Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Pháp luật hải quan và Hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam
1.1. Hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam về Hải quan
- Luật Hải quan năm 2014
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ qui định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan; Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi NĐ 08/2015/NĐ-CP;
- Nghị định 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
- Nghị định 127/2013/NĐ-CP ngày 15/10/2013 quy đầu nhập khẩu gia định việc xử lý vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan và Nghị định 45/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 127/2013/NĐ-CP;
- Thông tư số 38 /2015/TT-BTC, ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính, Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi TT 38/2015/TT-BTC;
- Thông tư số 42/2015/TT-BTC ngày 27/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Thông tư số 14/2015/TT- BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư số 39/2015/TT-BTC ngày 35/03/2015 của Bộ Tài chính quy định về trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết Thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan;
- Thông tư số 13/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định về kiểm tra, giám sát, tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; kiểm soát hàng giả và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
- Thông tư số 203/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử lý hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan;
- Thông tư số 49/2015/TT-BTC ngày 14/04/2015 của Bộ Tài chính quy định thủ tục hải quan đối với thư, gói, kiện hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính của doanh nghiệp được chỉ định; Thông tư 191/2015/TT-BTC – TTHQ hàng hóa CPN; Thông tư 56/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 49/2015/TT-BTC và Thông tư 191/2015/TT-BTC;
- Thông tư số 72/2015/TT-BTC ngày 12/5/2015 của Bộ Tài chính quy định áp dụng chế độ ưu tiên trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp; v.v…
- Thông tư 31/2022/TT-BTC về Danh mục hàng hóa XNK VN
- Thông tư 38/2018/TT-BTC; Thông tư 62/2019/TT-BTC; Thông tư 47/2020/TT-BTC; Thông tư 07/2021/TT-BTC quy định về xuất xứ hàng hoá;
- Thông tư 69/2016/TT-BTC – TTHQ xăng dầu, hóa chất, khí;
- Thông tư 184/2015/TT-BTC về kê khai thuế, bảo lãnh thuế, thu, nộp thuế hàng hoá XNK;
- Thông tư 14/2021/TT-BTC về quản lý, thu phí HQ.
và các văn bản pháp luật liên quan hoạt động hải quan nói riêng và quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung đã được liệt kê tại bài viết: Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu
- Luật quản lý ngoại thương
- Luật Thương mại năm 2005;
- Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2015
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam năm 2014;
- Luật Thuế khẩu; thuế nhập khẩu năm 2015 và các Luật thuế liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa như Luật thuế gia gia tăng, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; Luật thuế bảo vệ. trường; Luật Quản lý thuế năm 2013;
- Luật an toàn thực phẩm năm 2010;
- Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa năm 2007;
- Luật Thú y năm 2015,
- Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật năm 2013
1.2. Quản lý nhà nước về hải quan
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm quản lý nhà nước về hải quan
Trên thực tế có nhiều cách tiếp cận về khái niệm quản lý. Thông thường quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức, chỉ huy, điều khiển, kiểm tra và điều chỉnh v.v…
Theo lý thuyết hệ thống, Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng và khách thể quản lý nhằm đạt những mục tiêu nhất định.
Quản lý nhà nước về hải quan là sự quản lý của nhà nước đối với tổ chức, hoạt động của cơ quan hải quan và các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân nhằm hướng các hoạt động đó phát triển theo những mục tiêu định hướng nhất định.
Quản lý nhà nước về hải quan được thể hiện trên hai phương diện cơ bản:
– Quản lý của nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan
– Quản lý nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của các tổ chức và cá nhân.
Quản lý nhà nước về hải quan có các đặc điểm cơ bản sau:
– Quản lý nhà nước về hải quan là quản lý vĩ mô, nghĩa là kế hoạch phát triển hải quan và trên cơ sở pháp luật hải quân, quản lý mang tính định hướng trên cơ sở chiến lược, qui hoạch, pháp luật có liên quan đến hoạt động hải quan.
– Quản lý nhà nước về hải quan là quản lý hành chính, bởi đó chính là việc thực thi quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan, do các cơ quan quản lý nhà nước về hải quan thực hiện. Mặt khác, thủ tục quản lý nhà nước về hải quan là thủ tục hành chính.
– Quản lý nhà nước về hải quan mang tính tổ chức và điều chinh: Việc quản lý nhà nước về hải quan được thực hiện thông qua bởi một hệ thống các cơ quan nhà nước (Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hải quan; Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan; các Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan; Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật về hải quan). Khi thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, cơ quan quản lý phải căn cứ vào pháp luật để điều chỉnh hành vi của các chủ thể.
– Quản lý nhà nước về hải quan mang tính chất quyền lực nhà nước (mang tính chất công quyền) bởi xuất phát từ bản chất quản lý là quyền lực là quyền uy, không có quyền lực, không có quyền uy thì không thể quản lý có thể đó là quyền lực của một tổ chức, của một cá nhân hoặc của nhà nước. Quản lý nhà nước về hải quan là sự quản lý của nhà nước trong lĩnh vực hải quan do vậy mang tính chất quyền lực nhà nước, mang tính chất quyền lực công, quyền lực của giai cấp cầm quyền của giai cấp lãnh đạo.
– Quản lý nhà nước về hải quan thuộc lĩnh vực quản lý hết sức nhạy cảm, bởi nó liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan hải quan, liên quan đến các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải của các tổ chức cá nhân trong nước và của cả các tổ chức cá nhân nước ngoài.
Quản lý nhà nước về hải quan có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý điều hành của nhà nước, đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Vai trò đó được thể hiện trên một số phương diện cơ bản sau:
– Góp phần nâng cao vai trò quản lý vĩ mô của nhà nước trong xã hội.
– Đảm bảo sự minh bạch, công khai, tăng cường cho hoạt động thu thuế hải quan của Nhà nước.
– Đảm bảo sự phát triển lành mạnh của hoạt động thương mại và của nền kinh tế.
– Đảm bảo thúc đẩy sự phát triển của ngành hải quan trong xu thế hội nhập quốc tế.
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan và các cơ quan quản lý nhà nước về hải quan
1.2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan
Nội dung quản lý nhà nước về hải quan là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hải quan. Quản lý nhà nước về hải quan gồm các nội dung cơ bản sau:
– Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, qui hoạch và kế hoạch phát triển hải quan Việt Nam.
– Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm pháp
– Hướng dẫn, thực hiện và tuyên truyền pháp luật hải quan.
– Qui định về tổ chức và hoạt động của hải quan.
– Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ công chức hải quan. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, phương pháp quản lý hải quan hiện đại.
– Thống kê nhà nước về hải quan.
-Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về hải quan.
– Hợp tác quốc tế về hải quan.
1.2.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về hải quan
Cơ quan quản lý nhà nước về hải quan là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các nội dung quản lý nhà nước về hải quan theo qui định của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước về hải quan bao gồm:
– Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội: thống nhất ban hành Luật, Nghị quyết quản lý nhà nước về hải quan và giám sát việc tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước về hải quan.
– Chính phủ: thống nhất quản lý nhà nước về hải quan.
– Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hải quan
– Bộ, cơ quan ngang bộ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính trong việc quản lý nhà nước về hải quan.
– Uỷ ban nhân dân các cấp: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện pháp luật hải quan tại địa phương.
– Cơ quan hải quan: (gồm Tông cục hải quan, các Cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, các Chi cục hải quan) có chức năng thực hiện các nghiệp vụ chính như: kiểm tra hải quan, giám sát hải quan, kiểm soát hải quan theo qui định của pháp luật.
1.2.3. Bộ quản lý chuyên ngành và thẩm quyền quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành
Bộ quản lý chuyên ngành là cơ quản quản lý nhà nước ở trung ương, trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh tế đối với một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định.
Bộ quản lý chuyên ngành gồm: Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Bộ Xây dựng; Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Bộ Khoa Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch; Bộ Thông tin và truyền thông, học và công nghệ; Bộ Tài nguyên môi trường; Bộ Công an; Bộ Quốc phòng; Bộ Giao thông vận tải; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam v.v…
Thẩm quyền quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành là quyền và nghĩa vụ của các Bộ quản lý chuyên ngành trong việc quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Thẩm quyền này được thể hiện trên hai phương diện cơ bản:
Một là, Các Bộ quản lý chuyên ngành chủ trì ban hành hoặc chủ trì tham mưu trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản pháp quy về quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Việc quản lý nhà nước về hải quan của các cơ quan quản lý trườn nhà nước có thẩm quyền được thực hiện thông qua việc các cơ quan này ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ thẩm quyền, phạm vi, lĩnh vực, hình thức, điều kiện quản lý, mặt hàng quản lý.
Có 14/18 bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên ngành trực tiếp hoặc chủ trì tham mưu trình Quốc hội, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về phạm vi, thẩm quyền, lĩnh vực, hình thức, điều kiện quản lý, mặt hàng quản lý.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
– Văn bản do Quốc Hội ban hành gồm Luật và Pháp lệnh.
– Văn bản do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm Nghị định, Chỉ thị, Quyết định và Thông báo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
– Văn bản do các Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành gồm Thông tư và quyết định của các Bộ, cơ quan ngang Bộ kiểm soát khoảng trên 200 Danh mục hàng hóa và hơn 100.000 dòng hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, kiểm tra chuyên ngành khi làm thủ tục xuất nhập khẩu.
Hai là, thực hiện cấp phép và kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật; kiểm tra vệ sinh an toàn thực thẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Thẩm quyền quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành được thể hiện cụ thể ở một số Luật như sau:
– Luật Hải quan năm 2014 (Khoản 1, Điều 35) quy định: “Trường hợp theo quy định của pháp luật phải kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hoá, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm đối với hàng hoá, phương tiện vận tải thì cơ quan hải quan căn cứ kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành để quyết định việc thông quan”;
– Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm 2007 (Khoản 1 Điều 35) quy định: “Cơ quan kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hoá thông báo kết quả kiểm tra cho người nhập khẩu, xác nhận hàng hoá đã đáp ứng yêu cầu chất lượng để được làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá với cơ quan hải quan”.
– Luật An toàn thực phẩm năm 2010 (Khoản 1 Điều 40) quy định: “Chỉ được đưa về kho bảo quản chờ hoàn thành việc thông quan khi có giấy đăng ký kiểm tra an toàn thực phẩm; chỉ được thông quan khi có xác nhận kết quả kiểm tra thực phẩm đạt yêu cầu nhập khẩu”.
– Luật Thú y 2015: “Động vật, sản phẩm động vật có trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật trên cạn thuộc diện phải kiểm dịch trước khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng; trường hợp nước nhập khẩu hoặc chủ hàng không yêu cầu kiểm dịch thi thực hiện theo quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vận trên cạn vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.”
“Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy định về điều kiện hoàn tất thủ tục hải quan trong kiểm tra, giám sát động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch. mẫu bệnh phẩm, thuốc thú y khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam”
– Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật năm 2013 (khoản 4 Điểu 29) quy định:
“Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật chỉ được thông quan sau khi hoàn thành đầy đủ các thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu”.
1.3. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan của các Bộ quản lý chuyên ngành
1.3.1. Nội dung quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Công Thương
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép thuộc Bộ Công Thương quản lý chuyên ngành đugọc quy định cụ thể trong Nghị định của Chính phủ, ví dụ như: Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất; Tiền chất sử dụng trong công nghiệp; Khoáng sản; Tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp..
– Hình thức quản lý dựa trên đặc tính của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý của Bộ Công thương, các hình thức quản lý gồm:
+ Thực hiện theo quy định của Luật Hóa chất và các Nghị định quy định chi tiết thi hành đối với hàng hóa là Hóa chất và sản phẩm có chứa hóa chất.
+ Cấp Giấy phép xuất khẩu/ Giấy phép nhập khẩu.
+ Ban hành danh mục xuất khẩu có điều kiện, quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn.
+ Cấp Giấy phép xuất khẩu tự động/Giấy phép nhập khẩu tự động.
+ Cấp Giấy phép nhập khẩu theo chế độ hạn ngạch thuế quan.
+ Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
+ Thực hiện theo quy định của Chính phủ về sản xuất và kinh doanh thuốc lá đối với mặt hàng thuốc lá.
– Nguyên tắc quản lý:
+ Đối với hàng hóa xuất khẩu theo hạn ngạch do nước ngoài quy định, Bộ Công Thương thống nhất với các Bộ quản lý chuyên ngành và Hiệp hội ngành hàng có liên quan để xác định phương thức giao hạn ngạch bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch, hợp lý.
+ Đối với hàng hóa thuộc danh mục xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép tự động, Bộ Công Thương công bố và tổ chức thực hiện trong từng thời kỳ.
1.3.2. Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn được quy định theo nghị định của Chính phủ.
– Hình thức quản lý dựa trên đặc thù của sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu mà hình thức quản lý bao gồm:
+ Quy định của Công ước CITES để công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu/ nhập khẩu.
+ Công bố điều kiện và hướng dẫn thủ tục xuất khẩu.
+ Công bố điều kiện và hồ sơ xuất khẩu.
+ Ban hành danh mục các loài thủy sản được xuất khẩu thông thường; các loài vàđiều kiện xuất khẩu các loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện (ban hành danh mục hàng hóa cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu).
+ Giấy phép khảo nghiệm.
+ Giấy phép nhập khẩu, quy định rõ điều kiện, số lượng và thủ tục cấp giấy phép.
+ Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy phép khảo nghiệm, quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
+ Quy định về quản lý chất lượng nguyên liệu nhập khẩu.
+ Ban hành Danh mục sản phẩm được phép lưu hành tại Việt Nam (Danh mục sản phẩm nhập khẩu thông thường) và Danh mục sản phẩm nhập khẩu có điều kiện.
+ Ban hành danh mục giống thủy sản nhập khẩu thông thường; danh mục giống thủy sản nhập khẩu có điều kiện.
+ Ban hành danh mục thủy sản sống làm thực phẩm được nhập khẩu thông thường.
+ Quy định về việc đánh giá rủi ro, cấp phép nhập khẩu.
– Nguyên tắc quản lý:
Thứ nhất, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loại hàng hóa được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam; danh mục các loại hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu thông thường theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Việc xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa này không cần giấy phép.
Thứ hai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh mục các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và hình thức quản lý theo nguyên tắc sau:
– Đối với loại hàng hóa mới lần đầu nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hóa ngoài danh mục được phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng hoặc lưu hành tại Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm.
– Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện nhưng không cần cấp giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục và quy định cụ thể điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu. Khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định, các đơn vị trực tiếp làm thủ tục xuất nhập khẩu với cơ quan Hải quan, không cần xin giấy phép.
– Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn cụ thể về điều kiện, hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; các trường hợp nhập khẩu để khảo nghiệm, nội dung giấy phép khảo nghiệm, thời hạn khảo nghiệm.
Căn cứ kết quả khảo nghiệm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định cho phép hay không cho phép hàng hóa được sử dụng, lưu hành tại Việt Nam. Khi được phép sử dụng, lưu hành tại Việt Nam, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu.
– Hàng năm, 6 tháng một lần, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm công bố bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường các mặt hàng đã có kết quả khảo nghiệm tốt. Khi được bổ sung vào danh mục nhập khẩu thông thường, hàng hóa được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá và không phải xin cấp phép.
1.3.3. Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Thông tin và truyền thông
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và truyền thông được quy định cụ thể theo Nghị định của Chính phủ.
– Hình thức quản lý
+ Thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất bản, báo chí;
+ Thực hiện theo quy định của pháp luật về hoạt động in.
+ Giấy phép nhập khẩu.
– Nguyên tắc quản lý:
+ Bộ Thông tin và Truyền thông công bố danh mục hàng cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; quy định các tiêu chuẩn cần đáp ứng, hồ sơ, thủ tục, cấp giấy phép.
+ Đối với nhóm mặt hàng tem bưu chính, trên cơ sở quy định của pháp luật về bưu chính, Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể các trường hợp phải có giấy phép nhập khẩu, bố danh mục hàng hóa theo mã số HS, quy định điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
1.3.4. Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch được quy định cụ thể theo Nghị định của chính phủ đối với hàng xuấ khẩu và nhập khẩu.
– Hình thức quản lý:
Xuất phát từ đặc thù của các hàng hóa thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch vì vậy hình thức quản lý được sử chủ yếu là: Hồ sơ nguồn gốc; Giấy phép sản xuất và lưu hành; Phê duyệt nội dung; Quy định điều kiện; Công bố tính năng và loại đồ chơi được phép nhập khẩu.
– Nguyên tắc quản lý:
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố cụ thể các danh mục trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Các sản phẩm là Tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, được ghi trên mọi chất liệu; Văn hóa phẩm thuộc các thể loại, mới được sản xuất trên mọi chất liệu; Tác phẩm hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh được phép xuất khẩu theo nhu cầu, thủ tục giải quyết tại cơ quan Hải quan, khi: Được phép sản xuất và lưu hành tại Việt Nam, hoặc có giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chịu trách nhiệm hướng dẫn cụ thể nguyên tắc này; không cấp giấy phép xuất khẩu và không phê duyệt số lượng, trị giá sản phẩm xuất khẩu.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành quy định cụ thể về việc phê duyệt nội dung các tác phẩm, sản phẩm là tác phẩm điện ảnh và sản phẩm nghe nhìn khác, ghi trên mọi chất liệu; Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, tranh, nhiếp ảnh và ủy quyền cho các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cấp tỉnh thực hiện việc phê duyệt nội dung các sản phẩm nghe – nhìn không phải tác phẩm điện ảnh do các tổ chức, cá nhân trên địa bàn nhập khẩu.
1.3.5.Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Y tế
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được quy định cụ thể theo Nghị định của Chính phủ đối với hàng xuất khẩu và nhập khẩu.
– Hình thức quản lý
Tùy vào đặc tính của từng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bộ Y tế sử dụng các hình thức quản lý sau:
+ Cấp Giấy phép xuất khẩu/ Giấy phép nhập khẩu
+ Giấy phép nhập khẩu quy định rõ điều kiện và thủ tục cấp giấy phép.
+ Công bố sản phẩm.
+ Đăng ký lưu hành.
– Nguyên tắc quản lý:
+ Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của giấy phép nhập khẩu được nhập khẩu theo số lượng được duyệt trong đơn hàng nhập khẩu.
+ Hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp đăng ký lưu hành khi đã có số đăng ký hoặc hàng hóa thuộc diện điều chỉnh của biện pháp công bố sản phẩm khi đã có số tiếp nhận Phiếu công bố, được nhập khẩu theo nhu cầu, không bị hạn chế về số lượng, trị giá, không phải xin giấy phép nhập khẩu, trừ hàng hóa thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt theo quy định của Luật Dược.
+ Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện và cụ thể danh mục hàng hóa nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
1.3.6.Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Tài nguyên môi trường
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Tài nguyên môi trường được quy định theo Nghị định của Chính phủ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hình thức quản lý
Quy định điều kiện hoặc tiêu chuẩn nhập khẩu.
– Nguyên tắc quản lý
+ Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định danh mục, tiêu chuẩn hoặc điều kiện đối với phế liệu được phép nhập khẩu vào Việt Nam, cụ thể hóa danh mục nêu trên theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
+ Trên cơ sở điều kiện hoặc tiêu chuẩn và danh mục các phế liệu được phép nhập khẩu nêu trên, doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục tại cơ quan Hải quan.
Khi làm thủ tục hải quan cần phải có thêm các giấy tờ sau: Giấy xác nhận đủ điều kiện nhập khẩu phế liệu còn hiệu lực của Sở tài nguyên môi trường, thông báo lô hàng phế thải nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất, Giấy xác nhận ký quỹ phế liệu nhập khẩu do quỹ bảo vệ môi trường hoặc ngân hàng thương mại cấp. văn bản chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với lô phế liệu nhập khẩu.
1.3.7.Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Giao thông vận tải
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Bộ Giao thông vận tải được quy định cụ thể theo Nghị định của Chính phủ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hình thức quản lý: Cấp Giấy phép nhập khẩu.
– Nguyên tắc quản lý: Bộ Giao thông vận tải công bố danh mục theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quy định thủ tục cấp giấy phép.
1.3.8. Quản lý nhà nước về hải quan của Bộ Xây dựng
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Xây dựng được quy định cụ thể theo Nghị định của Chính phủ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nguyên tắc quản lý: Khi làm thủ tục hải quan cần có: Giấy chứng ISO 9001-9011 của nhà sản xuất phù hợp tiêu chuẩn TCVN; giây chứng nhận hợp quy và kết quả thử nghiệm chất
1.3.9. Quản lý nhà nước về hải quan của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo Giấy phép và thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định cụ thể theo Ngị định của Chính phủ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
– Hình thức quản lý
+ Chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu.
+ Cấp Giấy phép nhập khẩu.
– Nguyên tắc quản lý:
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; chỉ định doanh nghiệp được phép nhập khẩu các loại hàng hóa quy định tại danh mục này; quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu; điều kiện nhập khẩu và chịu trách nhiệm quản lý sử dụng các máy móc, thiết bị, tế như vật tư đúng mục đích.
2. Tổng quan về hải quan
Lịch sử nhân loại đã chứng minh rằng: từ khi các quốc gia xuất hiện trên trái đất thì không một quốc gia nào có thể tồn tại hoàn toàn biệt lập, không hề có một mối quan hệ nào với thế giới bên ngoài. Trong các mối quan hệ đó, thì mối quan hệ kinh tế, đặc biệt là thương mại quốc tế (hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa) là quan hệ phố biến nhất và phát triển nhất. Để quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và những hoạt động có liên các quốc gia tổ chức một lực lượng “canh gác biên cương của tổ quốc về mặt kinh tế”, và lực lượng đó được gọi là Hải quan. Trong điều kiện hội nhập, để điều hoà hoạt động của Hải quan các nước, người ta đã thành lập Hội đồng Hợp tác Hải quan (Customs Cooperation Council – CCC), nay là Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization – WCO).
Lịch sử hình thành và phát triển Hải quan gắn liền với sự xuất hiện của Nhà nước, sự phát triển của quan hệ hàng hoá – tiền tệ và quan hệ kinh tế quốc tế. Cùng với sự ra đời của các khu vực mậu dịch trên thế giới và sự phát triển của ngoại thương, Hải quan đã ra đời và ngày càng được củng cố, hoàn thiện và phát triển.
Quay trở lại lịch sử của hải quan ta nhận thấy rằng:
Trong hoạt động của khu vực mậu dịch quốc tế đầu tiên trên trái đất tại thành Aten (Hy Lạp) đã có thuế “IMFORLUM” đánh vào các hoạt động buôn bán tại đây. Thời bấy giờ, tất cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu vào Aten, cũng như tàu thuyền xuất cảnh, neo đậu tại cảng đều phải nộp thuế . Mức thuế đánh vào hàng hoá bằng 1/50 (tức 2%) trị giá hàng hóa.
Tại thành La Mã cũng có thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Thuế này được gọi là “PORTORIUM” và do một người đứng thấu.
Tại Ý, ngay từ thời đầu Trung cổ, đã có thuế “DOGANA và ngoài ra còn cấm xuất khẩu lương thực, giữ độc quyền sản xuất và buôn muối; Về sau khi phát triển các ngành tơ tằm, thuộc da, làm nến, làm gương thì Ý cấm nhập khẩu các mặt hàng trên nhưng lại miễn thuế nhập khẩu nguyên liệu dùng cho các nghề này.
Ở Anh, vào thế kỷ thứ 11 đã thu thuế “CUSTOMS” đánh vào hàng xuất khẩu, nhập khẩu.
Ở Trung Quốc, đến đời nhà Đường thì bắt đầu thu thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, do một cơ quan gọi là “CHEPOSEN” thực hiện để kiểm soát tàu thuyền xuất cảnh, nhập cảnh. Đến thế kỷ 17, nhà Thanh đặt ra danh từ Hải quan (hải ngoại quan thuế) thay cho cơ quan “CHEPOSEN”. Lúc đầu thuế suất do nhà Vua đặt ra, cao hay thấp là do nhà Vua cần tiền nhiều hay ít, sau đó đến thời Khang Hy mới đặt ra biểu thuế theo từng loại hàng hóa, như đối với hàng hoá, thực phẩm hoặc đối với quần áo, đồ dùng hàng ngày là 4% theo giá trị hàng nhập khẩu và 1% theo giá trị hàng xuất khẩu.
Sở thuế quan và Thuế gián thu là tên gọi của Hải quan Việt Nam trong những ngày đầu thành lập theo Sắc lệnh số 27/SL ngày 10 tháng 9 năm 1945 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ký Sắc lệnh. Trải qua trên 70 năm hoạt động, nhiều lần thay đổi tên gọi, mô hình tổ chức, đồng thời chức năng nhiệm vụ của Hải quan Việt Nam cũng dần được bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị của đất nước trong từng giai đoạn.
Hải quan là một từ Việt gốc Hán, được du nhập vào nước ta từ năm 1945, khi Hải quan Trung Quốc giúp ta cải tổ lực lượng Thuế quan do thực dân Pháp để lại. Thuật ngữ Hải quan được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào cách tiếp cận.
Nếu tiếp cận Hải quan với tư cách là cơ quan nhà nước thì Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Theo Công ước Kyoto “Hải quan là cơ quan của chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Luật hải quan và thu thuế hải quan và thuế khác. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm thi hành các luật lệ khác có liên quan đến việc nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển hay lưu kho hàng hoá”.
Nếu tiếp cận Hải quan dưới góc độ nghiệp vụ thì Hải quan được xem xét ở các nghiệp vụ cơ bản sau:
– Kiểm tra hải quan;
– Giám sát hải quan;
– Kiểm soát hải quan.
Nếu tiếp cận Hải quan ở góc độ kỹ thuật nghiệp vụ thì Hải quan được xem xét ở các kỹ thuật nghiệp vụ chủ yếu sau:
– Phân loại, áp mã hàng hóa;
– Xác định xuất xứ hàng hóa;
– Xác định trị giá hải quan;
– Thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới;
– V.v…
Hải quan là cơ quan do Nhà nước thiết lập, nên chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của Hải quan phải tuân theo pháp luật của quốc gia và các điều ước quốc tế liên quan đến hoạt | động Hải quan mà quốc gia đó đã ký kết hoặc công nhận, chứ không phụ thuộc vào tên gọi của tổ chức. Cùng với bước tiến của nhân loại thì nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của Hải quan các quốc gia có thể thay đổi. Cụ thể, trong giai đoạn đầu của thương mại quốc tế, thì chức năng chính của Hải quan là thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu – nguồn thu quan trọng của ngân sách quốc gia. Khi các quốc gia có chính sách bảo hộ sản xuất trong nước thì Hải quan có thêm chức năng quản lý chặt chẽ các đối tượng làm thủ tục hải quan để thực hiện chính sách bảo hộ. Và giờ đây trong điều hội nhập thì hải quan phải đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan giữa các nước để góp phần tích cực vào sự phát triển thương mại quốc tế và các giao lưu quốc tế khác.
Đối với Hải quan Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
– Thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hoá, phương tiện vận tải
– Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới
– Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
– Kiến nghị chủ chương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
– Thống kê hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Những vấn đề cơ bản về thủ tục hải quan
3.1. Khái niệm thủ tục hải quan
Cho đến nay ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, nước nào cũng có một đường lối kinh tế đối ngoại, một chính sách thuế quan, cũng quy định thể lệ, thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá và đặt ra cơ quan phụ trách việc thi hành các thủ tục, thể lệ này đồng thời thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Thủ tục này được gọi chung là thủ tục hải quan. Còn cơ quan phụ trách thi hành thủ tục hải quan thì tuỳ mỗi nước mà nó có tên gọi khác nhau: Trung Quốc hiện nay là Quan, Anh – Customs, Pháp – Donanes, Đức – Zooliverwaltung, Cuba Duana, Việt Nam – Hải quan… nhưng nội dung của thủ tục hải quan thì giống nhau.
Theo Công ước Kyoto về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan Thủ tục hải quan là tất cả các hoạt động tác nghiệp mà bên liên quan và Hải quan phải thực hiện nhằm bảo đảm tuân thủ Luật Hải quan.
Theo Luật hải quan Việt Nam “Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Như vậy, thủ tục hải quan được hiểu là tất cả các hoạt động tác nghiệp/các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan và các bên liên quan (như các công ty kinh doanh kho bãi, cảng vụ, các cơ quan quản lý chuyên ngành) phải thực hiện theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính, được thực hiện chủ yếu và trực tiếp bởi người khai hải quan và công chức hải quan, gồm những việc như sau:
- Khai báo hải quan
- Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan
- Phân luồng kiểm tra hải quan
- Kiểm tra hồ sơ
- Kiểm tra thực tế hàng hóa
- Kiểm tra chuyên ngành (KD,KTCL,ATTP)
- Nộp thuế, lệ phí hải quan
- Thông quan/Giải phóng hàng/Đưa hàng về bảo quản
- Xác nhận qua khu vực giám sát hải quan
Căn cứ vào đối tượng làm thủ tục hải quan, thủ tục hải quan gồm:
– Thủ tục hải quan đối với hàng hoá
– Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải.
Trong mỗi một nhóm thủ tục hải quan đó lại được phân thành nhiều nhóm nhỏ, chẳng hạn, thủ tục hải quan đối với hàng hoá được phân thành thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, thủ tục hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu; Thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu thương mại, thủ mại… Đối với phương tiện vận tải có thủ tục hải quan đối với tục hải quan đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu phi thương phương tiện vận tải xuất cảnh; thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải nhập cảnh, thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải quá cảnh.
Căn cứ vào phương thức thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục hải quan được phân thành:
– Thủ tục hải quan truyền thống (thủ tục hải quan thủ công): là thủ tục hải quan được thực hiện bằng phương thức thủ công, khai hải quan bằng giấy và tiếp nhận xử lý trực tiếp bởi công chức hải quan theo quy định của pháp luật.
– Thủ tục hải quan hiện đại (thủ tục hải quan điện tử): là thủ tục hải quan được thực hiện bằng các thông điệp dữ liệu điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
3.2. Các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan có một số tính chất cơ bản sau:
Tính hành chính bắt buộc: Thủ tục hải quan là thủ tục hành chính vì thực hiện thủ tục hải quan chính là thực hiện quyền hành pháp trong lĩnh vực hải quan và do cơ quan quản lý hành chính nhà nước thực hiện, mà cụ thể là cơ quan hải quan. Xét về mặt nguyên tắc, tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều phải làm thủ tục hải quan; Nếu không làm thủ tục hải quan hoặc làm thủ tục hải quan không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật đều không được chấp nhận thông quan, và như vậy, hành, xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không thể thực hiện được. Tất cả các nội dung công việc của thủ tục hải quan đều được qui định cụ thể trong Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật hải quan. Người khai hải quan và công chức hải quan có trách nhiệm phối hợp với nhau và phối hợp với các cơ quan khác của Nhà nước để thực hiện các nội dung công việc đó.
Tính trình tự và liên tục: Nói đến thủ tục là phải nói đến tính trình tự của nó, tức nói đến việc nào, bước nào thực hiện đến giá trước, việc nào, bước nào thực hiện sau. Kết quả của bước trước là tiền đề, là căn cứ, là cơ sở để thực hiện bước tiếp theo. Bước sau được thực hiện trên cơ sở kết quả của bước trước và là sự kế tiếp của bước trước. Đồng thời bước sau phải kiểm tra lại kết quả của bước trước để hạn chế những sai sót trong dây chuyền làm thủ tục hải quan. Thủ tục hải quan phải được thực hiện liên tục không được ngắt quãng để đảm bảo thông quan nhanh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại quốc tế.
Tính thống nhất: Tính thống nhất thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan phải thống nhất từ hệ thống văn bản, phải thống nhất từ quy định bộ hồ sơ phải nộp, phải xuất trình, phải thống nhất trong cách xử lý và kết quả xử lý giữa các Chi cục, các Cục và trong toàn ngành; thống nhất về các nghiệp vụ trong suốt dây chuyền làm thủ tục hải quan; Thống nhất ở tất cả các địa điểm làm thủ tục hải quan trong phạm vi cả nước, không cho phép thủ tục hải quan ở địa điểm này khác thủ tục hải quan làm ở địa điểm khác.
Tính công khai, minh bạch và quốc tế hoá: Để đảm bảo tính thống nhất của thủ tục hải quan, tất yếu thủ tục hải quan phải được công khai và minh bạch, bởi đây là thủ tục hành chính bắt buộc. Tính chất này được thể hiện ở chỗ thủ tục hải quan được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và được đăng tải, tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng; được niêm yết tại các địa điểm làm thủ tục hải quan.
Thủ tục hải quan là các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Do vậy việc thực hiện thủ tục hải quan ảnh hưởng rất lớn đến giao lưu thương mại quốc tế. Theo đó, muốn phát triển kinh tế, muốn hội nhập quốc tế phải hài hòa hoá thủ tục hải quan và thủ tục hải quan phải phù hợp, tương thích với các điều ước quốc tế cũng như thông lệ quốc tế về hải quan.
3.3. Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan
Nguyên tắc thực hiện thủ tục hải quan là những tư tưởng chỉ đạo mà người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ khi làm thủ tục hải quan cho hàng hoá và phương tiện vận tải.
Khi thực hiện thủ tục hải quan cả người khai hải quan và công chức hải quan phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
– Tất cả các hàng hóa, phương tiện vận tải đều phải làm thủ tục hải quan. Điều này có nghĩa là không phân biệt hàng hóa, phương tiện vận tải đó của ai, mang quốc tịch ở đâu, thuộc loại hình xuất khẩu, nhập khẩu nào, khi tham gia vào các quan hệ thương mại quốc tế hoặc có sự di chuyển từ khu vực pháp lý này sang khu vực pháp lý khác đều phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan. Đối tượng phải làm thủ tục hải quan gồm hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Khoản 1, Điều 16, Luật Hải quan quy định: hàng hoá, phương tiện vận tải phải được làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan; vận chuyển đúng tuyến đường, đúng thời gian qua cửa khẩu hoặc các địa điểm khác theo quy định của pháp luật”.
– Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro trong thủ tục hải quan. Quản lý rủi ro là việc áp dụng có hệ thống các biện pháp, quy trình nghiệp vụ và thông lệ nhằm giúp cơ quan hải quan bố trí, sắp xếp nguồn lực hợp lý để tập trung quản lý có hiệu quả đối với các lĩnh vực, đối tượng được xác định là rủi ro. Quản lý rủi ro được đánh giá là phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại được hải quan các nước trên thế giới áp dụng trong thủ tục hải quan và đã chứng tỏ được hiệu quả to lớn của nó. Bởi kết quả là tạo ra sự cân bằng giữa tạo thuận lợi và kiểm soát chặt chẽ trong điều kiện thương mại và các dòng chảy quốc tế có sự gia tăng đột biến.
– Đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc thực hiện thủ tục hải quan phải hướng tới hai mục tiêu cơ bản, một là đảm bảo sự quản lý chặt chẽ và có hiệu quả của nhà nước trong lĩnh vực hải quan, hai là tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hay nói cách khác cho hoạt động thương mại quốc tế.
– Hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác. Vì vậy về nguyên tắc hàng hoá, phương tiện vận tải sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan thì được thông quan, trừ những trường hợp khác theo quy định của pháp luật, chẳng hạn tạm dừng thông quan khi có cầu của chủ sở hữu quyền nghi ngờ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc thực hiện biện pháp cưỡng chế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện nghĩa vụ thuế.
– Thủ tục hải quan phải được thực hiện công khai, nhanh chóng, thuận tiện và theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này xuất phát từ các tính chất cơ bản của thủ tục hải quan, xuất phát từ các đặc trưng của hoạt động thương mại quốc tế cũng như yêu cầu của quản lý nhà nước về hải quan.
– Thủ tục hải quan phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Nguyên tắc này được thể hiện ở việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc phải đáp ứng yêu cầu hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. Việc bố trí nhân lực, thời gian làm việc của cơ quan cũng như doanh nghiệp phải phù hợp với quy định của pháp luật hải quan và phù hợp với thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế.
3.4. . Đối tượng làm thủ tục hải quan
Đối tượng làm thủ tục hải quan là những đối tượng khi vào, ra lãnh thổ hải quan phải làm thủ tục hải quan và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Đối tượng làm thủ tục hải quan gồm:
– Hàng hoá
– Phương tiện vận tải
3.4.1. Hàng hoá
Hàng hoá là sản phẩm của lao động có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người và dùng để trao đổi với nhau.
Hàng hoá có hai thuộc tính cơ bản: Giá trị sử dụng và giá trị trao đổi.
Theo Luật thương mại, năm 2005, hàng hoá bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai; Những vật gắn liền với đất đai.
Theo Luật hải quan, năm 2014, Hàng hóa bao gồm động sản có tên gọi và mã số theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc được lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
Như vậy, hàng hoá phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan có các dấu hiệu cơ bản sau:
– Là động sản, không bao gồm bất động sản;
– Có mã số và tên gọi theo theo quy định của pháp luật tức là theo Danh mục HS; theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
– Được xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
Hàng hóa là đối tượng phải làm thủ quan hải quan gồm:
a. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
– Hàng hoá xuất khẩu là hàng hoá được phép rời khỏi lãnh thổ hải quan, nơi xuất phát của hàng hoá sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan liên quan đến hàng hoá đó.
Công ước Kyoto đưa ra khái niệm “Hàng xuất khẩu hẳn” là hàng hoá lưu thông tự do, rời khỏi lãnh thổ hải quan và dự định ở lại hẳn bên ngoài lãnh thổ hải quan”. Hàng hoá lưu thông tự do ở đây được hiểu là hàng hoá không bị hạn chế xuất khẩu.
– Hàng hoá nhập khẩu là hàng hoá được phép đưa từ nước ngoài vào lãnh thổ hải quan của một quốc gia, theo pháp luật hải , và pháp luật có liên quan của quốc gia đó.
Tuỳ theo tính chất của hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu và chính sách, chế độ quản lý của nhà nước, hàng hoá xuất khẩu, mn động nhập khẩu của mỗi quốc gia được phân thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại hình có tên gọi theo một chính sách khác nhau về hải quan.
– Hàng hoá quá cảnh là hàng hoá đưa từ một nước qua cửa khẩu vào lãnh thổ của một quốc gia để đến một nước khác hoặc trở về nước đó.
b. Hành lý, ngoại hối, tiền Việt Nam của người xuất cảnh, nhập cảnh quả cảnh
Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh là vật dụng cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh bao gồm hành lý mang theo người, hành lý gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi.
– Ngoại hối: là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản lý ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ngoại hối gồm có 5 loại:
+ Ngoại tệ (foreign currency): tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm: ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng.
+ Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi băng ngoại tệ: hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thư chuyển tiền (mail transfer), điện chuyển tiền (telegraphic transfer), thẻ tín dụng (credit card), tín dụng ngân hàng (bank letter of credit), là những chứng từ chi trả phát sinh từ quan hệ tín dụng, thể hiện một số tiền nhất định được lưu thông dễ dàng từ người này sang người khác.
Phần lớn các phương tiện thanh toán này hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Các phương tiện này không có giá trị nội tại của nó, mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền tệ.
– Tiền Việt Nam: là tiền tệ chính thức của Việt Nam, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành. Nó có ký hiệu là đ mã quốc tế theo ISO 4217 là “VND”. Theo luật pháp hiện hành của Việt Nam, tiền giấy và tiền kim loại là phương tiện thanh toán pháp quy không giới hạn nghĩa là người ta bắt buộc phải chấp nhận khi nó được dùng để thanh toán cho một khoản nợ xác lập bằng VND với mọi số lượng, mệnh giá.
c. Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Vật dụng trên phương tiện vận tải bao gồm tài sản sử dụng trên phương tiện vận tải; nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ hoạt động của phương tiện vận tải; lương thực, thực phẩm và các đồ dùng khác trực tiếp phục vụ sinh hoạt của người làm việc và hành khách trên phương tiện vận tải.
d. Kim khí quí, đá qui, cổ vật, văn hoá phẩm, bưu phẩm, các tài sản khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động hải quan.
– Kim khí quý là vàng hoặc bạc, (cũng có thể kể cả bạch kim nữa). Những loại vàng, bạc thoi, khối, nén, vàng lá, vàng cốm, (vàng sa, vàng đãi) vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc hoặc đồ trang sức chế biến dở dang đều không coi là đồ trang sức. Người nào mang những thứ nói trên không có giấy phép thì coi như mang kim khí quý trái phép.
– Đá quý là một khoáng vật, đã hay hóa thạch có giá trị kinh tế cao và thường được sử dụng trong nghề kim hoàn.
Việc xuất nhập khẩu kim khí quý, đá quý, ngọc trai thi hành theo thể lệ quản lý ngoại hối của Ngân hàng quốc gia Việt Nam.
– Cổ vật: là những đồ vật do khối óc và bàn tay con người làm ra và đã được sử dụng để thỏa mãn những nhu cầu tinh thần và vật chất trong cuộc sống cách đây khá lâu hay rất lâu.
– Văn hoá phẩm, gồm: Phim ; Sách; Tác phẩm; Sản phẩm âm nhạc …
– Bưu phẩm: gồm thư, bưu thiếp, ấn phẩm, học phẩm người mù và gói nhỏ.
Theo tốc độ xử lý bưu phẩm gồm: bưu phẩm ưu tiên (ưu tiên vận chuyển nhanh nhất, bằng con đường ngắn nhất như gửi bằng máy bay) và bưu phẩm không ưu tiên.
Theo đối tượng nhận gửi, bao gồm bưu phẩm thường (nhận gửi của cá nhân) và bưu phẩm ghi số (nhận gửi của tổ chức).
3.4.2. Phương tiện vận tải
Theo cách hiểu truyền thống, phương tiện vận tải là những phương tiện có cấu trúc đặc biệt phục vụ cho công việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý, hoặc những vật chất cần thiết khác di chuyển từ một không gian này đến một không gian khác trong một thời gian nhất định theo yêu cầu của việc vận chuyển.
– Phương tiện vận tải xuất cảnh là phương tiện vận tải chuyển từ trong nước ra nước ngoài sau khi đã làm thủ tục hải quan xuất cảnh.
– Phương tiện vận tải nhập cảnh là phương tiện vận tải dị chuyển từ nước ngoài vào trong nước sau khi đã làm thủ tục hải quan nhập cảnh.
– Phương tiện vận tải quá cảnh là phương tiện vận tải dị chuyển qua lãnh thổ của một quốc gia sau khi đã làm thủ tục hải quan quá cảnh.
Phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có các đặc điểm sau:
– Phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có cấu trúc đặc biệt phục vụ cho công việc vận chuyển hàng hoá, hành khách, hành lý hoặc những vật chất khác.
– Có quốc tịch và có chủ sở hữu hợp pháp.
– Tuân thủ theo hệ thống pháp lý về vận tải quốc tế và Hiệp ước ký kết song phương giữa các quốc gia về xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh.
– Di chuyển qua lại biên giới của quốc gia và phải làm thủ tục hải quan cần thiết theo quy định của pháp luật quốc gia đó. Không phân biệt là phương tiện vận tải của nước ngoài hay của chính quốc gia mà phương tiện vận tải đó mang quốc tịch.
Phương tiện vận tải phải làm thủ tục hải quan bao gồm:
– Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
– Tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
– Tàu biển, tàu bay chuyển cảng
– Tàu liên vận quốc tế xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bằng đường sắt
– Ô tô xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
– Các phương tiện vận tải khác.
Ngoài những phương tiện vận tải thông thường trên, hiện nay trong xu thế hiện đại xuất hiện một số phương tiện vận tải đặc thù như phương tiện vận tải bằng đường ống, bằng băng tải, bằng đường dây, bằng truyền dẫn, bằng tín hiệu, sóng từ …vì vậy các phương thức kiểm tra hải quan cũng phải được thay đổi phủ hợp với các phương tiện vận tải đó.
3.5. Chủ thể thực hiện thủ tục hải quan
3.5.1. Khái niệm, đặc điểm của chủ thể thực hiện thủ tục hải quan
Chủ thể thực hiện thủ tục hải quan là các bên tham gia thực hiện thủ tục hải quan. Hay nói cách khác chủ thể thực hiện thủ tục hải quan là các bên thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật hải quan để thông quan hàng hoá, phương tiện vận tải.
Chủ thể thực hiện trực tiếp thủ tục hải quan bao gồm: Người khai hải quan và công chức hải quan.
Người khai hải quan là người cung cấp các thông tin, dữ liệu về đối tượng đang làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật,
Theo Công ước Kyoto, “người khai hải quan” là người hành khai báo về hàng hóa hoặc nhân danh người đó thực hiện việc khai báo.
Tại Chuẩn mực 3.7 Công ước Kyoto khẳng định, “bất cứ người nào có quyền định đoạt đối với hàng hóa đều có quyền hoạt động với tư cách người khai hải quan”.
Người khai hải quan có các dấu hiệu pháp lý cơ bản sau:
– Là người có quyền định đoạt đối với đối tượng đang thực hiện thủ tục hải quan
– Thực hiện hành vi khai hải quan
– Ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan
– Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác cho đối tượng đang làm thủ tục hải quan theo qui định của
– Chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi khai báo của mình.
Như vậy, người khai hải quan có thể là chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền. Người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền có thể là đại lý làm thủ tục hải quan; Người điều khiển phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; Người thực hiện dịch vụ quá cảnh hàng hóa; Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính quốc tế; Doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế v.v…
Luật Hải quan năm 2014 quy định: “Người khai hải quan bao gồm: chủ hàng hóa; chủ phương tiện vận tải; người điều khiển phương tiện vận tải; đại lý làm thủ tục hải quan, người khác được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan”.
Công chức hải quan là những người được tuyển dụng, đào tạo, sử dụng trong hệ thống cơ quan hải quan theo pháp luật về cán bộ, công chức.
Công chức hải quan có các đặc điểm cơ bản sau:
– Là công dân Việt nam;
– Được tuyển dụng, đào tạo và làm việc trong hệ thống cơ quan hải quan;
– Nhân danh nhà nước thực hiện các hành vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.
3.5.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan
Mối quan hệ giữa các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan được thể hiện trên các phương diện cơ bản sau:
Mối quan hệ pháp lý: Khi thực hiện thủ tục hải quan cả người khai hải quan và công chức hải quan đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, cụ thể đó là pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan. Pháp luật hải quan là pháp luật công, do vậy các chủ thể chỉ được phép làm những gì mà pháp luật cho phép. Sự cho phép này được thể hiện cụ thể ở quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể. Mặc dù tư cách pháp lý khác nhau nhưng quá trình thực hiện thủ tục hải quan của kể cả người khai hải quan và công chức hải quan đều phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật. Nếu các bên không thực hiện đúng và đầy đủ các quy định đó đều phải chịu trách nhiệm pháp lý. Cụ thể, đối với người khai hải quan bị áp dụng trách nhiệm hành chính như xử phạt vi phạm hành chính; nếu hành vi vi phạm đó đã tới mức cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với công chức hải quan, với tư cách thi hành công vụ nhà nước, do vậy căn cứ vào mức độ lỗi nặng hay nhẹ có thể bị áp dụng trách nhiệm kỷ luật (các hình thức trách nhiệm kỷ luật được quy định cụ thể tại Luật Cán bộ, Công chức) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Luật hình sự; trong trường hợp gây ra thiệt hại cho chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
Mối quan hệ quản lý: Quan hệ giữa công chức hải quan và người khai hải quan khi thực hiện thủ tục hải quan thực chất là quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Công chức hải quan thực hiện tiếp nhận đăng ký hồ sơ hải quan, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, ra quyết định thông quan hàng hóa với tư cách là công chức nhà nước đang thi hành công vụ của nhà nước, hay nói cách khác, đang thực hiện hành vi quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. Còn người khai hải quan, với tư cách là chủ thể bị quản lý hay còn gọi là khách thể quản lý, phải thực hiện những yêu cầu nhất định như khai và nộp tờ khai hải quan, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, đưa hàng hóa đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế… theo quyết định của công chức hải quan có thẩm quyền để thực hiện sự quản lý của nhà nước về hải quan.
Mối quan hệ về nghiệp vụ: Các công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan thực hiện trong quá trình làm thủ tục hải quan thực chất là việc thực hiện các nghiệp vụ cụ thể của một dây chuyền nghiệp vụ khép kín. Dây chuyền nghiệp vụ khép kín này được bắt đầu bởi nghiệp vụ đăng ký và khai tờ khai hải quan của người khai hải quan và kết thúc bởi nghiệp vụ ra quyết định thông quan của cơ quan hải quan. Trong dây chuyền khép kín đó cả người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện các nghiệp vụ cụ thể, như phân loại, áp mã hàng hoá, xác định trị giá hải quan, tính toán số thuế phải nộp theo quy định của pháp luật…
Mối quan hệ đối tác,cộng đồng: Ngoài mối quan hệ pháp lý, mối quan hệ quản lý, mối quan hệ nghiệp vụ thì quan hệ giữa công chức hải quan với người khai hải quan còn thể hiện mối quan hệ đối tác, cộng đồng. Cụ thể đó là quan hệ đối tác giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp, quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu với cơ quan công quyền của nhà nước.
3.5.3. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan
Quyền pháp lý: Là mức độ, khả năng được phép xử sự của các chủ thể khi thực hiện thủ tục hải quan do pháp luật quy định và được nhà nước bảo vệ.
Nội dung của quyền pháp lý bao gồm:
– Quyền được thực hiện những xử sự nhất định.
– Quyền được phép yêu cầu chủ thể bên kia phải thực hiện những xử sự nhất định.
– Quyền được yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.
Khoản 1, Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định người khai hải quan có các quyền cơ bản sau:
– Được cơ quan hải quan cung cấp thông tin liên quan việc khai hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải, hướng dẫn làm thủ tục hải quan, phổ biến pháp luật về hải quan;
– Yêu cầu cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa khi đã cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cho cơ quan hải quan;
– Xem trước hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa dưới sự giám sát khai hải quan của công chức hải quan trước khi khai hải quan để bảo đảm việc được chính xác;
– Yêu cầu cơ quan hải quan kiểm tra lại thực tế hàng hóa đã kiểm tra, nếu không đồng ý với quyết định của cơ quan hải quan trong trường hợp hàng hóa chưa được thông quan;
– Sử dụng hồ sơ hải quan để thông quan hàng hóa, vận chuyển hàng hóa, thực hiện các thủ tục có liên quan với các cơ quan khác theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại, tố cáo hành vi trái pháp luật của cơ quan hải quan, công chức hải quan;
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại do cơ quan hải quan, công chức hải quan gây ra theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Nghĩa vụ pháp lý: Là mức độ, khả năng xử sự cần phải có của các chủ thể thực hiện thủ tục hải quan do pháp luật quy định và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Nội dung của nghĩa vụ pháp lý bao gồm:
– Phải thực hiện những xử sự nhất định
– Phải chịu trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện những xử sử bắt buộc.
Khoản 2, Điều 18 Luật Hải quan 2014 quy định người khai hải quan có các nghĩa vụ sau:
– Khai hải quan và làm thủ tục hải quan theo quy định của Luật Hải quan;
– Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin để cơ quan hải quan thực hiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự xác thực của nội dung đã khai và các chứng từ đã nộp, xuất trình; về sự thống nhất nội dung thông tin giữa hồ sơ lưu tại doanh nghiệp với hồ sơ lưu tại cơ quan hải quan;
– Thực hiện quyết định và yêu cầu của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc làm thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vận tải;
– Lưu giữ hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đã được thông quan trong thời hạn 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; lưu giữ sổ sách, chứng từ kế toán và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn do pháp luật quy định; xuất trình hồ sơ, cung cấp thông tin, chứng từ liên quan khi cơ quan hải quan yêu cầu;
– Bố trí người, phương tiện thực hiện các công việc liên quan để công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
– Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tương ứng với quyền và nghĩa vụ của người khai hải quan là nhiệm vụ và quyền hạn của công chức hải quan. Theo Điều 19, Luật hải quan năm 2014 khi làm thủ tục hải quan, công chức hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
– Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, quy trình nghiệp vụ hải quan và chịu trách nhiệm về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
– Hướng dẫn người khai hải quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khi có yêu cầu.
– Thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan; giám sát việc mô đóng, chuyển tải, xếp dỡ hàng hóa tại địa điểm làm thủ tục hải quan và địa điểm kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan thì yêu cầu chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải, người chì huy, người điều khiển phương tiện vận tải hoặc người được ủy quyền thực hiện các yêu cầu để kiểm tra, khám xét hàng hóa, phương tiện vận tải theo quy định của Luật hải quan và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
– Lấy mẫu hàng hóa với sự có mặt của người khai hải quan để cơ quan hải quan phân tích hoặc trưng cầu giám định phục vụ kiểm tra hải quan.
– Yêu cầu người khai hải quan cung cấp thông tin, chứng từ liên quan đến hàng hóa để xác định đúng mã số, xuất xứ, trị giá hải quan của hàng hóa.
– Yêu cầu người chỉ huy, người điều khiển phương tiện vận tải đi đúng tuyến đường, đúng thời gian, dừng đúng nơi quy định.
– Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
3.6. Địa điểm, thời hạn làm thủ tục hải quan
3.6.1. Địa điểm làm thủ tục hải quan
Địa điểm làm thủ tục hải quan được hiểu là nơi người khai hải quan nộp tờ khai cho cơ quan hải quan và ở đó cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan và thực hiện, xử lý các nghiệp vụ để thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.
Địa điểm làm thủ tục hải quan gồm: Địa điểm tiếp nhận, đăng ký hồ sơ hải quan; Địa điểm kiểm tra hồ sơ hải quan và địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
Theo Điều 22, Luật Hải quan 2014:“Địa điểm làm thủ tục hải quan là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải”.
Địa điểm tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan là trụ sở Cục Hải quan, trụ sở Chi cục Hải quan.
Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa bao gồm:
– Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; bưu điện quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa;
– Trụ sở Chi cục Hải quan;
– Địa điểm kiểm tra tập trung theo quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan;
– Địa điểm kiểm tra tại cơ sở sản xuất, công trình; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
– Địa điểm kiểm tra tại khu vực kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ;
– Địa điểm kiểm tra chung giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
– Địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định trong trường hợp cần thiết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khi quy hoạch thiết kế xây dựng cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế; cảng biển, cảng thủy nội địa có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh quá cảnh; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu phi thuế quan và các địa điểm khác có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có trách nhiệm bố trí địa điểm làm thủ tục hải quan và nơi lưu giữ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật Hải quan.
3.6.2. Thời hạn làm thủ tục hải quan
Thời hạn làm thủ tục hải quan là khoảng thời gian người khai hải quan nộp tờ khai hải quan, nộp các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan và cơ quan hải quan tiếp nhận đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
a. Thời hạn làm thủ tục hải quan của người khai hải quan
Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan: Là khoảng thời gian quy định mà người khai hải quan phải hoàn thành công việc khai và nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan.
Đối với từng đối tượng, thời gian khai và nộp tờ khai được quy định khác nhau. Chuẩn mực 3.22 và 3.23 Công ước Kyoto qui định: Tờ khai hàng hóa phải được nộp trong những giờ làm việc do hải quan quy định. Nếu pháp luật quốc gia quy định thời hạn cho việc nộp tờ khai hàng hóa, thời hạn được phép đó phải đủ để cho phép người khai hải quan hoàn thành tờ khai hàng hóa và tìm được các chứng từ đi kèm theo yêu cầu.
Theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam, thời hạn nộp tờ khai hải quan được quy định như sau:
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 04 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa xuất khẩu gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 02 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh;
Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu:
– Đối với phương tiện vận tải thực hiện như sau: 1. Đối với phương tiện vận tải quá cảnh được thực hiện ngay khi tới cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước khi phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng; 2. Đối với phương tiện vận tải đường biển nhập cảnh được thực hiện chậm nhất 02 giờ sau khi cảng vụ thông báo phương tiện vận tải nhập cảnh đã đến vị trí đón hoa tiêu; đối với phương tiện vận tải đường biển xuất cảnh được thực hiện chậm nhất 01 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; 3. Đối với phương tiện vận tải đường hàng không xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay khi phương tiện vận tải nhập cảnh đến cửa khẩu và trước khi tổ chức vận tải chấm dứt việc làm thủ tục nhận hàng hóa xuất khẩu, hành khách xuất cảnh 4. Đối với phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ và đường sông xuất cảnh, nhập cảnh được thực hiện ngay sau khi phương tiện vận tải đến cửa khẩu nhập cảnh đầu tiên và trước phương tiện vận tải qua cửa khẩu xuất cảnh cuối cùng.
Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký.
Thời hạn nộp chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải Đối với chứng từ có liên quan thuộc hồ sơ hải quan được quy định như sau:
– Trường hợp khai hải quan điện tử, khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, người khai hải quan nộp các chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan, trừ những chứng từ đã có trong hệ thống thông tin một cửa quốc gia;
– Trường hợp khai tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình chứng từ có liên quan khi đăng ký tờ khai hải quan.
b. Thời hạn làm thủ tục hải quan của cơ quan hải quan
– Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của pháp luật.
– Thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải: Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan (cụ thể, khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan; Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải), thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
+ Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
+ Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
+ Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật.
Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
4. Cơ sở pháp lý của thủ tục hải quan
Việc thực hiện thủ tục hải quan được dựa trên những c pháp lý nhất định. Cơ sở pháp lý đó gồm cơ sở pháp lý quốc cơ sở pháp lý quốc tế; tập quán, thông lệ quốc tế về hải quan.
4.1. Cơ sở pháp lý quốc gia
Cơ sở pháp lý quốc gia hay còn gọi Luật pháp quốc gia là những văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo trình tự thủ tục do luật định.
Cơ sở pháp lý quốc gia gồm các văn bản pháp luật về hải quan và các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động hải quan.
Danh sách các văn bản xem tại Mục 1: Hệ thống văn bản pháp quy Việt Nam của bài viết
4.2. Cơ sở pháp lý quốc tế
Cơ sở pháp lý quốc tế là các văn bản do các quốc gia thỏa thuận xây dựng và thường gọi là các điều ước quốc tế, gồm các điều ước quốc tế về hải quan và các Điều ước quốc tế liên quan đến hải quan.
Các Điều ước quốc tế về hải quan như: Công ước về thành lập Hội đồng hợp tác hải quan (Customs Cooperation Council – CCC), nay là Tổ chức Hải quan thế giới (World Customs Organization – WCO); Công ước Kyoto 1973 và Công ước Kyoto sửa đổi năm 1999 về đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan; Hiệp định về Hải quan ASEAN 1997; Công ước HS về phân loại hàng hóa năm 1988; Hiệp định thực hiện Điều 7 Hiệp định ưu đãi thuế quan và thương mại (Hiệp định GATT), Hiệp định thỏa thuận về thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại biên giới (Hiệp định TRIPS); Hiệp định chung về thương mại dịch vụ (GATS); Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu; Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT – Technical Barriers to Trade); Công ước Cites v.v….
Trong hệ thống các Điều ước quốc tế về hải quan thì Công ước Kyoto có tên gọi đầy đủ là Công ước quốc tế về hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan là Công ước “xương sống” về thủ tục hải quan. Công ước được soạn thảo, thông qua tại Kyoto ngày 18/5/1973, có hiệu lực từ 25/9/1974 dưới sự bảo trợ của Hội đồng hợp tác Hải quan. Công ước đã được sửa đổi, bổ sung tại Brussells (Bỉ) vào ngày 26/6/1999, nhằm đạt các mục đích:
– Loại bỏ những khác biệt giữa các thủ tục và hoạt động thực tiễn hải quan có thể gây trở ngại cho thương mại quốc tế cũng như những trao đổi quốc tế khác;
– Đáp ứng những yêu cầu của thương mại quốc tế và của hải quan trọng việc tạo thuận lợi, hài hòa và đơn giản hóa thủ tục hải quan và hoạt động thực tiễn hải quan;
– Đảm bảo những chuẩn mực thích hợp cho việc kiểm tra hải quan và cho phép cơ quan hải quan đáp ứng được những thay đổi lớn về các phương pháp và kỹ thuật quản lý và kinh doanh.
Kết cấu của Công ước gồm Lời nói đầu, Thân Công ước, Phụ lục Tổng quát và Phụ lục Chuyên đề
Thân Công ước, gồm 5 chương: Chương 1: Định nghĩa Chương 2: Cơ cấu và phạm vi điều chỉnh của Công ước; Chương 3: Quản lý Công ước; Chương 4: Bên tham gia; Chương 5: Điều khoản cuối cùng.
Thân Công ước sửa đổi có cấu trúc chặc chẽ, tính liên kết v và ràng buộc cao yêu cầu bắt buộc các bên tham gia phải chấp nhận tối thiểu các quy định của Thân và Phụ lục tổng quát, cho được bảo lưu thực hành khuyến nghị với cơ chế xem xét định k 3 năm một lần; Uỷ ban quản lý Công ước có nhiệm vụ xem xét, đề nghị sửa đổi, bổ sung các điều khoản của Công ước. Những sửa đổi sẽ có hiệu lực sau 12 tháng đối với Thân Công ước và 6 tháng đối với Phụ lục Tổng quát khi không có phản đối với các sửa đổi này trong một khoảng thời gian và theo thủ tục quy định.
Phụ lục Tổng quát: bao hàm những nguyên tắc về tạo thuận lợi cho thương mại trong khi vẫn tăng cường hiệu quả quản lý hải thể hiện dưới dạng các chuẩn mực và chuẩn mực chuyển tiếp và được kết cấu thành 10 chương bao gồm những quy định liên quan đến những thủ tục cốt lõi gần như không thể thiếu được đổi với các quy trình thủ tục hải quan. Vì thế Phụ lục tổng quát liên kết, xuyên suốt toàn bộ các Phụ lục chuyên đề. Bên tham gia không được phép bảo lưu bất cứ điều khoản nào. Tuy nhiên, Công ước sửa đổi đã ra các ân hạn 3 năm cho chuẩn mực và 5 năm cho chuẩn mực chuyên tiếp để chuyển hoá vào luật pháp quốc gia sau khi Công ước có hiệu lực với bên tham gia.
Phụ lục Tổng quát gồm 10 chương cụ thể sau: Chương I: Các nguyên tắc chung; Chương 2: Định nghĩa; Chương 3: Thông quan và các thủ tục hải quan khác; Chương 4: Thuế hải quan và thuế khác; Chương 5: Bảo lãnh; Chương 6: Kiểm tra hải quan; Chương 7: Áp dụng kỹ nghệ thông tin; Chương 8: Quan hệ giữa cơ quan hải quan với bên thứ ba; Chương 9: Thông tin, quyết định và các quy chế do hải quan cung cấp; Chương 10. Khiếu nại về các vấn đề hải quan.
Các Phụ lục Chuyên đề: Mỗi phụ lục gồm một số chương liên quan đến thủ tục khác nhau. Mỗi bên tham gia Công ước tư quyết định chấp nhận Phụ lục chuyên đề và/hoặc một hay một vài chương. Chuẩn mực trong các Phụ lục chuyên đề và trong các chương mà bên tham gia kí kết Công ước chấp nhận là ràng buộc pháp lý đối với họ, chỉ được bảo lưu với các khuyến nghị thực hành và phải xem xét bảo lưu các khuyến nghị này 3 năm 1 lần.
Công ước Kyoto sửa đổi được kết cấu gồm 10 Phụ lục chuyên đề và trong mỗi Phụ lục chuyên đề có các chương. Cụ thể: Phụ lục A: Hàng hoá nhập vào lãnh thổ hải quan, gồm: Chương 1: Thủ tục trước khi đăng ký tờ khai; Chương 2: Tạm lưu kho hàng hóa.
Phụ lục B: Thông quan cho hàng tiêu dùng nội địa, gồm: Chương 1: Thông quan cho hàng tiêu dùng nội địa; Chương 2: Tái nhập nguyên trạng; Chương 3: Miễn giảm thuế và lệ phí nhập khẩu.
Phụ lục C: Xuất khẩu, gồm: Chương 1: Xuất khẩu hẳn
Phụ lục D: Kho ngoại quan và khu vực tự do thuế gồm: Chương 1: Kho ngoại quan; Chương 2: Khu vực tự do thuế quan.
Phụ lục E: Quá cảnh, gồm: Chương 1: Quá cảnh hải quan; Chương 2: Chuyển tải; Chương 3: Vận chuyển hàng hóa ven bờ
Phụ lục F: Gia công, gồm: Chương 1: Tạm xuất để trong nước; Chương 2: Tạm nhập để gia công ở nước ngoài; Chương 3: Hoàn trả thuế; Chương 4: Gia công hàng để tiêu dùng nội địa
Phụ lục G: Các chế độ tạm, gồm: Chương 1: Các chế độ tạm
Phụ lục H: Vi phạm hải quan, gồm: Chương 1: Vi phạm hải quan
Phụ lục J: Các thủ tục đặc biệt; gồm: Chương 1: Thủ tục hải quan đối với hành khách; Chương 2: Thủ tục hải quan đổi với hàng vận chuyển qua đường bưu điện; Chương 3: Phương tiện vận tải thương mại; Chương 4: Hàng cung ứng tiêu dùng: Chương 5: Các lô hàng được miễn giảm
Phụ lục K: Xuất xứ hàng hoá, gồm: Chương 1: Quy tắc xuất xứ; Chương 2: Chứng từ xuất xứ; Chương 3: Kiểm tra chứng từ xuất xứ.
Ngoài ra đi cùng với Công ước có Hướng dẫn thực hành. Hướng dẫn thực hành là tài liệu tập hợp các giải thích về các điều khoản của Phụ lục tổng quát, Phụ lục chuyên đề nhằm giúp các bên tham gia hiểu thống nhất và sâu hơn Công ước, trong đó đưa ra các hướng dẫn và thông lệ để triển khai thực hiện. Tài liệu được kết cấu theo kết cấu chung của toàn bộ Công ước. Đây là văn bản không ràng buộc về mặt pháp lý.
4.3. Tập quán, thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong quan hệ giữa các quốc gia.
Tập quán thương mại quốc tế là thói quen thương mại được hình thành lâu đời, có nội dung cụ thể, rõ ràng, được áp dụng liên tục và được thừa nhận trong quan hệ thương mại quốc tế.
Tập quán thương mại quốc tế cũng là một trong những nguồn luật cơ bản điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế. Thông thường, các tập quán quốc tế được chia thành 3 nhóm: các tập quán có tính chất nguyên tắc, các tập quán quốc tế chung và các tập quán thương mại khu vực.
Tập quán có tính chất nguyên tắc là những tập quán cơ bản, bao trùm, được hình thành trên cơ sở của những nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia và bình đẳng giữa các dân tộc. Ví dụ, tập quán “được quyền chọn luật” cho phép các đương sự được quyền chọn luật nước ngoài để điều chỉnh cho hợp đồng mà mình ký; tập quán “luật quốc tịch” quy định pháp nhân mang quốc tịch nước nào thì địa vị pháp lý của nó do luật nước đó quy định; tập quán “tòa án hoặc trọng tài nước nào khi giải quyết tranh chấp có quyền áp dụng các quy tắc tố tụng của nước đó”.
Tập quán thương mại quốc tế chung là các tập quán thương mại được nhiều nước công nhận và được áp dụng ở nhiều nơi, nhiều khu vực. Ví dụ các điều kiện thương mại quốc tế (INCOTERMS) do Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) tập hợp và soạn thảo trong đó quy định các điều kiện thương mại khác nhau (như điều kiện FOB, CIF, CFR…) được rất nhiều nước trên thế giới thừa nhận và áp dụng. INCOTERMS được ban hành lần đầu tiên vào năm 1936, và phiên bản gần đây nhất là INCOTERMS năm 2020. Đây là nhóm tập quán thương mại liên quan trực tiếp và mật thiết với hoạt động hải quan.
Các tập quán thương mại khu vực (địa phương) là các tập quán thương mại quốc tế được áp dụng ở từng nước, từng khu vực. Ví dụ, ở Hoa Ký cũng có điều kiện giao hàng FOB nhưng nghĩa vụ của người bán theo FOB của Hoa Kỳ sẽ nặng hơn nhiều so với điều kiện FOB trong Incoterms của ICC.
Thông lệ (Thói quen) trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại. Chẳng hạn, trong quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cho phép trọng lượng/khối lượng hàng hóa được dung sai theo một tỷ lệ nhất định. Mức dung sai này không cố định mà phụ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu nhưng cũng không được vượt quá mức cho phép (thường 10%). Theo thông lệ, nông sản, ngũ cốc dung sai là 3%; Cà phê, chè, lạc là 2,5%; Dung sai lớn nhất là mặt hàng gỗ tròn và dầu mỏ là 10% v.v…
Nguyên tắc áp dụng cơ sở pháp lý, trước hết áp dụng pháp luật quốc gia, nếu pháp luật quốc gia chưa quy định thì áp dụng pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc công nhận. Trường hợp pháp luật quốc gia, điều ước quốc tế chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan.
Điều 5, Luật Hải quan năm 2014 quy định Áp dụng điều ước quốc tế, tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải đến hải quan như sau:
“1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
- Đối với những trường hợp mà Luật này, văn bản pháp luật khác của Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên chưa có quy định thì có thể áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế liên quan đến hải quan, nếu việc áp dụng tập quán và thông lệ quốc tế đó không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam”.
5. Nội dung thủ tục hải quan
Nội dung thủ tục hải quan bao gồm:
- Khai báo hải quan; Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan
- Phân luồng kiểm tra hải quan
- Kiểm tra hải quan: Kiểm tra hồ sơ; Kiểm tra thực tế hàng hóa; Kiểm tra chuyên ngành (KD,KTCL,ATTP)
- Nộp thuế, lệ phí hải quan
- Thông quan/Giải phóng hàng/Đưa hàng về bảo quản
- Xác nhận qua khu vực giám sát hải quan
5.1. Khai báo hải quan và đăng ký, tiếp nhận tờ khai hải quan
5.1.1. Khai hải quan
Khái niệm khai hải quan và phương thức khai hải quan
Khai hải quan là việc người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin, dữ liệu về đối tượng làm thủ tục hải quan bằng các hình thức do pháp luật quy định.
Khai hải quan là hành vi pháp lý đầu tiên do người khai hải quan thực hiện để thực hiện thông quan hàng hoá, đồng thời là cơ sở pháp lý ban đầu để công chức hải quan thực hiện việc kiểm tra hải quan.
Khi thực hiện khai hải quan, người khai hải quan phải đáp ứng các yêu cầu sau:
– Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực, rõ ràng các tiêu chí trên tờ khai hải quan;
– Các thông tin khai báo trên tờ khai hải quan phải phù hợp, thống nhất với thông tin của các chừng từ liên quan đến đối tượng khai hải quan như hóa đơn thương mại, vận đơn, bảng kê chi tiết, C/o v.v..;
– Thực hiện khai hải quan đúng với thời gian quy định của pháp luật hải quan;
– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai
Phương thức khai hải quan là những cách thức mà : khai hải quan được sử dụng để cung cấp các thông tin, dữ liệ đối tượng khai hải quan cho cơ quan hải quan theo quy định của pháp luật.
Khai hải quan được thực hiện chủ yếu theo 3 phương thủ: Khai miệng, khai viết, khai điện tử.
– Khai miệng: là phương thức khai không được ghi nhận bằng chứng từ, không được xác lập và lưu trữ thành hồ sơ. Hình thức khai này áp dụng chủ yếu với đối tượng là hành lý xách của hành khách xuất, nhập cảnh, ngoại trừhành lý được hưởng chế độ ưu đãi hải quan.
– Khai viết: là phương thức khai bằng chữ viết trên những tài liệu do cơ quan hải quan quy định. Có hai hình thức khai viết
+ Khai bằng tờ khai hải quan: là việc người khai hải quan kê khai những thông tin về đối tượng làm thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan theo mẫu do cơ quan hải quan phát hành. Áp dụng chủ yếu cho loại hình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Khai bằng chứng từ có sẵn: là việc người khai hải quan kê khai những thông tin về đối tượng làm thủ tục hải quan bằng những chứng từ sẩn có. Áp dụng chủ yếu cho phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
– Khai điện tử: là phương thức khai hải quan bằng việc sử dụng công nghệ thông tin. Các hình thức khai điện tử gồm:
+ Khai trên hệ thống mạng máy tính của cơ quan hải quan;
+ Khai trên mạng máy tính của doanh nghiệp có kết nối mạng với mạng máy tính của cơ quan hải quan;
+ Đơn vị gửi file có chứa thông tin khai báo về đối tượng cho cơ quan hải quan.
Hiện nay phương thức khai hải quan điện tử được sử dụng chủ yếu và phổ biến tại các quốc gia, Theo quy định của Luật hải quan Việt Nam “Khai hải quan được thực hiện theo phương thức điện tử, trừ trường hợp người khai hải quan được khai trên tờ khai hải quan giấy theo quy định của Chính phủ”. Cụ thể gồm các trường hợp sau:
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của cư dân biên giới
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vượt định mức miễn thuế của người xuất cảnh, nhập cảnh;
– Hàng cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo;
– Hàng quà biếu, quà tặng, tài sản di chuyển của cá nhân;
– Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa quay vòng theo phương thức tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập;
– Hàng hóa tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định trong trường hợp mang theo khách xuất cảnh, nhập cảnh;
– Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân có thể do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác.
– Hàng hóa khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Khi thực hiện khai hải quan điện tử, người khai hải quan thực hiện như sau:
a) Tạo thông tin khai tờ khai hải quan trên Hệ thống khai
b) Gửi tờ khai hải quan đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống khai hải quan điện tử;
c) Tiếp nhận thông tin phản hồi và thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan Hải quan.
Đối với khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, người khai hải quan khai đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai hải quan, ký tên, đóng dấu (trừ trường hợp người khai hải quan là cá nhân) trên tờ khai để nộp cho cơ quan hải quan.
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình khác nhau thì phải khai trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khác nhau theo từng loại hình tương ứng.
Hàng hóa nhập khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, có một hoặc nhiều hóa đơn của một người bán hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, giao hàng một lần, có một vận đơn thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan;
Hàng hóa xuất khẩu có nhiều hợp đồng hoặc đơn hàng, cùng điều kiện giao hàng, cùng phương thức thanh toán, cùng bán cho một khách hàng và giao hàng một lần thì được khai trên một hoặc nhiều tờ khai hải quan.
Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị làm thủ tục hải quan. Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ trường hợp pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu có quy định khác.
Để tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các hoạt động thương cũng như đáp ứng tính chất, yêu cầu của các hoạt động kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng, người khai hải quan được nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để thông quan và hoàn chỉnh tờ khai hải quan trong thời hạn quy định. Cụ thể đối với hàng hóa của doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (hay còn gọi doanh nghiệp đủ điều kiện) hoặc hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp (hàng hóa phục vụ việc khắc phục hậu quả của thiên tai, dịch bệnh hoặc hàng hóa phục vụ các yêu cầu cửu trợ khẩn cấp), hàng hóa chuyên dùng phục vụ an ninh, quốc phòng (hàng hóa có văn bản xác nhận của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an) người khai hải được sử dụng tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan để làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan quyết định thông quan hàng hóa trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc kể từ ngày nộp chứng từ thay thế tờ khai hải quan, người khai hải quan phải nộp tờ khai hải quan hoàn chỉnh và các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan.
Ngoài ra, người khai hải quan còn được thực hiện khai một lần để xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần trong một thời gian nhất định đối với mặt hàng nhất định. Hàng hóa đang được làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn thành thủ tục hải quan nhưng vẫn đang chịu sự giám sát hải quan, người khai hải quan được thay đổi loại hình xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan bằng cách thực hiện khai tờ khai hải quan mới (thay thế tờ khai hải quan).
1.1 Các hệ thống khai báo HQ
1/ Hệ thống thông quan hàng hoá tự động (VNACCS/VCIS)
2/ Hệ thống hải quan điện tử E-customs (V5)
3/ Hệ thống một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn)
4/ Hệ thống dịch vụ công trực tuyến (pus.customs.gov.vn)
5/ HT thanh toán thuế điện tử (epayment.customs.gov.vn)
6/ Hệ thống Gia công, SXXK, CX
7/ Hệ thống giám sát quản lý HQ tự động (E-cargo)
1.2. Địa điểm làm TTHQ
- Đ.22 – LHQ
- Đ.4 – NĐ 08/2015/NĐ-CP
- Đ.1- NĐ 59/2018/NĐ-CP
- Đ.19; Đ58 – TT38/2015/TT-BTC
- QĐ 38/2017/QĐ-TTg
- QĐ 23/2019/QĐ-TTg
- QĐ 07/2021/QĐ-TTg
1/ Hàng XK:
- Chi cục HQ nơi DN có trụ sở /CSSX
- Chi cục HQ nơi tập kết hàng hóa XK
- Chi cục HQCK xuất hàng
2/ Hàng NK:
- Chi cục HQCK nơi lưu giữ hàng hóa, cảng đích
- Chi cục HQ ngoài cửa khẩu:
Nơi DN có trụ sở;
Hoặc nơi hàng được chuyển cửa khẩu đến
3/ HÀNG HÓA THUỘC QUYẾT ĐỊNH 23/2019/QĐ-TTg
1/ Phải làm TTHQ tại Cửa khẩu nhập:
- Cảng biển, hàng không dỡ hàng
- Cảng biển, hàng không ghi trên vận đơn
- Ga đường sắt quốc tế
- Cửa khẩu đường bộ, sông: CK quốc tế, CK chính
2/ Được làm TTHQ tại ICD Phước Long, ICD Mỹ Đình
3/ Hàng hóa phục vụ nhà máy, công trình; SX, GC, CX; hàng đưa về PTQ, KNQ, CFS, CH miễn thuế; hàng gửi BĐ, CPN; hàng ANQP; hàng cứu trợ; xăng dầu:
- Được làm TTHQ tại cửa khẩu nhập
- Hoặc ngoài cửa khẩu
QUYẾT ĐỊNH 38/2017QĐ-TTg; QUYẾT ĐỊNH 07/2021/QĐ-TTg:
Cho phép chuyển cửa khẩu hàng NK về làm thủ tục hải quan tại cảng cạn:
- ICD Mỹ Đình
- ICD Long Biên
Hàng hóa chuyển cửa khẩu về cảng cạn ICD Mỹ Đình và Long Biên thì không được chuyển tiếp đến các địa điểm khác để thực hiện thủ tục hải quan.
4/ Hàng hóa gia công, SXXK
a/ Nhập khẩu (Lựa chọn 01 Chi cục )
- Chi cục HQ nơi có trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh hoặc cơ sở sản xuất;
- Chi cục HQCK hoặc Chi cục HQ cảng nội địa;
- Chi cục HQ quản lý hàng GC, SXXK thuộc Cục HQ nơi có CSSX hoặc nơi có CK nhập.
b/ Xuất khẩu
-
- Được lựa chọn Chi cục HQ thuận tiện
5/ Hàng hóa của DN chế xuất
a/ Nhập khẩu
- Chi cục HQ QL DNCX
- Hàng hóa NK theo quyền NK: Thực hiện theo quy định hàng NKD
b/ Xuất khẩu
-
- Được lựa chọn Chi cục HQ thuận tiện
- Hàng hóa bảo hành, sửa chữa: CCHQQLDNCX
6/ HÀNG HÓA LÀM TTHQ TẠI CHI CỤC HQ CHUYỂN PHÁT NHANH
- HH gửi qua bưu chính, CPN
- HH TN-TX, TXTN khác
- HH thuộc QĐ 23/2019/QĐ-TTg
- HH quá cảnh đóng ghép chung
7/ HÀNG HÓA XNK TẠI CHỖ
ĐƯỢC LỰA CHỌN NƠI LÀM TTHQ THUẬN TIỆN
8/ HÀNG HÓA NHẬP KHẨU CỦA DỰ ÁN MIỄN THUẾ
- Chi cục HQ thuận tiện thuộc Cục HQ nơi đăng ký danh mục hàng hóa miễn thuế
- Hoặc Chi cục HQCK lưu giữ hàng hóa, cảng đích
- Hoặc Chi cục HQQL hàng đầu tư thuộc Cục HQ nơi hàng hóa NK
- Hàng hóa phục vụ dầu khí: Chi cục HQ thuận tiện
9/ HÀNG HÓA TNTX, TXTN
1- Phương tiện chứa hàng hóa quay vòng (cont rỗng, bồn chứa): CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
2- Phương tiện chứa hàng hóa khác: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU; CHI CỤC HQ QL HÀNG GC, SXXK
3- Tàu biển, tàu bay TN-TX, TX-TN sửa chữa, bảo dưỡng: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
4- MMTB, linh kiện, phụ tùng tạm nhập, tạm xuất sửa chữa tàu biển, tàu bay: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CHI CỤC HQ CPN
5- Hàng hóa phục vụ công việc trong thời hạn nhất định: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CHI CỤC HQ CPN
6- MMTB, PTVT, khuôn, mẫu TN-TX, TX-TN để SX, XD, lắp đặt công trình, thực hiện dự án, thử nghiệm: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CPN; CHI CỤC HQ NƠI CÓ CSSX, DỰ ÁN; CHI CỤC HQ THUẬN TIỆN
7- Hàng hóa dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CPN; CHI CỤC HQ NƠI HỘI CHỢ, TRIỂN LÃM, GIỚI THIỆU SP; HQ QL DNCX
8 – Hàng hóa bảo hành, sửa chữa, thay thế: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU, CPN; CHI CỤC HQ NƠI CÓ CSSX, DỰ ÁN; CHI CỤC HQ THUẬN TIỆN
9- Hàng hóa kinh doanh TNTX: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU
10- Hàng hóa TNTX khác: CHI CỤC HQ CỬA KHẨU; CHI CỤC HQ NƠI CÓ CSSX, DỰ ÁN
1.3. Hình thức khai HQ
- Khai tờ khai hải quan điện tử
- KHAI tờ khai hải quan điện tử hoặc tờ khai hải quan giấy (Khoản 2. điều 25, Nghị định 08)
1.4. Người khai HQ
1/ Chủ hàng
Chủ hàng không có hiện diện VN thì đại lý hải quan khai
2/ Người được chủ hàng ủy quyền (Hàng PMD, đầu tư miễn thuế) .
3/ Đại lý làm thủ tục hải quan
4/ DN bưu chính quốc tế, CPN quốc tế
5/ Người thực hiện dịch vụ quá cảnh, trung chuyển
6/ Chủ phương tiện, người điều khiển PTVT XC, NK, QC hoặc người được ủy quyền
1.5. Thời gian khai, nộp TKHQ
Điều 25 – Luật Hải Quan
XUẤT KHẨU
+ Sau khi tập kết hàng
+ Trước 4h – PTVTXC
+ CPN: Trước 2h
NHẬP KHẨU
+ Trước khi hàng đến cửa khẩu (15 ngày)
+ Trong 30 ngày hàng đến cửa khẩu
1.6. Nguyên tắc khai HQ
- Đ.29 – LHQ
- Đ.25 – NĐ 08/2015/NĐ-CP
- Đ.1- NĐ 59/2018/NĐ-CP
- Đ.18 – TT 38/2015/TT-BTC
- Đ.1- TT 39/2018/TT-BTC
1/ NKHQ phải khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên TKHQ; tự xác định số thuế, các khoản thu khác, chịu trách nhiệm trước pháp luật
2/ Khai TKHQ:
- Phải khai đầy đủ các thông tin trên TKHQ
- Khai 50 dòng hàng/ Tờ khai
- Nộp hồ sơ HQ qua Hệ thống điện tử (Ecus) cùng lúc khai TKHQ (Điện tử hoặc Scan)
- Trừ chứng từ nộp bản chính: C/O, giấy phép
3/ Khai báo vận đơn hàng nhập khẩu
a/ 01 B/L Khai cho 01 TKNK
b/ Nếu 01 B/L Khai cho nhiều TKNK -> phải khai Thông báo tách vận đơn
c/ Nếu 01 TKNK khai nhiều B/L -> phải khai Bản kê vận tải đơn
d/ Nếu không có B/L -> khai Thông báo thông tin hàng hoá NK -> Hệ thống cấp số quản lý hàng hoá -> Khai vào ô vận đơn trên TKNK
4/ Khai báo Tờ khai xuất khẩu
a/ Phải khai số hiệu container trên TKXK
b/ Trước khi đăng ký TKXK -> Thông báo thông tin về hàng hóa dự kiến XK -> Hệ thống cấp số quản lý hàng hoá
c/ Khai số QLHH tại Ô số vận đơn trên TKXK
5/ Hàng hóa thuộc nhiều TKXK của cùng 01 chủ hàng, đóng ghép chung container, kiện -> Phải thông báo thông tin hàng hóa đóng ghép chung container, kiện trước khi đưa hàng qua KVGSHQ
6/ Loại hình XK, NK khác nhau -> Phải khai TKHQ khác nhau
7/ NL, VT, SP gia công, SXXK è Phải khai mã NL, VT, SP trên TKHQ (tại ô mô tả hàng hoá)
8/ Khai báo hóa đơn:
- 01 hóa đơn khai cho 01 TKHQ.
- Nếu khai nhiều hóa đơn cho 01 TKHQ thì lập bảng kê hóa đơn, khai đính kèm
9/ Hàng hóa XK, NK có giấy phép:
- Phải có giấy phép trước khi đăng ký TKHQ
- Khai đầy đủ thông tin giấy phép trên TKHQ
10/ Hàng hóa phục vụ AN, QP:
- Nộp văn bản đề nghị miễn khai HQ, miễn kiểm tra hàng hoá của Bộ CA, Bộ QP
- CQHQ thực hiện giám sát
11/ Được khai gộp các hàng hóa cùng HS
(Hàng XK, NK để SX, GC,SXXK)
12/ Được khai nhiều hợp đồng cho 01 TKHQ (cùng điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán, cùng một khách hàng, giao hàng một lần)
13/ Được đăng ký TKHQ 01 lần trong thời hạn 01 năm (cùng một hợp đồng, cùng một người mua, người bán, qua cùng cửa khẩu.)
14/ Hàng hóa không chịu thuế, miễn thuế -> Phải khai mã không chịu thuế, miễn thuế
15/ Hàng hoá phải khai danh mục miễn thuế:
+ Chủ dự án thông báo Danh mục miễn thuế (TEA)
+ Khai số danh mục miễn thuế trên TKNK
16/ Khai báo phương tiện vận tải NK:
+ Phải khai thông tin PTVT theo mẫu Công văn 14650/BTC-TCHQ ( kể cả PTVT quốc phòng)
+ Đính kèm TKNK trên VNACCS (HYS)
+ Bỏ quy định xác nhận tờ khai nguồn gốc ô tô, xe máy
17/ Mua bán PTVT:
+ Đường biển, sông, hàng không, đường sắt: -> Phải làm thủ tục XK, NK và thủ tục xuất,nhập cảnh.
+ Mua bán PTVT đường bộ và đường khác: -> Chỉ làm thủ tục XK, NK; Không thủ tục xuất, nhập cảnh
18/ Khai báo chuyển mục đích
a/ Phải đăng ký TKHQ mới. Chính sách thuế, chính sách mặt hàng tại thời điểm đăng ký TKHQ mới
c/ Ghi số TKHQ ban đầu, hình thức thay đổi.
Nếu TKHQ quá 5 năm hoặc DN không theo dõi TKNK thì không khai số TKHQ ban đầu
b/ Nếu NK là NL, chuyển MĐSD là SP:
– Khai 2 dòng riêng (NL , SP)
– Tính thuế phần nguyên liệu
– Chính sách NK theo SP
TRƯỜNG HỢP KHAI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
a/ Hàng hóa không chịu thuế, miễn thuế, hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo HNTQ nhưng sau đó thay đổi đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo HNTQ
b/ Hàng hóa NK để gia công, SXXK và hàng hóa tạm nhập, tạm xuất sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.
19/ NKHQ được sử dụng kết quả giám định, phân tích của các tổ chức có chức năng theo quy định của pháp luật để khai báo HQ
20/ NKHQ được sử dụng kết quả phân tích, phân loại của lô hàng đã được thông quan trước đó để khai tên hàng, mã số cho các lô hàng tiếp theo:
+ Cùng người khai HQ
+ Cùng tên hàng, thành phần, tính chất lý hóa, tính năng, công dụng; Cùng nhà SX
21/ Hàng gửi nhầm, thừa:
- Khai bổ sung theo quy định tại Khoản 4- Điều 20
- Từ chối nhận hàng theo Điều 95, 96 – TT38
22/ Hệ thống khai HQ điện tử bị sự cố -> Người khai HQ có văn bản thông báo cho Chi cục HQ
KHAI TKHQ TRÊN VNACCS
1/ IDA/EDA: Đăng ký trước thông tin hàng hóa XK, NK
- Khai trên hệ thống VNACCS
- 01 TKHQ chỉ khai được 50 dòng hàng
- Được sửa IDA/EDA nhiều lần
- Lưu trên VNACCS 07 ngày
- DN khai các chỉ tiêu thông tin TKHQ phải theo quy định Phụ lục 2 – TT39
- Lưu ý: Các tiêu chí TKHQ
2/ IDB/EDB:
- Sửa đổi thông tin đăng ký trước
- Tra cứu thông tin hóa đơn đã khai trước
- Tra cứu vận đơn đã khai trước
3/ IDC/EDC: Khai chính thức TKHQ
- DN kiểm tra thông tin IDA/EDA do Hệ thống VNACCS phản hồi
- Thực hiện khai chính thức- IDC
- Trường hơp thông tin khai IDA khác IDC thì phải khai điều chỉnh
- Thời điểm áp dụng chính sách XNK, thuế là thời điểm khai chính thức – IDC
5.1.2. Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan
5.1.2.1. Khái niệm, nội dung đăng ký tờ khai hải quan
Đăng ký tờ khai hải quan là việc cơ quan hải quan tiếp nhận, xem xét và cấp số cho tờ khai hải quan để thực hiện các bước tiếp theo của thủ tục hải quan.
Việc đăng ký tờ khai hải quan được thực hiện tại một địa điểm nhất định theo quy định của pháp luật. Đối với hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
Đối với hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến.
Nội dung đăng ký tờ khai hải quan gồm:
– Tiếp nhận tờ khai và kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan, gồm điều kiện về tư cách pháp lý của người khai hải quan; điều kiện để áp dụng các biện pháp cưỡng chế, thời hạn nộp thuế; danh sách doanh nghiệp giải thể, phá sản, bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngừng hoạt động, tạm ngừng hoạt động, mất tích; tính đầy đủ, phù hợp của các thông tin trên tờ khai; các thông tin về chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên tờ khai.
Cấp số cho tờ khai hải quan và ghi thời điểm đăng ký trên tờ khai
– Phân luồng tờ khai (xử lý tờ khai hải quan) và gửi kết phân luồng (phản hồi thông tin cho người khai hải quan)
– Quản lý tờ khai đăng ký và luân chuyển tờ khai
Đăng ký tờ khai hải quan là một khâu nghiệp vụ trong qui trình thực hiện sự quản lý nhà nước về hải quan do cơ quan hải quan có thẩm quyền tổ chức thực hiện. Tờ khai hải quan khi đã được đăng ký là chứng từ pháp lý gắn liền với trách nhiệm pháp lý của cả người khai hải quan và cơ quan hải quan thực hiện đăng ký.
Trong lĩnh vực hải quan, tất cả các đối tượng xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh đều chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan ngay từ khi xuất hiện tại lãnh thổ hải quan, song các đối tượng đó chỉ được coi đã làm thủ tục hải quan khi đã khai hải quan và đăng ký tờ khai hải quan.
Thông thường có hai phương thức đăng ký tờ khai hải quan, cụ thể: Tờ khai hải quan điện tử được đăng ký theo phương thức điện tử; Tờ khai hải quan giấy được đăng ký trực tiếp tại cơ quan hải quan.
Tờ khai hải quan được đăng ký sau khi cơ quan hải quan chấp nhận việc khai của người khai hải quan. Thời điểm đăng ký được ghi trên tờ khai hải quan.
Trường hợp không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo lý do bằng văn bản giấy hoặc qua phương thức điện tử cho người khai hải quan biết.
5.1.2.2. Đăng ký tờ khai hải quan một lần, đăng ký tờ khai trước khi hàng đến
Đăng ký tờ khai hải quan một lần là việc thực hiện đăng ký một lần để làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu nhiều lần
Việc đăng ký tờ khai hải quan một lần phải gắn với những điều kiện nhất định. Cụ thể các điều kiện đăng ký tờ khai hải quan một lần như sau:
– Người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định;
– Trong một thời gian nhất định;
– Cùng một hợp đồng mua, bán;
– Cùng một người mua, người bán;
– Qua cùng một cửa khẩu
Theo quy định của pháp luật hải quan Việt Nam, người khai hải quan thường xuyên xuất khẩu, nhập khẩu đối với mặt hàng nhất định, trong một thời gian nhất định của cùng một hợp đồng mua bán hàng hóa với cùng một người mua, người bán, qua cùng cửa khẩu được đăng ký tờ khai hải quan một lần trong thời hạn không quá 01 năm.
Tờ khai hải quan một lần không còn giá trị làm thủ tục hải quan khi có sự thay đổi về chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Hay nói cách khác tờ khai hải quan một lần sẽ hết hiệu lực khi có sự thay đổi về chính sách thuế và chính sách quản lý xuất nhập khẩu đối với mặt hàng khai trên tờ khai hải quan. Hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu trong thời hạn hiệu lực của tờ khai hải quan được áp dụng các chính sách quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hoá xuất khẩu nhập khẩu có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai.
Ngoài việc đăng ký tờ khai hải quan một lần còn được đăng ký tờ khai hải quan trước khi hàng đến (Pre-arrival registation of good declaration). Đăng ký tờ khai hải quan trước khi hàng đến là biện pháp nghiệp vụ theo đó hải quan chấp nhận việc khai báo của người khai hải quan trước khi hàng về đến lãnh thổ hải quan trong một khoảng thời gian nhất định. Biện pháp này cho phép hải quan có thời gian kiểm tra kỹ hơn các thông tin khai báo để có thể tập trung vào các lỗ hàng trọng điểm và khi hàng hoá về đến cảng thì thời gian thông quan sẽ giảm đáng kể, tránh được ùn tắc tại các cửa khẩu.
ĐĂNG KÝ TỜ KHAI HẢI QUAN
Đ.30-LHQ; Đ.26-NĐ08; Đ.19-TT38,TT39
1/ KHAI HQ ĐIỆN TỬ:
- Hệ thống tự động kiểm tra, đăng ký TKHQ
- Không đủ điều kiện đăng ký TKHQ: Hệ thống thông báo cho NKHQ
2/ KHAI TKHQ GIẤY:
-
- CCHQ kiểm tra, đăng ký TKHQ
- Thời hạn: Ngay khi DN nộp đủ HS
- Không đủ điều kiện đăng ký TKHQ: CCHQ thông báo cho NKHQ bằng văn bản
ĐIỀU KIỆN ĐĂNG KÝ TKHQ
Đ.19-TT38, TT39
- Không bị cưỡng chế
- Không thuộc DN giải thể, phá sản, mất tích, tạm dừng hoạt động
- Khai đầy đủ, phù hợp thông tin TKHQ
- Khai đầy đủ thông tin liên quan chính sách quản lý hàng hóa XNK, chính sách thuế
5.1.3. Khai bổ sung hồ sơ hải quan
5.1.3.1. Khai bổ sung hồ sơ sơ hải quan
Khai bổ sung hồ sơ hải quan là việc người khai hải quan sửa chữa (cung cấp lại) hoặc/và bổ sung (cung cấp thêm) các thông tin, dữ liệu đối với những tờ khai đã được đăng ký/hồ sơ đã nộp cho cơ quan hải quan.
Sửa chữa tờ khai hải quan là việc người khai hải quan cung cấp lại những thông tin sai sót trên tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký.
Sau khi tờ khai hải quan đã được đăng ký, nếu người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan thì người khai hải quan được thực hiện khai bổ sung, tuy nhiên bị ràng buộc bởi những diều kiện nhất định theo quy định của pháp luật hải quan. Cụ thể, a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan phải trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan; b) Đối với hàng hóa đã được thông quan phải trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.
Nếu quá thời hạn quy định trong hai trường hợp trên, khai hải quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Nội dung và thủ tục khai bổ sung được quy định như sau:
a) Người khai hải quan, khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin của tờ khai hải quan (trừ các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung, gồm: Mã loại hình; Mã phân loại hàng hóa; Mã phương thức vận chuyển; Cơ quan hải quan; Mã người nhập khẩu/người xuất khẩu; Mã đại lý hải quan) và nộp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung qua Hệ thống hoặc bằng giấy (01 bản chụp).
Đối với các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung (như: phân loại cá nhân/tổ chức; tên người nhập khẩu/người xuất khẩu; Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến), người khai hải quan nộp văn bản đề nghị khai bổ sung và 01 bản chụp các chứng từ liên quan đến việc khai bổ sung.
Trong quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hóa, nếu cơ quan hải quan kiểm tra phát hiện nội dung khai hải quan và hồ sơ hải quan không phù hợp, người khai hải quan phải thực hiện việc khai bổ sung trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của cơ quan hải quan và bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
b) Cơ quan hải quan:
– Tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung;
– Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của hồ sơ khai bổ sung và thông báo kết quả kiểm tra đến người khai hải quan;
– Lưu các chứng từ người khai hải quan nộp;
– Ra quyết định ấn định thuế và xử phạt vi phạm hành chính về hải quan (nếu có) theo quy định của pháp luật;
– Thông báo kết quả kiểm tra hồ sơ khai bổ sung;
– Cập nhật nội dung khai bổ sung vào Hệ thống đối với trường hợp cơ quan hải quan chấp thuận khai bổ sung các chỉ tiêu thông tin Hệ thống không hỗ trợ khai bổ sung.
5.1.3.2. Khai tờ khai hải quan mới
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế; áp dụng thuế suất theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó chuyển mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới.
Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.
Việc chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa đã làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu chỉ thực hiện sau khi người khai hải quan hoàn thành thủ tục hải quan đối với tờ khai quan mới;
Hàng hóa khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, khi chuyển tiêu thụ nhiệt địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng cũng phải được cơ quan cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đồng ý bằng văn bản;
Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền (nếu có) theo quy định.
Trách nhiệm của người khai hải quan:
– Nộp bộ hồ sơ làm thủ tục hải quan gồm:
+ Tờ khai hải quan;
+ Giấy phép của Bộ, ngành cho phép thay đổi mục đích sử . Thực hiện dụng hoặc xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa theo quy định làm phải có giấy phép: 01 bản chính;
+ Văn bản thỏa thuận với phía nước ngoài về việc thay đổi tụng với mục đích sử dụng của hàng hóa hoặc hóa đơn thương mại đối thiể với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu hàng hóa đối với hàng hóa gia công, thuê mượn của tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc hợp đồng mua, bán hàng hóa miễn thuế, không chịu thuế, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập: 01 bản chụp.
Kê khai, nộp đủ thuế theo quy định trên tờ khai hải quan mới và ghi rõ số tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cũ, hình thức thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa vào ô “Phần ghi chú” của tờ khai hải quan điện tử hoặc ô *Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
Trường hợp thay đổi mục đích sử dụng bằng hình thức tái xuất hoặc chuyển nhượng cho đối tượng thuộc diện không chịu thuế, miễn thuế, người nộp thuế phải kê khai theo quy định trên, nhưng không phải nộp thuế.
Trường hợp người nộp thuế thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa nhưng không tự giác kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan, nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan chức năng khác kiểm tra, phát hiện thì người nộp thuế bị ấn định số tiền thuế phải nộp theo tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu ban đầu và bị xử phạt theo quy định hiện hành. Người nộp thuế có trách nhiệm nộp đủ số tiền thuế còn thiếu, tiền chậm nộp và tiền phạt (nếu có) theo quyết định của cơ quan hải quan.
Trách nhiệm của cơ quan hải quan:
– Thực hiện thủ tục hải quan theo loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng;
– Thực hiện điều chỉnh tiền thuế của tờ khai hải quan cũ tương ứng với số hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa đã được kê khai trên tờ khai hải quan mới như sau:
a) Trường hợp người nộp thuế chưa nộp thuế của tờ khai cũ: Sau khi số tiền thuế của tờ khai mới đã được nộp, cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai cũ;
b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan cũ, sau đó thực hiện hoàn kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và sốn của tờ khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ ít hơn s số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thu phải nộp bổ sung số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ hoàn thành theo đúng quy định.
Trong thời gian cơ quan hải quan xử lý hoàn thuế kiêm bị trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của từ khai hải quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế.
1/ KHAI BỔ SUNG TRONG THÔNG QUAN
2/ KHAI BỔ SUNG SAU THÔNG QUAN
3/ KHAI BỔ SUNG TỜ KHAI GIẤY
TIÊU CHÍ KHÔNG ĐƯỢC KHAI BỔ SUNG
1/ Mã loại hình;
2/ Mã phân loại hàng hóa;
3/ Mã hiệu phương thức vận chuyển;
4/ Mã CQHQ;
5/ Mã người NK (TKNK);
6/ Mã người XK (TKXK);
7/ Mã đại lý HQ
TIÊU CHÍ KHÔNG ĐƯỢC KHAI BỔ SUNG ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP GIẢI PHÓNG HÀNG
1- Mã loại hình
2- Mã phân loại hàng hóa
3- Mã hiệu phương thức vận chuyển
4- Cơ quan Hải quan
5- Mã người NK (TKNK)
6- Mã người XK (TKXK)
7- Mã đại lý hải quan
8- Số vận đơn
9- Số lượng
10- Tổng trọng lượng hàng
11- Phương tiện vận chuyển
12- Ngày hàng đến
13- Địa điểm dỡ hàng
14- Địa điểm xếp hàng
15- Số lượng container
16- Phân loại hình thức hóa đơn
17- Số tiếp nhận hóa đơn điện tử
18- Mã lý do đề nghị BP
19- Mã ngân hàng bảo lãnh
20- Năm phát hành bảo lãnh
21- Ký hiệu chứng từ bảo lãnh
22- Số chứng từ bảo lãnh
5.1.4. HỦY TỜ KHAI HẢI QUAN
Hủy tờ khai hải quan là việc cơ quan hải quan hủy bỏ tờ khai hải quan đã đăng ký. Kết quả hủy bỏ tờ khai hải quan là người khai hải quan không được dùng tờ khai đã đăng ký làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Các trường hợp hủy tờ khai thông thường là tờ khai đã hết thời hạn làm thủ tục hải quan, như quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai nhưng không có hàng nhập khẩu đến của khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất; hoặc quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra.
Ngoài ra, tờ khai hải quan có thể bị hủy theo yêu cầu của người khai hải quan, như: Tờ khai hải quan đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan có sự cố; Khai nhiều tờ khai cho cùng một lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu (khai trùng thông tin tờ khai); Tờ khai hàng hóa xuất khẩu đã có hàng hóa đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu; Tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được đăng ký, nhưng thực tế hàng hóa không nhập khẩu hoặc hàng hóa chưa đưa qua khu vực giám sát; Khai sai các chỉ tiêu thông tin không được khai bổ sung v.v…
Người có thẩm quyền xem xét quyết định việc hủy tờ khai hải quan đã được cơ quan hải quan đăng ký đó là Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.
Thủ tục hủy tờ khai được pháp luật hải quan quy định như sau:
a) Trách nhiệm người khai hải quan:
Khi có yêu cầu hủy tờ khai thì người khai hải quan phải có văn bản đề nghị huỷ tờ khai gửi cho Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai và nộp chứng từ chứng minh thực tế hàng hóa không xuất khẩu, nhập khẩu đối với các trường hợp thực tế không xuất khẩu, nhập khẩu;
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu đã đưa vào khu vực giám sát hải quan nhưng thực tế không xuất khẩu, nếu hủy tờ khai để đưa trở lại nội địa, người khai hải quan phải cam kết trong văn bản đề nghị về việc chưa thực hiện việc hoàn thuế, không thu thuế cho lô hàng thuộc tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại cơ quan thuế nội địa hoặc tại cơ quan hải quan và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo. Nếu cơ quan hải quan hoặc cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người khai hải quan đã hoàn thuế thì người khai hải quan bị xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Trách nhiệm cơ quan hải quan:
* Đối với tờ khai hải quan điện tử:
– Trong 08 (tám) giờ làm việc kể từ khi nhận văn bản đề nghị hủy của người khai hải quan, công chức hải quan kiểm tra lý do, điều kiện và thông tin tờ khai đề nghị hủy trên Hệ thống đề xuất Chi cục trưởng phê duyệt và thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống, thanh khoản tiền thuế phải thu của tờ khai được hủy (nếu có) và cập nhật vào Hệ thống quản lý rủi ro để đánh tiêu chí chấp hành pháp luật đối với doanh nghiệp;
– Chậm nhất 10 ngày kể từ ngày hết hạn tờ khai hải quan đối với tờ khai quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai, hàng hóa được miễn kiểm tra thực tế nhưng không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất mà người người khai hải quan không có văn bản đề nghị hủy tờ khai thì cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra, xác minh, nếu không có hàng nhập khẩu đến cửa khẩu nhập hoặc hàng xuất khẩu chưa đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu xuất thì thực hiện việc hủy tờ khai trên Hệ thống;
– Trường hợp hủy tờ khai quá thời hạn 15 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai mà người khai hải quan chưa xuất trình hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm tra thực tế để cơ quan hải quan kiểm tra thì cơ quan hải quan thực hiện rà soát và hủy tờ khai trên Hệ thống;
– Trường hợp hủy tờ khai hải quan tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập có ảnh hưởng đến thông tin quản lý lượng hàng tạm nhập, tạm xuất trên Hệ thống sau khi hủy tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm cập nhật thông tin về lượng hàng vào Hệ thống;
Thông báo cho Cục Thuế nội địa đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc từ trong nước hoặc tại Chi cục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu có nguồn gốc nhập khẩu (nếu Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu khác Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai nhập khẩu) để theo dõi, không xử lý hoàn thuế, không thu thuế đối với tờ khai xuất khẩu đã hủy.
* Đối với tờ khai hải quan giấy:
– Thực hiện việc huỷ tờ khai hải quan: gạch chéo bằng bút mực, ký tên, đóng dấu công chức lên tờ khai hải quan được huỷ;
– Lưu tờ khai hải quan được huỷ theo thứ tự số đăng ký tờ khai.
CÁC TRƯỜNG HỢP HỦY TỜ KHAI
1- TKHQ hết thời hạn giá trị làm TTHQ
1.1) TKNK Hết 15 ngày mà không có hàng NK đến CK nhập
1.2) TKXK Luồng xanh, hết 15 ngày nhưng chưa đưa vào KVGSHQ tại CK xuất
1.3) TKXK Luồng vàng, hết 15 ngày nhưng chưa nộp hồ sơ HQ hoặc đã hoàn thành TTHQ nhưng chưa đưa hàng vào KVGSHQ tại CK xuất;
1.4) TKXK Hết 15 ngày, HH phải kiểm tra thực tế nhưng chưa nộp hồ sơ và xuất trình HH
2- Tờ khai đã được đăng ký nhưng chưa được thông quan do Hệ thống bị sự cố
3- Tờ khai đã đăng ký nhưng hàng hóa không đáp ứng kiểm tra chuyên ngành, buộc phải tái xuất, tiêu hủy.
4– Tờ khai hủy theo yêu cầu của NKHQ do: sửa chữa lại HH, TK XNK tại chỗ bị huỷ giao dịch, thực tế không XK, TKHQ sai các thông tin không được sửa
THỦ TỤC HỦY TỜ KHAI
1/ Trách nhiệm Người khai HQ:
- NKHQ đề nghị huỷ TKHQ qua hệ thống
- Nộp hồ sơ chứng minh
2/ Trách nhiệm CQ Hải quan:
- TKHQ huỷ theo yêu cầu NKHQ, TKHQ huỷ do bị sự cố: CQHQ xử lý trong 08 giờ
- TKHQ quá hạn: Trong 01 ngày (Khi quá 15 ngày)
- CQHQ huỷ trên hệ thống (PAI/PAE) và thông báo cho NKHQ
5.2. Phân luồng kiểm tra hải quan
Đ.26-NĐ08, NĐ59; Đ.19-TT38,TT39
1/ KHAI HQ ĐIỆN TỬ: Tổng cục trưởng TCHQ quyết định phân luồng và thông báo trên hệ thống
2/ THỜI ĐIỂM PHÂN LUỒNG:
- Hệ thống thông báo phân luồng ngay sau khi tiếp nhận, đăng ký TKHQ
- Khi hàng đến cửa khẩu: Hệ thống phân luồng lại nếu có thay đổi về thông tin QLRR
3/ KHAI TKHQ GIẤY: Chi cục trưởng HQ nơi đăng ký quyết định kết quả phân luồng TK
1/ LUỒNG XANH (1): Miễn kiểm tra hồ sơ và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
2/ LUỒNG VÀNG (2): Kiểm tra hồ sơ, miễm kiểm tra thực tế hàng hóa
3/ LUỒNG ĐỎ (3): Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa
5.3. Kiểm tra Hải quan
CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Đ. 32 – LHQ
- Đ. 27 – NĐ 08/2015/NĐ-CP
- Đ. 23, 24, 25, 27, 28, 29 – TT38/2015/BTC
- Đ.1 – TT39/2018/BTC
NGUYÊN TẮC KIỂM TRA
1/ Kiểm tra HQ thực hiện trên nguyên tắc QLRR
2/ Căn cứ kiểm kiểm tra:
- Phân luồng của hệ thống
- Chỉ dẫn rủi ro trên hệ thống
- Quyết định của Chi cục trưởng (hình thức, tỷ lệ )
- Hồ sơ HQ và thực tế hàng hóa
3/ Có dấu hiệu vi phạm -> CCHQ đề xuất Chi cục trưởng thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra
4/ CQHQ trưng cầu giám định -> CQHQ trả chi phí
THỜI GIAN KIỂM TRA
1/ KIỂM TRA HỒ SƠ HQ:
- 01h: Kiểm tra hồ sơ đầy đủ hay không
- Không quá 02h: Kiểm tra chi tiết hồ sơ
2/ KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA:
- Không quá 08h
- Không quá 2 ngày: Lô hàng số lượng lớn
NỘI DUNG KIỂM TRA
1/ Kiểm tra tên hàng, mã số, mức thuế
2/ Kiểm tra trị giá hải quan
3/ Kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hoá
4/ Kiểm tra thực hiện chính sách thuế
5/ Kiểm tra giấy phép
6/ Kiểm tra chuyên ngành
7/ Kiểm tra thực tế hàng hóa
5.3.1 Kiểm tra hồ sơ
HỒ SƠ HẢI QUAN NỘP, XUẤT TRÌNH KHI LÀM TTHQ (Đ.16-TT38, TT39)
HỒ SƠ HẢI QUAN DN PHẢI LƯU (Đ.16a-TT39)
QUY ĐỊNH VỀ NỘP HỒ SƠ HQ
- DN nộp hồ sơ đính kèm hệ thống điện tử.
- Nộp hồ sơ lúc khai TKHQ
- Hồ sơ nộp qua hệ thống thì không phải nộp bản giấy
- Bản chính có thể được thể hiện dưới dạng chứng từ điện tử hoặc chứng từ giấy
- Bản chính nộp cho HQ thì phải lưu bản sao
- HSHQ dạng điện tử thì phải lưu bản điện tử
- Đại lý làm TTHQ thì chủ hàng lưu HSHQ
- Chủ hàng nước ngoài không có ở VN è Đại lý HQ lưu HSHQ
Hồ sơ xuất khẩu
1/ Tờ khai hải quan dạng điện tử
2/ Giấy phép XK (nếu có)
3/ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
4/ Hóa đơn thương mại (có thanh toán)
5/ Bảng kê lâm sản (gỗ nguyên liệu XK)
6/ Chứng từ chứng minh đủ điều kiện XK
7/ Hợp đồng ủy thác (nếu có)
HỒ SƠ NHẬP KHẨU
1/ Tờ khai hải quan dạng điện tử
2/ Hóa đơn thương mại (có thanh toán)
3/ Vận tải đơn
4/ Chứng nhận xuất xứ
5/ Giấy phép nhập khẩu (nếu có)
6/ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
7/ Tờ khai trị giá (Trừ: NKHQ áp dụng PP1 và đã khai thông tin trị giá trên VNACCS)
8/ Hợp đồng bán hàng cho đối tượng VAT 5%
9/ Chứng từ chứng minh đủ điều kiện NK
10/ Bảng kê chi tiết lượng gỗ nguyên liệu NK
11/ Danh mục MMTB phân loại theo máy chính; Danh mục MMTB phân loại theo tháo rời
12/ Hợp đồng ủy thác (nếu có)
13/ Hồ sơ không chịu thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế
5.3.2 Kiểm tra thực tế hàng hóa
- KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH XẾP DỠ
- KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM TTHQ
KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH XẾP DỠ
1/ Kiểm tra bằng máy soi, phương tiện kỹ thuật.
2/ CQHQ căn cứ manifets và thông tin liên quan lựa chọn cont cần kiểm tra.
3/ CQHQ thông báo cho DN KD cảng xuất trình hàng hóa để kiểm tra (Trước 4h – PTVT NX)
4/ Kinh phí soi chiếu: TT39 quy định CQHQ chịu chi phí .
-> NĐ59 sẽ sửa đổi: DN cảng chịu chi phí
1- KIỂM TRA HÀNG NK TRƯỚC KHI ĐĂNG KÝ TKHQ
a/ Không có dấu hiệu vi phạm:
+ Cập nhật thông tin vào hệ thống
+ HQ đăng ký TKHQ căn cứ KQ soi chiếu để làm TTHQ
b/ Có dấu hiệu vi phạm:
+ Cập nhật thông tin vào hệ thống
+ Thông báo DN cảng Lưu giữ cont riêng
+ Niên phong; Bàn giao cho HQ đăng ký TKHQ
+ Khi làm TTHQ: HQ đăng ký TKHQ kiểm tra HH
+ Xử lý vi phạm nếu có
2- KIỂM TRA HÀNG XK SAU KHI THÔNG QUAN
a/ Không có dấu hiệu vi phạm:
+ Cập nhật thông tin vào hệ thống
+ CQHQ thực hiện giám sát hàng XK theo quy định
b/ Có dấu hiệu vi phạm:
+ Cập nhật thông tin vào hệ thống
+ Thông báo DN cảng lưu giữ cont riêng
+ Thông báo DN XK
+ CQHQ kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Xử lý vi phạm nếu có
QUY TRÌNH SOI CHIẾU CONTAINER (QĐ 3272/QĐ-TCHQ)
1/ Lựa chọn soi chiếu:
Cục QLRR: 55%; Cục GSQL: 5%; Cục HQ tỉnh: 40%
Báo cáo cục QLRR cập nhật hệ thống
DS cont soi chiếu công khai trên Website TCHQ
2/ Thời điểm soi chiếu:
q Nhập khẩu: Từ lúc xếp dỡ đến khi thông quan nhưng chưa qua khu vực giám sát HQ.
q Xuất khẩu: Từ lúc đăng ký TKHQ đến khi đưa lên PTVT xuất cảnh.
3/ Đội Kiểm soát HQ thực hiện kiểm tra
KIỂM TRA TRONG QUÁ TRÌNH LÀM TTHQ
1/ Chi cục trưởng quyết định hình thức, mức độ kiểm tra
2/ Mức độ kiểm tra: Kiểm tra cho đến khi đủ cơ sở xác định tính hợp pháp, phù hợp của hàng hóa
3/ Phương thức kiểm tra thực tế hàng hóa:
+ CCHQ thực hiện trực tiếp
+ MMTB kỹ thuật, nghiệp vụ khác
+ Căn cứ kết quả giám định, phân tích
4/ Hàng hóa đã được kiểm tra trước qua máy soi khi xếp dỡ thì được sử dụng kết quả kiểm tra để làm TTHQ
5/ CCHQ không xác định được hàng hóa thì lấy mẫu gửi Chi cục KĐHQ thực hiện phân tích
6/ Chi cục KĐHQ không phân tích được thì gửi mẫu đi giám định (thực hiện thủ tục tách mẫu)
7/ Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của CCHQ đăng ký TKHQ (kiểm hộ):
vThông tư 121/2021/TT-BTC cho kiểm hộ tất cả hàng hóa
8/ Ghi nhận kết quả kiểm tra vào Phiếu ghi KQKT mẫu 06/KQKT.
ĐỊA ĐIỂM KIỂM TRA HÀNG HOÁ
1/ Địa điểm kiểm tra tại khu vực cửa khẩu;
2/ Trụ sở Chi cục Hải quan;
3/ Địa điểm kiểm tra tập trung;
4/ CSSX, công trình được Cục trưởng công nhận; nơi tổ chức hội chợ, triển lãm;
5/ Kho ngoại quan, kho bảo thuế, Kho CFS;
6/ Địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng tại khu vực cửa khẩu đường bộ;
7/ Địa điểm khác do Tổng cục trưởn HQ quyết định
5.3.3 Kiểm tra chuyên ngành (KD,KTCL,ATTP)
5.4. Nộp thuế, lệ phí hải quan
1/ Thời hạn nộp thuế: Theo Luật Thuế XK, Thuế NK
HÀNG HÓA XK, NK: – Nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng
CÓ NGÂN HÀNG BẢO LÃNH:
– Ân hạn: 30 ngày
– Phải nộp tiền chậm nộp
DOANH NGHIỆP ƯU TIÊN
– Nộp trước ngày 10 tháng sau
2/ Hình thức thu nộp, địa điểm thu nộp thuế:
- CQHQ phối hợp KBNN, NHTM thu thuế qua cổng thanh toán thuế điện tử (Thông tư 184/2015/TT-BTC)
- Không thu tiền mặt (TT 136/2018/TT-BTC)
- Thực hiện trên hệ thống E-PAYMENT
3/ Lệ phí HQ: Thông tư 14/2021/TT-BTC
5.5. Thông quan/Giải phóng hàng/Đưa hàng về bảo quản
Xử lý kết quả kiểm tra hải quan
5.5.1. Khái niệm thông quan hải quan
Theo Công ước Kyoto sửa đổi “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục cần thiết để cho phép hàng hoả được đưa vào phục vụ tiêu dùng trong nước, được xuất khẩu hay được đặt dưới một chế độ quản lý hải quan khác”. Như vậy, thông quan ở đây không chỉ dừng lại ở một hoạt động chính thức cho phép chủ hàng có quyền định đoạt đối với hàng hoá của mình mà là một quá trình thực hiện và hoàn tất một loạt các khâu thủ tục khép kín, đầy đủ.
Luật hải quan Việt Nam năm 2014 cũng quy định “Thông quan là việc hoàn thành các thủ tục hải quan để hàng hóa được nhập khẩu, xuất khẩu hoặc đặt dưới chế độ quản lý nghiệp vụ hải quan khác” (Điều 4, khoản 21).
Theo đó các văn bản pháp luật hiện hành xác định:
- Hàng hóa được thông quan sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan.
- Trường hợp hàng hóa thuộc diện phải nộp thuế trước khi thông quan nhưng chưa nộp, nộp chưa đủ số thuế phải nộp trong thời hạn quy định thì hàng hóa được thông quan khi được t chức tín dụng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp hoặc được áp dụng thời hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
- Trường hợp chủ hàng hóa bị xử phạt vi phạm hành chính về hải quan băng hình thức phạt tiền và hàng hóa đó được phép xuất khẩu, nhập khẩu thì hàng hóa có thể được thông quan nếu đã nộp phạt hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh về số tiền phả nộp để thực hiện quyết định xử phạt của cơ quan hải quan hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đối với hàng hóa phải kiểm tra, phân tích, giám định để chúng ngân hàng bảo xác định có đủ điều kiện được xuất khẩu, nhập khẩu, cơ quan hải thu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết luận kiểm tra, phân tích, giám định hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan nhưng vẫn đang trong địa bàn hoạt động hải quan, nếu cơ quan hải quan phát hiện dấu hiệu vi phạm thì Chi cục trưởng Chi cục thuế t Hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, xử lý theo quy định của pháp luật và chịu các chi phí phát sinh trong trường hợp không phát hiện vi phạm.
Xét về mặt nguyên tắc, hàng hóa được thông quan, phương tiện vận tải được xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan. Cụ thể, người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ thủ tục khai và nộp tờ khai hải quan; nộp xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được qui định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; tính thuế; nộp thuế; và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Đối với cơ quan hải quan: đã tiếp nhận và đăng ký hồ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải; thu thuế và các khoản thu khác theo qui định của pháp luật. Nhưng cũng có trường hợp hàng hoá, phương tiện vận tải chưa làm xong thủ tục hải quan cũng có thể được thông quan, chẳng hạn thiếu một số chứng từ thuộc hồ sơ hải quan nhưng được cơ quan hải quan đồng ý cho chậm nộp có thời hạn hoặc chưa nộp, nộp chưa đủ tiền thuế phải nộp trong thời hạn quy định mà được tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác được phép thực hiện một số đê hoạt động ngân hàng bảo lãnh về số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu được hưởng ân hạn nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế.
Như vậy để được thông quan, hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải hoàn thành các khâu thủ tục Hải quan hoặc đã bảo đảm được răng sẽ hoàn thành các thủ tục hải quan liên quan.
Tuân theo quy trình thủ tục hải quan, bộ hồ sơ hải quan của hàng hoá được luân chuyển liên tục qua các khâu thủ tục. Tại mỗi khâu, sau khi hoàn thành phần công việc cụ thể, như kiểm tra hàng hoá, kiểm tra tính thuế, thu thuế thì các kết quả sẽ được ghi trên tờ khai hải quan hoặc được thể hiện trên hệ thống dữ liệu của cơ quan hải quan. Do vậy, tờ khai hải quan là cơ sở đặc biệt quan trọng đối với việc thông quan. Hàng hoá, phương tiện vận tải sẽ chỉ được thông quan khi trên tờ khai hải khâu thủ tục đã được thể hiện đầy đủ, chủ hàng hoàn thành nghĩa vụ thuế, có đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của bộ hồ sơ hoàn chỉnh và không phát hiện có sai phạm gì.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp, chưa thể hoàn tất các khá thủ tục hải quan trong thời gian quy định. Ví dụ như chưa th xác định được mã số thuế của hàng hoá ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan; hàng hoá chưa có giấy chứng nhận xuất xứ, chưa xác định được trị giá hải quan của hàng hoá phải chờ kết quả giám định; hàng có vi phạm phải xử lý… Trong những trường hợp như vậy, rõ ràng là với nguyên tắc thông thường hàng hóa chưa đáp ứng điều kiện để thông quan. Nếu hàng hóa xuất nhập khẩu, hoặc hàng hoá trên phương tiện xuất nhập cảnh là các loại hàng hoá xuất nhập khẩu, hoặc hàng hoá cần được giải phóng nhanh để đảm bảo chất lượng (ví dụ rau quả), thì việc chờ đợi để có đủ điều kiện để thông quan sẽ dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho chủ hàng. Ngay cả đối với các hàng hoá thông thường, việc trì hoãn thời gian thông quan cũng làm tăng thêm chi phí cho chủ hàng và cơ quan hải quan, làm tăng chi phí không cần thiết cho xã hội. Để giải quyết khó khăn này, Công ước Kyoto yêu cầu các nước cho phép “giải phóng hàng” ngay tiếng quan cả khi chưa hoàn tất các thủ tục hải quan với điều kiện:
– Người khai hải quan xuất trình được các chứng từ thể hiện các thông tin cơ bản hàng hoá, bảo đảm sẽ hoàn thành các thủ tục và sẽ nộp đầy đủ các khoản thuế có phát sinh (Chuẩn mực 3.41)
– Người khai hải quan có bảo đảm về nghĩa vụ thuế, và hàng hoá không thuộc đối tượng hạn chế xuất nhập khẩu.
– Người khai hải quan nộp đủ hoặc đảm bảo nộp đủ thuế, hàng hóa không vi phạm ở mức độ phải tịch thu, đền bù hay phải lưu giữ để làm vật chứng cho các giai đoạn xử lý sau này (Chuẩn mực 3.43).
Công ước Kyoto sửa đổi (Công ước Đơn giản hóa và Hải hoà hoá thủ tục Hải quan) đưa ra khái niệm “Giải phóng hàng” như sau: “Giải phóng hàng là hành động của Hải quan cho phép hàng hóa đang làm thủ tục thông quan được đặt dưới quyền định đoạt của những người có liên quan”.
Hiện nay, Luật Hải quan Việt Nam đã cho phép doanh nghiệp được giải phóng hàng trước khi hoàn thành thủ tục hải quan với điều kiện doanh nghiệp phải hoàn thành được một lượng thủ tục tối thiểu và nộp đảm bảo cho các nghĩa vụ kinh tế (thuế, lệ phí, xử phạt hành chính…).
Để phù hợp với thủ tục hải quan tự động và thông quan điện tử, các điều kiện thông quan hàng hoá còn được giảm thiểu hơn nữa. Nhìn chung, chỉ cần lô hàng có “lệnh thông quan” do hệ thống quản lý rủi ro phát ra thì doanh nghiệp đã được giải phóng hàng. Điều đó cho phép áp dụng cả đối với các trường hợp thông quan trước khi hàng về đến cảng. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng những điều kiện cụ thể tuỳ theo từng thời gian và yêu cầu quản lý nhất định của cơ quan Hải quan.
Theo Điều 36, khoản 1 Luật Hải quan năm 2014 “Giải phóng hàng hóa là việc cơ quan hải quan cho phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa khi đáp ứng đủ điều kiện sau đây:
a) Hàng hóa đủ điều kiện để được xuất khẩu, nhập khẩu nhưng chưa xác định được số thuế chính thức phải nộp;
b) Người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuê của người khai hải quan”.
Như vậy giải phóng hàng hóa được hiểu là hàng hóa đó l chưa hoàn thành các thủ tục hải quan (đang làm thủ tục thông trong nước hoặc được phép xuất khẩu với điều kiện người khai Hải quan có bảo đảm về nghĩa vụ thuế, và hàng hoá không thuộc đối tượng hạn chế xuất khẩu, nhập khẩu. Hay nói cách khác giải phóng hàng hóa chính là thông quan có điều kiện.
Các trường hợp cụ thể được giải phóng hàng bao gồm:
– Phải thực hiện việc phân tích, phân loại hoặc giám định để xác định mã số hàng hóa, số lượng, trọng lượng, khối lượng của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và người khai hải quan đã nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan;
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai và người khai hải quan nộp thuế hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở giá do người khai hải quan tạm tính;
– Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu bị cơ quan hải quan nghi linh từ họ, dài hàng hóa, thương vấn về trị giá khai báo nhưng chưa đủ cơ sở bác bỏ, người khai hải quan đề nghị tham vấn thì cơ quan hải quan thực hiện giải phóng hàng trên cơ sở số thuế người khai hải quan đã nộp hoặc được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế tự kê khai, tính thuế của người khai hải quan và thực hiện tham vấn trị giá.
– Người khai hải quan chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì được giải phóng hàng hóa nếu được tổ chức tín dụng bảo lãnh số thuế trên cơ sở trị giá hải quan do cơ quan hải quan xác định.
5.5.2. Điều kiện thông quan
Không phải bất cứ hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh nào cũng được thông quan mà các đối tượng đó muốn được thông quan phải đáp ứng được những điều kiện nhất định.
Điều kiện thứ nhất, đối tượng được thông quan phải là những hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu, các phương tiên được phép xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh. Do vậy có những hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải giám định để xác định được hay không được xuất khẩu, nhập khẩu. Đối với những hàng hoá đó nếu chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì cơ quan hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về giám sát hải quan.
Điều kiện thứ hai, các kết quả của từng công việc mà người khai hải quan và công chức hải quan phải thực hiện để thông quan phải được thể hiện đầy đủ trên tờ khai hải quan/chứng từ khai báo hải quan về đối tượng đang được làm thủ tục hải quan hoặc trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan.
Điều kiện thứ ba, chủ hàng hoá, phương tiện vận tải, và công chức hải quan đã thực hiện xong thủ tục hải quan và cơ quan hải quan đã đóng dấu nghiệp vụ “Đã hoàn thành thủ tục hải quan” vào tờ khai hải quan giấy hoặc đã có lệnh thông quan trên hệ thống dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan gửi cho người khai hải quan.
Điều kiện thứ tư, quyết định thông quan trong từng trường hợp cụ thể phải dựa vào các căn cứ thông quan do pháp luật qui định. Quyết định thông quan của cơ quan hải quan được coi là một kiện pháp lý kết thúc qui trình thủ tục hải quan đối với từng l hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. Do vậy khi quyết định thông quan cơ quan hải quan phải dựa vào các căn cứ thông quan do pháp luật qui định. Cụ thể:
– Đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra nhà nước
– Đối với hàng hoá phải giám định: là kết quả phân tích, giám định.
– Đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phải kiểm dịch động vật, thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm phải dựa vào kế quả kiểm dịch;
– Đối với hàng phải kiểm tra thực tế: là kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá của cơ quan Hải quan.
– Đối với hàng hoá phục vụ yêu cầu khẩn cấp, hàng hóa phục vụ an ninh, quốc phòng cơ qua hải quan quyết định thông quan trên cơ sở tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan.
V.v…
5.5.3. Tạm dừng làm thủ tục hải quan
Tạm dừng làm thủ tục hải quan là việc cơ quan hải quan tạm thời không làm thủ tục hải quan cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Tạm dừng làm thủ tục hải quan được áp dụng trong hai trường hợp: 1. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; 2. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu khi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn.
Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu khi người nộp thuế có tiền thuế nợ quá hạn, đây là một trong những biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Biện pháp này được thực hiện khi cơ quan hải quan không áp dụng được hoặc đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế như:Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong toả tài khoản; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ nhưng vẫn chưa thu đủ số tiền thuế nợ, tiền phạt
Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành từ theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
Về nguyên tắc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đã được bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ có quyền đề nghị cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hoặc tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Cơ quan hải quan chỉ quyết định tạm dừng làm thủ tục quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu khi chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp có đơn đề nghị, bằng chứng về sở hữu hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ, bằng chứng về việc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ và đã nộp một khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín dụng để bảo đảm bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
Thủ tục tạm dừng làm thủ tục hải quan gồm các bước sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền nộp bộ hồ sơ đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan cho Chi Hải quan nơi đang thực hiện thủ tục hải quan cho lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu gồm:
– Đơn đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan;
– Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp hoặc tài liệu khác chứng minh quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng hoặc tài liệu khác chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng;
– Mô tả chi tiết hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, ảnh chụp, các đặc điểm phân biệt hàng thật với hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
– Danh sách những người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa có yêu cầu giám sát; danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
– Chứng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc khoản tiền đảm bảo nộp khoản tiền hoặc chứng từ bảo lãnh của tổ chức tín ; bằng 20% trị giá lô hàng theo giá ghi trong hợp đồng hoặc tối thiểu 20 triệu đồng nếu chưa biết trị giá lô hàng nghi ngờ xâm phạm để bồi thường thiệt hại và các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật do việc đề nghị tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng.
Bước 2. Tiếp nhận, xử lý hồ sơ tạm dừng làm thủ tục hải quan
- Chậm nhất 02 giờ làm việc kể từ thời điểm nhận được đủ nếu chấp nhận đơn đề nghị (Trường hợp từ chối đơn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan.
- Thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan là 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ra quyết định tạm dừng làm thủ tục hải quan. Trường hợp phát sinh việc trưng cầu giám định hoặc tham khảo ý kiến chuyên môn từ các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan sẽ tiếp tục tạm dừng làm thủ tục hải quan cho đến khi nhận được kết quả giám định hoặc ý kiến chuyên môn trên cơ sở có đơn xin gia hạn của chủ sở hữu quyền kèm khoản tiền đảm bảo hoặc chứng từ bảo lãnh theo quy định của pháp luật. Thời gian gia hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định gia hạn.
- Trong thời gian tạm dừng hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện các công việc như: Yêu cầu chủ hàng, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ cung cấp tài liệu có liên quan đến hàng hóa (catalog, kết luận giám định, tài liệu từ nước ngoài, kết qyar xử lý các vụ việc tương tự…) Trưng cầu chức giám định khác hoặc tham khảo ý kiên chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ để xác định các đầu d hiệu xâm phạm về sở hữu trí tuệ; Đề nghị các tổ chức, cá nhân lấy mẫu để giám định; Tiến hành việc giám định bổ sung, giảm định lại; Phối hợp, trao đổi với các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ trên địa bàn khi có phát sinh tranh chấp, khiếu về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm; Báo cáo Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Tổng cục Hải quan để chỉ đạo giải quyết kịp thời trong trường hợp lỗ hàng tạm dừng có giá trị lớn; hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các nhãn hiệu nổi tiếng; vụ việc có liên quan đến nhiều địa phương các cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc tế; vụ việc có phát sinh tranh chấp, khiếu nại liên quan về chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm.
Bước 3: Xử lý kết quả tạm dừng làm thủ tục hải quan
Kết thúc thời hạn tạm dừng làm thủ tục hải quan hoặc thời gian áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định, Chi cục Hải quan nơi quyết định tạm dừng có trách nhiệm thực hiện một hoặc đồng thời các công việc sau:
a) Quyết định thụ lý vụ việc theo thủ tục hành chính khi đã khẳng định hàng hóa bị tạm dừng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên cơ sở kết luận giám định về sở hữu trí tuệ của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ (trong trường hợp trưng cầu giám định); ý kiến chuyên môn của các cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, các cơ quan quản lý Nhà nước khác (trong trường hợp xin kiến chuyên môn); tài liệu, chứng cứ do chủ thể quyền sở hữu tri tuệ cung cấp.
Quyết định tạm giữ hàng hóa trong trường hợp có cơ sở khẳng định hàng hóa bị tạm dừng là hàng giả mạo về sở hữu trí tuệ; hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là các mặt hàng lương thực, thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, vật liệu xây dựng.
Thực hiện xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa xâm phạm quyền sở trí tuệ theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành, Chi cục Hải quan thông báo bằng văn bản buộc người vi phạm phải thanh toán các khoản chi phí phát sinh do hành vi vi phạm hành chính gây ra và hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền đảm bảo đã nộp.
b) Trường hợp qua kiểm tra xác định hàng hóa bị tạm dừng không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì làm tiếp thủ tục hải quan cho lô hàng theo quy định. Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan cho lô hàng bị tạm dừng, Chi cục Hải quan có trách nhiệm thông báo cho chủ quyền sở hữu trí tuệ hoặc người được ủy quyền hợp pháp thực hiện thanh toán cho chủ hàng các chi phí phát sinh bao gồm phí lưu kho, bãi, xếp dỡ, bảo quản hàng hóa cho chủ hàng do việc tạm dừng làm thủ tục hải quan không đúng gây ra; Hoàn trả cho người yêu cầu tạm dừng làm thủ tục hải quan khoản tiền bảo đảm theo quy định.
Trường hợp người nộp đơn khởi kiện dân sự thì thực hiện theo ý kiến của tòa án.
Trường hợp xác định hành vi vi phạm không thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan hải quan thì bàn giao vụ việc để các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ khác xử lý.
Tạm dừng việc xử lý sau khi nhận được văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ thông báo về việc tranh chấp, khiếu nại về chủ thể quyền, khả năng bảo hộ, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành điều tra, khởi tố theo quy định của pháp luật trong trường hợp xác định hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại Bộ luật Hình sự.
GIẢI PHÓNG HÀNG
- Phân tích, phân loại, giám định để xác định mã số, số lượng, trọng lượng, khối lượng;
- Chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai èGPH theo trị giá DN tạm tính;
- CQHQ bác bỏ trị giá khai báo, chờ tham vấn, xác định TGHQ;
- DN chưa có đủ thông tin, tài liệu để xác định TGHQ è GPH theo trị giá CQHQ xác định
2/ THỦ TỤC GIẢI PHÓNG HÀNG
Nếu bảo lãnh thuế: NKHQ đề nghị GPH trên VNACCS và khai thông tin bảo lãnh
Nếu nộp thuế: NKHQ đề nghị GPH tại Ô ghi chép khác và nộp thuế theo mức tự kê khai
- Chi cục trưởng cho phép GPH trên hệ thống
- Thời hạn xác định số thuế chính thức phải nộp không quá 30 ngày kể từ ngày GPH
- Sau khi có kết quả thuế -> CQHQ thông báo cho DN
- NKHQ -> khai bổ sung, nộp thuế
- NKHQ không đồng ý với việc xác định số thuế phải nộp của CQHQ -> được quyền khiếu nại.
ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN
1/ TRƯỜNG HỢP ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN:
- Hàng hóa DN ưu tiên
- Hàng hoá phải kiểm dịch
- Hàng hoá phải kiểm tra chất lượng
- Hàng hoá kiểm tra an toàn thực phẩm
2/ THỦ TỤC ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN
2.1/ Đưa về địa điểm kiểm dịch ngoài cửa khẩu
- CQKD cho phép đưa về các địa điểm kiểm dịch trong nội địa.
- Căn cứ xác nhận CQKD -> CQHQ cho đưa hàng về địa điểm kiểm dịch.
- NKHQ bảo quản nguyên trạng hàng hóa
- CQ kiểm dịch chịu trách nhiệm giám sát hóa
- Khi có Kết quả kiểm dịch đạt -> Thông quan
2.2/ Đưa về địa điểm kiểm tra theo đề nghị CQ Kiểm tra chất lượng, ATTP:
- NKHQ có Văn bản đề nghị + Giấy đăng ký KTCN có xác nhận CQKTCN
- Công chức đề xuất è Chi cục trưởng duyệt
- Thông báo cho phép ĐHVBQ: 01H
2.3/ Đưa hàng hóa về địa điểm bảo quản theo đề nghị của Người khai HQ
NKHQ có Văn bản đề nghị + nộp hồ sơ:
–Giấy đăng ký KTCN,
–BB lấy mẫu,
–Tài liệu địa điểm đưa về bảo quản
Công chức đề xuất è Chi cục trưởng duyệt
Thông báo cho phép ĐHVBQ: 02H
3/ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI KHAI HQ:
- Địa điểm ĐHVBQ có địa chỉ rõ ràng, được ngăn cách với khu vực xung quanh
- Nộp hồ sơ xin ĐHVBQ cho CQHQ
- Bảo quản nguyên trạng hàng hóa
- Phải thông báo về hàng hóa đã đến đích cho CQHQ
- Hết thời hạn đăng ký mà hàng hóa chưa về địa điểm è CQHQ không cho ĐHVBQ các lô tiếp theo
- Đưa hàng hóa vào lắp ráp để kiểm tra chuyên ngành è phải thông báo CQHQ giám sát
- Nộp kết quả KTCN trong 30 ngày
4/ TRÁCH NHIỆM CỦA CQ HẢI QUAN:
Công chức kiểm tra điều kiện è Đề xuất è Chi cục trưởng phê duyệt
Kiểm tra, xác nhận địa điểm ĐHVBQ
Trường hợp kiểm tra ĐHVBQ:
- Quá 30 ngày mà chưa có KQKTCN
- HHNK không được bảo quản theo đúng quy định
- Địa điểm bảo quản chưa được CQHQ kiểm tra
TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC ĐƯA HÀNG VỀ BẢO QUẢN
1/ Bị CQHQ lập BBVP về không đảm bảo nguyên trạng hàng hóa; bảo quản hàng hóa không đúng địa điểm; kho bãi không đảm bảo quy định: 01 năm
2/ Bị xử phạt vi phạm về thời hạn nộp kết quả kiểm tra chuyên ngành: 6 tháng
PHỐI HỢP LẤY MẪU
1/ CQ kiểm tra chuyên ngành trực tiếp lấy mẫu hàng tại địa điểm do người khai HQ thông báo.
2/ Trường hợp lấy mẫu trong địa bàn hoạt động HQ -> CQHQ giám sát việc lấy mẫu trên cơ sở QLRR.
3/ Trước khi lấy mẫu, NKHQ phải thông báo cho CQHQ và CQ KTCN thời gian, địa điểm lấy mẫu.
4/ Khi lấy mẫu phải có đại diện NKHQ. Mẫu phải được niêm phong và lập Biên bản chứng nhận việc lấy mẫu; có xác nhận của NKHQ và CQ KTCN, CQHQ giám sát lấy mẫu.
THÔNG QUAN
1/ TRƯỜNG HỢP:
1.1/ Hàng hóa đã hoàn thành TTHQ và nghĩa vụ thuế è Thông quan
1.2/ Sau khi giải phóng hàng -> CQHQ xác nhận số thuế phải nộp -> NKHQ đã khai bổ sung và hoàn thành nghĩa vụ thuế -> Thông quan
1.3/ Sau khi đưa hàng về bảo quản -> NKHQ đã nộp KQKTCN đạt -> Thông quan
2/ THỦ TỤC THÔNG QUAN
- Hệ thống điện tử tự động kiểm tra thông tin nộp thuế và quyết định thông quan
- Hệ thống không tự động kiểm tra nộp thuế -> DN nộp chứng từ nộp thuế -> CCHQ kiểm tra, cập nhật hệ thống KTT -> VNACCS thông quan
- CQHQ không ký, xác nhận thông quan trên TKHQ
- TKHQ giấy: CQHQ ký, xác nhận thông quan trên TKHQ giấy
5.6. Xác nhận qua khu vực giám sát hải quan
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU
1/ Khi đưa hàng hoá vào cảng:
- DNXNK cung cấp cho DN cảng số TKXK / Số QLHH
- DN cảng cập nhật thông tin HH vào cảng và gửi đến hệ thống CQHQ
2/ Khi đưa hàng hoá ra cảng xếp lên PTVT XC:
- CQHQ cung cấp cho DNKD cảng thông tin về các lô hàng đủ điều kiện qua KVGSHQ
- DNXNK cung cấp cho DN cảng số TKHQ/ Số QLHH
- DN cảng kiểm tra, cho phép HH XK
- DN cảng xác nhận qua KVGS trên hệ thống: Chậm nhất 30 phút (PTVT – xuất cảnh)
ĐỐI VỚI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU
1/ Trước khi xếp dỡ hàng hoá vào cảng:
- CQHQ cung cấp cho DN cảng DSHH dự kiến xếp dỡ (8h) và DS cont soi chiếu (4h)
- DN cảng cung cấp thông tin HH sai khác cho CQHQ
2/ Sau khi xếp dỡ: DN cảng cung cấp cho CQHQ danh sách hàng hoá hạ bãi.
3/ Trong thời gian lưu giữ tại cảng: Nếu có sự thay đổi thì DN cảng phải thông báo cho CQHQ.
4/ Khi đưa hàng hoá ra khỏi cảng:
- CQHQ cung cấp DNKD cảng lô hàng đủ điều kiện qua KVGS
- DNXNK cung cấp cho DN cảng số TKHQ/ Số QLHH
- DN cảng kiểm tra, cho phép HHNK đưa ra cảng
- DN cảng xác nhận qua KVGS trên hệ thống: Chậm nhất 15 phút sau khi hàng qua KVGS.
ĐỐI VỚI CẢNG CHƯA KẾT NỐI HỆ THỐNG VASSCM
- DN XNK xuất trình Danh sách container có mã vạch cho HQ giám sát cảng.
- HQ giám sát cảng kiểm tra, ký, đóng dấu trên Danh sách container và trả cho DN XNK
- DN XNK xuất trình Danh sách container cho DN cảng
- DN cảng cho phép hàng hoá đưa vào, ra cảng
DỪNG ĐƯA HÀNG QUA KVGSHQ
- Hàng hóa đã được thông quan nhưng đang trong địa bàn hoạt động HQ -> phát hiện dấu hiệu vi phạm.
- Chi cục HQ đăng ký TK hoặc Chi cục HQCK ban hành quyết định dừng theo mẫu số 11/TBTDGS/GSQL.
- Thông báo cho DN XNK.
- Chi cục HQCK nơi lưu giữ hàng hóa kiểm tra; xử lý vi phạm nếu có.
- CQHQ chịu các chi phí phát sinh nếu kiểm tra mà không phát hiện vi phạm.
CƠ SỞ XÁC NHẬN HÀNG HÓA ĐÃ XK
1/ Hàng hoá XK: TKXK đã thông quan và xác nhận hàng qua KVGS trên hệ thống khi hàng hóa được xếp lên PTVT XC.
2/ Hàng hoá XK đưa vào KNQ: TKXK đã xác nhận thông quan và xác nhận hàng đã đưa vào KNQ trên Hệ thống.
3/ Hàng hoá XK qua cửa khẩu đường bộ, sông: TKXK đã thông quan và xác nhận hàng đã qua KVGS trên Hệ thống khi hàng hóa vận chuyển qua biên giới sang nước NK.
4/ Hàng hoá XK tại chỗ, XK vào Khu PTQ, KCX, DNCX: TKXK và TKNK đã thông quan.
Giới thiệu HP Toàn Cầu
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam, chúng tôi cung cấp các dịch vụ sau:
Để nhận được tư vấn và báo giá đối với việc vận chuyển quốc tế, thông quan, hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin:
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 0886115726 – 0984870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.