác như ô tô, tàu hỏa… hay đóng vào bao. Thuật ngữ này còn được gọi là “grabbing crane”.
Grab damage (thiệt hại do gầu ngoạm): Thiệt hại gây ra cho tàu biển do việc sử dụng gầu ngoạm trong khi bốc dỡ một loại hàng rời nào đó.
Grab type ship unloader (thiết bị dỡ hàng rời loại gầu ngoạm): Thiết bị được bố trí trên cầu cảng, dùng để dỡ các loại hàng như than, quặng, phốt phát và các nguyên liệu khoáng sản khác.
Grabbing crane (cần cẩu có gầu ngoạm): Thuật ngữ này còn được gọi là “grab crane”. Xem “grab crane”.
Grain (khả năng xếp hàng xá/hàng rời của tàu biển): Tổng dung tích hầm hàng để vận chuyển ngũ cốc hay hàng xá/hàng rời khác có thể tự chảy như than, cát và lấp kín được các góc cạnh, ngóc ngách của hầm hàng. Đơn vị tính dung tích thường là mét khối hoặc phít (feet) khối. Thuật ngữ này còn được gọi là “grain capacity”.
Grain capacity (khả năng xếp hàng xả/hàng rời của tàu): Thuật ngữ này còn được gọi là “grain”. Xem “grain”.
Grain silo (si-lô ngũ cốc) : Kho chuyên dùng để chứa ngũ cốc, hàng rời/ hàng xá thường thấy ở các bến cảng, có hình trụ và dung tích lớn.
Grapple (kẹp gỗ): Thiết bị được lắp thêm vào đầu cần cẩu, bao gồm một cặp giống như “càng cua” gắn vào cuối dây cáp. Được sử dụng trong việc bốc dỡ gỗ cây, bằng cách kẹp vào phần đầu của một số cây gỗ nằm trong bó gỗ để nâng lên. Thuật ngữ này còn được gọi là “log grapple”.
Graving dock (ụ khô): Thuật ngữ này còn được gọi là “dry dock”. Xem “dry dock”.
Greaser (thợ máy): Thuyền viên (không phải là sĩ quan) làm việc trong buồng máy (engine room) của tàu biển.
Great circle route (khoảng cách ngắn nhất): Con đường ngắn nhất giữa hai điểm.
Green logistics (logistics xanh): Hoạt động logistics có hướng đến những biện pháp bảo vệ môi trường, giảm tối đa tác động tiêu cực đến môi trường. Logistics xanh có thể thể hiện qua một số hoạt động như: tiết kiệm nhiên liệu, tiết kiệm nước sử dụng trong hoạt động logistics; hạn chế xả thải trực tiếp ra môi trường, nhất là với chất thải chưa xử lý; tuần thủ chặt chẽ quy trình vận chuyển các chất có thể gây tác động tiêu cực nếu tiếp xúc trực tiếp với môi trường (hóa chất, dầu mỡ nhờn…); sử dụng nguyên liệu có thể tái sử dụng, tái chế để làm kệ, pallet, bao bì đóng gói.
Gross inventory (tổng giá trị tồn kho): Giá trị hàng tồn kho theo chi phí chuẩn (standard cost) trước bất kỳ hoạt động thu hồi những sản phẩm quá hạn nào.
Gross margin (tổng lợi nhuận): Chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí hàng bán.
Gross national product – GDP (tổng sản phẩm quốc gia): Chỉ số đo lường sản lượng quốc gia, tổng giá trị sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trong một giai đoạn thời gian.
Gross register tonnage (dung tích toàn phần): Viết tắt là “GRT”. Thuật ngữ này còn được gọi là “gross tonnage”. Xem “gross tonnage”.
Gross terms (bốc dỡ trọn gói): Thuật ngữ thường dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (đường biển). Theo đó, người vận chuyển chịu chi phí bốc và dỡ hàng.
Gross tonnage (dung tích toàn phần): Tổng dung tích của những khoang trống từ đáy tàu biển lên tới boong chính và những khoang trống nằm trên boong chính, bao gồm dung tích những khoang chứa hàng, khoang chứa nước, nhiên liệu, buồng máy, các phòng ăn, ở, giải trí… trên tàu. Viết tắt là “GT”. Thuật ngữ này còn được gọi là “gross register tonnage”.
Gross weight (trọng lượng cả bì): Trọng lượng hàng hóa bao gồm cả trọng lượng của bao bì. Trong vận chuyển hàng không, là tổng trọng lượng của lô hàng bao gồm tất cả trừ ULD (unit load device).
Ground (chạm đáy): Đáy tàu biển tiếp xúc từ từ với đáy biển hoặc đáy sông do mức nước giảm sút trong khi tàu đang đậu tại cầu cảng (buộc dây) hay thả neo tại vùng neo đậu. Thuật ngữ này còn được gọi là “grounding”.
Ground support equipment (thiết bị trợ giúp mặt đất): Xe tải hay hệ thống băng chuyền phục vụ hàng hóa tại khu vực sân đỗ từ cửa ra khu vực sân đỗ đến tàu bay.
Grounding (chạm đáy): Thuật ngữ này còn được gọi là “ground”. Xem “ground”.
Groupage (gom hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “consolidation”. Xem “consolidation”.
GSA (tổng đại lý): Cá nhân hay tổ chức được phép thay mặt cho một pháp nhân về quyền hạn tại một khu vực cụ thể (vận chuyển hàng không).
Guillotine door (cửa chém): Cửa phía đuôi tàu của một số tàu rô-rô (roll-on roll-off ship) được nâng lên khi mở và hạ xuống khi đóng. Do cấu tạo tương tự như máy chém nên có tên là cửa chém. Cửa chém được lắp trên các tàu không có cầu dẫn, do vậy cần phải có một nhịp cầu nối với cầu cảng. Cửa này tạo thành một lớp chắn kín nước, ngăn nước biển xâm nhập vào tàu.
Gun tackle (puli lợi về lực): Phương pháp lắp dây cầu sử dụng 2 puli, một chiếc ở phía trên cố định và một chiếc ở phía dưới mang móc cẩu, dây hoặc cáp cấu đi qua 2 lần puli phía dưới. Việc lợi về lực kéo sẽ tương ứng với số lần dây cầu đi qua puli phía dưới. Trong trường hợp này, lực kéo được tăng gấp đôi. Việc tăng lực này được gọi là lực bẫy. Tuy vậy, không nên lạm dụng tải trọng hoạt động an toàn của cần cẩu (vượt qua mức cho phép).
Gunny bag (bao đay): Bao làm từ sợi thô, như đay, cói… thường dùng trong vận chuyển một số loại hàng như đường, gạo…
Gunny matting (lớp lót hàng băng đay) Vật liệu làm bằng sợi thô, thường là sợi đay, dùng để chèn lót khi sắp xếp hàng hóa trên tàu biển, có tác dụng bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
Các bài viết cùng chuyên mục:
Nội dung bài viết do HP Toàn Cầu tổng hợp từ cuốn Sổ tay Giải thích thuật ngữ về Dịch vụ logistics của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và một số nguồn khác
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com