VẦN H
Habour dues (cảng phí): Chi phí mà người vận chuyển hay người điều hành tàu biển phải trả cho việc sử dụng cảng theo quy định của cơ quan quản lý cảng.
Hague protocol (Nghị định thư La Hay): Sửa đổi công ước Vac-sa-va ký ngày 28/9/1955 tại La Hay (vận chuyển hàng không).
Hague rules (quy tắc Hague): Quy tắc điều chỉnh việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quy định quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển (carrier) và chủ hàng (cargo owner) được ký kết tại hội nghị quốc tế tổ chức tại Brussels (Bỉ) ngày 25/8/1924. Tên đầy đủ của quy tắc này là “Công ước quốc tế để thống nhất một số quy tắc về vận đơn, ký tại Brussels ngày 25/8/1924”. Công ước này được nhiều nước gia nhập hoặc tham khảo khi xây dựng bộ luật hàng hải quốc gia.
Hague -Visby Rules (quy tắc Hague – Visby): Quy tắc sửa đổi quy tắc Hague (Hague Rules), được thông qua tại hội nghị quốc tế tổ chức tại Brussels (Bỉ) ngày 23/2/1968. Quy tắc này thường được gọi tắt là “Nghị định thư Visby 1968”.
Half despatch (tiền thưởng bằng nửa tiền phạt): Thuật ngữ sử dụng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (đường biển), quy định việc người vận chuyển phải trả một số tiền cho người thuê vận chuyển, người giao hàng hoặc người nhận hàng (tùy theo từng trường hợp cụ thể), do thời gian bốc hoặc dỡ hàng ít hơn thời gian cho phép theo thỏa thuận trong hợp đồng, và khoản tiền này được tính bằng một nửa tiền phạt. Ví dụ: “Demurrage USD 5,000, half despatch” (Tiền phạt là 5.000 USD, tiền thưởng bằng nửa tiền phạt, tức là 2.500 USD). Viết tắt là h.d.
Half height container (container lùn): Container đường biển mở nắp phía trên, có chiều dài và chiều rộng tiêu chuẩn nhưng chiều cao chỉ có 4 feet 3 inches (khoảng 1,3m) – bằng một nửa chiều cao tiêu chuẩn. Container loại này phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa có tỷ trọng lớn như sắt, đá… vì những loại hàng này có tỷ lệ thể tích nhỏ so với trọng lượng. Container có chiều cao bằng một nửa chiều cao tiêu chuẩn cũng phù hợp với việc bốc và dỡ hàng tại những nơi có độ cao không đủ để tiếp nhận một container tiêu chuẩn. Hai đơn vị của “một nửa chiều cao” (thường được đề cập bằng tên gọi này) chiếm tương đương không gian của một container tiêu chuẩn trên tàu chở container. Khi xếp cùng container mở nắp phía trên có chiều cao tiêu chuẩn, container một nửa chiều cao tiêu chuẩn được phủ bằng một tấm bạt không thấm nước.
Half hire (một nửa tiền thuê): Điều khoản trong hợp đồng thuê tàu định hạn quy định rằng trong một số trường hợp, một nửa số tiền thuê tàu tỉnh theo ngày sẽ được trả cho chủ tàu, chẳng hạn như trong trường hợp tàu biển bị mất tích thì tiền thuê sẽ được tính một nửa kể từ khi nhận được tin cuối cùng của tàu cho đến ngày lẽ ra tàu phải đến cảng. Ví dụ: Tiến thuê tàu là 5.000 USD/ngày, ngày nhận được tin cuối cùng của tàu là 24/4/2018, ngày lẽ ra tàu phải đến cảng là 30/4/2018, tiền thuê được trả là 5.000 USD: 2 x 6 (ngày) = 15.000 USD.
Hamburg rules (quy tắc Hamburg): Quy tắc điều chỉnh việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, quy định quyền và nghĩa vụ của người vận chuyển và bên có quyền lợi về hàng hóa (cargo interests). Tên đầy đủ của quy tắc này là “Công ước của Liên hiệp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, 1978” được ký kết tại Hamburg (Đức) ngày 31/3/1978. Cũng giống như Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby, Quy tắc Hamburg không áp dụng cho hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Tuy nhiên, khi vận đơn được cấp theo một hợp đồng vận chuyển theo chuyến, thì những quy định của Quy tắc Hamburg sẽ được áp dụng cho vận đơn đó nếu vận đơn phải là người thuê vận chuyển. điều chỉnh quan hệ giữa người vận chuyển với người giữ vận đơn không
Hand hook (móc cầm tay): Dụng cụ cầm tay bằng kim loại, cong, nhọn, mà công nhân cảng dùng để kéo các bao hàng trong khi bốc dỡ hàng (trên bờ hoặc trong hầm hàng). Gọi là móc cầm tay để phân biệt với móc cẩu (móc gắn vào cần cẩu). Thuật ngữ này còn được gọi là “docker’s hook” hay “stevedore’s hook”. Xem “stevedore’s hook”.
Handling (phục vụ hàng hóa): Thực hiện các thao tác đối với hàng hóa (vận chuyển hàng không).
Handy size (tàu cỡ nhỏ): Sở dĩ gọi là “tàu cỡ nhỏ” vì tàu thích hợp với việc vận chuyển nhiều loại hàng ở nhiều tuyến đường khác nhau. Ở Mỹ, là loại tàu chở hàng rời cỡ khoảng 30.000 DWT đến 35.000 DWT. Những tàu này thường được sử dụng để vận chuyển hàng hóa trong khu vực Hồ Lớn (Great Lakes) của Bắc Mỹ. Kích thước của tàu nằm trong giới hạn cho phép của St. Lawrence Seaway – tổ chức quy định giới hạn cỡ tàu hoạt động thương mại trong khu vực này.
Handymax (tàu loại nhỏ): Tàu chở hàng rời/xá có trọng tải khoảng 25.000 tấn (tonnes deadweight). Sở dĩ tàu được gọi tên như vậy vì tàu phù hợp với nhiều tuyến đường vận tải khác nhau.
Harbour (cảng biển): Thuật ngữ này còn được gọi là “port”. Xem “port” (nghĩa 1)
Hardtop container (container nóc cứng): Container đường biển có kích thước như các container loại 20 phít (feet) hoặc 40 phít thông thường nhưng có tấm nóc cứng phía trên có thể tháo ra được. Phần nóc này có thể nâng lên bằng thiết bị nâng (như xe nâng). Loại container này thuận tiện cho việc xếp hàng nặng vào container từ phía trên bằng cần cẩu.
Hatch beam (xà miệng hầm hàng): Một bộ dầm (beam) chạy dọc theo miệng hầm hàng, trên đó đặt những tấm được gọi là nắp hầm hàng để đóng kín miệng hầm hàng. Thiết kế này thường sử dụng trên các tàu biển kiểu cũ và ngày nay đã được thay thế rất nhiều bằng các nắp hầm bằng thép. Những thanh dầm đế đỡ tại các đầu của nắp hầm hàng được gọi là những thanh dầm chính, còn những thanh dầm đỡ ở giữa tấm đậy gọi là những thanh dầm phụ.
Hatch coaming (thành miệng hầm hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “coaming”. Xem “coaming”.
Hatch cover (nắp hầm hàng): Thiết bị để đóng kín miệng hầm hàng của tàu biển. Có nhiều loại nắp hầm hàng, ví dụ loại dùng các tấm gỗ đặt nằm ngang miệng hầm hàng hoặc các tấm thép đặt từ bên nọ sang bên kia của hầm hàng, được thiết kế để che kín, không cho nước mưa và nước biển lọt vào hầm hàng.
Hatch cover ramp (cầu nắp hầm): Một loại cầu dẫn của của tàu rô-rô (tàu chở xe tự hành, xe kéo, rơ-moóc…) tạo thành một phần của boong chính và có thể đóng kín không cho nước lọt vào boong.
Hatch opening (miệng hầm hàng): Phần không gian mở cửa hầm hàng trên boong tàu biển mà qua đó, hàng hóa được xếp vào hoặc dỡ ra khỏi hầm hàng và được đóng kín bằng nắp hầm hàng. Số lượng phần không gian mở cửa hầm hàng thường tương ứng với số lượng hầm hàng. Tuy vậy, tàu có thể có 2 phần không gian mở cho một hâm hàng (1 hầm hàng có 2 miệng hầm hàng), chia hầm hàng thành hai phần theo chiều dài hoặc chiều rộng của hầm hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “hatchway”.
Hatchway (miệng hầm hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “hatch opening”. Xem “hatch opening”.
Haulier (người vận chuyển đường bộ): Người kinh doanh vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
HAWB (vận đơn hàng không thứ cấp): Xem “house air waybill”.
HAWB fee (phí cấp vận đơn hàng không thứ cấp): Số tiền phải trả để có vận đơn hàng không thứ cấp.
HC (container dung tích lớn, “công cao”): Xem “High cube container”.
Head charter (hợp đồng chính): Hợp đồng thuê tàu biển hoặc hợp đồng vận chuyển theo chuyến giữa chủ tàu và người thuê tàu thứ nhất hoặc giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển thứ nhất. Thuật ngữ này được sử dụng để phân biệt giữa hợp đồng thuê tàu hay hợp đồng vận chuyển theo chuyến mà người thuê tàu hay người thuê vận chuyển ký với bên thứ 3 để cho thuê lại con tàu đó. Ví dụ: A cho B thuê tàu định hạn, B cho C thuê lại (thuê định hạn). Hợp đồng giữa A và B gọi là “hợp đồng chính”. Thuật ngữ này còn được gọi là “head charter-party”.
Header bar (dầm ngang): Thanh ngang nằm trên cửa container đường biển mở nắp phía trên, tạo thành một phần khung. Trong quá trình bốc dỡ hàng, thanh này có thể được điều chỉnh cho khỏi ảnh hưởng đến việc bốc dỡ hoặc tháo ra, tùy đặc điểm của thiết kế cụ thể.
Heating coil (hệ thống hâm nóng): Hệ thống các ống bằng thép lắp đặt trong các két (tank) của tàu chở chất lỏng và sử dụng hơi nước để giữ cho các loại hàng đặc hoặc sền sệt (nhựa đường, dầu nặng…) ở trạng thái lỏng và có thể bơm ra khỏi két khi dỡ hàng. Các đường ống này được thiết kế sao cho bề mặt được hâm nóng của đường ông và khối lượng hàng hóa có một tỷ lệ thích hợp (tức là diện tích bề mặt đường ông là bao nhiêu cho một tấn hàng hóa để giữ hàng ở trạng thái lỏng).
Heave (dừng tàu): Làm cho tàu ngừng chuyển động. Ví dụ: Khi tàu đang chạy thì gặp chướng ngại vật, thuyền trưởng ra lệnh giảm tốc độ và tìm mọi cách để tàu đứng lại.
Heavy lift (hàng siêu trọng); Hàng hóa có trọng lượng mà cần phải có thiết bị đặc biệt với sức nâng lớn để bốc dỡ, như cần cẩu bờ, cần cẩu nổi loại lớn hay cần cẩu đặc biệt của tàu biển. Với tàu chuyên tuyến thường có quy định trong biểu cước phí về trọng lượng hàng hóa từ một giới hạn nào đó được coi là hàng siêu trọng và phải trả thêm phụ phí hàng nặng. Với tàu thông thường (conventional vessel), người vận chuyển thường yêu cầu người thuê vận chuyển thu xếp và chịu chi phí bốc dỡ hàng siêu trọng, trừ trường hợp hàng hóa được chở bằng tàu chuyên dụng – loại tàu được thiết kế đặc biệt để chở loại hàng này.
Heavy lift additional (phụ phí hàng nặng): Thuật ngữ này còn gọi là “heavy lift surcharge”. Xem “heavy lift surcharge”.
Heavy lift ship (tàu chở hàng nặng): Tàu biển được thiết kế để đưa lên tàu và vận chuyển những loại hàng đặc biệt nặng như đầu máy tàu hóa, nồi hơi cỡ lớn… Có ba phương pháp cơ bản để bốc dỡ hàng nặng: 1. Dùng cần cẩu có sức nâng lớn của tàu (gắn trên tàu) để cẩu hàng lên tàu và dỡ ra khỏi tàu; 2. Cho một phần tàu chìm xuống nước trong khi bốc và dỡ hàng; 3. Kéo hàng lên tàu hoặc xuống tàu bằng cách sử dụng những thiết bị, phương tiện có bánh xe.
Heavy lift surcharge (phụ phí hàng nặng): Số tiền phải trả thêm cho hãng tàu chuyên tuyến hay công hội tàu chuyên tuyến để vận chuyển những kiện hàng, lô hàng… có trọng lượng quá mức quy định trong biểu cước phí. Tùy theo công bố của mỗi hãng tàu hay công hội, thông thường hàng có trọng lượng vượt quá một giới hạn nào đó thì phải trả phụ phí hàng nặng. Thuật ngữ này còn gọi là “heavy lift additional”.
Heavy weather (thời tiết xấu): Thời tiết có thể làm hàng hóa bị mất mát, hư hỏng trong quá trình đi biển. Khi gặp thời tiết xấu, thuyền trưởng thường làm “Kháng nghị hàng hải” (sea protest) ở cảng mà tàu ghé vào đầu tiên để làm cơ sở cho việc xem xét miễn trách nhiệm đối với mất mát, hư hỏng hàng hóa sau này.
Hedge inventory (tồn kho dự phòng): Một cách dự trữ tồn kho đệm để đề phòng các sự kiện có thể không xảy ra. Lập kế hoạch tồn kho dự phòng nhằm tránh các tình huống có thể xảy ra như đình công, tăng giá, quy định của chính phủ, và các sự kiện có thể tác động nghiêm trọng đến chiến lược kinh doanh của công ty.
H.f.o. (dầu nhiên liệu nặng): Viết tắt của “heavy fuel oil”.
High cube (container dung tích lớn,“công cao”): Xem “High cube container”.
High cube container (container dung tích lớn, “công cao”): Container loại 40 phít (feet) có chiều cao 9 feet 6 inch, cao hơn container bình thường, thích hợp với việc vận chuyển loại hàng có trọng lượng nhỏ nhưng dung tích lớn (hàng nhẹ) như hoa tươi, đệm bông… hoặc hàng hóa có chiều cao vượt quá chiều cao của container thường. Viết tắt là “h.c.” hoặc “HC”.
High cube reefer (container lạnh dung tích lớn, “công lạnh cao”): Loại container lạnh có thể tích chứa hàng lớn hơn container lạnh thông thường và do đó có thể vận chuyển được một khối lượng hàng lớn hơn. Phần thể tích tăng thêm có được bằng việc tăng chiều cao của container hoặc bằng cách thiết kế sao cho phần không gian của máy phát điện đi-ê-den nhỏ hơn các kích thước tiêu chuẩn quy định cho container. Xem thêm “refrigerated container”.
High density cargo (hàng tỷ trọng cao): Hàng hóa có trọng lượng lớn cho một thể tích nhất định. Ví dụ hàng hóa có trọng lượng trên 1 kg cho 6.000 cm3 (thuật ngữ vận chuyển hàng không).
High water (nước lớn đỉnh triều): Vị trí cao nhất của mực nước biển trong một chu kỳ dao động triều. Nếu trong ngày có hai lần nước lớn thì phân biệt “nước lớn cao” (high high water) và “nước lớn thấp” (low high water).
Highloader (xe nâng): Loại xe có sàn có thể chất xếp hoặc dỡ ULD lên hoặc xuống tàu bay
Hire (tiền thuê tàu): Số tiền mà người thuê tàu định hạn phải trả cho chủ tàu biển về việc thuê tàu theo hợp đồng thuê tàu định hạn (time charter). Tiền thuê tàu có thể được tính theo ngày hoặc theo đơn vị trọng tải toàn hay một tháng, tùy theo thỏa thuận. Nếu người thuê tàu không trả tiền phần của tàu (DWT) theo tháng và được trả trước, với định kỳ nửa tháng thuê tàu đúng hạn, chủ tàu có quyền lấy lại tàu (không tiếp tục cho thuê). Thuật ngữ này còn gọi là “hire money”.
Hire money (tiền thuê tàu): Thuật ngữ này còn gọi là “hire”. Xem“hire”.
Hire statement (bảng kê tiền thuê tàu): Thông báo bằng văn bản về tổng số tiền mà người thuê tàu định hạn phải trả cho chủ tàu, thể hiện số ngày thuê tàu phải trả theo thỏa thuận trong hợp đồng, ví dụ: Tiền thuê mỗi kỳ trả trước 30 ngày tính từ thời điểm chủ tàu giao tàu cho người thuê tàu. Khấu trừ có thể thực hiện đối với những khoản mà người thuê tàu đã chỉ thay mặt chủ tàu như tiền mặt ứng trước cho thuyền trưởng, tiền mua hải đồ cho tàu… và khoảng thời gian không tính vào thời gian thuê tàu.
Ho (hầm hàng): Từ viết tắt của “hold”.
Hog (biến dạng cong): Tình trạng tôn đáy tàu ở phía trước và phía sau tàu bị nén xuống dưới đường trung tâm làm cho đáy tàu bị uốn cong do ảnh hưởng của sóng khi hành trình trên biển hoặc do phân bố tải trọng theo chiều dọc của tàu không đều, dẫn tới việc hư hại hoặc biến dạng thân tàu.
Hoistable car deck (boong di động chở ô tô): Boong tàu dùng để chứa phương tiện, xe cộ khi vận chuyển giữa các cảng. Boong này được xếp nằm dưới đầu boong (deck head) khi không sử dụng và được hạ xuống bằng cáp khi dùng. Trên một số tàu chở hàng rời, boong này được hạ xuống từ dưới két mạn và các tấm trung tâm (centre pontoons) tại nơi cất giữ và được nâng lên vị trí đã định.
Hold (hầm hàng): Khoảng không phía dưới boong tàu biên dùng để sắp đặt hàng hóa. Nếu tàu có từ hai hầm hàng trở lên, hầm hàng sẽ được đánh số liên tục tính từ mũi tàu (phía trước) đến đuôi tàu (phía sau), bắt đầu bằng hầm số 1. Việc đánh số nhằm xác định vị trí hầm hàng và vị trí hàng hóa xếp trong hầm hàng.
Hold cleaning (vệ sinh hầm hàng): Làm sạch hầm hàng sau khi dỡ xong hàng, trước khi bốc lô hàng tiếp theo hoặc trước khi sửa chữa, bảo dưỡng, kiểm tra tàu (tùy từng trường hợp cụ thể).
Holiday (ngày nghỉ lễ): Ngày (hoặc một phần của ngày) ngoài những ngày nghỉ bình thường trong tuần mà theo tập quán hoặc luật sở tại, công việc lẽ ra được làm vào những giờ làm việc thông thường (thường lệ) nhưng đã không được thực hiện. Ví dụ: thứ Bảy và Chủ nhật là ngày nghỉ bình thường trong tuần, thứ Tư là ngày Quốc khánh, được nghỉ. Thứ Tư gọi là “holiday”.
Home port (cảng đăng ký): Nơi tàu biển được ghi vào sổ đăng ký tàu biển của cơ quan có thẩm quyền thuộc quốc gia hay vùng lãnh thổ mà tàu biển” hoặc các chứng từ khác. treo cờ và địa điểm này còn được ghi vào “Giấy chứng nhận đăng ký tàu
Home trade ship (tàu chạy ven biển): Tàu hoạt động gần bờ. Tuy mỗi nước có cách hiểu khác nhau về khái niệm “gần bờ” hay “ven theo bờ biển” nhưng nói chung là tàu có hành trình trong phạm vi đường bờ biển quốc gia và đường bờ biển của các nước láng giềng, điều này cho phép con tàu luôn ở vị trí gần bờ. Những tàu biển này được phép hành trình với biên chế thuyền bộ ít hơn so với các tàu đi biển xa, tuyến vượt đại dương. Thuật ngữ này còn được gọi là “home trader”.
Home trader (tàu chạy ven biển): Thuật ngữ này còn được gọi là “home trade ship”. Xem “home trade ship”.
Homogeneous cargo (hàng đồng loại): Toàn bộ hàng hóa có cùng thuộc tính, bản chất, đặc điểm, chủng loại. Ví dụ: Một lô gạo Việt Nam, 5% tấm, mùa vụ 2017/2018 được gọi là “hàng đồng loại”.
Hooded coil carrier (container chở thép cuộn): Container đường biển chuyên dùng để chở thép cuộn, được gia cường bằng hệ thống khung xương với thiết kế phù hợp để xếp vừa vặn các cuộn thép, tránh sự dịch chuyển của hàng hóa và giảm việc chằng buộc đến mức thấp nhất.
Hook (móc câu): Một đoạn thép cong được gắn vào đầu dây cáp của cần cẩu để móc vào hàng hóa khi nâng hạ. Có nhiều loại móc khác nhau tùy thuộc vào tính chất của hàng hóa. Có loại được thiết kế sao cho không làm rách, thủng hàng, không bị trượt, hoặc vướng vào các vật khác… Thuật ngữ này còn được dùng làm cơ sở để xác định, phân chia chi phí, dụ: Các bên có thể thỏa thuận răng người bán trong hợp đồng mua bán quyền sở hữu, bảo hiểm, rủi ro khi mua bán, vận chuyển hàng hóa. Ví hàng hóa chuyển giao quyền sở hữu và rủi ro đối với hàng hóa kể từ khi móc cẩu của tàu móc vào kiện hàng tại cảng bốc hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “cargo hook”.
Hopper (thùng phễu): Thùng chứa có gắn phễu ở mặt đáy hoặc một thiết bị có các góc vát để hàng hóa như ngũ cốc, bột mỳ… để rời chảy tự do vào thùng chứa, dụng cụ đóng bao đặt phía dưới. Thùng phễu thuận tiện cho việc dỡ hàng dạng rời/xá từ tàu biển, bằng cách đổ hàng vào thùng phễu để từ đó hàng chảy vào băng tải, dụng cụ đóng gói.
Hopper barge (sà lan đáy phễu): Sà lan dùng trong hoạt động nạo vét luồng lạch, đáy sông, biển, có tác dụng chứa bùn, cát… được chuyển đến từ tàu hút bùn. Sau đó sà lan này được đưa ra biển để đổ bùn, cát… qua phần cửa mở ở đáy sà lan có hình dạng gần giống như một chiếc “phễu”. Thuật ngữ này còn được gọi là “hoppered barge”.
Hopper car (toa xe/ôtô đáy phễu): Toa xe/ôtô có thân hình giống một chiếc phễu, có thể tự dỡ hàng bằng cách cho hàng chảy qua phễu ở phía đáy toa xe/ôtô.
Hoppered barge (sà lan đáy phễu): Thuật ngữ này còn được gọi là “hopper barge”. Xem “hopper barge”.
Hoppered holds (hầm hàng đáy phễu): Kiểu hầm hàng trên một số tàu biển chở hàng rời có các góc được cắt vát hình phễu và phía sau đó là các két hình phễu được sử dụng để dằn tàu (làm tàu ổn định) trong quá trình đi biển.
Hose test (thử kín nước): Kiểm tra độ kín nước của nắp hầm hàng bằng cách dùng vòi phun phun nước trực tiếp vào nắp hầm hàng.
Hostler (nhân viên vận hành xe trong kho/bãi container): Nhân viên vận hành xe tải, xe rơ-moóc trong khuôn viên kho hoặc bãi container.
House air waybill (vận đơn hàng không thứ cấp): Chứng từ do các công ty gom hàng phát hành xuất cho từng lô hàng riêng biệt trong lô hàng gom, bao gồm các chỉ dẫn cho đại lý tách hàng. Viết tắt là HAWB.
House bill of lading (vận đơn thứ cấp): Vận đơn (đường biển) do người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa ký phát cho người giao hàng lẻ sau khi đã nhận hàng của họ để gom cùng với những lô hàng lẻ của những người giao hàng khác có hàng gửi đến cùng một nơi. Người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa được người vận chuyển thực tế – thường gọi là hãng tàu biển (actual carrier) ký phát một vận đơn chủ (master bill of lading) cho toàn bộ các lô hàng lẻ.
House manifest (danh mục hàng thu gom): Chứng từ do các công ty gom hàng phát hành cho từng lô hàng riêng biệt trong lô hàng gom, bao gồm các chỉ dẫn cho đại lý tách hàng. Danh mục hàng thu gom gồm các thông tin tương tự như Danh sách hàng hóa, trong đó liệt kê thông tin của các vận đơn hàng không thứ cấp.
House to house (dịch vụ giao nhận tận nơi): Thuật ngữ này còn được gọi là “door to door”. Xem “door to door”.
Hovercraft (tàu cánh ngầm): Tàu biển có tốc độ cao, chạy trên đệm không khí cách mặt biển một khoảng nhỏ so với đáy tàu. Những tàu loại này thường được thiết kế để chở khách, xe du lịch và khách cùng đi.
H.p. (sức ngựa): Từ viết tắt của “horse power”.
H.s.s. (ngũ cốc thô, kê và đậu tương): Từ viết tắt của “heavy grain, sorghum and soya”.
Hub (bến trung chuyển, điểm tập trung): Một điểm được trang bị các thiết bị chuyên dùng, được sử dụng như là điểm tách hàng cho một khu vực và từ đó các lô hàng đơn lẻ được chuyển tiếp đến điểm đến cuối cùng (vận chuyển hàng không).
Hub airport (sân bay trung chuyển): Sân bay tập trung những chuyến bay đường dài và nối chuyến.
Hub and spoke routing (đường bay trục và nan hoa): Mô hình tuyến đường bay thực hiện việc chuyên chở hàng hóa từ nhiều thành phố đến điểm trung tâm được chọn để nối chuyến với các chuyến bay khác đến điểm cuối cùng.
Hull insurance policy (đơn bảo hiểm thân tàu): Văn bản của công ty bảo hiểm xác nhận đã nhận bảo hiểm tàu biển (vỏ tàu, máy móc, nồi hơi và thiết bị) trong một thời hạn nhất định cho một chuyến hành trình hoặc một phạm vi hoạt động của tàu theo những điều kiện do các bên thỏa thuận. Nội dung chính của một đơn bảo hiểm bao gồm: Tên chủ tàu (người được bảo hiểm), tên tàu, quốc tịch, cấp tàu, trọng tải, số tiền bảo hiểm, phạm vi hoạt động, thời hạn, điều kiện bảo hiểm, nơi giải quyết bồi thường, phí bảo hiểm, ngày và nơi cấp đơn bảo hiểm.
Human-machine interface (giao diện người và máy): Bất kỳ hình thức nào theo đó dữ liệu được thông tin qua lại giữa người và máy tính. Ví dụ, những chương trình nhập liệu, báo cáo, văn bản, hiển thị LED, khẩu lệnh bằng giọng nói.
Hygroscopic cargo (hàng hút ẩm): Hàng dễ hấp thụ độ ẩm trong không khí và trọng lượng hàng có thay đổi trong quá trình đi biển.
Hyperlink (siêu kết nối): Thuật ngữ máy tính thường được sử dụng trên một trang web khi nhấn chuột vào kết nối này sẽ dẫn đến một trang web khác.
Hyper text markup language – HTML (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản): Ngôn ngữ chuẩn để miêu tả nội dung và cách thể hiện một trang trên World Wide Web.
Hyper text transport protocol – HTTP (giao thức truyền siêu văn bản): Giao thức internet cho phép một trình duyệt web lấy được thông tin từ máy chủ.
H.w. (mức nước lớn): Từ viết tắt của “high water”.
VẦN I
IATA (Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế): Viết tắt của “International Air Transport Association”.
IATA agency commision (hoa hồng đại lý IATA): Phần trăm (%) trên cước vận chuyển hoặc trên cước theo giá trị ghi trên vận đơn hàng không (nếu được áp dụng) mà các hãng hàng không IATA trả cho các đại lý hàng hóa được đăng ký của IATA cho các hoạt động đã thực hiện.
IATA cargo agent (đại lý hàng hóa IATA): Đại lý được IATA công nhận và chấp thuận theo hướng dẫn nghị quyết về đại lý của IATA.
IATA clearing house (trung tâm thanh toán bù trừ của IATA): Cơ quan của IATA thực hiện các yêu cầu và thanh toán giữa các hãng hàng không thành viên của IATA.
ICD (cảng cạn, trạm thông quan nội địa, kho chứa container): Cơ sở hạ tầng phục vụ cho các hoạt động logistics với các dịch vụ chính bao gồm điểm thông quan hàng hóa, bãi chứa container có hàng, container rỗng và container hàng lạnh, bốc dỡ container, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, làm thủ tục hải quan, làm kho ngoại quan, đóng hàng, dỡ hàng tại bãi, làm bao bì, đóng gói hàng, sửa chữa, vệ sinh container… Cảng cạn góp phần làm giảm tải cảng biển, tăng khả năng thông quan, làm thủ tục hải quan… Từ viết tắt của “Inland clearance depot” hoặc “Inland container depot”.
Ice-bound (bị đóng băng): Tình trạng cảng bị băng bao phủ làm cho các hoạt động hàng hải bị đình trệ. Vấn đề này thường được thỏa thuận trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc ghi trong vận đơn về cách giải quyết hoặc các giải pháp cho các bên lựa chọn khi cảng bốc hàng hoặc cảng dỡ hàng bị băng bao phủ. Thuật ngữ này còn dùng để chỉ tình trạng tàu biển không thể rời cảng (hoặc khu vực cảng) vì những nơi này bị băng bao phủ.
Ice-breaker (tàu phá băng): Loại tàu mà vỏ tàu (hull) được thiết kế đặc biệt, có thể phá vỡ băng bằng trọng lượng của con tàu để mở đường cho các tàu khác đi lại trong vùng bị đóng băng.
Ice-breaker assistance (trợ giúp phá băng): Tạo ra đường đi hoặc một kênh xuyên qua vùng đóng băng bằng tàu phá băng giúp cho các tàu có thể đến được các vùng nước hoặc vùng có băng mỏng hơn – nơi mà tàu có thể hành hải an toàn. Xem thêm “ice-breaker”.
Ice-breaking bulk carrier (tàu chở hàng rời hàng xá có thể phá băng): Tàu chở hàng rời/hàng xá được gia cường độ cứng của thân tàu (vỏ tàu) thích hợp với hoạt động trong vùng có băng, đặc biệt là việc vận chuyển quặng trong vùng Bắc Canada.
Ice class ship (tàu có phân cấp chịu được băng đá): Tàu được gia cố theo các quy tắc của Hiệp hội Phân cấp tàu biển để có thể hoạt động trong vùng có tình trạng đóng băng nhiều hoặc dày đặc.
Ice clause (điều khoản băng đá): Điều khoản trong vận đơn hoặc trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến quy định quyền lựa chọn của các bên trong trường hợp tàu không vào được cảng hoặc bị chậm trễ do cảng bị đóng băng tạm thời hoặc lâu dài.
Ice-strengthened ship (tàu có thể phá băng): Tàu biển được gia cố đặc biệt với vỏ tàu dày hơn, mũi tàu được gia cường rất chắc khỏe để có thể hoạt động trong vùng có băng đá.
Identification code (ULD) (mã nhận dạng ULD): Phần đánh dấu của IATA trên ULD để chỉ ra loại, hạng, kích cỡ, và người sở hữu hay người đăng ký ULD. Mã nhận dạng theo quy định của IATA đối với ULD để chỉ ra chủng loại/hạng, kích cỡ và người sở hữu/người đăng ký ULD.
Identity of carrier clause (điều khoản căn cước của người vận chuyển): Điều khoản trong vận đơn, xác định ai là người vận chuyển – người chịu trách nhiệm về hư hỏng, mất mát hàng hóa theo quy định của hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Thông thường người này là chủ tàu (shipowner) vì bên cấp vận đơn có thể là bên thuê tàu và có thể không chịu trách nhiệm số nước, về hành hải (navigation) cũng như trách nhiệm về việc làm hàng. Ở một điều khoản này có thể không được chấp nhận.
IMDG (mã hiệu hàng nguy hiểm): Xem “International Maritime Dangerous Goods Code”.
IMO ship identification number (số IMO): Mã số nhận dạng tàu biển của IMO (Tổ chức Hàng hải quốc tế) gồm 3 chữ “IMO” kèm theo dãy số có 7 chữ số, nhằm chống lừa đảo hàng hải, nâng cao an ninh, an toàn hàng hải, phòng chống ô nhiễm biển. Mỗi tàu có một mã số để nhận dạng trong cả đời một con tàu dù tàu có đổi chủ, thay tên, thay cờ tàu. Mã số này phải ghi trong giấy tờ, chứng chỉ của tàu, sơn (kẻ) trên thân tàu (hay trên thượng tầng của tàu), trên các thiết bị cứu sinh… Những tàu sau đây không mang mã số nhận dạng: tàu không có động cơ, tàu đánh cá, thuyền buồm (yacht), thuyền du lịch (giải trí), ụ nổi (floating dock), tàu cánh ngầm, tàu đệm khí, tàu chiến, tàu gỗ, tàu công tác đặc biệt (tàu cứu hộ, tàu hải đăng – light ship), sà lan chở đất.
Import entry (khai báo nhập khẩu): Khai báo với cơ quan hải hàng hóa nhập khẩu để xác định hàng hóa có phải chịu thuế hay có yêu cầu gì khác đối với hàng hóa hay không.
Import license (giấy phép nhập khẩu): Tài liệu cần thiết do cơ quan của Chính phủ cấp cho phép nhập khẩu hàng hóa vào nước họ.
Import local charges (phí tại nơi nhập khẩu): Phí phải trả cho hàng nhập khẩu như phí lấy lệnh giao hàng, vệ sinh container…
Importation point (điểm nhập khẩu): Địa điểm (cảng, sân bay hoặc biên giới) nơi hàng hóa được thông quan để nhập khẩu vào một nước.
In bond (niêm phong hải quan): Quy trình theo đó thủ tục hải quan đối với hàng hóa được hoãn lại cho đến khi hàng hóa được vận chuyển niêm phong đến địa điểm làm thủ tục hải quan trên đất liền thay vì làm thủ tục hải quan tại sân bay cửa ngõ đầu tiên nơi hàng đến.
Inbound logistics (logistics đầu vào): Quá trình vận chuyển, lưu giữ, giao nhận hàng hóa đến một doanh nghiệp – dòng hàng hóa (nguyên liệu, nhiên liệu, bán thành phẩm) từ nhiều nhà cung cấp chảy về một điểm. Đây là một cách gọi khác của logistics cung ứng. Công việc điển hình của logistics đầu vào là tìm mua và thu gom nguyên liệu.
Inland bill of lading ( vận đơn vận chuyển nội địa): Hợp đồng vận chuyển sử dụng trong vận tải từ một điểm nội địa đến địa điểm vận chuyển quốc tế của chủ hàng.
Inland carrier (người vận chuyển nội địa): Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển nội địa từ hoặc đến điểm nhập hoặc xuất khẩu.
Inland clearance depot (cảng cạn, trạm thông quan nội địa, kho chứa container): Xem “ICD”.
Inland container depot (cảng cạn, trạm thông quan nội địa, kho chứa container): Xem “ICD”.
Inland waterway (vận tải đường sông, thủy nội địa): Vận tải bằng đường sông trong phạm vi một nước.
Insoursing (thuê từ bên trong): Trái với thuê ngoài (outsourcing), đây là dịch vụ được thực hiện bên trong công ty.
Integrated carrier (nhà vận chuyển phức hợp): Công ty cung cấp một gói dịch vụ vận chuyển, ví dụ như bao gồm vận chuyển đường bộ, đường biển và hàng không, giao nhận và xử lý hàng tại chỗ.
Integrated logistics service (dịch vụ logistics khép kín): Dịch vụ logistics bao gồm toàn bộ hay gần như toàn bộ các công đoạn của quá trình logistics, từ khâu lập kế hoạch, mua nguyên vật liệu cho đến vận chuyển, cung ứng cho các nhà máy, phân xưởng, sau đó đưa sản phẩm đến các đối tác là nhà phân phối hay người tiêu dùng. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics khép kín sẽ phải có quy mô lớn (ví dụ sở hữu cả đội xe, cả nhà kho, có bộ phận làm dịch vụ giao nhận, chuyển phát, thuê vận chuyển, bảo hiểm, v.v.), hoặc phải có trình độ quản lý và uy tín để kết nối, thuê lại các nhà cung cấp dịch vụ riêng lẻ và đảm bảo sự kết nối suôn sẻ giữa các nhà cung cấp dịch vụ đó. Doanh nghiệp dịch vụ logistics khép kín thường sẽ có mối quan hệ bền chặt với khách hàng do hoạt động của họ đã trở thành một bộ phận khăng khít trong hoạt động của doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh. Thuật ngữ này còn gọi là “dịch vụ logistics tích hợp” hay “dịch vụ logistics trọn gói”.
Interchange (trao đổi): Trong EDI, đây là việc trao đổi thông tin điện tử giữa các công ty.
Intermodal marketing company (công ty môi giới vận tải đa phương thức): Công ty trung gian cung cấp dịch vụ vận tải đa phương thức cho chủ hàng.
Intermodal transport (vận tải đa phương thức): Vận tải hàng hóa có sử dụng từ hai phương thức vận tải trở lên theo một hợp đồng vận tải đa phương thức – hợp đồng được giao kết giữa người gửi hàng và người kinh doanh vận tải đa phương thức, theo đó người kinh doanh vận tải đa phương thức đảm nhiệm vận chuyển hàng hóa để thu tiền cước cho toàn bộ quá trình vận chuyển, từ địa điểm nhận hàng đến địa điểm trả hàng cho người nhận hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “combined transport” hoặc “multi-modal transport”.
Intermodal transport unit (thiết bị dùng trong vận tải đa phương thức): Container, thùng xe thay đổi (swap body), xe rơ-moóc … phù hợp với vận tải đa phương thức.
Internal customer (khách hàng nội bộ): Cá nhân hoặc một bộ phận khi nhận một sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ một cá nhân hoặc bộ phận khác trong công ty.
International Maritime Dangerous Goods Code (mã hiệu hàng nguy hiểm): Bảng mã hàng nguy hiểm cần lưu ý trong quá trình vận chuyển. Viết tắt là IMDG Code.
In transit (trong quá trình vận chuyển)
In-transit inventory (tồn kho trong vận chuyển): Hàng hóa/nguyên liệu tồn kho trong quá trình vận chuyển giữa các địa điểm khác nhau; ví dụ hàng hóa thành phẩm đang trong quá trình vận chuyển từ nhà máy đến trung tâm phân phối. Tồn kho trong quá trình vận chuyển dễ bị bỏ qua khi tính toán khả năng sẵn sàng của chuỗi cung ứng.
In writing (bằng văn bản): Một trong các hình thức thông tin như điện tín, telex, fax hoặc bất cứ phương tiện nào khác được in ấn, ghi lại, nhắc lại hoặc truyền các văn bản bằng cơ học, điện tử hoặc bằng bất kỳ loại thiết bị nào được dùng cho những mục đích đó.
Incentive (tiền thưởng): Khoản tiền nhỏ mà người vận chuyển chuyên tuyến (thường trong vận chuyển hàng hóa đóng trong container bằng đường biển) thưởng cho chủ hàng, người giao hàng nhằm khuyến khích họ tiếp tục có hàng những lần tiếp theo.
Incompatible (không tương hợp) Tình trạng hàng nguy hiểm nếu trộn lẫn với nhau hoặc để cạnh nhau có thể gây nguy hiểm, sinh nhiệt hoặc khí ga hoặc sinh ra chất ăn mòn (vận chuyển hàng không).
Incorporation (of a surcharge) (việc tính phụ phí): Việc tính vào tiền cước một phần hoặc toàn bộ chi phí bổ sung, ví dụ như hệ số điều chỉnh lạm phát hoặc phụ phí nhiên liệu.
Incoterms (điều kiện thương mại quốc tế): Những quy tắc quốc tế được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới để giải thích những điều kiện thương mại phổ biến trong buôn bán ngoại thương (kể cả buôn bán trong nước ở một số nước) và chỉ giải thích những vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa “có thể giao được” (gọi là hàng hóa hữu hình, để phân biệt với hàng hóa vô hình như phần mềm máy tính…). Với mục đích giải thích rõ những tập quán thương mại, tránh hiểu nhầm, dễ dẫn đến tranh chấp, Phòng Thương mại quốc tế (ICC) đã xuất bản lần đầu tiên vào năm 1936 bộ quy tắc này gọi là “Incoterms 1936” và từ đó đến nay được sửa đổi nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế. Bản mới nhất (cho đến năm 2018) là “Incoterms 2010” “Incoterms” chỉ giải thích các quy tắc chứ không điều chỉnh hậu quả do vi phạm hợp đồng cũng như không đề cập đến việc miễn trừ nghĩa vụ nào đó của các bên trong hợp đồng do gặp tình huống không thực hiện được nghĩa vụ đã cam kết; vấn đề này sẽ được giải quyết bằng những thỏa thuận khác trong hợp đồng mua bán (bao gồm cả điều khoản về luật điều chỉnh hợp đồng).
Indemnity (cam kết bồi thường): Cam kết của một bên về việc bù đắp, không thực hiện một nghĩa vụ nào đó. Việc cam kết bồi thường (được làm trả tiền cho bên kia đối với thiệt hại là hậu quả của việc thực hiện hoặc bằng văn bản) không có giá trị pháp lý nếu đối tượng dẫn tới thực thi cam kết được thực hiện với ý định làm trái pháp luật, chẳng hạn như lừa đảo.
Independent line (hãng tàu độc lập): Hãng tàu chuyên tuyến (shipping line) hoạt động trên tuyến đường biển có công hội tàu chuyên tuyến (liner conference) nhưng không phải là thành viên của công hội đó. Thuật ngữ này còn được gọi là “non-conference line” hay “outsider”.
Indicative seal (niêm phong): Một trong nhiều loại (cách) đánh dấu cửa container đường biển nhằm phát hiện sự thâm nhập trái phép vào container khi vật đánh dấu bị mất hoặc thay đổi, hư hỏng. Xem thêm “seal”.
Inducement (lượng hàng kinh tế): Số lượng hàng tối thiểu tại cảng, đủ để khai thác về mặt kinh tế, mà một hãng tàu chuyên tuyến (shipping line) có thể đưa tàu đến cảng đó để bốc hoặc dỡ hàng. Lượng hàng hóa đó gọi là “lượng hàng kinh tế” (inducement cargo).
Inflatable dunnage (vật chèn lót co dãn): Những bao, túi có thể bơm hơi vào, dùng để lấp đầy các khoảng trống giữa hàng hóa xếp trong toa xe, thùng xe tải, container đường biển hoặc trong hầm hàng của tàu biển. Những bao, túi này có tác dụng làm căng, hoặc làm đệm cho hàng hóa nhằm ngăn ngừa hàng hóa dịch chuyển. Ví dụ, sau khi đưa hàng vào container, người ta đặt những bao, túi này vào vị trí thích hợp và bơm phồng lên để tạo thành lớp đệm giữa hàng hóa với thành container theo chiều dọc hoặc chiều ngang nhằm cố định vị trí của hàng hóa.
Inflation adjustment factor (phụ phí lạm phát): Phụ phí do hãng tàu chuyên tuyến hoặc công hội tàu chuyên tuyến thay mặt hội viên áp dụng để bù đắp chi phí phát sinh do lạm phát tại nước gửi hàng. Viết tắt là “i.a.f.”.
Infrastructure of a port (cơ sở hạ tầng cảng biển): Trang thiết bị và dịch vụ của mỗi cảng biển.
Inherent vice (nội tì): Nhược điểm thuộc bản tính cố hữu của sản phẩm, dễ gây ra hư hỏng, tổn thất cho sản phẩm đó khi gặp một điều kiện nhất định làm thực phẩm mau hỏng. Người vận chuyển và người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại do nguyên nhân này gây ra.
Institute warranty limits (phạm vi hoạt động): Giới hạn địa lý tàu biển mà có thể hoạt động mà không phải đóng phí bảo hiểm bổ sung (additional insurance premium). Viết tắt là “I.W.L.”.
Insufficient packing (đóng gói không đúng quy cách): Việc đóng gói hàng hóa không đạt tiêu chuẩn quy định cho quá trình vận chuyển. Người vận chuyển và người bảo hiểm có thể được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại hàng hóa do đóng gói không đúng quy cách.
Insulated container (container cách nhiệt). Container đường biển được lót phía trong, thường bằng gỗ dán, để giảm đến mức thấp nhất ảnh hưởng của những thay đổi về nhiệt độ đối với hàng hóa và giảm sự ngưng tụ hơi nước. Loại container này thích hợp với việc vận chuyển hàng hóa dễ hư hỏng và loại hàng hóa cần tránh sự thay đổi nhiệt độ nhưng chưa đến mức phải có máy lạnh (điều hòa nhiệt độ). Kích thước bên trong của loại container này nhỏ hơn kích thước của loại container thông thường do có thêm lớp cách nhiệt. Trên những tuyến đường vận chuyển có sự mất cân đối về chủng loại hàng hai chiều (chỉ có hàng một chiều sử dụng container cách nhiệt), để tận dụng trọng tải, tăng hiệu quả kinh tế, container loại này được dùng để chở hàng bách hóa theo chiều ngược lại, với điều kiện đó phải là hàng “sạch” như quần áo may sẵn, hàng thủ công mỹ nghệ… để không làm hỏng lớp lót phía trong của container.
Insurance (bảo hiểm): Hoạt động (của doanh nghiệp bảo hiểm) nhằm mục đích sinh lợi, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Insurance certificate (giấy chứng nhận bảo hiểm): Bằng chứng về hợp đồng bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm, như hàng hóa, tàu biển… cụ thể đã được ký kết.
Insurance policy (hợp đồng bảo hiểm): Hợp đồng quy định loại rủi ro và số tiền hoặc giá trị của đối tượng bảo hiểm (hàng hóa, tàu biển…) sẽ được bảo hiểm và phí bảo hiểm phải trả.
Insurance agents (đại lý bảo hiểm): Tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động của đại lý bảo hiểm theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Insurance broking enterprise (doanh nghiệp môi giới bảo hiểm): Doanh nghiệp thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm theo quy định của luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Insured event (sự kiện bảo hiểm): Sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Intaken weight (trọng lượng bốc hàng): Trọng lượng của hàng hóa sau khi bốc (loading) lên tàu biển.
Interlines agreement (hợp đồng công nhận chứng từ vận chuyển): Hợp đồng giữa hai hay nhiều người vận chuyển hàng không để phát triển (tiến hành) việc trao đổi vận chuyển hành khách, hàng hóa giữa các bên theo hợp đồng.
Intelligent clamp (bàn kẹp thông minh): Loại thanh cặp trên xe nâng hàng (fork-lift) được gắn với máy tính để có thể tính toán và tạo ra một áp lực (sức ép) phù hợp với những cuộn giấy khi nâng lên hay hạ xuống, tránh tình trạng bị trượt do chưa đủ áp lực hoặc làm hư hỏng cuộn giấy do sức ép quá lớn.
Interchange (sự trao đổi): Việc sử dụng được các thùng, mâm giữa các loại tàu bay khác nhau.
Integrated cargo service (dịch vụ hàng hóa liên hoàn): Hợp nhất các công đoạn của hệ thống vận chuyển hàng hóa đảm bảo việc kết hợp các dịch vụ của người vận chuyển hàng không, công ty giao nhận, phục vụ mặt đất và các đại lý.
Integrator (người cung cấp dịch vụ hàng hóa liên hoàn): Người hợp nhất các chức năng mà thông thường được thực hiện bởi các pháp nhân riêng biệt, thí dụ: người vận chuyển đường bộ, công ty giao nhận, đại lý, người vận chuyển hàng không, môi giới.
Interim voyage (chuyển tranh thủ): Chuyến tàu được thực hiện trong khoảng thời gian từ khi ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyển cho đến ngày thực hiện hợp đồng đó. Ví dụ: Ngày 10/8/2018 hợp đồng được ký với thời điểm tàu đến cảng nhận hàng trong khoảng 30/8 – 07/9/2018. Tàu thực hiện và hoàn thành một chuyển trong khoảng thời gian từ ngày 10/8/2018 đến thời điểm tàu đến cảng nhận hàng (trong khoảng thời gian từ ngày 30/8 đến ngày 07/9/2018) thì gọi là “chuyến tranh thủ”.
Interline carriage (vận chuyển liên hãng): Việc vận chuyển trên các chặng bay của hai hay nhiều hãng hàng không.
Intermediary (người trung gian): Các công ty giao nhận đại diện cho nhiều bên trong vận chuyển hàng không.
Intermediate bulk carrier (dụng cụ linh hoạt): Túi hoặc thùng cứng đặt trong container đường biển để sử dụng trong việc vận chuyển các loại hàng rời hoặc hàng lỏng nhằm tránh không phải dùng các container đặc biệt như container hàng rời hoặc container chở chất lỏng.
Internal ramp (cầu nội bộ): Cầu dẫn bố trí bên trong tàu rô-rô dùng để liên kết các boong với nhau và có 2 loại cơ bản: Cố định và có thể di chuyển. Các cầu dẫn cố định có bề mặt cong hoặc thẳng. Những đường cong ở phần đầu và cuối cầu nhằm tránh để gầm của các phương tiện, xe cộ chạm mặt sàn. Loại cầu có thể di chuyển cho phép các phương tiện có thể di chuyển từ boong này sang boong khác theo yêu cầu. Cầu dẫn có thể được điều chỉnh ở vị trí trên cao cho phép có một khoảng trống lớn hơn phía dưới dành cho các loại xe lớn. Cầu dẫn cũng đảm bảo kín nước khi được thiết kế là một phần của boong chính và được gọi là “cầu nắp hầm hàng”.
International Association of Classification Societies (Hội Đăng kiểm quốc tế): Tổ chức gồm nhiều hãng đăng kiểm lớn với mục tiêu hoạt động chính là hoàn thiện, cải tiến các tiêu chuẩn về an toàn trên biển. Viết tắt là I.A.CS.
International carriage (vận chuyển quốc tế): Việc vận chuyển hàng không mà điểm xuất phát và bất kỳ điểm hạ cánh nào không nằm trong cùng một quốc gia.
International Maritime Organization (Tổ chức Hàng hải quốc tế): Một tổ chức của Liên hiệp quốc, trụ sở đóng tại Luân Đôn (thủ đô nước Anh), có chức năng hoạt động chuyên về lĩnh vực an toàn trên biển. Nhiệm vụ của Tổ chức này bao gồm việc ban hành các luật lệ, quy tắc về dung tích tàu biển, vạch tải (load line), an toàn trong vận chuyển hàng rời… Tên viết tắt của Tổ chức này là IMO. Trước đây, tổ chức này có tên gọi là “Inter- governmental Maritime Consultative Organization” (I.M.C.O.) – Tổ chức Tư vấn hàng hải liên Chính phủ.
International Safety Management (ISM Code) (Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế): Tên đầy đủ của Bộ luật là “Bộ luật Quản lý quốc tế về hoạt động an toàn của tàu và ngăn ngừa ô nhiễm”, được Tổ chức Hàng hải quốc tế thông qua ngày 04/11/1993, thực chất là bổ sung Chương IX mới cho Phụ lục của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS 1974). Bộ luật quy định các yêu cầu quản lý an toàn, áp dụng cho những tàu hoạt động vì mục đích thương mại (với tàu khách, bao gồm cả tàu khách tốc độ cao; tàu chở dầu, tàu chở hóa chất, tàu chở khí, tàu chở xô hàng khô (bulk carrier), và tàu hàng tốc độ cao) có tổng dung tích 500 GT trở lên, áp dụng từ ngày 01/7/1998, với những tàu hàng khác và các giàn khoan biển di động có tổng dung tích 500 GT trở lên, áp dụng từ ngày 01/7/2002.
International Transport Workers’ Federation (Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế): Tổ chức công đoàn của những người làm việc trên tàu biển. Một trong những mục tiêu của tổ chức này là thiết lập những tiêu chuẩn về nghề nghiệp cho người đi biển như tiền lương, điều kiện làm việc, nghỉ ngơi, chế độ nghỉ phép. Nhiều người thuê tàu định hạn đưa vào hợp đồng thuê tàu định hạn điều khoản về việc chủ tàu phải đáp ứng những yêu cầu của Liên đoàn này đối với người đi biển để tránh tàu gặp rắc rối do bị kiểm tra và xử lý. Tên của tổ chức này được viết tắt là “I.T.F.” hay “ITF”.
Intertanko (Hiệp hội Chủ tàu dầu độc lập): Tổ chức của các chủ tàu dầu độc lập được thành lập nhằm mục đích bày tỏ quan điểm mang tính quốc tế của các thành viên. Những công việc của Hiệp hội bao gồm soạn thảo, ban hành một số tài liệu tiêu chuẩn chuyên ngành như mẫu hợp đồng chở dầu theo chuyến Intertankvoy. Tên đầy đủ của Hiệp hội là “Hiệp hội quốc tế các chủ tàu dầu độc lập” (International Association of Independent Tanker Owners).
Intertankvoy (mẫu hợp đồng Intertankvoy): Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến để chở dầu bằng tàu chở dầu do Hiệp hội quốc tế các chủ tàu dầu độc lập ban hành. Xem thêm “Intertanko”.
Inventory (tồn kho): Bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm và nguồn cung cấp khác cần cho việc tạo thành sản phẩm hoặc dịch công ty. vụ của công ty; số lượng đơn vị và/hoặc giá trị của hàng hóa dự trữ bởi công ty.
Inventory accuracy (độ chính xác tồn kho): Khi số lượng tồn kho thực tế được tính tương ứng với cân bằng tồn kho liên tục (cộng hoặc trừ sai số trong kiểm đếm hàng cho phép).
Invoice (hóa đơn): Chứng từ có ghi tên hàng hóa, giá cả và các chi tiết khác (tùy theo thỏa thuận của các bên) về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, như số lượng, chất lượng, tên người bán, tên người mua…
Inward (nhập cảnh): Những công việc, chi phí, thủ tục, dịch vụ… liên quan đến việc tàu biển đến cảng. Ví dụ: “Inward cargo” là hàng hóa chở trên tàu biển đến một cảng để dỡ hàng tại đó; “inward pilotage” – hoa tiêu dẫn tàu vào cảng; “inward clearance” – thủ tục cho tàu vào cảng.
Irregular route carrier (hãng vận chuyển theo tuyến không thường xuyên): Hãng vận chuyển đường bộ cung cấp dịch vụ trên bất kỳ tuyến đường nào.
Irregularity report (báo cáo bất thường): Xem: “Thông báo không nhận được hàng”.
Iron and steel terminal (cầu cảng chuyên dụng làm hàng sắt thép): Cầu cảng chuyên dùng cho việc bốc dỡ và lưu kho các sản phẩm sắt thép. Những loại hàng này gồm nhiều chủng loại đòi hỏi phải có các thiết bị lưu kho và bốc dỡ khác nhau. Có sản phẩm dài (ví dụ như các dầm dài 20 mét hoặc các đường ray dài 30 mét), có sản phẩm vừa dài vừa rộng (ví dụ như các tấm kim loại) và các phôi với kích thước và trọng lượng khác nhau. Ngày càng có nhiều loại thép cần được lưu giữ trong những nhà kho có mái che trước khi được vận chuyển bằng tàu biển hay đưa đi tiêu thụ. Tuy vậy, một số sản phẩm có thể để ngoài trời. Những cầu cảng này thường được trang bị những cần cẩu có khả năng nâng các kiện hoặc cuộn thép nặng.
ISPS charge (phụ phí an ninh cho tàu và cảng quốc tế): Phụ phí theo công ước ISPS (International Ship and Port Securiry).
Issuing carrier (người vận chuyển phát hành vận đơn): Người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường hàng không giao kết với người gửi hàng hoặc đại diện của người gửi hàng.
I.T.F. (Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế): Viết tắt của “International Transport Workers’ Federation” (Liên đoàn Công nhân vận tải quốc tế). Xem “International Transport Workers’ Federation”.
VẦN J
Jetsam (hàng trôi dạt): Hàng bị vứt ra khỏi tàu biển (để làm nhẹ tàu, nhằm cứu tàu, thuyền viên và số hàng hóa còn lại khỏi nguy hiểm) và trôi dạt vào bờ.
Jettison (vứt hàng xuống biển): Hàng hóa bị vứt xuống biển để tàu nhẹ hơn nhằm cứu tàu, thuyền viên và số hàng hóa còn lại thoát khỏi nguy hiểm. Việc này thường được công nhận là tổn thất chung.
Jettison clause (điều khoản viết hàng xuống biển): Điều khoản trong vận đơn hoặc trong hợp đồng vận chuyển nêu rõ những tình huống thuyền trưởng có quyền vứt hàng xuống biển.
Jib (thanh cần): “Cánh tay” của cần cấu vươn ra các hướng và một đầu của “cảnh tay” có gắn một chiếc móc để nâng vật cần nâng hoặc có gầu ngoạm hay nam châm điện để cấu hàng rời/hàng xá hoặc hàng bằng kim loại.
Jib crane (cần cẩu ống lồng): Cần cẩu cố định hoặc di động (lắp trên bánh xe, trên đường ray hoặc bánh xích), hoạt động bằng cách sử dụng ba loại chuyển động sau: 1. Chuyển động lồng vào nhau, hạ thấp và nâng độ cao cho đến khi vươn tới vị trí mà hàng hóa sẽ được nâng lên hay hạ quay về mọi hướng, ví dụ từ tàu ra cầu cảng. xuống; 2. Chuyển động nâng hàng hóa lên và hạ xuống; 3. Chuyển động quay về mọi hướng, ví dụ từ tàu ra cầu cảng.
Joint cost (chi phí chung): Một loại chi phí phổ biến phát sinh khi sản xuất một sản phẩm sẽ liên quan đến sản xuất sản phẩm khác. Thường chi phí chung này phát sinh khi sản phẩm được sản xuất với một quy mô cố định
Joint rate (giá chung): Giá do nhiều hãng vận chuyển áp dụng trên một cố tuyến đường vận chuyển.
Joint survey (giám định chung): Việc giám định do một giám định viên thực hiện thay mặt cho cả hai bên và chi phí giám định thường do hai bên cùng chịu.
Jumbo derricks (cần cẩu của tàu có sức nâng lớn): Thuật ngữ này còn được gọi là “heavy lift derrick”. Xem “heavy lift derrick”.
Jurisdiction clause (điều khoản tài phán): Thuật ngữ này còn được gọi là “litigation clause”. Xem “litigation clause”.
Just in time (kịp thời): Một mô hình cụ thể của sản xuất tinh gọn (lean production), trong đó dựa trên tính toán kỹ lưỡng về nguồn cung nguyên liệu và nhu cầu sản phẩm để đưa ra dự báo, kế hoạch cung ứng nguyên liệu cho phù hợp với quá trình sản xuất. Mô hình này phù hợp với các nhà máy có sản xuất tương đối ổn định, nguồn cung ổn định. Trước đây, thuật ngữ này thường được hiểu là hệ thống dự trữ nội bộ để sẵn sàng giao hàng kịp thời cho người mua hàng. Vì vậy, khi có đơn đặt hàng, hàng sẽ được đáp ứng ngay. Điều này nhằm tránh tình trạng người mua phải chờ đợi hàng được sản xuất sau khi đặt hàng. Viết tắt là “j.i.t.” hoặc phổ biến hơn là “JIT”.
VẦN K
Kaizen (kaizen): Thuật ngữ tiếng Nhật chỉ sự cải tiến; cải tiến liên tục liên quan đến tất cả mọi người từ công nhân đến nhà quản lý. Trong sản xuất, thuật ngữ này nói về việc tìm kiếm và loại bỏ sự lãng phí trong vận hành máy móc, lao động, phương pháp sản xuất.
Kaizen blitz (kaizen blitz): Việc cải tiến nhanh chóng một quy trình cụ thể, ví dụ: một phân xưởng sản xuất. Mục tiêu là sử dụng những tư duy đổi mới để loại bỏ những công việc thừa thãi và nhanh chóng áp dụng những thay đổi trong vòng một tuần lễ hoặc ít hơn.
Kangaroo crane (xe khung nâng hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “straddle forklift”. Xem “straddle forklift”.
Kaolin terminal (cầu cảng chuyên dụng bốc dỡ cao lanh): Cầu cảng được thiết kế chuyên dùng để bốc dỡ và lưu kho cao lanh hoặc đất sét. Việc bốc hàng lên tàu được thực hiện bằng băng tải và dỡ hàng ra khỏi tàu được thực hiện bằng thiết bị hút hoặc xúc, thường có gắn kèm theo thiết bị lọc bụi. Hàng có chất lượng khác nhau được lưu kho riêng với các thiết bị phân loại riêng và bao gồm cả khâu đóng gói, bao bì. Cao lanh được sử dụng trong sản xuất giấy và thường được vận chuyển dưới dạng hàng rời/ hàng xá khô nhưng cũng có thể dưới hình thức trộn loãng.
Keel (sống đáy tàu thuyền): Cấu trúc ở vị trí thấp nhất và là nơi xuất phát của những cong giang (frame) tàu biển hoặc thuyền. Với nghề đóng thuyền, thuật ngữ này còn gọi là “sống thuyền”.
Keel clearance (chân hoa tiêu, chiều sâu dưới kỵ): Khoảng cách tối thiểu giữa đáy tàu và đáy sông, đáy biển do cơ quan có thẩm quyền yêu cầu để đảm bảo an toàn cho tàu, tránh những nguy hiểm bất thường hoặc thay đổi do thời tiết làm ảnh hưởng đến độ sâu của sông, biển. Thuật ngữ này còn được gọi là “under keel clearance”.
Kitting (lắp ráp nhanh): Việc lắp ráp nhanh chóng một số bộ phận thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Lắp ráp nhanh giúp giảm nhu cầu duy trì tồn kho những sản phẩm tiền chế, nhưng sẽ làm tăng thời gian và nhân công khi xuất hàng.
Kg(s) (ki-lô-gam): Từ viết tắt của đơn vị đo trọng lượng có đơn vị là 1.000 gam (1 ki-lô-gam).
Knot (nơ): Đơn vị đo vận tốc của tàu biển tính bằng hải lý (1.852m)/giờ. Ví dụ, một tàu có vận tốc 13 knot nghĩa là tàu chạy 13 hải lý trong một giờ. “Knot” thường viết tắt là “kt”.
VẦN L
Label (nhãn): Miếng giấy nhỏ được ghi và dán vào kiện hàng với mục đích phân biệt hoặc miêu tả thông tin phục vụ.
Labour fee (phí nhân công): Phí thuê người lao động.
Laden (đã bốc hàng): Tàu biển đã được bốc hàng lên tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “loaded”.
Laden draft (mớn đầy tải): Xem “loaded draft”.
Laid-down cost (chi phí sản phẩm và vận chuyển): Tổng chi phí sản phẩm và chi phí vận chuyển. Chi phí này hữu ích trong việc so sánh tổng chi phí của một sản phẩm xuất đi từ những nguồn cung cấp khác nhau đến một địa điểm sử dụng.
Landed cost (tổng chi phí sản phẩm): Chi phí sản phẩm cộng với các chi phí logistics khác như chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi, chi phí khác.
Landbridge (cầu đất liền): Chặng của một hành trình có đi qua đất liền nối giữa hai chặng đường biển, đặc biệt là liên quan đến vận chuyển container, được thiết kế để tiết kiệm thời gian và áp dụng trong trường hợp các hãng vận tải chào “cầu đất liền” là một phần của hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Ví dụ: Chặng nối trong đất liền giữa Đại Tây dương và Thái Bình dương là một “cầu đất liền”.
Lane metre (độ dài chứa xe): Đơn vị được sử dụng để đo chiều dài nơi có thể để xe (làn xe) trên tàu biển chở ô tô. Số lượng chiều dài nơi để xe của tàu rô-rô (roll-on roll off-ship) cho biết khả năng vận chuyển của tàu khi so sánh với tàu khác. Tổng số mét làn xe sẽ tạo thành chiều dài làn xe tổng cộng. Viết tắt là “1.m.”.
LAR (quy định về vận chuyển động vật sống): Ấn phẩm của Hiệp hội vận chuyển hàng không quốc tế (IATA) về các quy định điều chỉnh việc vận chuyển động vật sống.
Lash (chằng buộc): Dùng dây cáp, chão, thừng, xích… để giữ hàng hóa ở vị trí đã định.
Lash ship (tàu chở sà lan): Thuật ngữ này còn được gọi là “barge carrying ship”. Xem “barge carrying ship”.
Lashing (chằng buộc)
Lashing point (điểm chằng buộc): Vị trí trên boong tàu biển, trên phương tiện vận tải khác (ô tô, xe lửa…), phía trong container, dùng để buộc dây cáp, dây xích, chão… nhằm giữ hàng hóa ở vị trí đã định.
Lashings (dây chằng buộc): Vật liệu dùng để cố định vị trí hàng hóa trên tàu biển, trên các phương tiện vận tải khác hoặc bên trong container như dây chão, dây xích, thừng, đại…
Last carrier (người vận chuyển cuối cùng): Người vận chuyển tham gia thực hiện hay cam kết thực hiện vận chuyển chặng cuối cùng ghi trên vận đơn hàng không.
Last in, first out (vào sau, ra trước): Phương pháp kế toán định giá hàng tồn kho giả định hàng hóa mua cuối cùng được sử dụng trước tiên trong suốt thời kỳ kế toán.
Last mile delivery (giao hàng chặng cuối, giao hàng dặm cuối): Giai đoạn cuối cùng hoàn tất một đơn hàng, kể cả đơn hàng mua sắm qua mạng. Ví dụ: mua một cuốn sách qua mạng, sách được chuyển từ thành phố A đến thành phố B và được đóng cùng nhiều hàng hóa khác vào thùng, hộp, container để chuyển bằng đường đường biển, máy bay, tàu hỏa hoặc ôtô đến B. Tại B, sách được đưa về trung tâm phân loại để đọc mã, xác định địa chỉ, chuyển cho người giao hàng. Người giao hàng sẽ phải cân đối các mặt hàng cùng giao ngày hôm đó, tìm con đường ngắn nhất, không bị tắc đường để giao sách sao cho khi giao sách xong thì có thể di chuyển nhanh nhất đến địa chỉ giao hàng tiếp theo. Giai đoạn từ trung tâm phân loại ở B đến tay người mua hàng chính là giao hàng chặng cuối. Giao hàng chặng cuối là giai đoạn khó khăn trong chuỗi cung ứng vì tốn kém nhiều nhân lực, thời gian và khó tính toán được chính xác thời gian giao hàng đến tay người mua.
Latent defect (ẩn tì): Những khuyết tật của tàu biển, hàng hóa mà nếu chỉ kiểm tra bên ngoài một cách thông thường thì không thể phát hiện được.
Latitude (độ vĩ): Khoảng cách từ đường xích đạo lên phía Bắc hay xuống phía Nam, tính bằng độ, phút và giây. Khoảng cách lên phía Bắc gọi là vĩ độ Bắc, xuống phía Nam gọi là vĩ độ Nam.
Lay-by berth (khu neo đậu chờ cầu cảng): Một khu vực thuộc cảng biển dùng làm nơi cho tàu biển neo đậu chờ đợi có cầu cảng trống để bốc dỡ hàng.
Laycan (thời hạn tàu đến cảng bốc): Thuật ngữ này còn được gọi là “laydays cancelling”. Xem “laydays cancelling”.
Laydays cancelling (thời hạn tàu đến cảng bốc; thời hạn giao tàu): Khoảng thời gian mà người vận chuyển (hoặc thuyền trưởng) phải đưa “Thông báo sẵn sàng” cho người thuê vận chuyển, người giao hàng hoặc người được quy định trong hợp đồng, thông báo rằng tàu đã đến cảng bốc hàng và sẵn sàng về mọi mặt để bốc hàng. Khoảng thời gian này được diễn tả bằng hai ngày, ngày đầu và ngày cuối. Ví dụ: “Laydays cancelling 25/10 – 2/11/2018”, ngày đầu (layday) là 25/10, ngày cuối (cancelling) là 2/11, thường viết tắt là “laycan 25/10 – 2/11/2018”. Viết tắt là “lync” hoặc “L/c”. Với hợp đồng thuê tàu trần, hợp đồng thuê tàu định hạn là thời hạn giao tàu cho người thuê tàu. Trong hợp đồng mua bán tàu (Memorandum of Agreement – MOA) là thời hạn người bán giao tàu cho người mua.
Laytime (thời hạn làm hàng, thời hạn bốc dỡ hàng): Thời hạn mà người vận chuyển cho phép người thuê vận chuyển hoặc người nắm giữ vận đơn đường biển bốc và/hoặc dỡ hàng, được tính theo ngày, giờ hoặc theo số tấn hàng mỗi ngày. Thông thường, trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến có điều khoản quy định việc bắt đầu tính thời hạn làm hàng, thường là một số giờ sau khi thuyền trưởng đưa “thông báo sẵn sàng”. Ngoài ra còn có điều khoản về những khoảng thời gian không tính vào thời hạn làm hàng, chẳng hạn như thời tiết xấu, ngày cuối tuần hoặc ngày nghỉ. Ngoài ra, trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến cũng thường có điều khoản quy định về trả tiền phạt dôi nhật hoặc tiền phạt lưu tàu khi thời hạn làm hàng thực tế vượt quá thời gian cho phép cũng như quy định về trả tiền thưởng khi làm hàng chưa hết thời hạn theo thỏa thuận.
Laytime statement (bản tính thời gian làm hàng đã sử dụng): Một phần của bản tính thưởng phạt (time sheet) cho biết thời gian thực tế mà người thuê vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến đã sử dụng để bốc dỡ hàng (laytime used).
Lay-up (tàu không khai thác). Việc chủ tàu (người vận chuyển) không cho tàu chở hàng trong khoảng thời gian mà lượng cung về tàu nhiều hơn lượng cầu về hàng hóa; hiểu một cách đơn giản là thừa tàu. Thừa tàu làm cho giá cước giảm mạnh dẫn đến việc một số chủ tàu thấy rằng để tàu nằm rỗi, không chở hàng còn kinh tế hơn là cho tàu chở hàng với giá cước thấp nên cứ để tàu nằm như vậy, chờ cho đến khi giá cước có xu hướng tốt hơn. Trong khi tàu nằm rỗi, không chở hàng như vậy thì chi phí thực mỗi ngày (daily running cost) giảm đáng kể. Những tàu chở dầu (tanker) trong thời gian nằm rỗi đôi khi còn được dùng làm các kho chứa dầu để giảm bớt thiệt hại do không chở hàng. Thuật ngữ này còn viết là “layup”.
Lead logistics partner (LLP) (đối tác logistics dẫn đầu): Công ty tổ chức các đối tác dịch vụ logistics thứ 3 khác, đáp ứng yêu cầu thuê ngoài logistics của khách hàng. LLP đóng vai trò như là nhà cung cấp dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng cho khách hàng, xác lập quy định và quản trị việc tích hợp dịch vụ logistics trong toàn bộ tổ chức cũng như nhà thầu phụ của LLP.
Lean manufacturing (sản xuất tinh gọn): Một phương thức quản lý sản xuất, một phương thức áp dụng logistics trong nội bộ doanh nghiệp sản xuất. Nền tảng của mô hình này là giảm tối đa các loại “thừa, bất hợp lý” trong quá trình sản xuất để toàn bộ các công đoạn hoạt động ăn khớp, nhịp nhàng, từ đó đem lại hiệu quả cao. Sản xuất tinh gọn đặc biệt phù hợp với phương thức sản xuất theo dây chuyền, một sản phẩm được tạo nên từ nhiều chi tiết khác nhau. Thuật ngữ này còn gọi là “lean production”.
Lean production (sản xuất tinh gọn): Xem: “lean manufacturing”.
Least total cost (tổng chi phí tối thiểu): Kỹ thuật chia hàng theo lô động giúp tính số lượng của đơn hàng bằng việc so sánh chi phí đặt hàng và các chi phí liên quan khác của nhiều quy mô lô hàng khác nhau, sau đó chọn ra quy mô hàng mà chi phí gần giống nhau.
Leg (một chặng của hành trình): Thuật ngữ này còn được gọi là “leg of a voyage”. Xem “leg of a voyage”.
Leg of a voyage (một chặng của hành trình): Một phần của toàn bộ hành trình của một tàu biển. Thông thường, những phần này được tính từ một cảng mà tàu ghé vào đến cảng tiếp theo nhưng cũng có thể được chia nhỏ hơn để chủ tàu hay người khai thác tàu có thể xác định một cách tổng thể lợi nhuận của tàu hay chuyến tàu. Nhiều chặng của một chuyến tàu cũng được xem xét khi xác định hay tính toán số lượng dầu tiêu thụ vì tàu chạy không hàng (ballast) thường tiêu thụ ít nhiên liệu hơn khi có chở hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “leg”.
Length between perpendiculars (chiều dài giữa hai đường vuông góc): Chiều dài của tàu được đo bằng một đường thẳng nối khoảng cách giữa hai đường vuông góc. Phương pháp tính khoảng cách này khác nhau tùy thuộc vào từng hiệp hội phân cấp tàu cụ thể, nhưng thường là từ điểm xa nhất ở đầu tàu đến điểm xa nhất ở cuối tàu hoặc đến mặt sau của vị trí bánh lái và được đo tại điểm đường mớn nước trọng tải mùa hè của tàu. Viết tắt là “l.b.p.”.
Length overall (chiều dài lớn nhất/chiều dài tối đa): Khoảng cách giữa hai điểm đầu và cuối, từ điểm xa nhất của mũi tàu đến điểm xa nhất của đuôi tàu. Việc đo chiều dài của tàu thường nhằm một mục đích nhất định, ví dụ, liệu tàu có thể cập một ụ tàu hoặc có thể vào một cầu cảng nào đó hay không. Thuật ngữ này viết tắt là “l.o.a.”, và còn được gọi là “chiều dài toàn phần” – “overall length”.
Lesee (bên thuê)
Lessor (bên cho thuê)
Less-than-carload (lỗ hàng nhỏ): Lô hàng lẻ được vận chuyển trên ôtô ray.
Less than container load (lô hàng lẻ): Lô hàng được xếp chung với hàng khác trong một container đường biển. Thông thường là những lô hàng nhỏ, có cùng nơi đến, được đóng vào container tại “trạm giao nhận hàng lẻ” (CFS). Thuật ngữ này viết tắt là “L.C.L” hoặc “LCL”.
Less-than-truckload carriers (công ty vận chuyển hàng lẻ đường bộ) Công ty vận chuyển gom hàng và vận chuyển hàng lẻ thông qua mạng lưới bến bãi và điểm trung chuyển hàng hóa.
Letter of Credit (LOC) (thư tín dụng): Chứng từ thương mại quốc tế. phát hành thư tín dụng sẽ được thực hiện theo đúng hợp đồng bán hàng. nhằm đảm bảo cho người bán hàng rằng việc thanh toán từ ngân hàng
Letter of indemnity (thư cam kết bồi thường): Xác nhận bằng văn bản trong đó một bên (người bán hàng, người giao hàng, người nhận hàng, người thuê vận chuyển…) cam kết sẽ bồi thường cho bên kia (bên chấp đã hoặc sẽ có thể xảy ra. Ví dụ, người bán hàng, người nhận hàng chậm nhận cam kết) những chi phí, thiệt hại là hậu quả của một hành vi nào đó trễ trong việc thu xếp vận đơn gốc để nhận hàng có thể đề nghị thuyền trưởng hoặc chủ tàu/người vận chuyển trả hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc. Thuyền trưởng hoặc chủ tàu/người vận chuyển nếu đồng ý đề nghị này sẽ yêu câu một thư cam kết bồi thường đối với hậu quả của việc thực hiện chỉ dẫn đó. Giả sử trường hợp hàng được trả theo theo cầu nhưng sau đó có tranh chấp dẫn đến việc tàu bị bắt giữ do tàu trả hàng không thu hồi vận đơn gốc thì thuyền trưởng hoặc chủ tàu/người vận chuyển sẽ đòi người đề nghị trả hàng bồi thường những chi phí, thiệt hại phát sinh.
Letter of subrogation (thư thế quyền): Thuật ngữ này còn được gọi là “subrogation form”, “subrogation letter” hay “subrogation”. Xem “subrogation”.
Liability (trách nhiệm): Trách nhiệm đối với thiệt hại hay mất hàng hoặc chậm chễ, thông thường được các công ty bảo hiểm đền bù.
Lien (quyền cầm giữ tài sản ): Quyền kiểm soát đối với tài sản của người khác cho đến khi các khoản nợ có liên quan được trả.
Lien clause (điều khoản cầm giữ hàng): Điều khoản thường có trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến và trong vận đơn (đường biển) cho phép người vận chuyển quyền kiểm soát đối với hàng hóa cho đến khi một phần hay toàn bộ tiền cước, tiền phạt… được trả hoặc được bảo đảm.
Life cycle cost (chi phí vòng đời sản phẩm): Theo kế toán chi phí, vòng đời sản phẩm bắt đầu từ lúc hình thành ý tưởng sản phẩm cho đến khi rút sản phẩm ra khỏi thị trường và loại bỏ. Vòng đời của sản phẩm bao gồm những giai đoạn khác nhau như nghiên cứu, phát triển sản phẩm, giới thiệu sản phẩm, duy trì sản phẩm, loại bỏ sản phẩm. Chi phí vòng đời sản phẩm là chi phí tích lũy phát sinh bởi một sản phẩm trong những giai đoạn khác nhau của vòng đời sản phẩm.
Line-haul shipment (hàng hóa vận chuyển đường dài): Hàng hóa được vận chuyển giữa các thành phố với khoảng cách thường được tính là dài hơn 160km.
Liner service (dịch vụ vận chuyển tàu chuyên tuyến): Hãng vận chuyển đường biển chạy theo tuyến cố định với lịch trình được công bố trước. Dịch vụ này còn có tên gọi thông thường là “tàu chợ”.
Lift (1. Trọng lượng một kiện hàng; 2. Trọng lượng cả lô hàng): 1. Trọng lượng của một thùng, kiện, bao… hàng được cần cẩu bốc lên tàu biển. Ví dụ: Một kiện thép nặng 5 tấn được cần cẩu đưa từ bờ lên tàu thì gọi là “a lift of 5 metric ton of steel”. 2. Trọng lượng của toàn bộ lô hàng mà tàu vận chuyển, thường tính trên cơ sở ở một mớn nước nhất định; ví dụ như lô hàng than 15.000 tấn, tàu chở ở mớn nước 8,8m gọi là “a lift of 15,000 MT of coal at 8.8m draft”.
Lift-away hatch cover (nắp hầm hàng tháo rời): Nắp hầm hàng cấu tạo gồm các tấm đơn lẻ mà nếu cần có thể tháo rời từng tấm khi bốc dỡ hàng. Nắp hầm loại này có thể được nhấc lên lên bằng cần cẩu bờ hoặc cần cẩu tàu và xếp cùng với các tấm khác (đã được tháo rời) cho đến khi bốc dỡ xong hàng. Sau đó từng tấm nắp hầm lại được xếp lại vào vị trí cũ. Loại nắp hầm hàng này thường thấy trên các tàu container, tàu chở xen-lu-lô nhưng cũng thường được lắp trên các tàu chở hàng nặng và tàu đa năng (multi-purpose). Thuật ngữ này còn được gọi là “pontoon hatch cover”. Xem “pontoon hatch cover”.
Lift-on lift-off (nhấc lên hạ xuống): Hệ thống bốc dỡ hàng hóa có sử dụng cần cẩu để đưa hàng lên xuống tàu biển nhằm phân biệt với cách bốc dỡ hàng bằng băng tải, đường ống hoặc hàng hóa tự di chuyển lên xuống tàu “há mồm”, như ô tô và một số phương tiện tự hành khác (máy xúc, máy ủi…).
Lift (cargo) (bốc hàng lên tàu): Thuật ngữ nói về một hoạt động của tàu biển – bốc (loading) một khối lượng hàng hóa nào đó lên tàu, thường là dựa trên một mớn nước nhất định.
Lift subjects (từ bỏ bảo lưu): Chủ tàu, người vận chuyển, người thuê tàu, người thuê vận chuyển… (tùy từng trường hợp cụ thể) loại bỏ một hoặc tất cả các điều kiện bảo lưu để cho việc thỏa thuận theo hợp đồng có hiệu lực thi hành. Ví dụ, người thuê vận chuyển có bảo lưu về tuổi tàu vì còn phải chờ công ty bảo hiểm chấp nhận tuổi tàu. Nếu công ty bảo hiểm chấp nhận tuổi tàu, người thuê vận chuyển sẽ từ bỏ bảo lưu này để thể hiện việc chấp nhận tàu đối với người vận chuyển.
Light displacement (trọng lượng giãn nước tịnh): Trọng lượng bao gồm trọng lượng thân tàu (vỏ tàu), máy móc, trang thiết bị và phụ tùng. Trọng lượng này là cơ sở để tính toán giá cả khi mua bán tàu được phá dỡ làm làm sắt vụn.
Light dues (phí đèn biển): Chi phí mà tàu biển phải trả nhằm đóng góp cho việc duy trì hệ thống đèn biển quốc gia để phục tàu đi lại, ra vào cảng.
Lighten (hạ mớn): Dỡ bớt hàng khỏi tàu biển nhằm giảm mớn nước của tàu để tàu có thể vượt qua vùng nước cạn hoặc có thể vào cảng khi cảng không đủ độ sâu cho tàu nếu không dỡ bớt hàng.
Lighter (sà lan): Phương tiện được sử dụng trong việc vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy.
Lighterage (1. Chuyển tải; 2. Phí chuyển tải): 1. Dỡ hàng từ tàu biển xuống sà lan hay tàu nhỏ hơn để tàu nhẹ bớt, giảm mớn nước và có thể vào cảng. 2. Chi phí vận chuyển hàng hóa bằng sà lan sau khi dỡ từ tàu biển.
Limitation of liability (giới hạn trách nhiệm); Số tiền tối đa mà người vận chuyển hàng hóa phải trả cho người giao hàng, người gửi hàng hoặc người giữ vận đơn về những hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa mà người vận chuyển phải chịu trách nhiệm theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Line (hãng tàu chuyên tuyến): Dạng viết rút gọn của “shipping line”. Đây là hãng tàu biển chở hàng hoạt động thường xuyên giữa các cảng biển đã công bố trước và thu tiền cước vận chuyển theo một biểu cước (tariff) đã định sẵn.
Liner (tàu chuyên tuyến): Tàu biển chở hàng hoạt động thường xuyên giữa các cảng biển đã công bố trước và thu tiền cước vận chuyển theo một biểu cước (tariff) đã định sẵn. Thuật ngữ này còn được gọi là “liner ship”.
Liner bill of lading (vận đơn tàu chuyên tuyến): Vận đơn có các điều khoản dùng cho tàu biển chở hàng hoạt động thường xuyên giữa các cảng (tariff) đã định sẵn. Viết tắt là “liner B/L”. biển đã công bố trước và thu tiền cước vận chuyển theo một biểu cước
Liner conference (công hội): Thuật ngữ này còn được gọi là “conference”, “shipping conference” hay “freight conference”. Xem “conference”.
Liner in free out (đơn giá cước bao gồm chi phí bốc hàng nhưng miễn phí dỡ hàng): Tiền cước cho một đơn vị hàng hóa thể hiện chi phí vận chuyển đã bao gồm chi phí bốc hàng lên tàu nhưng không bao gồm chi phí dỡ hàng ra khỏi tàu biển. Chi phí này (dỡ hàng) do người giao hàng, người gửi hàng, hay người thuê vận chuyển trả (tùy theo thỏa thuận giữa các bên có liên quan). Theo thuật ngữ này, có thể có quy định trong hợp đồng về thời hạn dỡ hàng và tiền thưởng phạt tại cảng trả hàng vì việc dỡ hàng không thuộc trách nhiệm của người vận chuyển. Viết tắt là “Li.f.o.” hoặc “Lifo”.
Liner service (dịch vụ vận chuyển tàu chuyên tuyến): Hãng vận chuyển đường biển chạy theo tuyến cố định.
Liner ship (tàu chuyên tuyến): Thuật ngữ này còn được gọi là “liner”. Xem “liner”.
Liner terms (theo điều kiện tàu chuyên tuyến): Giá cước vận chuyển đường biển bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ hàng tại cảng nhận hàng và cảng trả hàng theo tập quán của cảng. Tập quán này ở nhiều nước không giống nhau, ví dụ như có bao gồm chi phí đưa hàng (sau khi dỡ khỏi tàu biển) đến một địa điểm nào đó trong cảng theo quy định của cảng hay chỉ bao gồm chi phí dỡ hàng xuống cầu cảng… Ngay ở một số nước, tập quán ở mỗi cảng cũng khác nhau. Vì vậy, khi dùng thuật ngữ này, nếu không nắm rõ tập quán ở cảng thì nên kèm theo giải thích chi tiết về trách nhiệm của mỗi bên đối với từng công việc cụ thể để tránh phát sinh tranh chấp. Thuật ngữ này viết tắt là “l.t.”.
Link span (cầu nối): Cầu dẫn dùng để kết nối giữa bờ và tàu biển giúp cho các xe có động cơ có thể lên xuống tàu chở ô tô mà không trang bị cầu dẫn riêng của tàu. Cầu dẫn được xây dựng để khắc phục những hạn chế về địa lý của cảng và các yêu cầu về cấu trúc, thiết kế của tàu. Các phương tiện như ô tô, hành khách… thường sử dụng cầu dẫn này để đi lại giữa tàu và bờ.
Liquefied natural gas carrier (tàu chở khí ga tự nhiên): Tàu được thiết kế để vận chuyển khí ga tự nhiên (khí mêtan). Khí ga được giữ ở trạng thái lỏng bằng cách nén và làm lạnh. Chỗ chứa hàng gồm các két chuyên dụng mà phần trên của két thường nhô lên trên bề mặt boong theo hình vòm hoặc hình trụ. Khí này thường viết tắt là “LNG” hoặc “l.n.g”. Tàu còn được gọi là tàu chở mêtan. Thuật ngữ này còn được gọi là “liquid natural gas carrier”.
Liquid natural gas carrier (tàu chở khí ga tự nhiên): Thuật ngữ này còn được gọi là “liquefied natural gas carrier”. Xem “liquefied natural gas carrier”.
Liquefied petroleum gas carrier (tàu chở khí dầu mỏ hóa lỏng): Tàu được thiết kế để vận chuyển khí dầu mỏ hóa lỏng, ví dụ như bu-tan (butane) hoặc pro-pan (propane). Những khí này được vận chuyển trong các két chuyên dụng, được nén và giữ ở nhiệt độ rất thấp. Viết tắt là LPG hoặc l.p.g. Thuật ngữ này còn được gọi là “liquid petroleum gas carrier”.
Liquid petroleum gas carrier (tàu chở khí dầu mỏ hóa lỏng): Thuật ngữ này còn được gọi là “liquefied petroleum gas carrier”. Xem “liquefied petroleum gas carrier”.
List (nghiêng về một phía): Tàu biển ở trạng thái không thẳng đứng. Nguyên nhân làm cho tàu nghiêng có thể là do hàng hóa bị dịch chuyển trong hành trình, làm nghiêng tàu để sửa chữa, bảo dưỡng (ví dụ, để sơn phần mạn tàu ở dưới nước…).
Litigation clause (điều khoản tài phán): Điều khoản trong vận đơn hoặc trong hợp đồng quy định cơ quan sẽ giải quyết tranh chấp phát sinh giữa các bên trong hợp đồng như Trọng tài, Tòa án. Điều khoản này còn quy định quốc gia (hoặc vùng lãnh thổ) có quyền xét xử. Thuật ngữ này còn gọi là “jurisdiction clause”.
Livestock carrier (tàu chở cừu): Tàu được sử dụng để vận chuyển động vật, chủ yếu là cừu. Rất nhiều tàu được hoán cải từ tàu chở dầu và tàu chở hàng khô, dù một số ít tàu được đóng mới chuyên dùng để chở động vật. Các tàu được hoán cải chỉ cần làm thêm các sàn chở động vật là có thể chở cừu. Những sàn này bao gồm những khu quây kín nhằm bảo vệ cừu, tránh thời tiết làm ảnh hưởng đến cừu trong quá trình vận chuyển. Thuật ngữ này còn được gọi là “sheep carrier”. Xem “sheep carrier”.
L.N.G. (khi ga tự nhiên): Từ viết tắt của “liquid natural gas” hoặc “liquefied natural gas”. Xem “liquefied natural gas carrier”.
Lo/Lo (FCL) (phí nâng hạ container)
Load (1. Bốc hàng lên tàu biển; 2. Tải hàng): 1. Đưa hàng từ bờ, từ tàu khác hoặc sà lan lên tàu biển; Hàng hóa được xếp lên tàu bay để vận chuyển.
Load displacement (trọng lượng giãn nước toàn phần): Thuật ngữ này còn được gọi là “loaded displacement”. Xem “loaded displacement”.
Load factor (hệ số chất xếp): Hệ số đo đạc tính hiệu quả trong khai thác vận chuyển sử dụng bởi hãng vận chuyển hàng không, quyết định sức chứa máy bay có thể được sử dụng tối ưu, hoặc tỷ lệ hành khách vận chuyển so với tổng số chỗ trên máy bay.
Load line (mức (nước) chuyên chở): Xem “Loadline and loadline mark”.
Load line mark (dấu chuyên chở): Xem “Loadline and loadline mark”.
Load line zone (vùng hoạt động): Khu vực địa lý do Hội nghị quốc tế về đường mạn khô (International Conference on Load Lines) thông qua. Theo đó, phần thân tàu ngập dưới nước không được vượt quá mớn nước quy định. Có năm khu vực: Nhiệt đới, Mùa hè, Mùa đông, Nhiệt đới theo mùa (Seasonal Tropical), Mùa đông theo mùa (Seasonal Winter). Ba khu vực đầu là cố định, tức là có một mức (nước) chuyên chở dùng cho cả năm. Hai khu vực sau là loại theo thời gian. Các đường mớn nước tương ứng chỉ áp dụng trong những khoảng thời gian nhất định, phụ thuộc vào từng vùng cụ thể; đối với thời gian còn lại của năm, đường mớn nước mùa hè được áp dụng.
Load plan (kế hoạch chất xếp): Kế hoạch theo đó hàng hóa được xếp như thế nào và ở đâu trên tàu bay.
Loaded displaclement (trọng lượng giãn nước toàn phần): Trọng lượng bao gồm trọng lượng thân tàu (vỏ tàu), máy móc, trang thiết bị, phụ tùng, hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, thuyền viên khi tàu ở đường nước chuyên chở mùa hè (Summer load line). Chênh lệch giữa “trọng lượng giãn nước toàn phần” và “trọng lượng giãn nước tịnh” gọi là trọng lượng của tàu (ship’s deadweight). Thuật ngữ này còn được gọi là “load displacement”.
Loaded (đã bốc hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “laden”. Xem “laden”.
Loaded draft (mớn nước đầy tải): Mớn nước của tàu khi chở đầy hàng. Thuật ngữ này còn được gọi là “laden draft”.
Loaded leg (chặng có tải): Một chặng của hành trình mà trong chặng đó có vận chuyển hàng. Việc phân chia thành chặng có tải và không tải để tính toán việc cấp nhiên liệu cho tàu. Ví dụ, một tàu biển chuẩn bị thực hiện một hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ cảng Sài Gòn đến Singapore. Tàu đang nằm ở cảng Hải Phòng. Như vậy toàn bộ hành trình của tàu là Hải Phòng/Sài Gòn/Singapore. Trong đó, chặng Sài Gòn/Singapore là chặng có tải và chặng Hải Phòng/Sài Gòn là chặng không tải) và cần phải tính toán nên lấy dầu cho tàu ở đâu và với số lượng bao nhiêu để có hiệu quả kinh tế nhất.
Loading broker (đại lý bốc hàng): Công ty đại diện cho hãng tàu tại cảng bốc hàng (loading). Công ty này sẽ thông báo lịch trình của tàu (line’s sailing) cho các bên có liên quan, tiếp nhận hàng hóa từ người giao hàng (shipper) để phối hợp giao hàng cho tàu và ký vận đơn thay mặt thuyền trưởng.
Loading dock (bến xếp dỡ hàng): Khu vực trong nhà kho để xếp hoặc dỡ từ xe tải.
Loading equipment (thiết bị xếp dỡ): Thiết bị dùng để xếp hoặc dỡ hàng hóa từ tàu bay.
Loading hatch (cửa bốc hàng): Cửa trên nóc của container chở hàng rời. Qua đó hàng hóa được đưa vào container nhờ trọng lực của bản thân hàng hóa. Container hàng rời thường có ba cửa như vậy.
Loading platform (sàn chất xếp): Xe sử dụng để xếp hoặc dỡ ULD từ tàu bay.
Loadline (mức (nước) chuyên chở): Xem “Loadline and loadline mark”.
Loadsheet (bảng cân bằng trọng tải): Tài liệu chỉ ra trọng lượng của tàu trọng tải tàu bay. bay, trọng lượng của tải chất xếp, miêu tả và phân bố tải và làm cân bằng
Local charges (phí tại địa phương): Phí phải trả tại cảng bốc/dỡ container.
Local currency (tiền địa phương): Đồng tiền sử dụng tại một quốc gia cụ thể.
Local rate (giá cước tiền địa phương): Tương đương với khái niệm giá cước “on-line rate” là giá cước áp dụng cho việc vận chuyển trên đường bay chỉ của một người vận chuyển.
Locating cone (định vị góc, gù): Thiết bị để định vị một container xếp trên nóc một container khác bằng cách sử dụng thiết bị định góc (corner castings). Để xếp container cần phải có thiết bị như vậy đối với những tàu biển không có hệ thống định vị sẵn (cell guides).
Lock (âu tàu): Khoảng không gian trên sông, biển hoặc kênh đào với hai bên là vách ngăn, hai đầu là các cửa để tàu thuyền có thể ra vào trong đó và nổi lên hoặc hạ xuống theo các mức nước khác nhau. Sau khi tàu thuyền đi vào qua một cửa, cửa đó được đóng lại. Một lượng nước thích hợp được bơm vào để mực nước bên trong tương đương với bên ngoài. Khi mực nước đã cân bằng, cửa thứ hai được mở và tàu đi ra. Một trong những âu tàu nổi tiếng thế giới là âu tàu ở Panama, tàu đi qua kênh đào này theo phương pháp nói trên. Thuật ngữ này còn gọi là “ship lock”.
Lock through (đưa tàu đi qua âu tàu): Di chuyển tàu qua âu tàu.
Log (nhật ký hàng hải): Sổ sách ghi lại những sự việc xảy ra hàng ngày liên quan đến chuyến đi biển của tàu, như tốc độ, vị trí tàu, thời tiết… Thuật ngữ này còn được gọi là “log book”.
Log abstract (trích nhật ký boong): Một phần nội dung của nhật ký hàng hải (nhật ký boong) được trích dẫn để sử dụng cho một mục đích nào đó. Ví dụ: Chi tiết về tốc độ tàu và điều kiện thời tiết mà tàu gặp phải trong hành trình đi biển được người thuê tàu định hạn trích từ nhật ký boong để chứng minh về hoạt động của tàu khi so sánh với những thỏa thuận trong hợp đồng thuê tàu định hạn về vấn đề có liên quan.
Log book (nhật ký hàng hải): Thuật ngữ này còn được gọi là “log”. Xem “log”.
Log carrier (tàu chở gỗ): Thuật ngữ này còn được gọi là “logger”. Xem “logger”.
Log grab (cặp gỗ): Hai cánh tay đòn của cần cẩu kết hợp với nhau để kẹp và nâng hạ gỗ cây trong quá trình di chuyển tại cảng, bốc dỡ, và sắp đặt gỗ trong hầm hàng.
Log grapple (kẹp gỗ): Thuật ngữ này còn được gọi là “grapple”. Xem “grapple”.
Logger (tàu chở gỗ) : Tàu được thiết kế chuyên dùng để vận chuyển gỗ, có dung tích lớn, kết cấu phù hợp với việc vận chuyển gỗ là loại hàng dễ gây hư hỏng cho tàu. Thuật ngữ này còn được gọi là “log carrier”.
Logistics (dịch vụ logistics): “Dịch vụ logistics” là bất cứ dịch vụ nào liên quan tới hoặc phát sinh từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên tới nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
Logisites audit (kiểm toán logistics): Hoạt động được tiến hành thường xuyên để xem xét hoạt động logistics có phù hợp với các mục tiêu đã đề ra hay không. Kiểm toán chính thức có thể tiến hành hàng năm nhằm điều chỉnh hoạt động logistics và tập trung vào quá trình hoạch định chiến lược.
Logistics channel (kênh logistics): Mạng lưới của các bên liên quan trong chuỗi cung ứng trong các chức năng lưu trữ hàng hóa, làm hàng, vận chuyển, thông tin liên lạc để đạt được lưu thông hàng hóa một cách hiệu quả.
Logistics cost (chi phí logistics): Chi phí logistics bao gồm các chi phí liên quan đến vận tải, tồn kho và phí quản lý hàng hóa trong dây chuyền cung ứng hàng hóa. Thành phần chính của chi phí logistics được xác định là dịch vụ khách hàng, chi phí tồn kho, vận tải, lưu kho bãi, chi phí hệ thống thông tin, xử lý đơn hàng và chi phí chất lượng lô hàng. Chi phí lo- gistics thay đổi tùy theo từng mặt hàng, từng công ty kinh doanh dịch vụ logistics và từng quốc gia, theo đó cách tình chi phí logistics cũng khác nhau. Ví dụ, một công ty tính chi phí logistics đơn giản như sau: chi phí vận tải chiếm 55% – 60%, tồn kho 30% – 35% và phí quản lý 5%-10% tổng chi phí logistics.
Logistics Customer Services (LCS) (dịch vụ khách hàng): Dịch vụ của các nhà cung ứng dịch vụ lĩnh vực logistics nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng trong 3 vấn đề quan trọng: chất lượng dịch vụ đảm bảo, thời gian và chi phí thấp nhất có thể được. LCS trải rộng từ thu mua nguyên vật liệu, tổ chức sản xuất, tiêu thụ và phân phối sản phẩm, thu hồi và xử lý sản phẩm hỏng đáp ứng yêu cầu môi trường.
Logistics data interchange (trao đổi thông tin logistics): Hệ thống máy tính hóa trong việc truyền những thông tin logistics bằng phương pháp điện tử.
Logistics management (quản trị logistics): Có nhiều định nghĩa về quản trị logistics nhưng thường được hiểu đây là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. (Theo Council of Logistics Management (CLM), 1993).
- Hoạt động của quản trị logistics cơ bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản trị đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ bên thứ ba. Ở một số mức độ khác nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng hợp, kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài chính, công nghệ thông tin.
- Định nghĩa mới nhất của CSCMP (tên mới của CLM): Quản trị Logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển chiều đi và chiều về và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan giữa nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Định nghĩa mới nhất của CSCMP tương đồng với CLM, 1993 trên đây, nhưng có thêm từ ngữ “chiều đi và chiều về” (forward and reverses) để làm rõ thêm vai trò “logistics ngược” (reverse logistics) – xem thêm Reverse Logistics,
Logistics park (khu logistics): Khu logistics không phải là một trung tâm logistics đơn thuần mà tập hợp nhiều trung tâm logistics và công trình phụ trợ, có tác dụng liên kết, bổ sung cho nhau để tạo nên một tổ hợp có khả năng cung cấp các dịch vụ logistics đa dạng, hoàn chỉnh. Trong “logistics park” có thể có cả các khu nhà ở, cơ sở đào tạo, trạm phát điện, trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện… để phục vụ cho các trung tâm logistics. Từ “park” trong cụm từ này có thể so sánh tương tự nhữ “industrial park” (khu công nghiệp), “hi-tech park” (khu công nghệ cao).
Logistics Performance Index (chỉ số phát triển logistics): Một chỉ số do Ngân hàng Thế giới đưa ra để xếp hạng sự phát triển logistics của các quốc gia. Chỉ số này được xác định hai năm một lần, vào các năm chẵn và được đánh giá dựa trên 6 tiêu chí: Hạ tầng (cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin), giao hàng (mức độ dễ dàng khi thu xếp các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh), năng lực (năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics), truy xuất (khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng), đúng lịch (sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích so với thời hạn đã dự định) và thông quan (hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, tốc độ, tính đơn giản và khả năng dự đoán của các thủ tục khi thông quan).
Logistics Service (dịch vụ logistics): “Dịch vụ Logistics” là bất cứ dịch vụ nào liên quan tới hoặc phát sinh từ quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát quá trình lưu chuyển, dự trữ hàng hóa, dịch vụ và những thông tin liên quan từ điểm xuất phát đầu tiên tới nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả và phù hợp với yêu cầu của khách hàng. Nội dung này đã được nêu trong Điều kiện Kinh doanh chuẩn của VLA (2017), Mục 12, Định nghĩa”.
Logistics service provider (nhà/công ty cung cấp dịch vụ logistics): Nhà công ty cung cấp dịch vụ logistics theo yêu cầu của khách hàng. Hiện nay, người ta nhấn mạnh việc quản lý dây chuyền cung ứng nên nhiều công ty đang gia tăng việc sử dụng các hình thức cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL) (Third Party Logistics)hoặc bên thứ tư (4PL) người thay mặt họ thu xếp tất cả hoặc hầu hết các dịch vụ liên quan đến hoạt động vận tải, và logistics nói chung, qua đó họ không phải bận tâm vào việc liên hệ và giải quyết công việc hàng ngày liên quan với người vận tải mà tập trung được vào công việc mua bán, hàng hóa.
Lo-lo (nâng lên và hạ xuống): Viết tắt của “lift on – lift off”. Xem “lift on – lift off”.
Long ton (tấn “dài”): Tấn có trọng lượng bằng 2.240 pounds, tương đương 1.016kg (1,016 tấn).
Longitude (độ Kinh): Khoảng cách về phía Đông hoặc phía Tây của đường kinh tuyến gốc (đi qua Greenwich, nước Anh), tính bằng độ, phút và giây. Khoảng cách về phía Đông gọi là kinh độ Đông, về phía Tây gọi là kinh độ Tây.
Longitudinal bulkhead (vách dọc) : Những vách ngăn thẳng đứng chạy dọc theo toàn bộ hoặc một phần chiều dài của tàu, ví dụ như vách ngăn giữa các két bên mạn với các két trung tâm trên tàu chở dầu; hoặc vách ngăn theo một phần của chiều dài tàu, như vách ngăn ở giữa và liên tục cho đến các miệng hầm hàng đối với tàu chở hàng khô. Loại vách ngăn này được thiết kế để tăng thêm sức chịu lực theo chiều dọc của tàu.
Longshoreman (công nhân bốc dỡ hàng tại cảng): Thuật ngữ dùng ở Mỹ, chỉ người làm công việc bốc dỡ hàng tại cảng biển hoặc cảng sông.
Loose (hàng để rời): Lô hàng gồm nhiều đơn vị hàng hóa không buộc cố định lại với nhau. Ví dụ: lô hàng gồm nhiều thanh đường ray tàu hay hỏa, không buộc thành từng bó khi bốc lên tàu.
Lorry (xe tải): Loại xe có động cơ, đặc biệt sử dụng cho việc vận chuyển hàng nặng bằng đường bộ. Loại xe tải này đôi khi có lắp đặt thêm giàn con lăn.
Loss (mất hàng): Một phần hoặc toàn bộ lô hàng thất lạc quá 21 ngày kể từ ngày hàng hóa lẽ ra phải đến (vận chuyển hàng không).
Lost or not lost (mất hay không mất): Thuật ngữ thường dùng trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển mà cước phí đã được trả trước. Trong trường hợp này (cước đã trả trước) không được trả lại dù tàu và hoặc hàng bị mất tích hay không bị mất tích sau khi tàu đã bắt đầu hành trình. Có hợp đồng quy định rằng hoa hồng môi giới được trả dù tàu bị mất tích hay không mất tích.
Lot control (kiểm soát theo lô): Quy trình (ví dụ, gắn những số lô hàng theo số duy nhất và theo dõi theo lỗ) được sử dụng để duy trì tính toàn vẹn của lô hàng từ nguồn nguyên vật liệu của nhà cung cấp cho đến khi sản xuất và cuối cùng là giao cho khách hàng.
Low density cargo (hàng tỷ trọng thấp): Hàng hóa có trọng lượng nhỏ cho một thể tích nhất định. Ví dụ, hàng hóa có trọng lượng nhỏ hơn 1 kg cho thể tích 6.000cm3 (vận chuyển hàng không).
Low loader (rơ-moóc thấp): Xe rơ-moóc đường bộ được sử dụng cho việc vận chuyển hàng siêu trường siêu trọng.
Low water (nước ròng, chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước biển trong một chu kỳ dao động triều. Nếu trong ngày có hai lần nước ròng thì phân biệt “nước ròng cao” và “nước ròng thấp”.
Lower deck (sàn dưới): Khoang tàu bay dưới sàn chính, thông thường sử dụng cho loại tàu bay có tải trọng lớn.
Lower deck container (thùng sàn dưới): Thùng có cắt góc hình dạng phù hợp với sàn dưới của tàu bay thân rộng. Kích thước của các thùng này có thể là một nửa hay toàn bộ bề rộng của thân tàu bay.
Lower hold (tầng hầm dưới): Phần hầm hàng ở phía dưới của boong kép (tween deck) của tàu biển.
Lower tween deck (tầng dưới boong kép): Khoảng không gian để chứa hàng hóa trên tàu biển có tầng hầm dưới (lower hold) và tầng hầm trên (upper hold). Khoảng không gian này nằm ngay trên tầng hầm dưới (lower hold) và dưới boong phân cách với tầng hầm trên (upper hold).
L.P.G. (khí hóa lỏng): Từ viết tắt của “liquid petroleum gas” hoặc “liquefied petroleum gas”. Xem “liquefied petroleum gas carrier”.
L.P.G./Ammonia carrier (tàu chở khí hóa lỏng/chở a-mô-ni-ắc): Tàu được thiết kế để chở a-mô-ni-ắc dưới dạng lỏng hoặc chở khí dầu mỏ hóa lỏng. Hàng hóa được vận chuyển trong các két được làm lạnh và ngăn cách với vỏ tàu bằng một lớp cách nhiệt để có thể duy trì ở nhiệt độ thấp.
LPI (chỉ số phát triển logistics): Từ viết tắt của Logistics Performance Index. Xem “Logistics Performance Index”.
L.S. (số tiền tính gộp, tính trọn gói): Từ viết tắt của “lump sum”, có nghĩa là “tính gộp”, “trọn gói”, tính “bao”. Ví dụ như tổng số tiền cước vận chuyển có thể tính cho cả tàu là một số tiền nào đó và người thuê vận chuyển có thể xếp số lượng hàng tùy ý cho đến đầy tàu.
Lumber load line (mức (nước) chở gỗ): Thuật ngữ này còn được gọi là “timber load line”. Xem “timber load line”.
VẦN M
Machine-to-machine interface (giao diện tương tác giữa máy với máy): Thuật ngữ miêu tả quá trình theo đó các máy được giám sát từ xa về tình trạng hoạt động và được xử lý các vấn đề hoặc bảo trì một cách tự động bởi một hệ thống giám sát.
Mafi (xe rơ-moóc bánh lốp): Tên của một loại xe rơ-moóc có bánh bằng cao-su bánh lốp. Thuật ngữ này còn được gọi là “mafi trailer” hay “mafi flat”.
Main deck (sàn chính): Sàn chở khách. Đối với tàu bay chở hàng là toàn bộ khoang hàng xuyên suốt thân tàu bay.
Main deck container (thùng sàn chính): Thùng có hình dạng phù hợp với khoang sàn chính tàu bay.
Mainframe (máy tính chủ): Thuật ngữ thường được dùng để chỉ hệ thống máy chính trung tâm.
Maintain class (duy trì cấp tàu): Tàu biển đáp ứng được yêu cầu kiểm tra định kỳ theo tiêu chuẩn của quy phạm kỹ thuật và phân cấp của cơ quan đăng kiểm tàu biển.
Major carrier (hãng chuyên chở lớn): Thuật ngữ thường dùng để chỉ hãng hàng không được chứng nhận có doanh thu hoạt động từ một tỷ đô la Mỹ trở lên và thường hoạt động giữa các thành phố lớn.
Make good as general average (bồi thường hy sinh tổn thất chung): Bồi thường cho chủ hàng về những mất mát hay thiệt hại do hy sinh tổn thất chung gây ra.
Make-to-order (sản xuất theo đơn hàng): Chiến lược sản xuất theo đó việc khởi động sản xuất một sản phẩm chỉ xảy ra khi xuất hiện một đơn hàng thật sự, chứ không phải phụ thuộc vào dự báo thị trường. Đối với những sản phẩm sản xuất theo đơn hàng, hơn 20% giá trị được gia tăng ngay sau khi nhận được đơn đặt hàng, và các hoạt động cần thiết như thiết kế và quy trình đều đã sẵn sàng ở ngay thời điểm nhận đơn hàng.
Manifest (bản lược khai hàng hóa): Thuật ngữ này còn được gọi là “cargo manifest”. Xem “cargo manifest”.
Manufacture cycle time (chu kỳ sản xuất). Thời gian bình quân giữa việc bắt đầu sản xuất đến khi hoàn tất một quy trình sản xuất được áp dụng đối với các sản phẩm sản xuất để dự trữ.
Manufacturing calendar (lịch sản xuất): Lịch sử dụng trong các bộ phận lập kế hoạch sản xuất và tồn kho, theo đó, lần lượt tính số ngày làm việc để việc lên kế hoạch cho các yêu cầu sản xuất có thể được hoàn thành dựa trên số ngày làm việc thực tế có sẵn.
Marginal cost (chi phí biên): Chi phí để sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Việc thay đổi trong tổng biến chi phi bắt nguồn từ sự thay đổi từ mỗi đơn vị thành phẩm sản xuất thêm.
Marine insurance (bảo hiểm hàng hải): Bảo hiểm nhằm bảo vệ hàng hóa khỏi các rủi ro mất mát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển đường biển.
Mark (ký hiệu): Ký hiệu trên kiện hàng sử dụng để nhận dạng hoặc xác định người sở hữu kiện hàng.
Marking (sự đánh dấu/nhận dạng): Tất cả các hiển thị trên các kiện hàng, có thể bao gồm tên, địa chỉ của người nhận, nhãn hiệu, vận đơn hàng không thứ cấp…
Maritime accident (tai nạn hàng hải); Tai nạn do đâm va hoặc các sự cố liên quan đến tàu biển gây hậu quả chết người, mất tích, thương tật, thiệt hại đối với hàng hóa, hành lý, tài sản trên tàu biển, cảng biển và công trình, thiết bị khác, làm cho tàu biển bị hư hỏng, chìm đắm, phá hủy, cháy, mắc cạn hoặc gây ô nhiễm môi trường.
Maritime claim (khiếu nại hàng hải): Khiếu nại liên quan đến hoạt động hàng hải. Đó là việc một bên yêu cầu bên kia thực hiện nghĩa vụ phát sinh liên quan chuyển đến hoạt động hàng hải. Ví dụ: Chủ hàng yêu cầu người vận bồi thường thiệt hại vì hư hỏng hàng hóa do tàu gây ra trong quá trình vận chuyển; cảng yêu cầu tàu bồi thường thiệt hại vì tàu va vào cầu cảng…
Maritime declaration of health (bản khai tế hàng hải). Thông báo do thuyền trưởng ký, khẳng định tình trạng y tế trên tàu biển là tốt và được đệ trình khi tàu đến cảng cho cơ quan y tế có thẩm quyền. Sau đó, cơ quan này sẽ cấp giấy phép hoàn thành thủ tục về y tế (free pratique) cho tàu.
Maritime lien (quyền cầm giữ hàng hải): Quyền của người có khiếu nại hàng hải theo quy định của luật pháp quốc gia hay tập quán quốc tế, được ưu tiên trong việc đòi bồi thường đối với chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu mà tàu biển đó đã làm phát sinh khiếu nại hàng hải, như khiếu nại về tiền lương, chi phí hồi hương, tiền bồi thường tính mạng, thương tích và tổn hại khác về sức khỏe con người liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển, phí trọng tải, phí bảo đảm hàng hải, phí hoa tiêu, phí cầu cảng và về các loại phí, lệ phí cảng biển khác, tiền công cứu hộ tàu biển, tổn thất và thiệt hại tài sản ngoài hợp đồng v.v. liên quan trực tiếp đến hoạt động của tàu biển.
Maritime perils (rủi ro hàng hải): Những rủi ro xảy ra liên quan đến hoạt động hàng hải như các rủi ro của biển, cháy, nổ, chiến tranh, cướp biển, trộm cắp, kê biên, quản thúc, lưu giữ hàng, ném hàng xuống biển, trưng thu, trưng dụng, trưng mua, hành vi bất hợp pháp và các rủi ro tương tự hoặc những rủi ro khác được thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Maritime salvage (cứu hộ hàng hải). Thuật ngữ này còn được gọi là “salvage service” hay “salve”. Xem “salvage service”.
Maritime towage (lai dắt hàng hải): Việc lai, kéo, đẩy bằng tàu lai hoặc túc trực bên cạnh tàu biển, các phương tiện nổi khác trên biển và trong vùng nước cảng biển để hỗ trợ bằng tàu lai khi cần thiết. Lai dắt hàng hải bao gồm lai dắt trên biển và lại dắt hỗ trợ trong vùng nước cảng biển.
Market demand (nhu cầu theo thị trường): Tổng cầu từ một nhóm khách hàng trong một phạm vi địa lý trong một thời kỳ nhất định được áp dụng cho một chương trình marketing.
Market segment (phân khúc thị trường): Một nhóm khách hàng tiềm năng chia sẻ một số đặc tính có thể đo lường được dựa trên nhân khẩu, tâm lý, phong cách sống, yếu tố địa lý, lợi ích…
Marks and numbers (ký mã hiệu hàng hóa): Chữ viết, hình vẽ, dấu hiệu, con số… thể hiện trên bao bị hoặc trên hàng hóa để dễ nhận biết, xác định hàng hóa trong quá trình bốc dỡ, sắp xếp hàng trên tàu biển, giao nhận, vận chuyển… Nội dung này thường bao gồm: tên hàng, tên cảng bốc, cảng dỡ, số hiệu kiện hàng trong tổng số kiện (nếu có từ hai kiện trở lên), trọng lượng, khối lượng, tên và/hoặc tên viết tắt của người mua, người bán…
Mass customization (sản xuất theo yêu cầu hàng loạt): Việc tạo ra các sản phẩm với số lượng lớn, đa dạng chủng loại, từ đó một số khách hàng có thể chọn chính xác kiểu dáng phù hợp trong khi chi phi ở mức thấp bởi số lượng sản xuất lớn. Một ví dụ là các đơn hàng máy tính cá nhân, theo đó, khách hàng có thể yêu cầu tốc độ bộ vi xử lý, dung lượng bộ nhớ, dung lượng và tốc độ ổ cứng, các thiết bị ngoại vi trong khi các máy tính này vẫn được lắp ra trên cùng một dây truyền với chi phí thấp.
Master (thuyền trưởng): Thuật ngữ này còn được gọi là “captain” hoặc “shipmaster”. Xem “shipmaster”.
Master airwaybill (vận đơn hàng không chính): Vận đơn hàng không xuất cho lô hàng gom, người gom hàng được ghi trên vận đơn như người gửi hàng.
Master bill of lading (vận đơn chủ): Vận đơn ký phát cho toàn bộ các lô hàng lẻ trong nghiệp vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Xem “house bill of lading”.
Material index (chỉ số nguyên liệu): Tỷ lệ tổng khối lượng nguyên liệu nội địa hóa chia cho tổng khối lượng thành phẩm.
Material handling (dịch chuyển hàng hóa và nguyên liệu): Việc dịch chuyển hàng hóa và nguyên liệu trong giai đoạn từ khâu mua đến khâu vận tải chuyển giao cho khách hàng.
Mate’s receipt (biên lai thuyền phó): Giấy biên nhận thưởng do thuyền phó nhất ký có ghi tên hàng, số lượng, tình trạng hàng hóa khi bốc (loading) lên tàu biển, tên người giao hàng, v.v. Chứng từ này được chuyển cho người giao hàng (shipper) để sau đó đổi lấy vận đơn.
Max gross weight permissible (trọng lượng cả bì tối đa cho phép): Trọng lượng tối đa cho phép bao gồm trọng lượng của mâm thùng và hàng hóa bên trong (vận chuyển hàng không).
Max net weight permissible (trọng lượng tịnh tối đa cho phép). Trọng lượng tối đa cho phép của tải trọng hàng hóa, là trọng lượng chênh lệch giữa trọng lượng cả bì tối đa cho phép và trọng lượng của mâm thùng.
Max landing weight (trọng lượng hạ cảnh tối đa theo thiết kế): Trọng lượng tối đa cho phép của tàu bay vào thời điểm bắt đầu hạ cánh nhằm đảm bảo sự an toàn của cấu trúc tàu bay.
Max take-off weight (trọng lượng cất cánh tối đa theo thiết kế): Trọng lượng tối đa cho phép của tàu bay bao gồm trọng lượng của tàu bay và trọng lượng của toàn bộ tải chất trên nó vào thời điểm bắt đầu cất cánh. Giới hạn về trọng lượng được xác định dựa trên những điều kiện nhất định về khí quyển, độ dài đường băng và độ cứng của cấu trúc tàu bay nhằm đảm bảo cho máy bay cất cánh an toàn.
Maximum inventory (tồn kho tối đa): Mức tồn kho cao nhất cho phép đối với một sản phẩm dựa trên lô hàng dự báo và mức độ tồn kho an toàn.
Maximum operating gross weight (trong lượng toàn phần khai thác tối đa). Thuật ngữ dùng trong vận chuyển hàng hóa bằng container. Đó là việc kết hợp được trọng tải tối đa của container với trọng lượng hàng hóa. chở trong container. Thuật ngữ này còn được gọi là “rating” hoặc “R”.
Maximum permissible payload (trọng lượng hàng tối đa cho phép): Thuật ngữ dùng trong vận chuyển hàng hóa bằng container đường biển Đó là chênh lệch giữa trọng lượng toàn phần khai thác tối đa (hay còn gọi là công suất) và trọng lượng vỏ container, Viết tắt là “P”.
M-commerce (thương mại di động): Phương thức thương mại liên quan đến việc sử dụng Tel di động để thực hiện các giao dịch tài chính. Việc này thường có nghĩa là thực hiện các thanh toán mua hàng hoặc chuyển tiền điện tử. Việc chuyển tiền giữa các tài khoản và thanh toán cho việc mua hàng dựa trên các thiết bị điện tử. Thương mại điện tử đã được thúc đẩy bởi sự phát triển của thế giới di động như là thế hệ Tel thông minh và các giao thức được chuẩn hóa, cho phép sự tương tác lớn hơn và từ đó ngày càng xuất hiện nhiều hơn các dịch vụ tinh vi,
Mean draught (mớn nước trung bình): Mớn nước bằng một nửa của tổng mớn nước phía lái và mớn nước phía mũi tàu biển.
Measure (dung tích hàng): Kích thước của một kiện hàng (bao hàng, lộ hàng…) thể hiện bằng mét khối (m3) hay phít khối (cbft), thường được xác định bằng cách đo chiều dài, chiều rộng và chiều cao lớn nhất của chúng. Thuật ngữ này còn được gọi là “measurement”. Viết tắt là “M”.
Measurement (dung tích hàng): Thuật ngữ này còn được gọi là “measure”. Xem “measure”.
Measurement (of a ship) (đo dung tích tàu): Tính toán thể tích đăng ký của tàu biển.
Measurement cargo (hàng nhẹ): Hàng mà trọng lượng một tấn (1.000kg) có dung tích lớn hơn một mét khối (m3). Giá cước cho nhiều loại hàng nhẹ, theo tập quán, thường được tính trên cơ sở đơn vị dung tích.
Measurement rated cargo (hàng nhẹ): Hàng hóa có đơn giá cước được tính trên cơ sở dung tích và có đơn vị tính cước là 1m. Hàng loại này là những hàng có tỷ khối lớn hơn 1, tức là 1 tấn hàng có thể tích lớn hơn 1m3. Ví dụ: Bông, đệm mút, dăm gỗ (wood chips)…
Mechanical ventilation (thông gió cưỡng bức): Thuật ngữ này còn được gọi là “forced ventilation”. Xem “forced ventilation”.
Memorandum of agreement (hợp đồng mua bán tàu biển): Thỏa thuận bằng văn bản về việc mua bán tàu biển, bao gồm các điều khoản như: mô tả tàu biển (đặc tính kỹ thuật), tên, địa chỉ… của người mua, người bán, giá cả, điều kiện thanh toán, ngày và nơi bàn giao tàu biển và một số điều khoản khác. Viết tắt là “MOA” hoặc “M.O.A”.
Merchant (thương nhân): Thuật ngữ thường dùng trong một số vận đơn để chỉ người giao hàng, người nhận hàng, người thuê vận chuyển, chủ hàng, người có quyền nhận hàng, người giữ vận đơn hoặc người đại diện hay người thay mặt những người này.
Merchant haulage (vận tải nội địa): Việc vận chuyển các container đường biển bằng đường bộ nội địa do người gửi hàng hoặc người nhận hàng đảm nhiệm chứ không phải do người vận chuyển đường biển thực hiện.
Merchant marine (đội tàu buôn quốc gia): Toàn bộ đội tàu biển tham gia vận chuyển hàng hóa của một quốc gia.
Merchant (thương nhân): Người kinh doanh thương mại và những các lĩnh vực liên quan.
Metacentre (khuynh tâm): Điểm mà đường thẳng đứng đi qua tâm nổi (centre of buoyancy) của tàu biển khi tàu ở vị trí thẳng đứng giao với đường thẳng đứng đi qua tâm nổi mới của tàu khi tàu bị nghiêng.
Metacentric height (độ cao khuynh tâm): Khoảng cách giữa điểm tâm của tàu và khuynh tâm của tàu biển. Khoảng cách này quan trọng vì nếu nhỏ quá, tàu trở nên không ổn định và có xu hướng chuyển động lấy lại thăng bằng chậm. Loại tàu như vậy được coi là có xu hướng ổn định thấp. Nếu độ cao khuynh tâm lớn, tàu sẽ có xu hướng chuyển động kiểu con lắc nhanh. Trong trường hợp này, tàu được coi là ổn định tốt. Độ cao khuynh tâm được biết với tên gọi “g.m.”, trong đó “g” là điểm trọng lực và “m” là khuynh tâm.
Methane carrier (tàu chở khí mêtan): Thuật ngữ này còn được gọi là “liquid natural gas carrier” hoặc “liquefied natural gas carrier”. Xem “liquefied natural gas carrier”.
Metric ton (tấn mét): Tấn có trọng lượng bằng 1.000kg.
Midship section (mặt cắt ngang giữa tàu): Mặt cắt theo chiều ngang của tàu, đi qua điểm giữa hai đường thẳng góc mũi và thẳng góc lái.
Mileage rate (cước tính trên quãng đường vận chuyển): Cách tính cước dựa trên tổng số dặm mà hàng hóa được vận chuyển (hàng không).
Min/max (số lượng cố định): Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, quy định số lượng hàng hóa không thay đổi và tiền cước được trả trên cơ sở số lượng này, không hơn, không kém.
Minimum/maximum (số lượng cố định): Thuật ngữ này (vận chuyển đường biển) còn được gọi là “min/max”. Xem “min/max”.
Minimum charge (cước phí tối thiểu). Số tiền tối thiểu tính cho việc vận chuyển lỗ hàng giữa hai điểm không tính đến trọng lượng hoặc thể tích lô hàng.
Minimum weight (trọng lượng tối thiểu): Trọng lượng tối thiểu được công bố trong các bảng giá cước.
Miss the cancelling date (không đến cảng đúng thời hạn): Tàu biển không đến được vị trí đã thỏa thuận vào ngày cuối cùng nêu trong hợp đồng thuê tàu hoặc hợp đồng vận chuyển theo chuyến – thường gọi là ngày chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, người thuê tàu hay người thuê vận chuyển có quyền chấm dứt hợp đồng. Tuy vậy, để tránh tình trạng tàu chuẩn bị rời cảng cuối cùng hay trên đường đến cảng để bắt đầu thực hiện hợp đồng nhưng chủ tàu hay người vận chuyển thấy rằng tàu không thể đến kịp vào ngày chấm dứt hợp đồng nên nhiều hợp đồng cho phép người vận chuyển hay chủ tàu quyền được thông báo về việc tàu không thể đến đúng hạn (kèm theo ngày dự kiến đến cảng) để người thuê vận chuyển hay người thuê tàu quyết định có đồng ý kéo dài ngày chấm dứt hợp đồng hoặc không chấp nhận kéo dài và hủy bỏ hợp đồng.
Mixed cargo (hàng hỗn hợp): Ít nhất là hai loại hàng hóa khác nhau được chở trên cùng một tàu biển. Ví dụ: gạo và ngô, hoặc phân bón, quặng sắt và than được chở trên cùng một tàu biển. “Gạo và ngô” hoặc “phân bón, quặng sắt và than” được gọi là “hàng hỗn hợp”.
Mixed consigment (lô hàng hỗn hợp): Lô hàng (vận chuyển hàng không) có nhiều chủng loại hàng hóa khác nhau, có thể đóng gói trong cùng một kiện hoặc đóng gói trong các kiện khác nhau và áp dụng các mức giá khác nhau.
Mixload (chất xếp hỗn hợp). Việc vận chuyển hàng hóa bị giám sát và không bị giám sát trên cùng một phương tiện vận chuyển ở cùng một thời điểm (vận chuyển hàng không).
Mixing of cargo (xếp hàng hóa hỗn hợp): Xếp hàng hóa trên tàu, trong kho… theo cách thức cần phải được phân loại (sorting) trước khi hãng được trả cho người nhận hàng.
Mobile crane (cần cẩu di động): Cần cẩu đa năng, có thể di chuyển từ nơi này đến nơi khác, chẳng hạn như từ cầu cảng vào kho bãi hay đến một vị trí nào đó trong cảng. Cần cầu loại này được đặt trên giá đỡ có bánh xe hoặc bánh xích. Công dụng của cần cẩu là nhấc, kẹp (cặp) hàng hóa để di chuyển. Một số loại cần cẩu đặc biệt có thể nhấc được những vật rất nặng. Những cần cẩu loại này (đặc biệt) thường được thuê theo ngày để bốc hoặc dỡ những lô hàng quá nặng mà cần cẩu bờ hoặc cần cẩu thông thường của tàu biển không nhấc được. Ngoài ra, đối với container, cần cầu loại này còn dùng để bốc, dỡ container tại kho, bãi chứa container và còn có thể là một phương tiện trực tiếp tham gia bốc dỡ như mọi thiết bị bốc dỡ khác hoặc là thiết bị dự phòng, bổ sung cho các loại thiết bị bốc dỡ cố định trong thời gian những thiết bị này phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc vào các thời kỳ cao điểm của sản xuất như cần phải cấp tốc giải phóng tàu, kho bãi trong một thời gian nào đó.
Mobile unloader (cần cẩu dỡ hàng di động): Cần cẩu dỡ hàng từ tàu biển, thường tự di chuyển trên các bánh xe và có thể đi lại trong cảng đến bất kỳ vị trí nào. Đây là thiết bị được dùng chủ yếu tại những cảng biển chưa có cầu cảng chuyên dụng với các thiết bị được lắp đặt riêng cho cầu cảng này. Cần cẩu loại này tuy hoạt động linh hoạt hơn nhưng tốc độ làm hàng hơi chậm. Thuật ngữ này còn được gọi là “portable unloader”
Molded breadth (chiều rộng theo khuôn): Chiều rộng lớn nhất của tàu được đo từ phía bên trong của tàu.
Mole (đê chắn sóng): Công trình kiến trúc được thiết kế để bảo vệ luồng vào cảng hoặc bảo vệ một khu vực của biển, thường là gần bờ, nhằm hạn chế sóng biển để tàu thuyền neo đậu, làm hàng, sửa chữa nhỏ, bảo dưỡng… được tốt hơn.
More in dispute if on board to be delivered (số lượng còn tranh chấp): Ghi chú trên vận đơn khi người giao hàng, người gửi hàng không đồng ý với tàu về số lượng kiện hàng, bao, chiếc… đã được kiểm đếm trên tàu.
More or less in charterer’s option (nhiều hơn hoặc ít hơn do người thuê vận chuyển chọn): Người thuê vận chuyển có quyền quyết định số lượng hàng sẽ bốc lên tàu biển trong phạm vi một số phần trăm nhất định (nhiều hơn hoặc ít hơn) của trọng lượng hoặc dung tích hàng quy định trong hợp đồng vận chuyển theo chuyển. Quyền lựa chọn này thường được sử dụng khi người thuê vận chuyển chưa thể biết chắc chắn số lượng hàng sẽ bốc lên tàu (có thể phải xem xét cụ thể hầm hàng của tàu, khả năng chuẩn bị hàng của người cung cấp hàng, mớn nước của cảng, cầu cảng…). Viết tắt là “molco” hoặc “MOLCO”.
More or less in owner’s option (nhiều hơn hoặc ít hơn do chủ tàu người vận chuyển chọn): Người vận chuyển có quyền quyết định số lượng hàng sẽ bốc lên tàu trong phạm vi một số phần trăm nhất định (nhiều hơn hoặc ít hơn) của trọng lượng hoặc dung tích hàng quy định trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Quyền lựa chọn này thường được sử dụng khi người vận chuyển không thể biết chính xác số lượng hàng mà tàu có thể chở căn cứ vào điều kiện thời tiết, mớn nước của cảng, cầu cảng, số lượng nhiên liệu, nước ngọt, đồ dự trữ… mà tàu cần có để thực hiện hợp đồng đã ký và hành trình tiếp theo. Viết tắt là “moloo” hoặc “MOLOO”..
Mother ship (tàu mẹ): Tàu biển loại lớn, thường thực hiện chặng hành trình chính là vượt đại dương. Ở hai đầu của hành trình có các tàu nhỏ hoặc sà lan phục vụ cho tàu này, như bốc hàng lên hay dỡ hàng xuống. Thuật ngữ này còn được dùng khi nói về tàu chở sà lan (barge carrying ship).
Moulded depth (chiều cao theo khuôn): Khoảng cách từ sống tàu (keel) tới boong cao nhất của tàu, tính đến phía trong của tôn vỏ (plate). Khi một boong nào đó được xác định, thì chiều cao là khoảng cách đến boong đó với cùng cách thức tính như trên (tính đến phía trong của tôn). Thuật ngữ này còn được gọi là “depth moulded”.
MTO (Người kinh doanh vận tải đa phương thức): Xem “multi-modal transport operator”.
Multi-modal transport (vận tải đa phương thức): Thuật ngữ này còn được gọi là “intermodal transport” hoặc “combined transport”. Xem “intermodal transport”.
Multi-modal transport operator (người kinh doanh vận tải đa phương thức): Người làm dịch vụ vận tải đa phương thức. Xem thêm “multi- modal transport”. Thuật ngữ này còn được gọi là combined transport operator”.
Multi-modal transportation vouchers (chứng từ vận tải đa phương thức): Văn bản do người kinh doanh vận tải đa phương thức phát hành, là bằng chứng của hợp đồng vận tải đa phương thức, xác nhận người kinh doanh vận tải đa phương thức đã nhận hàng để vận chuyển và cam kết trả hàng theo đúng những điều khoản của hợp đồng đã ký kết.
Multi-purpose cargo ship (tàu đa dụng): Tàu biển có thể chở được nhiều loại hàng khác nhau trên cùng một tàu hoặc chỉ chở đầy tàu một loại hàng thể chở kết hợp cả quặng, dầu và hàng rời trên tàu hoặc chỉ chở hết trọng tải riêng quặng, dầu hoặc hàng rời.
Multi-purpose crane (cần cẩu đa năng): Cần cẩu ở cầu cảng có khi năng bốc dỡ nhiều loại hàng hóa khác nhau, như hàng đóng bao, hàng để rời/hàng xá, hàng nặng, hoặc container. Cần cầu có được nhiều tác dụng như vậy là nhờ sự thay đổi thiết bị của cần cẩu phù hợp với tính chất hàng hóa. Ví dụ: Khi bốc dỡ hàng rời/hàng xá, móc cẩu được thay bằng gầu ngoạm.
Multi-purpose terminal (cầu cảng đa dụng): Cầu cảng thuộc cảng biển có khả năng xử lý và phân loại nhiều loại sản phẩm khác nhau như: hàng đóng bao, đóng kiện, pa-lét, hàng rời, hàng đề trần (không có bao bị). Những cầu cảng này thường được trang bị cần cẩu có sức nâng lớn, nhà kho có mái che để chứa hàng hóa không thể để ngoài trời. Một số cầu cảng, bến cảng loại này còn có các thiết bị phục vụ tàu rô – rô (roll-on roll-off).
Multi-skilled (đa kỹ năng): Những người được chứng nhận có thể thực hiện nhiều loại công việc.
Mutatis mutandis (mutatis mutandis): Những thay đổi cần thiết đang được thực hiện (liên quan tới Waybills).
VẦN N
Narrow the laycan (thu hẹp thời hạn tàu đến cảng bốc): Giảm số, giữa ngày đầu và ngày cuối của khoảng thời hạn mà tàu phải đến cảng ngày bốc hàng. Khi giao dịch cho thuê tàu để vận chuyển hàng, người vận chuyển thường muốn thời điểm tàu phải đến cảng nằm trong một khoảng thời gian dài để tránh rủi ro tàu đến muộn dẫn đến việc người thuê vận chuyển có thể hủy bỏ dứt hợp đồng. Trong khi đó, người thuê vận chuyển cần phải thu hẹp khoảng cách giữa ngày đầu và ngày cuối của khoảng thời gian này để có thể thu xếp cầu cảng, bến bãi, chuẩn bị hàng hóa… nên thường yêu cầu giảm khoảng thời hạn tàu đến cảng. Ví dụ, khi bắt đầu giao dịch cho thuê tàu, người vận chuyển đề nghị “laycan 5 – 25/10/2018”. Người thuê vận chuyển yêu cầu thu hẹp khoảng thời gian này. Sau đó, căn cứ vào hoạt động của tàu mà người vận chuyển thu hẹp dần “laycan”. Khi kết thúc giao dịch, khoảng thời gian này thường được giới hạn trong khoảng 5-7 ngày, ví dụ, 7-12/10/2018, hoặc 16-23/10/2018.
National Association of Warehouse Keepers (hiệp hội các nhà kinh doanh kho): Viết tắt là NAWK.
Nationality certificate (Giấy chứng nhận quốc tịch): Thuật ngữ này còn được gọi là “certificate of registry”. Xem “certificate of registry”.
Nautical mile (hải lý, dặm biển): Đơn vị đo khoảng cách trên biển, bằng 1,852km. Trái đất tròn nên các tàu biển đi từ A đến B là một cung. Độ dài cung đường ấy, trong hàng hải tính bằng hải lý. Thuật ngữ này còn gọi là “international nautical mile” (dặm biển). Hải lý hoặc dặm biển là độ dài của cung kinh tuyến trên bề mặt trái đất, tương ứng với một phút góc trên đường tròn của nó. Như vậy: 1 hải lý=40km/(360 x 60) = 1,852km.
Nautical publication (ấn phẩm hàng hải): Tập hợp tài liệu, sổ tay, sách báo… mà tàu phải trang bị để dùng cho người đi biển theo quy định của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển (SOLAS).
Negligence clause (điều khoản về sơ suất): Điều khoản trong vận đơn hoặc hợp đồng vận chuyển theo chuyến cho phép chủ tàu hoặc người vận chuyển được miễn trách nhiệm về mất mát, hư hỏng hàng hóa do hành vi sơ suất của người làm công hay đại lý của họ (chủ tàu hoặc người vận chuyển).
Net (lưới bốc dỡ hàng): Dụng cụ dùng để giữ cho hàng không bị di chuyển trong khi cần cẩu đưa hàng lên xuống tàu. Dụng cụ này là một chiếc lưới bện bằng dây thừng, chão, cáp, dây sắt… có dây chắc khỏe với kích thước lớn hơn bao quanh để có thể chịu được trọng lực khi nhấc hàng hóa; ở 4 góc lưới có 4 lỗ để đưa móc cần cẩu vào. Chỉ những loại hàng hóa chịu được sức ép, lực nén mà không bị hư hỏng mới có thể được bốc dỡ bằng dụng cụ này. Thuật ngữ này còn được gọi là “cargo net”.
Net capacity (trọng tải hữu ích): Số lượng hàng tính bằng tấn mà tàu có thể chở trong vùng nước mặn ở mạn khô mùa hè (Summer freeboard). Thuật ngữ này còn được gọi là “cargo deadweight”, “cargo carrying capacity” hay “useful deadweight tonnage”.
Net deadweight (trọng tải tịnh, trọng tải thuần): Trọng tải để chở hàng hóa, không tính các thứ khác như nước, dầu mỡ, phụ tùng, thuyền viên, hành lý, nước dằn…
Net ton (tấn tịnh): Tấn có trọng lượng bằng 2.000 cân Anh (pound), còn gọi là “tấn ngắn” (short ton) – 907,2kg.
Net weight (trọng lượng tịnh): Trọng lượng hàng hóa không bao gồm bao bì.
Neutral air waybill (vận đơn hàng không trung tính): Vận đơn hàng không tiêu chuẩn, không có ký hiệu nhận dạng của người phát hành vận đơn dưới mọi hình thức.
New Jason clause (điều khoản New Jason): Điều khoản thường được đưa vào hợp đồng vận chuyển theo chuyến và vận đơn, trong đó quy định chủ tàu được quyền đòi lại tiền đóng góp cho tổn thất chung ngay cả khi tổn thất xảy ra là do điều khiển tàu bất cẩn. Sở dĩ cần phải có điều khoản này xuất phát từ một quyết định của tòa án Mỹ không cho phép chủ tàu được đòi bồi thường từ tổn thất chung do hành vi bất cẩn của thuyền trưởng trong việc điều khiển tàu trong khi luật Mỹ lại miễn cho chủ tàu trách nhiệm đối với mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa do hành vi bất cần khi điều khiển tàu.
New York Produce Exchange Charter Party (hợp đồng mẫu NYPE). Mẫu hợp đồng thuê tàu định hạn được Sở Giao dịch New York thông qua Viết tắt là “N.Y.P.E.” hoặc “NYPE”.
Newbuilding (tàu mới đóng): Tàu biển vừa mới đóng xong, chưa bàn giao cho chủ tàu. Thông thường, tàu chưa được đặt tên mà vẫn mang tên gọi của xưởng đóng tàu.
Newsprint (cuộn giấy in báo): Giấy sử dụng cho việc in báo, được vận chuyển dưới dạng cuộn và thường được bốc dỡ tại các cảng và bến cảng có sử dụng xe tải với thiết bị nâng kèm theo các thanh cặp để kẹp cuộn giấy.
Nipponore (mẫu hợp đồng Nipponore): Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến dùng để chở quặng do Sở Giao dịch Hàng hải Nhật Bản phát hành.
No commercial value (không kê khai giá trị hải quan): Khi trên vận đơn không kê khai giá trị hàng hóa để làm thủ tục hải quan (do hàng hóa không vì mục đích thương mại).
No show (bỏ chỗ): Người đã giữ tải trên tàu bay nhưng không sử dụng mà cũng không huỷ việc giữ chỗ đó.
No value declared (không kê khai giá trị): Khi trên vận đơn không ghi giá trị vận chuyển.
Nominate a ship (chỉ định tàu): Xác định, xác nhận tàu biển… cho một chuyến cụ thể.
Nominated (hàng chỉ định): Lô hàng đã được xác định trước về mặt thu xếp vận chuyển.
Non-conference line (hãng tàu độc lập): Thuật ngữ này còn được gọi là “independent line” hay “outsider”. Xem “independent line”.
Non-durable goods (hàng hóa mau hỏng): Hàng hóa mà khả năng sử dụng thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian dưới 3 năm (như thực phẩm và một số mặt hàng nhanh hỏng khác).
Non-hygroscopic cargo (hàng không hút ẩm): Hàng không hấp thụ chất lỏng (nước, hơi nước…) và không bị thay đổi trọng lượng trong quá trình đi biển. Tuy vậy, loại hàng này dễ bị ngưng tụ hơi nước trên bề mặt nên thường bị hư hỏng do nguyên nhân này (ngưng tụ hơi nước).
Non-IATA air carrier (người chuyên chở không phải là thành viên LATA): Người vận chuyển không phải là thành viên của IATA nhưng cũng có thể có hợp đồng công nhận chứng từ với các thành viên của LATA.
Non-negotiable bill of lading (vận đơn không chuyển nhượng được): Vận đơn không phải là vận đơn gốc, do đó không thể sử dụng để chuyển nhượng quyền sở hữu đối với số hàng hóa được ghi trên vận đơn.
Non-reversible laytime (thời hạn làm hàng không bù trừ): Thuật ngữ dùng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyển (voyage charter party), có nghĩa là thời gian làm hàng tại cảng nhận hàng và cảng trả hàng được tính riêng biệt cho từng cảng (không lấy thời gian tiết kiệm được ở càng này để bù vào thời gian bị kéo dài ở cảng kia). Sở dĩ như vậy vì, theo tập quán hàng hải, mức tiền thưởng thường bằng nửa mức tiền phạt nên thời gian có thể bằng nhau nhưng số tiền lại khác nhau.
Non-shipment (không bốc hàng): Tình trạng không xếp được hàng lên tàu biển để vận chuyển.
Non-sked (không thường lệ): Ký hiệu viết tắt có nghĩa là hãng hàng không hoặc chuyến bay không thường lệ.
Non-stop fight (chuyến bay không dừng): Chuyến bay từ điểm khởi hành đến điểm đến không dừng lại trên đường bay.
Non structural igloo (hộp hình vòm không đáy): Hộp cấu tạo chắc hình vòm không đáy làm bằng sợi thủy tinh, kim loại, hoặc các vật liệu thích hợp khác.
Non-vessel operating common carrier (người vận chuyển không có tàu): Người hoặc công ty (thường là đại lý giao nhận) không sở hữu hay khai thác tàu nhưng ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa với hãng tàu biển để vận chuyển hàng cho bên thứ ba và thường phát hành vận đơn thứ cấp (house bill of lading). Viết tắt là “n.v.o.c.c.”. Thuật ngữ này còn được gọi là “non-vessel owning carrier”, viết tắt là “n.v.o.c.” hay “n.v.o.”.
Non-vessel owning common carrier (người vận chuyển thông thường không có tàu): Thuật ngữ này còn được gọi là “non-vessel operating common carrier”. Xem “non-vessel operating common carrier”.
Norgrain (mẫu hợp đồng Norgrain): Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến sử dụng để vận chuyển ngũ cốc từ Mỹ và Canada, do Hiệp hội Môi giới và Đại lý tàu (Mỹ) phát hành; tên đầy đủ là “North American Grain Charterparty”.
Normal rate (giá cước thông thường): Giá cước tính đủ đối với hàng hóa thông thường trọng lượng dưới 45kg (vận chuyển hàng không).
Not always afloat but safe aground (không luôn luôn nổi nhưng chọn đây an toàn): Một điều khoản trong hợp đồng vận chuyển theo chuyển (voyage charter-party) quy định rằng người thuê vận chuyển có quyền chỉ định tàu đến cảng mà ở đó đáy tàu có lúc có thể tiếp xúc trực tiếp với đáy biển hoặc đáy sông nhưng tàu vẫn an toàn.
Not otherwise specified – N.O.S. (không mô tả khác được): Thuật ngữ này có nghĩa là một số loại nhất định của hàng hóa không được mỗi dưới dạng hay danh mục khác.
Note protest (lập kháng nghị hàng hải): Thuyền trưởng lập một văn bản và xuất trình trước công chứng viên (cơ quan công chứng) hoặc trước cơ quan có thẩm quyền tại cảng hoặc khu vực mà tàu đến (hoặc ghé vào), nêu rõ tàu đã gặp phải những tình huống vượt quá khả năng kiểm soát của thuyền trưởng, chẳng hạn như thời tiết xấu có thể gây ra hư hỏng cho tàu hay hàng hóa, hay tàu bị đâm va với tàu khác… Thuyền trưởng cần phải lập văn bản này để bảo vệ quyền lợi của chủ tàu, người vận chuyển, để chứng minh sự thật khách quan và để có thể được miễn trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hóa, hay thiệt hại của tàu biển, thuyền viên.
Notice of non-delivery (thông báo không giao được hàng): Báo cáo gửi cho người phát hành vận đơn hàng không về sự cố ảnh hưởng đến việc vận chuyển hay việc giao lô hàng đó.
Notice of readiness (thông báo sẵn sàng): Văn bản gửi cho người thuê vận chuyển, người giao hàng, người nhận hàng hoặc người khác theo quy định của hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc hợp đồng mua bán hàng hóa, thông báo rằng tàu đã đến cảng hoặc cầu cảng và sẵn sàng về mọi mặt để bốc hoặc dỡ hàng (tùy từng trường hợp cụ thể theo thỏa thuận trong hợp đồng).
Notice of redelivery (thông báo trả tàu): Văn bản do người thuê tàu định hạn gửi cho chủ tàu khi sắp hết thời hạn thuê tàu, thông báo ngày sẽ bàn giao lại tàu cho chủ tàu. Hợp đồng thuê tàu định hạn thưởng quy định thông báo làm nhiều lần vào những khoảng thời gian nhất định để việc trả tàu và nhận lại tàu được thuận tiện.
Notification of arrival (thông báo hàng đến): Thông báo bằng văn bản do người giao hàng gửi cho người nhận hàng về việc hàng đã đến nơi (vật chuyển hàng không).
Notification to captain (thông báo cho cơ trưởng): Tài liệu do các bộ phận chất xếp hàng hóa chuẩn bị để thông báo cho cơ trưởng của tàu bay tất cả các loại hàng hóa đặc biệt xếp lên tàu bay.
Notify address (địa chỉ phải thông báo): Tên người và địa chỉ của người hay một bên khác với người nhận hàng thứ nhất mà họ phải được thông báo về việc hàng đến theo lệnh của người gửi hàng (vận chuyển hàng không).
Notify party (địa chỉ thông báo): Tên, địa chỉ, số Tel… ghi trên vận đơn (đường biển) (thường là ghi ở một ô trên vận đơn) của cá nhân hay tổ chức được hãng tàu hay đại lý tàu biển thông báo về việc hàng đến cảng trả hàng (cảng dỡ hàng). Người nhận thông báo hàng đến có thể là đại diện cho người nhận hàng để thu xếp thủ tục nhận hàng và vận chuyển về kho cho họ, hoặc là ngân hàng (để khống chế chứng từ, bảo đảm việc thanh toán tiền hàng) hay là bạn hàng có chung lô hàng, v.v. Nếu người được thông báo cũng đồng thời là người nhận hàng thì ở ô “notify party thường ghi là “giống như người nhận hàng” (same as consignee).
Nubaltwood (1. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến mẫu Nubaltwood: 2 Mẫu vận đơn theo hợp đồng Nubaltwood): 1. Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến do Phòng Hàng hải Vương quốc Anh (Chamber of Shipping of the United Kingdom) phát hành, được sử dụng để vận chuyển gỗ từ vùng Baltic và Na Uy đến Vương quốc Anh và Cộng hòa Ai Len (Ireland). 2. Mẫu vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến do Phòng Hàng hải Vương quốc Anh (Chamber of Shipping of the United Kingdom) phát hành, được sử dụng để vận chuyển gỗ từ Baltic và Na Uy đến Vương quốc Anh và Cộng hòa Ai Len (Ireland).
Nuclear ship (tàu hạt nhân): Tàu có thiết bị năng lượng hạt nhân để tạo lực đẩy cho tàu.
Nuvoy (hợp đồng mẫu Nuvoy). Hợp đồng vận chuyển theo chuyển dùng để chở nhiều loại hàng hóa khác nhau do Phòng Ngoại thương Anh (British Chamber of Foreign Trade) phát hành.
Nuvoybill (vận đơn theo mẫu hợp đồng Nuvoy): Vận đơn được ký phát theo hợp đồng vận chuyển theo chuyển mẫu Nuvoy.
VẦN O
OBN (ghi chú đã bốc lên tàu biển): Viết tắt của on board notation”. Xem “on board notation”.
Obnoxious cargo (hàng có mùi khó chịu): Hàng hóa nặng mùi
Obsolete inventory (hàng tồn kho lỗi thời): Lượng hàng tồn kho không còn nhu cầu trên thị trường, tình trạng hàng tồn kho hết hạn sử dụng. Giá trị mất đi bởi việc phát triển sản phẩm mới đặt các hàng tồn kho cũ vào tình trạng mất lợi thế cạnh tranh.
Ocean freight (cước vận chuyển đường biển). Số tiền phải trả để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển).
Ocean waybill (giấy gửi hàng đường biển): Thuật ngữ này còn được gọi là “sea waybill”, “waybill” hay “liner waybill”. Xem “liner waybill”.
Off hire (trừ tiền thuê): Tiền thuê tàu (hire money) không được tính (theo hợp đồng thuê định hạn) cho một khoảng thời gian nào đó theo quy định của hợp đồng, ví dụ như tàu bị hỏng máy, tàu không được rời cảng do thiếu thuyền viên…
Off hire survey (giám định khi trả tàu): Giám định thực hiện khi người thuê tàu trả tàu biển cho chủ tàu sau khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng thuê định hạn. Việc giám định nhằm xác định tình trạng con tàu có giống như khi giao tàu hay không (trừ những hao mòn tự nhiên), xác định số lượng dầu còn lại trên tàu để so sánh với số lượng dầu khi nhận tàu… Theo thỏa thuận, tàu có thể được giám định do một giám định viên duy nhất hoặc mỗi bên chỉ định một giám định viên riêng. Chi phí giám định do ai chịu và thời gian giảm định có tính là thời gian thuê tàu hay không được quy định trong hợp đồng.
Official number (số đăng ký): Số hiệu, mã hiệu mà cơ quan đăng ký tàu biển của một quốc gia (hay vùng lãnh thổ) cấp cho tàu khi đăng ký nhằm mục đích quản lý, nhận dạng tàu.
Offshore (thuê/mua ngoài từ quốc gia khác): Việc sử dụng một nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài (sản xuất hoặc quy trình kinh doanh) tại một quốc gia khác được gọi là thuê/mua ngoài từ quốc gia khác.
Oil barrge (sà lan dầu): Sà lan được thiết kế để vận chuyển dầu.
Oil/bulk/ore carrier (tàu chở quặng/hàng rời/ dầu mỏ): Tàu được thiết kế để có thể chở dầu, hàng rời và quặng.
Oil port (cảng dầu): Cảng mà hàng hóa thông qua chủ yếu hoặc duy nhất là dầu. Cầu cảng có mớn nước sâu để những tàu dầu cỡ lớn có thể cập bến, có các bồn chứa dầu và có thể có cơ sở lọc dầu.
Oil terminal (cầu cảng chuyên dụng bốc dỡ dầu): Cầu cảng tại cảng biển chỉ dùng để bốc dỡ dầu hoặc chủ yếu là dùng để bốc dỡ dầu. Cầu cảng này thường có độ sâu lớn để có thể tiếp nhận các loại tàu chở dầu cỡ lớn. Ở khu vực cầu cảng chuyên dụng loại này thường có các kho (bể) chứa dầu và có thể có cơ sở lọc dầu cỡ lớn.
On board bill of lading (vận đơn hàng đã bốc lên tàu): Thuật ngữ này còn được gọi là “shipped on board bill of lading” hoặc “shipped bill of lading”. Xem “shipped bill of lading”.
On board notation (ghi chú đã bốc lên tàu biển). Xác nhận tình trạng hàng hóa đã được bốc lên tàu. Ví dụ, nhóm từ “clean on board” in hoặc đóng dấu trên vận đơn được gọi là “ghi chú đã bốc lên tàu biển”.
On hire survey (giám định khi nhận tàu): Việc kiểm tra tàu biển được thực hiện khi chủ tàu giao tàu cho người thuê tàu định hạn vào lúc bắt đầu thời gian thuê tàu. Việc kiểm tra này nhằm xác định tình trạng của tàu để có thể so sánh với tình trạng của tàu khi hết thời hạn thuê. Số lượng nhiên liệu được xác định để so sánh với số lượng ghi trong hợp đồng, nếu có. Các bên trong hợp đồng có thể cùng nhau thỏa thuận một người duy nhất làm giám định cho tàu hoặc có thể mỗi bên chỉ định một giám định viên để kiểm tra tàu. Thỏa thuận về việc ai phải trả phí giám định và thời gian giám định có tính là thời gian thuê tàu hay không được ghi trong hợp đồng.
On line (trực tuyến): Thuật ngữ trong máy tính chỉ các tác nghiệp đang được thực hiện thông qua việc sử dụng hệ thống máy tính.
On order (theo đơn hàng): Đơn hàng đã được đặt nhưng chưa chuyển đến nơi nhận hoặc đến cửa hàng. Nó bao gồm các đơn hàng mở (open purchase order), bao gồm nhưng không giới hạn trong những đơn hàng trong quá trình vận chuyển, đơn hàng đang được xếp (pick) và đơn hàng đang được xử lý bởi bộ phận dịch vụ khách hàng.
On-carriage (vận chuyển tiếp): Tiếp tục vận chuyển hàng từ cảng hay nơi hàng được dỡ ra khỏi tàu biển đến một nơi nào đó bằng một phương tiện vận tải khác như tàu hỏa, ô tô, sà lan… Chặng vận chuyển tiếp theo này thường được người vận chuyển đường biển thu xếp bằng một hợp đồng phụ (sub-contract) với một công ty khác. Điều quan trọng đối với người gửi hàng, người giao hàng hay người nhận hàng là cần biết ai là người chịu trách nhiệm trong trường hợp có xảy ra hư hỏng, mất mát hàng hóa.
On-carrier (người vận chuyển tiếp theo): Người hoặc công ty ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ nơi trả hàng hoặc cảng trả hàng (port of discharge) sau khi tàu biển dỡ hàng, đến một nơi khác, thường là trên đất liền, bằng phương tiện vận tải khác như ô tô, tàu hỏa hoặc bằng đường thuỷ, như sà lan.
On-carry (vận chuyển tiếp): Vận chuyển hàng hóa từ cảng hay nơi trả hàng sau khi hàng được dỡ ra khỏi tàu biển để vận chuyển đến nơi đến cuối cùng (thường là trong phạm vi một nước) bằng phương thức vận tải khác như ô tô, tàu hỏa hay sà lan.
On-demand (theo nhu cầu): Những công việc được thực hiện theo nhu cầu. Thuật ngữ này thường được dùng để mô tả những sản phẩm được sản xuất hoặc lắp ráp khi có đơn hàng.
On-forwarding (chuyển tiếp): Thu xếp vận chuyển hàng từ càng trả hàng (cảng dỡ hàng) đến nơi đến cuối cùng, sau khi hàng được dỡ ra khỏi tàu biển.
On-line carriage (vận chuyển trực tiếp): Việc vận chuyển hàng hóa chỉ trên các đường bay của một người vận chuyển.
On-line charge (cước vận chuyển trực tiếp): Khoản thu áp dụng cho việc vận chuyển chỉ trên các đường bay của một người vận chuyển.
On-line receiving (nhận hàng trực tuyến). Một hệ thống theo độ máy tính được đặt tại khu vực nhận hàng và người điều hành hệ thống sẽ nhập dữ liệu từng mặt hàng vào hệ thống ngay khi hàng được dỡ ra khỏi phương tiện vận chuyển.
On deck (trên boong tàu biển): Vị trí sắp đặt của hàng hóa trên boong tàu, nếu có.
Once demurrage, always on demurrage (một khi đã bị phạt thì luôn luôn bị phạt): Thời gian bị phạt không loại trừ những khoảng thời gian không tính vào thời hạn làm hàng (excepted period) nêu trong hợp đồng. Ví dụ, thời hạn làm hàng hết vào lúc 23.30h ngày 12/5/2018, tàu tiếp tục làm hàng vì chưa xong hàng. Ngày 13/5 không làm hàng vì trời mưa cả ngày nhưng vẫn tính cả ngày 13/5 là thời gian bị phạt.
Open conference (công hội mở): Công hội tàu chuyên tuyến không yêu cầu hội viên của mình bỏ phiếu quyết định việc gia nhập công hội của các hội viên mới, tức là hội viên mới có thể gia nhập công hội mà không cần phải có sự đồng ý của các hội viên hiện hữu (các hãng tàu đang là hội viên).
Open policy (hợp đồng bảo hiểm bao): Hợp đồng bảo hiểm trọn gói, được áp dụng đối với đối tượng bảo hiểm là một loại hàng hóa hoặc một số hàng hóa mà người được bảo hiểm gửi đi hoặc nhận được trong một thời gian nhất định. Người bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm bao có nghĩa vụ cấp đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm cho mỗi chuyến hàng hoặc cho từng đơn vị hàng hóa theo yêu cầu của người được bảo hiểm.
Open rate (đơn giá cước mở): Cước phí cho một đơn vị hàng hóa đối với số lượng hàng hóa xếp thêm vượt quá một định mức nào đó (về số lượng) được thỏa thuận cho một hoặc nhiều tàu cụ thể giữa người gửi hàng hoặc người giao nhận với hãng tàu chuyên tuyến hay công hội tàu chuyên tuyến. Giá cước này thấp hơn giá mà hãng tàu hay công hội công bố và thường được áp dụng cho những chuyến hàng của một loại hàng nào đó từ một cảng nhận hàng đến một cảng trả hàng. Ví dụ: Hàng hóa là các kiện đay vận chuyển từ cảng A đến cảng B, được thỏa thuận là nếu xếp vượt quá 3.000m, thì từ mét khối thứ 3.001 đến 3.500 được hưởng đơn giá cước 32 USD/m3 trong khi mức cước công bố là 36 USD/m3.
Open rate cargo (hàng có đơn giá cước mở): Hàng được hưởng “đơn giá cước mở” (open rate). Xem “open rate”.
Open top container (container mở phía trên): Loại container đường biển mà phía trên được che bằng vải bạt chứ không phải là loại có mái cứng như container thông thường – loại đa dụng (general purpose container). Loại container này thường dùng để chở loại hàng hóa có thể đóng trong container và chở bằng tàu container nhưng khó đưa hàng hóa vào các cửa phía bên của container mà nếu đưa vào từ phía trên xuống sẽ thuận tiện hơn, ví dụ như gỗ xẻ hay sắt vụn. Ngoài ra, với loại hàng hóa quá cao, không thể chở bằng loại container thông thường, cũng được vận chuyển bằng loại container mở nắp phía trên. Loại container này cũng thường có các cửa mở phía bên để việc bốc dỡ hàng được thuận tiện hơn. Về giá cước, container mở nắp phía trên thường có cước phí cao hơn loại container thông thường. Thuật ngữ này viết tắt là “open tops”.
Operating weight (trọng lượng khai thác): Trọng lượng cất cánh và hạ cánh tối đa theo thiết kế của tàu bay có thể được điều chỉnh hoặc giảm bớt tùy thuộc vào những điều kiện của sân bay cất hạ cánh. Trọng lượng thiết sân bay, các yếu tố về gió, nhiệt độ, vật cản và các quy định về tiếng ồn.
Operate a ship (quản lý và khai thác tàu biển): Điều hành tàu biển trên hai lĩnh vực chủ yếu là kỹ thuật và thương mại. Lĩnh vực kỹ thuật bao gồm việc thu xếp bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, trang thiết bị của tàu để tàu hoạt động bình thường, sắp đặt hàng hóa trên tàu an toàn và có hiệu quả, thuê thuyền viên. Lĩnh vực thương mại thường bao gồm việc thu xếp hàng hóa cho tàu, giao dịch, đàm phán về giá cước vận chuyển, giá nhiên liệu và chỉ định đại lý cho tàu tại những cảng mà tàu ghé vào…
Order batching (nhóm các đơn hàng): Việc lựa chọn và gom các đơn hàng thành một nhóm trước khi gửi đến nhà sản xuất.
Order fulfillment (hoàn thiện đơn hàng): Tập hợp nhu cầu của các khách hàng khác nhau và đáp ứng nhu cầu đó thông qua việc giao hàng đúng với nhu cầu của khách hàng trong thời gian sớm nhất có thể được. Ví dụ: một trang điện tử bán hàng qua mạng trong một giờ có thể nhận được 100 đặt hàng khác nhau, trong đó bao gồm cả quần áo trẻ em, máy nghe nhạc, vở viết, đĩa USB, bộ đồ chơi mô hình lắp ráp… Với mỗi sản phẩm đó, lại có những yêu cầu chi tiết hơn, ví dụ quần áo cỡ bao nhiêu, họa tiết gì, màu gì, chất liệu nào, hoặc đĩa USB của nhà sản xuất nào, dung lượng bao nhiêu GB… Việc đáp ứng những yêu cầu khác nhau đó thể hiện tính cả biệt hóa cao độ, đòi hỏi có người xử lý nắm được chính xác nguồn hàng, vị trí, tính chất và chức năng của sản phẩm.
Order fulfillment center (trung tâm hoàn thiện đơn hàng): Nơi xử lý và hoàn thành một đơn hàng nào đó. Ở đó, các hoạt động cá biệt hóa (customization) được thực hiện với quy mô lớn, tốc độ cao và độ phức tạp nhiều. Ngoài việc tìm được đúng sản phẩm, trung tâm có thể thực hiện thêm các chức năng như lắp ráp, kết hợp đơn hàng (nếu một người mua đặt mua nhiều sản phẩm khác nhau), đóng gói, dán nhãn và chuyển đến bộ phận vận chuyển. Khái niệm trung tâm hoàn thiện đơn hàng ra đời trên nền tảng của phát triển thương mại điện tử, hưởng đến việc giao hàng trực tiếp đến tay người tiêu dùng theo mô hình B2C. Thuật ngữ này còn gọi là “center of order fulfillment”. Xem thêm: “order fulfillment”.
Order interval (độ trễ đơn hàng): Khoảng thời gian giữa hai lần đặt hàng.
Order point – order quantity system (điểm đặt hàng – phương pháp đặt hàng định lượng): Một phương pháp quản lý tồn kho theo đó việc đặt hàng theo lô sẽ xảy ra vào bất kỳ thời điểm nào số lượng hàng tồn kho thực tế giảm xuống đến mức đã xác định trước được gọi là “điểm đặt hàng”.
Order party (bên ra lệnh): Bên thực hiện quyền đối với một việc nào đó. ví dụ ký lệnh chuyển nhượng vận đơn, lệnh giao hàng…
Orders (chỉ thị chuyến tàu): Những chỉ dẫn, mệnh lệnh, thông báo… cho chuyến tiếp theo mà chủ tàu biển, người vận chuyển hoặc người khai thác tàu gửi cho thuyền trưởng. Những thông tin này thường bao gồm tên cảng dự định nhận hàng, cảng lấy nhiên liệu và cảng trả hàng cùng với tên, địa chỉ, số Tel… của đại lý tàu biển tại mỗi cảng, chi tiết hàng hóa, lịch trình cấp nhiên liệu cho tàu, yêu cầu về thông báo thời gian tàu dự tính đến cảng. Tình trạng tàu chưa biết chuyển tiếp theo sẽ đi đâu được gọi là “đang đợi chỉ thị” và thuyền trưởng có thể được yêu cầu tiếp tục neo đậu hoặc di chuyển về hướng hay khu vực mà chủ tàu, người vận chuyển hay người khai thác tàu dự tính sẽ tìm được hàng cho tàu.
Ore pellet carrier (tàu chở quặng nghiền): Tàu chở hàng rời, chủ yếu để vận chuyển quặng sắt đã qua xử lý thành các hạt nhỏ. Loại hàng này có đặc tính tự bốc cháy và do vậy, tàu phải được trang bị các thiết bị chữa cháy phù hợp.
Ore/bulk/oil carrier (tàu chở quặng/hàng rời/dầu): Tàu đa dụng loại lớn, được thiết kế để chở quặng, hàng rời và dầu nhằm giảm bớt thời gian tàu lẽ ra phải chạy không hàng (in ballast) nếu như tàu chỉ hạn chế trong việc vận chuyển một loại hàng. Quặng, hàng rời có thể được xếp vào các hầm hàng ở giữa và nếu có dầu sẽ được bơm vào các két ở hai bên. Loại tàu này đôi khi còn được gọi là tàu chở hàng rời/chở dầu (bulk oil carrier) hoặc gọi là tàu chở dầu/hàng rời/quặng (oil/bulk/ore carrier). Viết tắt là “o.b.o.”.
Orecon (hợp đồng mẫu Orecon): Mẫu hợp đồng vận chuyển theo chuyến do Tổ chức Hàng hải quốc tế và Baltic (BIMCO) soạn thảo, được sử dụng để vận chuyển quặng từ Scandinavia đến Ba Lan.
Original bill of lading (vận đơn gốc): Vận đơn bản chính có chữ ký của người vận chuyển, đại lý của họ, thuyền trưởng hoặc đại lý của thuyền trưởng và dùng để định đoạt, nhận hàng tại nơi đến quy định trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa. Xem thêm “bill of lading”.
Original equipment manufacturer – OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc): nhà sản xuất mua hoặc liên kết với nhà cung cấp sản phẩm khác đã Một đưa vào sản phẩm của mình. Thuật ngữ này còn có nghĩa là những sản phẩm được cung cấp cho OEM hoặc bán như là một phần của cả dây truyền. Ví dụ, một động cơ có thể được bán cho một OEM để dùng làm nguồn điện cho chính sản phẩm của OEM đó.
Origin (điểm xuất phát): Điểm khởi đầu, ví dụ như quốc gia xuất phát, là địa điểm của nhà sản xuất hay điểm khởi đầu của việc vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển.
Out of gauge (hàng quá khổ). Hàng hóa có kích thước vượt quá kích thước của container nên không thể vận chuyển bằng container. Viết tắt là “o.o.g.”.
Outbound logistics (logistics đầu ra): Quá trình vận chuyển, lưu giữ, giao nhận hàng hóa từ doanh nghiệp ra bên ngoài đến các đối tác tiếp nhận – hàng hóa (sản phẩm) từ một điểm chạy về nhiều điểm (nhà phân phối khác nhau). Đây là một cách gọi khác của logistics phân phối. Công việc điển hình của logistics đầu ra là phân phối sản phẩm…
Outport (cảng dự bị): Cảng được sử dụng không thường xuyên hoặc trung chuyển hàng hóa của một hãng vận tải biển hoặc hãng thành viên của công hội tàu chuyên tuyến. Cước phí vận chuyển hàng đến những cảng này đôi khi có thêm phần phụ phí gọi là phụ phí cảng dự bị (outport additional).
Outsider (hãng tàu độc lập): Thuật ngữ này còn được gọi là “independent line” hay “non-conference line”. Xem “independent line”.
Outsource (thuê ngoài): Việc tận dụng một nhà cung cấp thứ ba để thực hiện dịch vụ mà trước đây được thực hiện trong nội bộ doanh nghiệp, dụ như việc sử dụng trung tâm dịch vụ khách hàng, thuê phương tiện vận chuyển sản phẩm…
Outturn (dỡ hàng): Thuật ngữ nói về việc đưa hàng hóa ra khỏi tàu biển nhưng thường chủ yếu là muốn lưu ý hay muốn nói đến tình trạng chất lượng hay số lượng của hàng hóa, như hàng hóa có bị hư hỏng hay không, số lượng hàng nhiều hơn hay ít hơn so với số lượng ghi trong bản lược khai hàng hóa (manifest).
Outturn report (báo cáo về hư hỏng, thừa thiếu hàng): Văn bản do công ty bốc dỡ hàng hóa làm, trong đó ghi tình trạng hàng hóa dỡ từ tàu biển cùng với các ghi chú về số lượng hàng hóa (đủ hay ít hơn, nhiều hơn) so với bản lược khai hàng hóa.
Outturn weight (trọng lượng hàng hóa khi dỡ hàng): Trọng lượng hàng hóa được xác định khi dỡ ra khỏi tàu biển. Giá cước vận chuyển một số loại hàng rời/hàng xá đôi khi được tính trên cơ sở trọng lượng này.
Over-clamp (kẹp quá chặt): Cặp một cuộn giấy bằng các thanh cặp với áp lực quá mức cần thiết trong khi di chuyển bằng xe nâng hàng chuyên dụng làm cho cuộn giấy bị méo, hai đầu cuộn giấy biến dạng, không còn hình dáng ban đầu (hình tròn). Vì vậy, ảnh hưởng đến giá trị sử dụng của cuộn giấy.
Over-consumption (lượng dầu tiêu thụ quá định mức): Lượng dầu nặng (fuel oil) mà tàu biển tiêu thụ vượt quá định mức đã thỏa thuận cho một khoảng thời gian nhất định, ví dụ, hợp đồng thuê tàu định hạn quy định mức tiêu thụ dầu là 20 tấn/ngày, thực tế tiêu thụ 23 tấn/ngày. Hợp đồng thuê tàu định hạn thường có điều khoản quy định về số lượng dầu tối đa tiêu thụ mỗi ngày. Nếu tàu tiêu thụ một lượng dầu vượt quá mức quy định thì người thuê tàu định hạn có quyền khiếu nại chủ tàu về chi phí dầu mà tàu đã sử dụng thêm.
Over pivot rate (giá cước vượt sàn): Giá cước cho 1kg/1Lb thu trên trọng lượng vượt trọng lượng sàn.
Over pivot weight (trọng lượng vượt sàn): Trọng lượng vượt quá trọng lượng sàn.
Over stowage (xếp chồng): Đặt hàng hóa này lên trên hàng hóa khác trên tàu biển. Cần lưu ý để việc sắp đặt này không ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa hay an toàn của tàu và hàng trong quá trình đi biển.
Overage (hàng đỡ thừa): Hàng hóa được dỡ từ tàu vượt quá số lượng nêu trong bản lược khai hàng hóa.
Overall length (chiều dài tối đa): Thuật ngữ này còn được gọi là “length overall”. Xem “length overall”.
Overcarriage (chở hàng đi quả cảng dự định): Vận chuyển hàng đi quá cảng mà hàng dự định đến đó. Ví dụ: Cảng dỡ hàng (cảng trả hàng) của một lô hàng (chở từ Hong Kong) là Hải Phòng nhưng tàu đã vận chuyển đến cảng Đà Nẵng. Như vậy gọi là “overcarriage”.
Overheight cargo (hàng hóa quá cao): Hàng hóa đóng trong container vận chuyển bằng đường biển mở cửa nóc (phía trên) có chiều cao (của hàng hóa) vượt quá các xà ngang cao nhất của container. Hàng hóa như vậy thường gặp khó khăn trong việc xếp hàng trên tàu chở container vì không thể xếp container khác lên trên container có chứa hàng đó. Vì vậy, loại hàng quá khổ này thường phải chịu thêm các phụ phí trong cước phí vận chuyển.
Overlanded cargo (hàng dỡ nhầm cảng): Hàng hóa bị dỡ từ tàu biển xuống một cảng không phải là cảng dự định từ trước như đã ghi trong bản lược khai hàng hóa. Đại lý tàu biển – người thay mặt chủ tàu hoặc thay mặt người vận chuyển – căn cứ vào ký mã hiệu ghi trên hàng hóa để liên hệ với đại lý tại những cảng khác mà tàu ghé vào trong hành trình nhằm cố gắng xác định cảng mà lẽ ra lô hàng phải được dỡ tại đó. Trong nhiều trường hợp, sau một thời gian nhất định, những lô hàng bị dỡ nhầm cảng và không tìm được đúng cảng trả hàng (cảng dỡ) đã định có thể bị chính quyền cảng hay cơ quan có thẩm quyền bán đấu giá hoặc xử lý theo luật lệ của nước sở tại.
Overlanding (hàng dỡ nhầm cảng): Thuật ngữ này còn được gọi là “overlanded cargo”. Xem “overlanded cargo”.
Overload (chở quá tải): Bốc (load) lên tàu hoặc phương tiện vận tải khác một khối lượng hàng có trọng lượng vượt quá giới hạn mà luật pháp cho phép tàu hoặc phương tiện vận tải đó được vận chuyển.
Overside discharge (dỡ xuống sà lan, sang mạn): Do hàng từ tàu biển thẳng xuống sà lan bằng cần cẩu của tàu. Khi tàu do hàng theo cách này, người vận chuyển thường đưa vào hợp đồng điều khoản quy định rằng người thuê vận chuyển phải đảm bảo luôn luôn có đủ sà lan để tiếp nhận hàng, tránh chậm trễ cho tàu trong việc dỡ hàng.
Oversize (hàng quá khổ). Hàng hóa có kích thước của kiện hàng vượt qua kích thước có thể chất xếp của trang thiết bị chất xếp tàu bay. Overweight (quá tải): Vượt tải trọng cho phép.
Overtime (thời gian làm thêm): Thời gian ngoài giờ làm việc thông thường. Nếu công việc được tiến hành vào thời gian này thì phải trả tiền làm thêm giờ. Hợp đồng vận chuyển theo chuyển thưởng quy định tiến làm thêm giờ do bên có yêu cầu (làm thêm giờ) phải trả. Hợp đồng thuê tàu định hạn thường quy định tiền thuê tàu (hire) bao gồm cả tiền trà cho thời gian làm thêm giờ của thuyền viên.
Owner (chủ tàu): Dạng viết rút gọn của “shipowner” và được sử dụng tương đối phổ biến. Xem “shipowner”,
Owner’s agent (đại lý chủ tàu). Đại lý do chủ tàu người vận chuyển chỉ định và trả đại lý phí theo hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Owner’s broker (môi giới chủ tàu): Người môi giới thay mặt chủ tàu hoặc người vận chuyển trong giao dịch ký kết hợp đồng thuê tàu định hạn hoặc hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
VẦN P
P&I bunker deviation clause (điều khoản đi chệch đường để lấy dầu): Một điều khoản trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Theo đó, người vận chuyển có quyền cho tàu đi chệch khỏi tuyến đường đã thỏa thuận trong hợp đồng để lấy nhiên liệu.
Pand I insurance (bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu): Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu đối với bên thứ ba, bao gồm trách nhiệm liên quan đến hoạt động của tàu nhưng không được bảo hiểm trong bảo hiểm thân tàu (như mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa vận chuyển trên tàu thương tật do tai nạn của thuyền viên…) cũng như các chi phí mà chủ tàu có trách nhiệm phải trả. Bảo hiểm trách nhiệm của chủ tàu do các hội tương hỗ – hội của các chủ tàu – trong đó người bảo hiểm cũng đồng thời là người được bảo hiểm với nguyên tắc hoạt động là các chủ tàu giúp đỡ lẫn nhau, không thu lợi nhuận.
Pack out (đóng gói lại): Trong môi trường cần hoàn thành đơn hàng, hoạt động này liên quan đến việc đóng gói và pallet hóa các đơn vị hàng hóa khi đưa vào phân phối. Ví dụ: Một nhà cung cấp dịch vụ 3PL có thể nhận được các đơn hàng lắp ráp cần được đóng gói lại thành những gói bán lẻ, sau đó được đóng vào các thùng carton rồi pallet hóa trước khi phân phối.
Package limitation (giới hạn trách nhiệm cho mỗi kiện hàng). Số tiền tối đa mà người vận chuyển phải chịu trách nhiệm cho mỗi kiện hàng theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc tổn thất đối với hàng hóa. Số tiền tối đa này được các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.
Package timber (phương pháp xếp gỗ thành từng khối thống nhất) Phương pháp bốc gỗ lên tàu bằng cách xếp gỗ thành các khối lớn, đồng nhất, để có thể móc, kẹp và nâng hạ một cách nhanh chóng, hiệu quả khi bốc dỡ bằng các phương tiện vận tải chở gỗ hiện đại. Phương pháp này thay thế cho việc bốc dỡ gỗ từng khúc (từng cây gỗ) một trước đây.
Packing (bao bì): Thùng hoặc vỏ bọc ngoài mà hàng hóa chứa trong đó.
Packing list (phiếu đóng hàng): Danh sách thể hiện những mặt hàng được đóng gói cụ thể, thường được chuẩn bị bởi chủ hàng nhưng không bắt buộc đối với người vận chuyển. Thông thường, một bản sao sẽ được gửi cho người nhận hàng đề xác nhận khi hàng đến (vận chuyển hàng không).
Pallet (mâm hàng, khay hàng, cao bản, pa-lét): Khay phẳng, thường được làm bằng gỗ, đôi khi bằng sắt hoặc các vật liệu khác để hàng hóa như các hộp, thùng carton hoặc bao, túi có thể xếp cùng nhau trên khay. Mục đích sử dụng của khay là để thuận tiện cho việc di chuyển những hàng hóa loại này, chủ yếu bằng xe nâng hàng. Có nhiều mẫu thiết kế mâm hàng khác nhau, và 2 cỡ chính thường gặp là: cỡ theo tiêu chuẩn ISO có kích thước 1,0m x 1,2m và cỡ châu Âu 0,8m x 1,2m (vận chuyển đường biển). Trong vận chuyển hàng không, pallet là các bệ, khay (platform) trên đỏ, hàng hóa (thùng carton, hộp…) được xếp lên và sau đó được dùng để vận chuyển theo nhóm. Pallet có thể được làm từ gỗ hoặc vật liệu khác (composite…).
Pallet rack (kệ chứa pallet): Một hệ thống chứa hàng nhiều tầng được dùng trong việc tận dụng xếp hàng đã được pallet hóa thành nhiều tầng.
Pallet rules (các quy tắc trong vận chuyển chở pa-lét): Những quy định của công hội tàu chuyên tuyến áp dụng đối với hàng hóa đóng trong pallet vận chuyển bằng đường biển. Những quy định này bao gồm phương thức định giá cước, yêu cầu của công hội liên quan đến đặc điểm của pallet và cách thức hàng được xếp và chẳng buộc trên pallet.
Palletize (xếp hàng lên mâm): Công việc xếp hàng lên mâm.
Panama Canal Surcharge (phụ phí qua kênh đào Panama): Viết tắt là “PCS”.
Pandi Club (Hội P&I): Hội Bảo vệ và Bồi thưởng (P&I) – bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu. Viết đầy đủ là “Protection and Indemnity Club”. Thuật ngữ này còn được gọi là “protection and indemnity association”. Xem “protection and indemnity association”.
Paper clamp (thiết bị kẹp giấy): Thiết bị lắp vào xe nâng hàng dùng để bốc dỡ giấy cuộn. Hai “cánh tay” của thiết bị đưa vào để kẹp, giữ cuộn giấy trước khi nâng lên. Các mẫu thiết kế mới nhất của xe loại này có phần điều khiển lực ép lên cuộn giấy bằng điện tử phù hợp với chất lượng và trọng lượng cuộn giấy, tránh làm hư hỏng do bị kẹp quá chặt.
Paragraph ship (tàu cỡ giới hạn): Loại tàu dùng để vận chuyển hàng hóa. Sở dĩ có tên gọi như vậy vì quy phạm, quy tắc của một số quốc gia liên quan tới cấu trúc, trang thiết bị và thuyền bộ của tàu có những quy định khác nhau đối với tàu có dung tích toàn phần (gross tonnage) khác nhau. Những điểm khác biệt này được viết thành “từng phần riêng” (gọi là “paragraph”). “Paragraph ship” là loại tàu có dung tích toàn phần nhỏ hơn một con số giới hạn nào đó mà nếu vượt quá giới hạn này, tàu sẽ phải có các yêu cầu chặt chẽ hơn (về cấu trúc, trang thiết bị, thuyền bộ) và chỉ phí điều hành khai thác tàu cao hơn.
Paramount clause (điều khoản cơ bản): Thuật ngữ này còn được gọi là “clause paramount”. Xem “clause paramount”.
Parcel tanker (tàu chở nhiều loại hóa chất): Loại tàu chở hóa chất có thể chở đồng thời trên tàu nhiều loại chất lỏng chở xô (không đóng trong thùng) khác nhau. Tàu có nhiều két chứa hàng độc lập, bề mặt của kế thường được phù hoặc làm bằng thép không gi để đảm bảo chất lượng hàng hóa. Tàu có hệ thống các ống dẫn riêng để tránh hàng hóa bị nhiễm bản. Hàng hóa thường được vận chuyển bằng loại tàu này bao gồm: dầu dừa, dầu cọ, a-xít vô cơ và khí hóa lỏng (đã được làm lạnh).
Pareto (định luật Pareto): Một phương pháp để phân loại dữ liệu. Ví dụ, lỗi theo tần suất xuất hiện. Một cách phân tích so sánh các phần trăm luỹ tiến theo xếp hạng của chi phí, nguồn phát sinh chi phí, lợi nhuận hoặc các thuộc tỉnh khác để quyết định liệu một nhóm nhỏ các nhân tố có tác động không cân đối hay không. Ví dụ: Người ta xác định rằng khoảng 20 phần trăm các biến số độc lập chịu trách nhiệm tới 80 phần trăm các tác động.
Parts (bộ phận): Dùng với mục đích mô tả để áp dụng giá theo mặt hàng cụ thể trong vận chuyển hàng không. Các bộ phận này là bộ phận cơ bản cho sử dụng thông thường của vật phẩm chính hoặc là bộ phận cấu thành của vật phẩm đó. Ví dụ như động cơ là bộ phận của máy đánh chữ điện.
Part charter (1. Thuê một phần tàu; 2. Thuê chuyển từng phần): 1. Thuê tàu biển để vận chuyển một số lượng hàng chỉ là một phần của toàn bộ số hàng hóa có trên tàu; 2. Hợp đồng thuê chuyển khi người vận chuyển giao toàn bộ/một phần tải của chuyến bay theo lịch để một số người gửi hàng tuỳ ý sử dụng.
Part shipment (vận chuyển từng phần): Lô hàng không được vận chuyển toàn bộ mà được vận chuyển làm hai hoặc nhiều lần.
Participating carrier (người tham gia chuyên chở): Người vận chuyển trên mạng lưới đường bay của mình thực hiện hoặc cam kết vận chuyển một hay nhiều chặng vận chuyển của lô hàng.
Particular average (tổn thất riêng): Mọi tổn thất về tàu, hàng hóa, hành lý, tiền cước vận chuyển hàng hóa, tiền công vận chuyển hành khách không được tính vào tổn thất chung theo nguyên tắc về tổn thất chung (xem “general average”) được gọi là tổn thất riêng. Người bị thiệt hại không được bồi thường, nếu không chứng minh được tổn thất xảy ra do lỗi của người khác.
Passenger cabin (khoang hành khách): Không gian giới hạn bởi trần, sàn, tường hay vách ngăn nơi thông thường để chở khách của tàu bay.
Passenger/train/vehicle carrier (tàu chở xe, toa xe và hành khách): Tàu được thiết kế đặc biệt, có 3 boong để chở hành khách, phương tiện vận tải gồm cả xe con và xe tải. Tàu còn có một số đường ray cho phép vận chuyển các toa xe lửa. Tàu có chỗ ăn ngủ qua đêm cho hành khách và có thể có cả nơi vui chơi, giải trí và mua sắm. Các boong chứa xe được liên kết với nhau bằng những cầu dẫn phía bên trong tàu.
Passenger/vehicle ferry (tàu (phà) chở xe và hành khách): Tàu (phà) được thiết kế để vận chuyển hành khách (có hoặc không có ô tô con đi cùng) và các xe vận tải thương mại có lái xe cùng đi, thưởng là vận chuyển vượt biển chặng ngắn. Xe ô tô được lái lên và xuống tàu qua các cầu dẫn và được để trên những boong đặc biệt trong suốt hành trình, ô tô của hành khách được để tại khu cách biệt với xe vận tải thương mại.
Payload (trọng tải thương mại. Trọng lượng của hành khách, hàng hóa bưu kiện, hành lý và thiết bị chất xếp.
PCS (phụ phí qua kênh đào Panama): Viết tắt của Panama Canal Surcharge.
Peak tank (két phía mũi và lái): Két được bố trí tại nơi xa nhất về phía mũi tàu (két đầu mũi) và phía lái tàu (két đầu lái) của tàu biển. Những két này thường chứa nước dằn (ballast) để điều chỉnh độ chênh lệch mớn nước giữa phía mũi tàu và phía lái tàu.
Peak season surcharge (phí mùa cao điểm): Phí thường được áp dụng trong thời gian cao điểm về vận chuyển, khi việc đặt lịch tàu trở nên khó khăn hơn. Thuật ngữ này viết tắt là “PSS”.
Pedestal crane (cần cẩu bệ đỡ): Cần cẩu có bệ đỡ gồm một bệ cố định và một cột hình trụ đứng. Cần cầu loại này thường được bố trí tại các giàn khoan dầu và khí tự nhiên. Bệ đỡ loại này cũng được sử dụng cho các cần cẩu đặt trên boong tàu để hỗ trợ cho một và đôi khi là hai cần cẩu.
Per hatch per day (theo miệng hầm mỗi ngày): Thời hạn làm hàng được tính bằng cách, trước hết lấy mức bốc, dỡ tính theo ngày nhân với số miệng hầm. Sau đó lấy tổng số lượng hàng chia cho kết quả nói trên. Ví dụ: Tổng số lượng hàng sẽ bốc là 10.000 tấn, mức bốc mỗi miệng hầm (theo hợp đồng quy định) là 500 tấn/ngày. Tàu có 4 miệng hầm. Thời hạn bốc hàng (laytime for loading) sẽ là 10.000 tấn: (500 tấn x 4 miệng hầm) = 5 ngày. Mỗi cặp miệng hầm đôi (parallel twin hatches) được tính là 1 miệng hầm. Tuy vậy, một miệng hầm có khả năng để cho 2 nhóm công nhân bốc dỡ (gang) cùng đồng thời làm việc thì được tính là 2 miệng hầm.
Per workable hatch per day (theo miệng hầm làm việc mỗi ngày): Thời hạn làm hàng được tính bằng cách lấy số lượng hàng lớn nhất của 1 hầm hàng chia cho tích số của mức bốc (hoặc dỡ) cho mỗi miệng hầm/ngày nhân với số miệng hầm của hầm đó (hầm có số lượng hàng lớn nhất). Ví dụ: Tổng số lượng hàng sẽ bốc là 10.000 tấn, mức bốc theo mỗi miệng hầm là 250 tấn/ngày, tàu có 4 hầm hàng, hầm lớn nhất (có 1 miệng hầm) có số lượng 500 tấn. Thời hạn bốc hàng sẽ là 500 tấn: (250 tấn x 1) = 2 ngày. Mỗi cặp miệng hầm đôi (parallel twin hatches) được tính là 1 miệng hầm. Tuy vậy, một miệng hầm có khả năng để cho 2 nhóm công nhân bốc dỡ (gang) cùng đồng thời làm việc thì được tính là 2 miệng hầm. Thuật ngữ này viết tắt là “WHD” và còn được gọi là “per working hatch per day”.
Per working hatch per day (theo miệng hầm làm việc mỗi ngày): Thuật ngữ này viết tắt là “WHD”, và còn được gọi là ”per workable hatch per day”. Xem “per workable hatch per day”.
Performance claim (khiếu nại vận hành): Khiếu nại của người thuê tàu định hạn đối với chủ tàu về việc tàu không bảo đảm được tốc độ như hợp đồng quy định hoặc mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn so với mức nêu trong hợp đồng. Trong một số trường hợp, người thuê tàu khiếu nại cả tốc độ và định mức tiêu thụ vì đều không đáp ứng được yêu cầu như đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Performance clause (điều khoản về khả năng hoạt động của tàu): Điều khoản trong hợp đồng thuê tàu định hạn quy định rằng nếu tàu không đạt được tốc độ như đã thỏa thuận hoặc tiêu thụ nhiên liệu quá định mức đã cam kết, người thuê tàu có quyền đòi chủ tàu phải chịu những chi phí do thời gian tàu chạy bị kéo dài và tiêu thụ nhiên liệu tăng thêm, thống thường bằng cách khấu trừ vào tiền thuê tàu của lần trả tiền thuê (hire) tiếp theo, sau khi đã thực hiện những thủ tục chứng minh mà hợp đồng yêu cầu.
Perishable cargo (hàng mau hỏng): Loại hàng hóa mà do đặc tính của nó có khả năng bị giảm giá trị hoặc bị hỏng khi thay đổi khí hậu, nhiệt độ, độ cao, để phơi bên ngoài hay do kéo dài thời gian chuyển tiếp.
Permanent dunnage (vách chặn hàng). Thuật ngữ này còn được gọi là “cargo battens” hay “spar ceiling”. Xem “cargo battens”.
Phosphoric acid carrier (tàu chở a-xít phốt-pho-ric): Tàu chở hàng lỏng được thiết kế để vận chuyển a-xit phốt-pho-ríc một hóa chất để làm phân bón. Các kết chở loại hàng này được chế tạo từ loại thép không gỉ, không rỗ. Thiết bị dùng để hâm nóng hàng hóa (heating coils) cũng được làm bằng kim loại chống ăn mòn. Loại hàng này có đặc điểm là cần được giữ ở trạng thái chuyển động (lưu thông tuần hoàn) để tránh bị lắng cặn.
Physical supply (cung cấp nguyên vật liệu): Chức năng vận chuyển và lưu trữ liên quan đến nguyên vật liệu từ nơi cung cấp đến nhà máy.
Pick up service (dịch vụ lấy hàng gửi đi): Việc vận chuyển lô hàng xuất từ điểm nhận hàng đến sân bay xuất phát.
Pick-by-light (lấy hàng theo ánh sáng laser): Một loại ánh sáng laser giúp xác định ngăn (bin) của nhóm hàng tiếp theo trên kệ; khi người chọn hàng hoàn thành việc chọn, mã vạch sẽ được quét và hệ thống sẽ chỉ định tia laser đến ngăn tiếp theo.
Pick on receipt (chọn hàng xuất ngay khi nhận): Hàng hóa được nhận và xuất trong cùng một tác nghiệp; Vì vậy, hàng hóa thực tế không bao giờ lưu trong kho. Hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận chuyển và ngay sau đó được xếp lên một phương tiện vận chuyển khác để xuất đi.
Pick up charge (phí gom hàng tại kho)
Picking (lấy hàng): Hoạt động lựa chọn và lấy hàng từ nơi lưu trữ trong kho để đáp ứng đơn hàng của khách hàng.
Piece weight (trọng lượng của kiện hàng). Độ nặng của mỗi chiếc, thủng bao, kiện… hàng hóa. Ví dụ: một thùng hàng nặng 1,2 tấn.
Pier (cầu nhỏ): Kết cấu hạ tầng tại cảng thường được xây dựng vuông góc với bờ biển, dùng làm nơi cho tàu biển cập cầu để bốc dỡ hàng hóa hoặc làm các công việc khác như tiếp nhiên liệu, lẫy vật tư, nhận hàng cung ứng…
Pier to house (từ cầu cảng vào nhà kho): Cước phí hoặc dịch vụ do hãng tàu chuyên tuyến cung cấp theo điều kiện hàng hóa được hãng tàu tiếp nhận tại cầu cảng ở cảng nhận hàng (cảng bốc hàng) và giao đến kho hay nơi mà người nhận hàng yêu cầu ở cảng trả hàng (cảng dỡ hàng).
Pier to pier (từ cầu cảng đến cầu cảng). Cước phí hoặc dịch vụ do hãng tàu chuyên tuyến cung cấp theo điều kiện hàng hóa được hãng tàu tiếp nhận tại cầu cảng ở cảng nhận hàng (cảng bốc hàng) và giao cho người nhận hàng ở cầu cảng của cảng trả hàng (cảng dỡ hàng).
Piggy-back (vận chuyển xe trên xe): Việc vận chuyển các xe rơ-moóc đường bộ trên các toa xe đường sắt chuyên dụng. Đầu kéo có thể vẫn lập với rơ-moóc hoặc có thể tháo rời (không vận chuyển cùng rơ-moóc), tùy theo phương tiện và cách thức vận chuyển cụ thể. Toa xe có thể là loại sàn phẳng hoặc sàn lõm có chỗ để xếp rơ-moóc vào đó, phù hợp với tiêu chuẩn vận chuyển của đường sắt quốc gia. Phương pháp vận chuyển này được sử dụng cho cự ly trung bình và cự ly dài để bảo đảm các yêu cầu về môi trường và hiệu quả kinh tế.
Pilot (hoa tiêu): Người cố vấn, giúp đỡ cho thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hành hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu. Việc sử dụng hoa tiêu không miễn giảm trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng, kể cả trong trường hợp việc sử dụng hoa tiêu là bắt buộc theo quy định của pháp luật.
Pilot boarding area (vùng đón trả hoa tiêu): Phần giới hạn thuộc vùng nước cảng biển để tàu thuyền neo đậu đón trả hoa tiêu.
Pilotage (1. Hoa tiêu hàng hải; 2. Việc dẫn tàu; 3, Phí hoa tiêu):
- Dịch vụ cố vấn và giúp đỡ thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu. Việc sử dụng dịch vụ hoa tiêu không miễn giảm trách nhiệm chỉ huy tàu của thuyền trưởng, kể cả trong trường hợp việc sử dụng dịch vụ này là bắt buộc theo quy định của pháp luật; 2. Hành động của những người có chuyên môn nghiệp vụ được gọi là hoa tiêu nhằm trợ giúp thuyền trưởng trong việc điều khiển tàu khi vào cảng, rời cảng hoặc vùng nước liền kề với biển: 3. Thuật ngữ “pilotage” đôi khi cũng được sử dụng như là dạng viết rút gọn của “pilotage dues” (phí hoa tiêu) – loại phí trả cho dịch vụ mà người hoa tiêu cung cấp. Xem thêm “pilotage dues”.
Pilotage dues (phí hoa tiêu): Phí mà người vận chuyển hoặc người điều hành tàu phải trả cho hoa tiêu về việc hoa tiêu đã cố vấn và giúp đỡ thuyền trưởng điều khiển tàu phù hợp với điều kiện hàng hải ở khu vực dẫn tàu của hoa tiêu.
Pivot weight (trọng lượng sàn): Trọng lượng tối thiểu để tính cước của ULD.
Place a ship off hire (trừ tiền thuê tàu): Người thuê tàu định hạn ngừng trả tiền thuê tàu cho chủ tàu đối với một khoảng thời gian nào đó, ví dụ như do tàu bị hỏng máy, thuyền viên buôn lậu nên tàu bị chậm trễ, hoặc chủ tàu muốn bảo dưỡng tàu trong một thời gian ngắn…
Plan make (lên kế hoạch sản xuất): Việc phát triển và thiết lập kế hoạch hành động trong một giai đoạn xác định nhằm đáp ứng những yêu cầu về sản xuất.
Plan source (lên kế hoạch để tìm nguồn cung): Việc phát triển và thiết lập kế hoạch hành động trong một khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng những yêu cầu của chuỗi cung ứng.
Planogram (sơ đồ trưng bày hàng hóa): Kết quả cuối cùng của việc phân tích dữ liệu kinh doanh của một sản phẩm hoặc một nhóm sản phẩm là để xác định cách sắp xếp sản phẩm tốt nhất trên kệ của một cửa hàng. Quy trình xác định kệ nào nên để những sản phẩm bán chạy nhất, mặt sản phẩm nào hướng ra ngoài và xung quanh sản phẩm đó nên sắp xếp ra sao, Đây chính là sơ đồ trình bày hàng hóa trong khu vực kê cùng với những chi tiết về mặt sản phẩm trưng bày và cách sắp xếp.
Plastics terminal (cầu cảng chuyên dụng làm hàng chất dẻo): Cầu cảng chuyên dụng để bốc dỡ và chứa hàng chất dẻo chở xô (để rời) hoặc đóng bao. Các sản phẩm chất dẻo có thể ở dạng hạt hoặc dạng bột và được chứa trong bồn (silo) đối với hàng để rời hoặc chứa trong kho đối với hàng bao. Phương thức phân phối hàng thường bao gồm: đóng bao, đóng pa-lét; chuyển từ bồn sang các phương tiện chở hàng rời hoặc container chở hàng rời và ngược lại.
Place of delivery (nơi giao hàng cuối cùng)
Place of receipt (địa điểm nhận hàng để chở)
Place of return (nơi trả container sau khi đông hàng theo phiếu EIR)
Plate clamp (kẹp chống trượt): Thiết bị được lắp ở cạnh của tấm thép để giữ cho tấm thép không bị trượt khi nâng lên bằng cần cẩu.
Platform (sàn công tác): Mặt phẳng trên một con tàu mà trên đó xe có thể được di chuyển từ một độ cao này đến một độ cao khác, ví dụ từ boong dưới lên boong trên. Không giống với cầu dẫn, sàn công tác được nâng lên và hạ xuống theo phương nằm ngang. Sàn này được vận hành bằng hệ thống thủy lực với dây cáp hoặc dây xích phối hợp.
Platform flat (sàn phẳng): Là một “container” nhưng không có các cạnh, cửa và mái. Thực tế chỉ là một mặt phẳng, thường có chiều dài 20 hoặc 40 feet và được sử dụng để xếp những loại hàng hóa có kích thước lớn, cồng kềnh mà không thể xếp lên hoặc xếp vào bất kỳ một loại container nào khác. Thuật ngữ này đôi khi cũng dùng để gọi boong đôi nhân tạo (artificial tween deck) khi boong này có thể được tạo thành bằng cách xếp nối tiếp liên tục nhiều sàn phẳng này trên tàu. Việc vận chuyển hàng bằng loại sản phẳng này do hãng tàu cung cấp thường phải trả thêm phụ phí vào giá cước.
Plimsoll line (đường Plim-xô): Đường (nước) chuyên chở mùa hè của cầu được sơn hai bên mạn tàu để chỉ độ sâu tối đa mà thân tàu có thể ngập trong nước tại vùng nước mùa hè (Summer zone). Đường này được ký hiệu bằng chữ “S”. Thuật ngữ này còn được gọi là “Summer marks” (đường (nước) chuyên chở mùa hè). Xem thêm “load line zone”.
Pomerene Act (luật Pomerene): Luật về vận đơn (đường biển) của Hoa Kỳ theo đó cho phép người nhận hàng bằng vận đơn đích danh không cần xuất trình bản gốc, chỉ cần chứng minh mình là người nhận hàng có tên trong vận đơn đó.
Point of sale information (thông tin của điểm bản hàng): Thông tin về giá cả và số lượng tại địa điểm bán lẻ khi giao dịch mua bán xảy ra
Point-of-purchase (điểm mua hàng): Thuật ngữ trong kinh doanh bán lẻ chỉ địa điểm xảy ra hoạt động mua bán, ví dụ như quầy tính tiền. Thuật ngữ này cũng được sử dụng để miêu tả vật trưng bày (display) hoặc những công cụ khuyến mãi đặt tại quầy tính tiền.
Pontoon hatch cover (nắp hầm hàng tháo rời): Nắp hầm hàng gồm một số tấm (thường làm bằng thép) có thể nhấc ra khỏi miệng hầm khi bốc hàng (đưa hàng vào hầm hàng) hoặc dỡ hàng (đưa hàng ra khỏi hầm hàng). Những tấm nắp hầm này được đóng mở (nhấc ra, lắp vào) bằng cần cẩu bờ hoặc cẩu tàu và xếp bên cạnh miệng hầm hàng (trên boong tàu) hoặc đặt trên cầu cảng trong quá trình bốc dỡ hàng. Cũng có khi chỉ một số tấm được mở và xếp chồng lên những tấm khác (tấm không được mở), tùy theo yêu cầu của việc bốc dỡ hàng hoặc tình hình thời tiết cụ thể (để có thể đóng nắp hầm được nhanh). Loại nắp hầm hàng này thường được lắp trên tàu chở container, tàu đa chức năng và tàu chở hàng nặng. Thuật ngữ này còn được gọi là “lift-away hatch cover”.
Pooling (chia sẻ kinh doanh): Tổ chức do một số hãng tàu hay công hội lập ra để cùng chia sẻ hàng hóa, lợi nhuận hay phần bị thua lỗ trong kinh doanh vận chuyển hàng hóa. Tổ chức theo hình thức này chỉ thấy ở một số công hội trong khi các công hội khác có thể có các hình thức tổ chức khác.
Port (1. Cảng biển; 2. Bên trái của tàu): 1. Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Thuật ngữ này còn được gọi là “harbour”; 2. Phía bên trái của tàu biển nhìn từ phía đuôi (phía sau) tàu, còn gọi là “port side”.
Port clearance (giấy phép rời cảng): Văn bản do cơ quan có thẩm quyền (thường là Cảng vụ Hàng hải) cấp, cho phép tàu biển khởi hành từ một cảng biển. Nội dung của văn bản này thường bao gồm: tên tàu, quốc tịch, hô hiệu, dung tích toàn phần, tên thuyền trưởng, số lượng thuyền viên, số lượng hành khách, hàng hóa, hàng hóa quá cảnh, thời gian (ngày, giờ) rời cảng, cảng đến tiếp theo (next port of call), ngày (của giấy phép rời cảng), chức danh, chữ ký của người cấp giấy phép.
Port congestion surcharge (phí tắc nghẽn cảng): Phí phát sinh khi cảng bốc hoặc cảng dỡ xảy ra ùn tắc vào những giờ hoặc ngày nhất định làm giảm khả năng khai thác của cảng, cảng có khả năng bị phạt do giải phóng tàu chậm. Thuật ngữ này viết tắt là “PCS”.
Port dues (cảng phí): Chi phí mà chủ tàu, người vận chuyển hay người điều hành tàu phải trả cho cảng về việc sử dụng cảng.
Port liner term charges (phí làm hàng): Chi phí làm hàng (cargo handling) mà người gửi hàng (shipper) phải trả cho hãng tàu tại cảng bốc hàng (loading port). Viết tắt là “p.l.t.c.s.”.
Port log (biên bản sự kiện): Thuật ngữ này còn được gọi là “statement of facts”. Xem “statement of facts”.
Port mark (dấu hiệu cảng): Tên cảng dỡ hàng được ghi trên hàng hóa hay trên bao bì để tránh tình trạng hàng bị dỡ nhầm càng hoặc nếu đã bị dỡ nhầm thì có thể biết được tên cảng mà lẽ ra hàng phải đến để có biện pháp xử lý phù hợp.
Port of discharge (cảng dỡ hàng): Cảng biển mà hàng hóa được dỡ từ tàu.
Port of entry (cảng tiếp nhận): Cảng mà hàng hóa từ nước ngoài được nhập vào một nước.
Port of loading (cảng bốc hàng): Cảng biển mà hàng hóa được bốc lên tàu.
Port of registration (cảng đăng ký)
Port of registry (cảng đăng ký): (Certificate of Registry) và giấy chứng nhận quyền sở hữu (Certificate of Ownership) là những chứng từ không thể thiếu trong bộ chứng từ hoàn chỉnh của tàu. Nơi tàu biển nộp hồ sơ tàu để làm thủ tục đăng ký với cơ quan có thẩm quyền cho phép con tàu hoạt động hợp pháp. Cơ quan đăng ký tàu sẽ kiểm tra hồ sơ, kiểm tra tàu và nếu xét thấy có đủ điều kiện để hoạt động trong phạm vi, lĩnh vực nào đồ thì sẽ ghi vào sổ đăng ký tàu biển, cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và tàu được mang quốc tịch của nước hoặc vùng lãnh thổ có cảng đó. Tên của cảng đăng ký được ghi phía sau tàu (đuôi tàu) và dưới tên tàu. Thuật ngữ này còn gọi là “port of registration”.
Port of transit (cảng chuyển tải): Cảng mà hàng hóa được chuyển tiếp đến một cảng khác sau khi dỡ ra khỏi phương tiện vận chuyển.
Port side (bên trái của tàu) : Thuật ngữ này còn được gọi là “port”. Xem “port” (nghĩa 2).
Port-port (giao từ cảng đến cảng): Địa điểm hàng hóa được giao theo thỏa thuận.
Portable unloader (cần cẩu dỡ hàng di động): Thuật ngữ này còn được gọi là “mobile unloader”. Xem “mobile unloader”.
Portal (cổng thông tin): Website có chức năng như cổng truy cập thông tin và giao tiếp trên Internet. Cổng thông tin thường cung cấp các dịch vụ như email, diễn đàn, mua bán trực tuyến, tìm kiếm, tin tức.
Portal crane (cần cẩu chân đế, cần cẩu cổng cần trục chân đế): Cần cầu được đặt trên một bộ các chân đế. Cần cẩu loại này thường thấy ở các cầu cảng và được thiết kế để các toa xe đường sắt, các xe chở hàng, đặc biệt là các xe chở container có thể đi qua phía bên dưới để được bốc và dỡ hàng. Trên tàu biển, loại cần cẩu này có các chân đế nằm ở hai bên hầm hàng.
Porthole container (container có lỗ thông): Loại container lạnh có hai lỗ được gọi là các cửa sổ mà qua đó dòng không khí lạnh có nhiệt độ thích hợp với hàng hóa được đưa vào (và thoát ra) thông qua hệ thống làm lạnh của cảng hoặc của máy làm lạnh gắn kèm theo trên container. Thuật ngữ này còn được gọi là “porthole type container”. Porthole type container (container có lỗ thông): Thuật ngữ này còn được gọi là “porthole container”. Xem “porthole container”.
Position containers (vận chuyển container rỗng): Đưa container rỗng tới một nơi hay một địa điểm nào đó để đóng hàng vào container.
Position of the vessel (vị trí tàu): Điều khoản của hợp đồng vận chuyển theo chuyến chỉ rõ nơi mà tàu đang có mặt (nơi tàu đang hoạt động, neo đậu…) vào lúc hợp đồng được ký kết. Hợp đồng vận chuyển theo chuyến thường được ký trước khi thực hiện một thời gian nhất định, khi mà tàu có thể còn đang ở một cảng nào đó hoặc đang hành trình trên biển. Người thuê vận chuyển cần biết vị trí tàu để có thời gian chuẩn bị trước về mọi mặt.
Possessory lien (quyền lưu giữ hàng): Quyền của người vận chuyển hoặc chủ tàu được giữ hàng hóa cho tới khi cước vận chuyển hoặc bất kỳ khoản nợ nào, như đóng góp tổn thất chung, tiền phạt… được trả (hoặc hình thức bảo đảm thanh toán được người vận chuyển hoặc chủ tàu chấp nhận).
Post-entry (sau khi làm thủ tục hải quan): Thông báo với cơ quan hải quan về việc có sửa đổi so với bản khai bảo ban đầu khi đã làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu.
Post fixture (công việc sau khi ký hợp đồng): Sau khi hợp đồng thuê tàu hay hợp đồng vận chuyển theo chuyến được ký kết, có nhiều việc mà chủ tàu, người vận chuyển, người thuê tàu, người thuê vận chuyển, người môi giới phải làm để thực hiện hợp đồng, như chuẩn bị tàu, hàng hóa, thông báo tàu đến cảng… và bao gồm cả việc thanh toán tiền thuê tàu hay tiền cước vận chuyển, tính toán tiền thưởng, tiền phạt vượt quá thời gian bốc dỡ quy định và việc giải quyết tranh chấp…
Power pack (máy lạnh di động): Máy lạnh có gắn kèm máy phát điện có thể di chuyển được. Máy phát điện này cung cấp điện cho máy lạnh của container lạnh đường biển ở những nơi mà nguồn điện không thích hợp (tại cảng hay trên biển). Máy lạnh được lắp trên container 20 phit (feet) và do đó container loại này có thể được vận chuyển và xếp dỡ như những container thông thường khác.
Pratique (giấy chứng nhận hoàn thành kiểm dịch): Thuật ngữ này còn được gọi là “free pratique”. Xem “free pratique”.
Preamble (lời nói đầu): Phần mở đầu của một hợp đồng vận chuyển theo chuyến hoặc hợp đồng thuê tàu, giới thiệu chủ thể (các bên ký kết của hợp đồng và về con tàu sẽ chở hàng hoặc cho thuê.
Pre-entry (trước khi làm thủ tục hải quan): Xuất trình cho cơ quan hải quan về bản kê khai hàng hóa xuất hoặc nhập khẩu trước thời điểm thông quan cho hàng hóa.
Prefix (code 3 số): Số dùng để phân biệt hãng hàng không được ghi trước số seri trên vận đơn hàng không. Ví dụ: VN (Hãng hàng không Việt Nam) là 738; JL là 131.
Prepaid shipment (lỗ hàng trả trước): Lô hàng mà tất cả chi phí do người gửi hàng thanh toán.
Pre-carriage (vận chuyển chẳng trước): Chuyên chở container hàng xuất khẩu trước khi được bốc lên tàu.
Pre-shipment charges (chi phi trước khi bốc hàng): Chi phí phát sinh trước khi hàng hóa được bốc lên tàu biển và không nằm trong tiền cước vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
Pre-sling (đã buộc sẵn): Buộc hàng hóa theo kiểu buộc “thòng lọng” từ trước để việc bốc và dỡ hàng được đơn giản và nhanh chóng. Sau khi đưa hàng xuống tàu, dây buộc này được để nguyên cùng với hàng hóa (không tháo ra khỏi hàng hóa). Khi dỡ hàng, chỉ cần móc vào dây đã buộc sẵn. Phương pháp này thường được dùng cho những loại hàng không thích hợp với việc đóng vào pallet hoặc vận chuyển bằng container. Có quốc gia quy định một số mặt hàng nhập khẩu nào đó phải sử dụng phương pháp buộc sẵn “thòng lọng” này.
Pre-stow (chuẩn bị xếp hàng trên tàu): Quyết định trước về việc sắp xếp hàng hóa trên tàu biển như: Vị trí hàng hóa (căn cứ vào trọng lượng, tính chất hàng hóa, thứ tự dỡ hàng), số lượng hàng… để bảo đảm an toàn cho thuyền viên, tàu và hàng hóa.
Preventer (dây giảm lực căng): Dây thừng hay dây cáp được buộc một đầu vào đầu cần cẩu trên tàu (derrick head) và đầu kia buộc vào boong tàu nhằm làm giảm lực căng tác động lên cột tàu (mast).
Price erosion (hiện tượng xói mòn giá): Trường hợp giá cả và lợi nhuận của sản phẩm hoặc dịch vụ bị giảm theo thời gian do sự gia tăng của cạnh tranh hoặc do yếu tố giá cả là yếu tố lựa chọn duy nhất của khách hàng.
Private label (nhãn hiệu riêng): Sản phẩm được thiết kế, sản xuất, kiểm soát bởi và mang tên của cửa hàng hoặc tên sở hữu bởi cửa hàng đó; hoặc được biết dưới thương hiệu của nhà bán lẻ. Ví dụ như sản phẩm mang nhãn riêng “Sam’s Choice” của công ty Wal-Mart.
Private form (mẫu riêng): Mẫu hợp đồng do một số công ty, thường là các công ty kinh doanh dầu (oil company) tự soạn thảo để dùng trong giao dịch và ký kết hợp đồng vận chuyển theo chuyến.
Pro forma charter-party (1. Dự thảo hợp đồng; 2. Hợp đồng mẫu): 1. Văn bản có đầy đủ các điều khoản của một hợp đồng giữa chủ tàu, người vận chuyển và người thuê tàu, người thuê vận chuyển nhưng chưa được ký. Vì vậy, văn bản đó chưa phải là một hợp đồng (về mặt hình thức của hợp đồng); 2. Văn bản bao gồm những điều khoản do chủ tàu, người vận chuyển hay người thuê tàu, người thuê vận chuyển đưa ra để trao đổi, thương lượng, sau khi đã thỏa thuận xong những điều khoản chính. Thông thường, sau khi hai bên đã đồng ý những điều khoản chính, một bên đưa ra những điều khoản chi tiết dựa trên một hợp đồng mà họ muốn bên kia tham khảo, chấp nhận để hai bên tiếp tục trao đổi những điều khoản chi tiết này. Ví dụ: Sau khi hai bên đã đồng ý những điều khoản chính, một bên đưa ra một bản hợp đồng mà họ đã ký trước đây để hai bên cùng nhau thỏa thuận những điều khoản của hợp đồng này (trừ những điều khoản chính mà hai bên đã chấp nhận trước đó).
Pro forma disbursements account (bản dự tính chi phí): Bản tính toán sơ bộ về những khoản tiền mà tàu phải trả tại cảng do đại lý tàu biển gửi cho chủ tàu, người vận chuyển trước khi tàu đến cảng. Chứng từ này bao gồm những khoản mà chủ tàu, người vận chuyển sẽ phải trả, như cảng phí, phí hoa tiêu, phí lai dắt tàu, đại lý phí… Chứng từ này còn giúp cho chủ tàu, người vận chuyển tính toán được sơ bộ chi phí cho chuyến tàu và được coi là văn bản đề nghị của đại lý đối với chủ tàu, người vận chuyển về việc ứng tiền cho tàu trước khi tàu đến cảng.
Process benchmarking (định chuẩn quy trình): Việc xác định mức chuẩn một quy trình của công ty (ví dụ như quy trình chọn hàng, đóng gói, xuất hàng). Định chuẩn quy trình thường căn cứ vào chuẩn của những công ty khác trong cùng ngành công nghiệp.
Procurement (mua sắm): Những hoạt động kinh doanh như hoạch định mua hàng, mua hàng, kiểm soát tồn kho, nhận hàng, kiểm định, thanh lý. Thuật ngữ này đồng nghĩa với “purchasing”.
Procurement logistics (logistics cung ứng): Tất cả các công việc để tập hợp nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và các yếu tố đầu vào chuẩn bị cho hoạt động sản xuất. Xem thêm “Distribution logistics”.
Product family (dòng sản phẩm): Một nhóm sản phẩm có những đặc điểm tương tự, thường được sử dụng trong hoạch định sản xuất (hoặc trong hoạch định kinh doanh).
Production capacity (năng lực sản xuất): Chỉ tiêu đo lường sản lượng trong một thời gian nhất định.
Production logistics (logistics sản xuất): Các công việc nhằm đưa nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu vào phục vụ sản xuất một cách tối ưu, đạt hiệu quả cao nhất.
Profit ratio (tỷ lệ lợi nhuận): Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên doanh thu.
Pro forma invoice (hóa đơn tạm): Hóa đơn thể hiện một số chi tiết của hàng hóa và trị giá hàng do người bán chuyển cho người mua trước khi nhận được lô hàng. Loại hóa đơn này thường do người mua yêu cầu để xin giấy phép nhập khẩu, vay tiền để mua hàng…
Promotion (khuyến mãi): Hoạt động bán sản phẩm với giá giảm, tích điểm lấy thưởng, hoặc, ví dụ như, mua một tặng một… nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng.
Promotional rate (mức giá khuyến mãi): Mức giá cước ưu đãi do hãng tàu chuyên tuyến (lines) hoặc một công hội tàu chuyên tuyến (conference) thay mặt cho các thành viên của công hội chào cho người gửi hàng để thúc đẩy việc bán dịch vụ vận chuyển vào thị trường mới hoặc nhằm tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị phần ở thị trường hiện có.
Proof of delivery (bằng chứng giao hàng): Thông tin do người vận chuyển cung cấp trong đó thể hiện tên và chữ ký của người nhận hàng, thời gian, ngày giao hàng và các thông tin khác.
Proper shipping name (tên hàng gửi): Tên được dùng để mô tả một vật hoặc chất cụ thể trong tất cả các chứng từ gửi hàng và các thông báo. Tên hàng có thể được ghi trên bao bì nếu phù hợp (vận chuyển hàng không).
Propeller (chân vịt): Một loại thiết bị đẩy phổ biến nhất, dùng trong tàu biển (tàu vận chuyển hàng hóa, tàu vận chuyển hành khách, tàu chiến), ngư lôi, có hình giống như cánh quạt máy bay, chong chóng hay cánh quạt điện, dùng để biển năng lượng của động cơ tàu biển (ngư lôi) thành công có ích để tàu di chuyển. Chân vịt chuyển động trong nước giống như một chiếc đinh ốc quay trong một vật. Chân vịt thường gồm từ 2 đến 6 cánh gắn vào bầu chân vịt (boss). Các cánh của chân vịt hoạt động tạo nên lực đẩy theo các nguyên lý vật lý và lập thành một góc nhất định với mặt phẳng quay. Các thông số chính của chân vịt bao gồm: đường kính, bước chân vịt (pitch – là khoảng cách mặt chân vịt tiến được sau một vòng quay), tỷ lệ giữa diện tích cánh và diện tích đĩa chân vịt … Chân vịt có nhiều loại: biến bước (controllable-pitch propeller), chân vịt đồng trục, chân vịt bước cố định… Nguyên liệu làm chân vịt thường là đồng thời, đồng thanh, chất dẻo, thép hàn, thép hợp kim… phù hợp với thiết kế của tàu. Chân vịt có thể có trọng lượng lên đến hàng chục tấn.
Prorate (giả chia chặng): Phần của giá hoặc cước chung tính theo tỷ lệ (vận chuyển hàng không).
Proration (tỷ lệ chia chặng): Phân chia giá hoặc cước chung trên cơ sở đã được thỏa thuận giữa những người vận chuyển liên quan (vận chuyển hàng không).
Prospects (dự tính): Thuật ngữ chủ yếu dùng trong việc dự kiến thời gian hoàn thành việc bốc hoặc dỡ hàng. Tuy vậy, người ta còn dùng để nói về các dự kiến khác, như dự kiến thời gian tàu cập cầu, dự kiến số lượng công nhân sẽ tham gia bốc dỡ hàng…
Protecting agent (đại lý giảm sát): Đại lý do chủ tàu, người vận chuyển chỉ định để bảo vệ quyền lợi của mình và giám sát công việc của đại lý tàu biển (ship’s agent) trong thời gian tàu hoạt động tại cảng. Trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến, khi quyền yêu cầu chỉ định đại lý thuộc về người thuê vận chuyển và đại lý mà người thuê vận chuyển yêu cầu (người vận chuyển vẫn phải trả tiền công cho đại lý gọi là “đại lý phí” và các chi phí khác cho tàu) không phải là đại lý mà người vận chuyển mong muốn, thì đại lý giám sát thường được sử dụng. Thuật ngữ này còn được gọi là “supervisory agent” hay “protective agent”.
Protection and indemnity association (Hội P&I): Hội của những chủ tàu cùng nhau đóng góp hội phí (gọi là “call”) để tự bảo vệ mình và bảo vệ lẫn nhau trước trách nhiệm bồi thường đối với những rủi ro không thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm, chẳng hạn như khiếu nại về thương tật của thuyền viên, hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa. Thuật ngữ này còn được gọi là “protection and indemnity club”. Viết tắt là “P. & I club”, “pandi club” hay “P & I CLUB”.
Protest (kháng nghị hàng hải): Kháng nghị hàng hải là văn bản do thuyền trưởng lập, công bố hoàn cảnh tàu biển gặp phải và những biện pháp thuyền trưởng đã áp dụng để khắc phục hoàn cảnh đó, hạn chế tổn thất xảy ra, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho chủ tàu và những người có liên quan. Khi tàu biển, người hoặc hàng hóa vận chuyển trên tàu bị tổn thất hoặc nghi ngờ có tổn thất do gặp tai nạn, sự cố thì thuyền trưởng phải lập kháng nghị hàng hải và trình cơ quan có thẩm quyền để xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải chậm nhất thường là hai mươi bốn giờ sau khi xảy ra tai nạn hoặc kể từ khi tàu ghé vào cảng biển đầu tiên sau khi xảy ra tai nạn. Cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải thường là cảng vụ hàng hải (chính quyền cảng, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu biển hoạt động), cơ quan công chứng hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước tàu treo cờ. Trình tự, thủ tục xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải do luật pháp tại địa phương quy định. Thuật ngữ này còn gọi là “ship’s protest”, “sea protest” hay “captain’s protest”.
PSS (phí mùa cao điểm): Viết tắt của “peak season surcharge”. Xem “peak season surcharge”.
Published charge (cước công bố): Các khoản thu được nêu trong giá cước của người vận chuyển hàng không.
Published through rate (giá cước thông chặng công bố): Giá cước được công bố trong biểu giá cước của người vận chuyển hàng không.
Pull signal (tín hiệu yêu cầu): Tín hiệu dùng trong sản xuất được phát ra khi cần thêm nguyên liệu thô.
Purchase order (đơn đặt hàng): Yêu cầu của người mua về một giao dịch mua hàng đối với nhà cung cấp. Đơn đặt hàng được thể hiện thông qua một hình thức chứng từ cụ thể hoặc một giao dịch điện tử khi người mua đặt hàng.
Pure car carrier (tàu chuyên dụng chở xe ô tô con): Tàu được thiết kế chỉ để chở xe ô tô du lịch mới (sản xuất), thông thường với số lượng lớn và đi xa. Loại tàu này thay thế cho loại tàu chở hàng rời (hàng xá) trước đây được dùng để chở ô tô từ nơi sản xuất đến cảng trả hàng, sau đó chở hàng rời quay về. Tàu chuyên dụng chở xe ô tô con có các cầu dẫn để đưa xe lên các tầng boong, phổ biến là có 12 hoặc 13 tầng boong. Thuật ngữ này viết tắt là “p.c.c.”. Ngoài ra, còn có một số loại tàu kiểu này được thiết kế linh hoạt để có thể chở được các loại xe khác như xe ô tô vận tải, xe rơ-moóc (trailer), xe ô tô chở khách và được gọi là tàu chở xe cộ” (vehicle carriers) hoặc “tàu chuyên dụng chở xe ô tô con và xe ô tô vận tài” (pure car and truck carriers) – viết tắt là “p.c.t.c.”.
Pure raw material (nguyên vật liệu thô nguyên chất): Nguyên vật liệu thô không bị hao hụt trọng lượng trong quá trình xử lý.
Purposes (thời hạn làm hàng tính gộp) Thời hạn cho phép bốc và do hàng trong hợp đồng vận chuyển theo chuyến (voyage charter party được cộng lại với nhau, thể hiện bằng số ngày hay giờ. Ví dụ như thế hạn cho phép bốc hàng (laytime for loading) là 5 ngày, thời hạn cho phép dỡ hàng là 6 ngày. Như vậy, 11 ngày gọi là “thời hạn làm hàng tính gộp” Người thuê vận chuyển hay người giao hàng, người nhận hàng có quyền sử dụng linh hoạt thời hạn 11 ngày dành cho bốc dỡ. Chẳng hạn nếu bốc hàng chỉ hết 4 ngày thì có quyền dỡ hàng trong 7 ngày mà không phải trả tiền phạt. Nếu dỡ hàng ít hơn 7 ngày thì được thưởng, trừ khi hợp đồng có quy định khác.
Pusher (tàu đẩy): Tàu (thường chạy trên sông) dùng để đẩy các sà lan thay cho việc kéo sà lan.
Put away (xếp hàng hóa): Thao tác lấy hàng hóa từ vị trí dỡ hàng và chuyển vào khu vực lưu trữ (storage), đặt hàng hóa vào khu vực chuẩn bị và chuyển hàng hóa đến một địa điểm cụ thể, ghi nhận quá trình vận chuyển và xác định địa điểm mà hàng hóa được đặt tại đó.
Các bài viết cùng chuyên mục:
Nội dung bài viết do HP Toàn Cầu tổng hợp từ cuốn Sổ tay Giải thích thuật ngữ về Dịch vụ logistics của Hiệp hội doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam và một số nguồn khác
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com