Định nghĩa Mỹ phẩm và Hướng dẫn xác định một sản phẩm có là sản phẩm mỹ phẩm hay không ?
Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu mỹ phẩm để kinh doanh trên thị trường hiện nay đều cần phải có giấy phép công bố mỹ phẩm theo quy định. Tuy nhiên, để xác định được mặt hàng của mình có phải là mặt hàng mỹ phẩm để làm thủ tục này hay không thì nhiều khách hàng cũng đang gặp những vướng mắc do việc phân định mặt hàng là mỹ phẩm, hàng tiêu dùng thông thường, dược phẩm, thuốc, hay thiết bị y tế không phải là dễ dàng.
Trong bài viết này, HP Toàn Cầu sẽ cung cấp tới bạn đọc những thông tin, quy định của pháp luật để xác định được một mặt hàng có phải là mặt hàng mỹ phẩm hay không?
Định nghĩa mỹ phẩm theo quy định hiện hành
1. Căn cứ pháp lý
- Thông tư số: 06/2011/TT-BYT: Quy định về quản lý mỹ phẩm do Bộ Y Tế ban hành ngày 25 tháng 01 năm 2011
- Công văn số: 1609/QLD-MP: về Hướng dẫn phân loại mỹ phẩm, công bố tính năng mỹ phẩm do Cục Quản lý Dược – Bộ Y Tế ban hành ngày 10 tháng 2 năm 2012
- Thông tư số: 29/2020/TT-BYT:sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do bộ trưởng Bộ Y Tế ban hành, liên tịch ban hành do Bộ Y tế ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2020.
Căn cứ Theo Điều 2 Thông tư 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định về Quản lý mỹ phẩm
2. Định nghĩa sản phẩm mỹ phẩm
Tại khoản 1, điều 2, Thông tư số 06/2011/TT-BYT thì “Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạc miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể, bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”
Phân loại sản phẩm mỹ phẩm:
Cũng theo Thông tư số 06/2011/TT-BYT, mỹ phẩm được phân thành 21 nhóm như sau:
(1) Kem, nhũ tương, sữa, gel hoặc dầu dùng trên da (tay, mặt, chân,…)
(2) Mặt nạ (chỉ trừ sản phẩm là bong da nguồn gốc hóa học)
(3) Chất phủ màu (long, nhão, bột)
(4) Phấn trang điểm, phấn dùng sau khi tắm, bột vệ sinh,..
(5) Xà phòng tắm, xà phòng khử mùi,
(6) Nước hoa, nước thơm dùng vệ sinh,..
(7) Sản phẩm dùng để tắm hoặc gội (muối, xà phòng, dầu, gel,..)
(8) Sản phẩm tẩy lông
(9) Sản phẩm khử mùi và chống mùi.
(10) Các sản phẩm tạo kiểu tóc ( sữa, keo xịt tóc, sáp)
(11) Sản phẩm dùng cạo râu hoặc sau khi cạo râu (kem, xà phòng..)
(12) Sản phẩm trang điểm và tẩy trang dùng cho mặt và mắt
(13) Sản phẩm dùng cho môi
(14) Sản phẩm để chăm sóc răng và miệng
(15) Sản phẩm dùng để chăm sóc và tô điểm cho móng tay, chân
(16) Sản phẩm dùng để vệ dinh cơ quan dinh dục ngoài
(17) Sản phẩm chống nắng
(18) Sản phầm làm sạm da mà không cần tắm nắng
(19) Sản phẩm làm trắng da
(20) Sản phẩm chống nhăn da
(21) Các dạng khác
Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả. Các sản phẩm điều chỉnh vĩnh viễn, phục hồi hoặc làm thay đổi chức năng cơ thể bằng cơ chế miễn dịch, trao đổi chất hoặc cơ chế dược lý không được phân loại là mỹ phẩm. Sản phẩm có đường dùng uống, tiêm hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể (VD: màng nhầy của đường mũi, bộ phận sinh dục trong, …) thì không được phân loại là mỹ phẩm.
Như vậy, ngoài các sản phẩm mỹ phẩm như định nghĩa thông thường, dầu gội đầu, dầu xả, nước hoa … cũng được hiểu là sản phẩm mỹ phẩm theo quy định hiện hành
Một số sản phẩm không phải là mỹ phẩm
Theo Công văn số 1609/QLD-MP, ngày 10/02/2012 của Cục Quản lý dược thì các sản phẩm sau không được phân loại là mỹ phẩm: Sản phẩm chống muỗi, nước hoa xịt phòng, nước xả vải, nước tẩy bồn cầu, dung dịch ô xi già, cồn sát trùng 700, cồn 900, sản phẩm làm sạch răng giả không tiếp xúc với khoang miệng, lông mi giả, dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai, sản phẩm chống nghẹt mũi, sản phẩm chống ngáy, gel bôi trơn âm đạo, gel siêu âm, sản phẩm tiếp xúc với bộ phận sinh dục trong, dung dịch thụt trực tràng, gây tê, giảm/kiểm soát sự sưng tấy/phù nề, chữa viêm da, giảm dị ứng, diệt nấm, diệt virus, sản phẩm kích thích mọc tóc/mọc lông mi, sản phẩm loại bỏ/giảm mỡ/giảm béo/giảm kích thước của cơ thể, sản phẩm giảm cân, ngăn ngừa/dừng sự phát triển của lông, sản phẩm dừng quá trình ra mồ hôi, mực xăm vĩnh viễn, sản phẩm xóa sẹo, giảm sẹo lồi, sản phẩm làm sạch vết thương, …
Quy trình xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm mỹ phẩm hay không?
Quy trình quyết định sản phẩm là mỹ phẩm và công bố tính năng sản phẩm mỹ phẩm được phép theo hướng dẫn của ASEAN được quy định tại phụ lục 03-MP Thông tư số 06/2011/TT-BYT ngày 25/01/2011 của Bộ Y tế quy định việc về Quản lý Mỹ phẩm
Để xác định một sản phẩm có phải là sản phẩm mỹ phẩm hay không, cần thực hiện theo 5 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra về thành phần cấu tạo của sản phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm phải là sản phẩm chứa các thành phần được phép bởi Hiệp định mỹ phẩm ASEAN và không có thành phần nào bị cấm hoặc vượt quá giới hạn quy định.
Trong quá trình công bố mỹ phẩm, nếu không kiểm tra kỹ về thành phần sản phẩm, rất có thể bạn bị từ chối công bố nếu sản phẩm có chứa các chất cấm, hoặc chứa các chất có nồng độ vượt quá quy định cho phép.
Bước 2: Xác định vị trí sử dụng của sản phẩm
Mỹ phẩm chỉ tiếp xúc bên ngoài với những phần khác nhau của cơ thể (biểu bì, hệ thống tóc, móng, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc với răng và các màng nhầy của khoang miệng.
Sản phẩm dùng để uống, tiêm, hoặc tiếp xúc với những phần khác của cơ thể ví dụ như màng nhầy của đường mũi hoặc bộ phận sinh dục trong không được xem là mỹ phẩm.
Trên thực tế, về vị trí sử dụng có một số sản phẩm mà khách hàng thường nhầm lẫn là sản phẩm mỹ phẩm như sau:
– Viên uống trắng da
Viên uống trắng da có đường sử dụng là đường uống. Như vậy, viên uống trắng da có phải là mỹ phẩm hay không? -> Viên uống trắng da không phải là mỹ phẩm.
– Sản phẩm nước xả vải, nước giặt
Sản phẩm nước xả vải, nước giặt không tiếp xúc trực tiếp trên da. Như vậy, Sản phẩm nước xả vải, nước giặt có phải là mỹ phẩm hay không? -> Sản phẩm nước xả vải, nước giặt không phải là mỹ phẩm.
– Sản phẩm gel bôi trơn âm đạo, dung dịch thụt trực tràng
Sản phẩm này sử dụng ở “nhưng bộ phân bên trong cơ thể”. Như vậy, Sản phẩm sản phẩm gel bôi trơn âm đạo, dung dịch thụt trực tràng có phải là mỹ phẩm hay không? -> Câu trả lời là không.
Bước 3: Xác định dựa trên công dụng chính của sản phẩm
Mỹ phẩm được sử dụng cho những phần cho phép của cơ thể với mục đích duy nhất hoặc mục đích chính là làm sạch, làm thơm hoặc thay đổi vẻ bề ngoài hoặc điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ, giữ gìn chúng trong điều kiện tốt.
(Lưu ý sản phẩm có thể có công dụng thứ hai hoặc công dụng phụ nằm ngoài phạm vi nói trên).
Nếu sản phẩm có thành phần phù hợp, có vị trí sử dụng đáp ứng được theo nội dung bước 2 đề cập, thì tiếp theo để được coi là một sản phẩm mỹ phẩm, sản phẩm đó cần phải có công dụng chính là Làm sạch, làm thơm hoặc điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ, giữ gìn chúng trong những điều kiện tốt.
Các công dụng chính của mỹ phẩm thường rõ ràng, và đơn giản, không mang tính điều trị, phục hồi, thay đổi cấu trúc, chức năng cơ thể hay tạo nên các ảnh hưởng/hiệu quả vĩnh viễn. Sản phẩm mỹ phẩm cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả.
Một số sản phẩm có công dụng chính không phải là mỹ phẩm mà nhiều người đang nhầm lẫn như:
– Xịt chống muỗi; Lông mi giả, móng giả, keo gắn mi, keo gắn móng; Sản phẩm làm sạch vết thương: Cồn, nước sát trùng, nước muối; dung dịch vệ sinh mắt/mũi/tai đều không là mỹ phẩm.
Bước 4: Xác định dựa trên hình thức sản phẩm (Cách thể hiện của sản phẩm)
Sản phẩm đã đáp ứng được đầy đủ theo 3 bước kể trên, tuy nhiên hình thức của sản phẩm lại thể hiện như để phòng bệnh và chữa bệnh cho người, hay có các từ ngữ như “điều trị”, “chữa bệnh”, “phục hồi chức năn cơ thể”,… trên nhãn sản phẩm thì cũng không được coi là một sản phẩm mỹ phẩm.
Cách thể hiện của sản phẩm mỹ phẩm
Sản phẩm mỹ phẩm không được thể hiện như một sản phẩm để chữa bệnh hoặc phòng bệnh cho người. Những đặc điểm sau cần phải được xem xét kỹ:
- Lời giới thiệu tính năng, quảng cáo sản phẩm và ngữ cảnh.
- Bao bì/ nội dung nhãn và nhãn bổ sung (bao gồm cả hình ảnh minh hoạ).
Tài liệu khuyến mãi bao gồm giấy chứng nhận hoặc tài liệu do các bên gia công ban hành thay cho nhà cung cấp.
- Các hình thức quảng cáo.
- Hình thức sản phẩm và cách nó được sử dụng, ví dụ như: viên con nhộng, thuốc viên, dạng tiêm,…
- Mục tiêu cá biệt của các thông tin quảng cáo, ví dụ: một nhóm người nhất định với/hoặc có những tổn thương đặt biệt đối với những bệnh tật/ các phản ứng có hại.
Một số hình ảnh về sản phẩm thể hiện như để chữa bệnh cho người như:
Bước 5: Xác định dựa vào công dụng khác của sản phẩm
– Những ảnh hưởng sinh lý học của sản phẩm
Tất cả các sản phẩm có ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể đều có ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất. Đặc tính của mỹ phẩm là tạo nên các ảnh hưởng/ hiệu quả không vĩnh viễn và cần phải sử dụng thường xuyên để duy trì hiệu quả.
Điều cần lưu ý đầu tiên là tất cả những tính năng phù hợp dùng cho các loại sản phẩm như trong danh mục các sản phẩm mỹ phẩm (Phụ lục I của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN) hiển nhiên được xem là mỹ phẩm.
Sản phẩm có công dụng chính là sản phẩm mỹ phẩm, tuy nhiên lại đề cập thêm những công dụng sau thì cũng không được coi là sản phẩm mỹ phẩm:
– Với các sản phẩm về da: Giảm béo/loại bỏ chất béo, giảm kích thước cơ thể, xóa sẹo, trẻ hóa làn da, trị nám, nâng ngực, chữa viêm da,….
– Với các sản phẩm về tóc: Loại bỏ gàu vĩnh viễn, Làm dày sợi tóc, chống rụng tóc, kích thích mọc tóc, trị nấm da đầu,…
– Với các sản phẩm nước hoa, xịt khử mùi: Dừng quá trình ra mồ hôi, tăng cường cảm xúc, hấp dẫn giới tính,…
– Với các sản phẩm về móng, sản phẩm triệt lông: Ngăn ngừa/làm chậm lại/dừng sự phát triển của lông; Làm dày, mỏng móng tay chân; ….
Có thể thấy, hiện nay rất nhiều đơn vị đang quảng cáo sai lệch, hoặc làm quá lên công dụng của sản phẩm mỹ phẩm khiến nhiều người lầm tưởng. Mong rằng, qua bài viết của chúng tôi bạn đọc đã có thêm cách hiểu đúng hơn về sản phẩm mỹ phẩm cũng như nắm được quy trình xác định một sản phẩm mỹ phẩm theo quy định hiện hành.
Chọn HP Toàn Cầu là công ty cung cấp dịch vụ công bố, nhập khẩu mặt hàng mỹ phẩm?
HP Toàn cầu là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan mặt hàng mỹ phẩm, chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói hoặc từng phần cho một lô hàng, từ khâu chuẩn bị hợp đồng, hồ sơ, chứng từ của lô hàng cho đến khi vận chuyển, thông quan và giao hàng tại kho.
Để có tư vấn chi tiết hơn về thủ tục nhập khẩu, phương thức vận chuyển cũng như dự toán đầy đủ về chi phí cho cả lô hàng, hãy liên lạc với bộ phận tư vấn khách hàng của công ty chúng tôi theo email info@hptoancau.com hoặc hotline 08 8611 5726 / 098 487 0199
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu và dự toán chi phí vận chuyển liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.