Công Ty TNHH HP Toàn Cầu
  • Tiếng Việt
  • English
  • 简体中文

HP Global Ltd - Vận chuyển quốc tế - thủ tục thông quan

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Tra cứu
    • Tra cứu HS xuất khẩu theo biểu thuế
    • Tra cứu HS nhập khẩu theo biểu thuế
    • Tra cứu HS theo mô tả thông dụng
  • LÀM VIỆC VỚI HPG
    • Dịch vụ cung cấp
    • Quy trình
    • Tuyển dụng & Tin tức
    • Góc tư vấn
  • Liên hệ
  • Chính sách
    • Chính sách bảo mật
    • Hình thức thanh toán
    • Chính sách bảo hành
    • Chính sách đổi trả
    • Thông tin về web
Hotline08 8611 5726
  • Trang chủ
  • Những điều cần biết về Thương mại quốc tế
  • Ngoại thương giữa Việt Nam và các nước/vùng lãnh thổ
  • VN - Các nước/vùng lãnh thổ khác
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
 

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

bởi Chinh / Thứ Ba, 05 Tháng Năm 2020 / Đăng tại VN - Các nước/vùng lãnh thổ khác

THÔNG TIN CƠ BẢN

Hiệp định Đối tác Tiến bộ và Toàn diện Xuyên Thái Bình Dương (comprehensive and Progressive Trans-Pacific-CPTPP) là Hiệp định tiếp nối của Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)

CPTPP được chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 với nhóm 6 nước thành viên phê chuẩn đầu tiên, bao gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand. Việt Nam là thành viên phê chuẩn thứ 7 và Hiệp định có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019.

NỘI DUNG CHÍNH

CPTPP là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, với mức độ cam tự do hóa cao nhất, và phạm vi bao trùm nhiều lĩnh vực nhất so với tất cả các FTA mà Việt Nam đã từng ký kết.

Văn kiện CPTPP gồm 30 Chương, bao trùm rất nhiều vấn đề, từ các vấn đề thương mại truyền thống (hàng hóa, dịch vụ, đầu tư…), đến các vấn đề thương mại chưa hoặc ít được đề cập trong các FTA (mua sắm công, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước…), và cả các vấn đề khác có liên quan đến thương mại (lao động, môi trường…)

Về thương mại hàng hóa

Cam kết về thuế quan

Mỗi nước trong CPTPP có một Biểu thuế quan riêng trong đó nêu mức cam kết loại bỏ, cắt giảm thuế quan (cùng với lộ trình cụ thể) đối với từng loại hàng hóa cho tất cả các đối tác CPTPP còn lại hoặc cho từng đối tác CPTPP. Đối với Việt Nam thì:

  • Các nước CPTPP cam kết xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với khoảng từ 78-95% số dòng thuế trong Biểu thuế cho hàng hóa xuất khẩu Việt Nam sau; đến cuối lộ trình giảm thuế (5-10 năm), sẽ xóa bỏ đến 97-100% số dòng thuế trong Biểu thuế;
  • Việt Nam cam kết dành xóa bỏ thuế quan ngay khi CPTPP có hiệu lực đối với khoảng 65,8% số dòng thuế trong Biểu thuế; 86,5% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 4 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; 97,8% số dòng thuế có thuế suất 0% vào năm thứ 11 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực; Các mặt hàng còn lại cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu với lộ trình xóa bỏ thuế tối đa vào năm thứ 16 hoặc theo hạn ngạch thuế quan.

Theo nguyên tắ của Hiệp định và theo thỏa thuận giữa Việt Nam và các nước phê chuẩn ban đầu thì lộ trình cắt giảm thuế quan giữa Việt Nam và các  nước này cụ thể như sau:

Ngày  Lộ trình cắt giảm thuế quan
Lộ trình của các nước phê chuẩn ban đầu cho Việt Nam
14/1/2019 Australia, Canada, New Zealand, và Singapore: Cắt giảm theo lộ trình năm 2 (cắt giảm liền 2 năm) cho Việt Nam

Nhật Bản, Mexico: Cắt giảm theo lộ trình năm 1 cho Việt Nam

1/4/2019 Nhật Bản: Cắt giảm theo lộ trình năm 2 cho Việt Nam
1/1/2020 Australia, Canada, New Zealand, và Singapore: cắt giảm theo lộ trình năm 3 cho Việt Nam

Mexico: Cắt giảm theo lộ trình năm 2 cho Việt Nam

1/4/2020 Nhật Bản: Cắt giảm theo lộ trình năm 3 cho Việt Nam
Các năm tiếp theo  Tương tự trên
Lộ trình của Việt Nam cho các nước đã phê chuẩn ban đầu
14/1/2019 Cắt giảm theo lộ trình năm 2 (cắt giảm liền 2 năm) cho Australia, Canada, New Zealand, Nhật Bản, và Singapore

Cắt giảm theo lộ trình năm 1 cho Mexico

1/1/2020 Cắt giảm theo lộ trình năm 3 cho Australia, Canada, New Zealand, Nhật Bản, và Singapore
Các năm tiếp theo Tương tự trên

Cam kết về quy tắc và thủ tục xuất xứ

Quy tắc xuất xứ chủ đạo trong CPTPP là chuyển đổi mã hàng hóa. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm công nghiệp, cho phép áp dụng thêm quy tắc hàm lượng giá trị khu vực, từ 40-50% (trong các FTA trước đây tỷ lệ này phổ biến là 40%). Bản thân quy tắc hàm lượng giá trị khu vực cũng có nhiều cách tính khác nhau và trong nhiều trường hợp cho phép lựa chọn cách tính nào phù hợp và có lợi nhất cho doanh nghiệp.

Một điểm đặc biệt linh hoạt khác của CPTPP là đối với quy tắc hàm lượng giá trị khu vực cho phép áp dụng hình thức cộng gộp toàn phần. Theo đó, nguyên liệu chỉ đáp ứng một phần quy tắc xuất xứ (ví dụ không thể đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực 40% mà chỉ có thể đáp ứng tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực 10%) nhưng giá trị phần có xuất xứ đó vẫn được phép cộng gộp vào công đoạn sản xuất tiếp theo để tính xuất xử các thành phẩm. Đa số các FTA trước đây của Việt Nam không cho phép cộng gộp toàn phần như vậy.

Về thủ tục chứng nhận xuất xứ, CPTPP cũng có nhiều điểm linh hoạt trong đó nổi bật là cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, theo CPTPP, các doanh nghiệp có thể tự chứng nhận xuất xứ trên hóa đơn, chứng từ thương mại của mình mà không phải đi xin chứng nhận xuất xứ ở một cơ quan có thẩm quyền như hiện tại ở Việt Nam khi thực hiện các FTA khác. Trong đó đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ bao gồm cả người nhập khẩu, người xuất khẩu và người sản xuất.

Tuy nhiên, trong CPTPP Việt Nam có bảo lưu riêng về lộ trình thực hiện thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, Việt Nam sẽ thực hiện song song hình thức chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận) và hình thức tự chứng nhận xuất xứ theo CPTPP trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (và có thể gia hạn thêm 5 năm nữa). Điều này có nghĩa là sau tối đa 10 kể từ khi CPTPP có hiệu lực, Việt Nam có thể mới áp dụng hoàn toàn cơ chế tự chứng nhận xuất xứ.

Cam kết về các biện pháp phi thuế quan

CPTPP có nhiều cam kết ràng buộc các nước thành viên trong loại bỏ, cắt giảm, hạn chế việc sử dụng các biện pháp phi thuế quan như giấy phép xuất khẩu, cấm/hạn chế xuất nhập khẩu, các yêu cầu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, cấm/hạn chế xuất nhập khẩu, các yêu cầu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; các yêu cầu chi tiết về minh bạch hóa, thuận lợi hóa, hiện đại hóa các biện pháp trong hải quan và tạo thuận lợi thương mại; các cam kết về tăng cường hợp tác và minh bạch trong lĩnh vực phòng vệ thương mại, hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT), các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm (SPS)… Các cam kết trong CPTPP về vấn đề này một mặt nhấn mạnh việc thực thi cam kết tương tự trong WTO, mặt khác đặt thêm các yêu cầu, tiêu chuẩn mới cao hơn mức của WTO.

Về thương mại dịch vụ đầu tư

Với phương thức đàm phán theo kiểu chọn – bỏ (mở cửa hết ngoại trừ những trường hợp được chọn), CPTPP bao gồm các cam kết về 02 nhóm lớn:

  • Nhóm các quy tắc đối xử với nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Chương 9 –  Đầu tư và chương 10 – dịch vụ xuyên biên giới.

Nhóm này bao gồm các nguyên tắc cụ thể như tiếp cận thị trường – MA, đối xử quốc gia-NT, đối xử tối huệ quốc-MFN, hiện diện tại nước sở tại-LP, yêu cầu về hoạt động-PR, chuẩn đối xử tối thiểu-MST, bảo đảm tài sản trước các biện pháp tịch thu quốc hữu hóa của nhà nước, bảo đảm việc chuyển vốn tự do, quyền tự chủ về nhân sự quản lý cấp cao…)

Đây là các quy tắc mà các nước CPTPP sẽ phải tuân thủ khi đối xử đối với tất cả các hoạt động cung cấp dịch vụ và đầu tư từ các nước CPTPP vào nước mình, ngoại trừ các trường hợp có bảo lưu thì sẽ đối xử theo bảo lưu;

  • Các Danh mục các biện pháp không tương thích (NCM) quy định tại Phụ lục I và II của CPTPP.

Các Danh mục này liệt kê các trường hợp bảo lưu không tuân thủ một hoặc một số các nguyên tắc chung về đối xử đối với dịch vụ xuyên biên giới và đầu tư (như nên trên). Mỗi nước CPTPP có một cặp Danh mục riêng, ghi rõ các bảo lưu cụ thể của mình. Với các trường hợp thuộc Danh mục, các nước CPTPP có quyền không tuân thủ các nguyên tắc đối xử được liệt kê nhưng chỉ ở mức và theo cách thứ liệt kê

Đối với Việt Nam, cam kết mở cửa dịch vụ và đầu tư trong CPTPP là cam kết mở cửa ở mức rộng nhất về dịch vụ và đầu tư so với cam kết WTO và các FTA mà Việt Nam đã từng ký.

Về mua sắm công

CPTPP là FTA duy nhất có các cam kết về mua sắm công mà Việt Nam từng thực thi tới thời điểm này. CPTPP đặt ra các nguyên tắc theo hướng minh bạch, thuận lợi, cạnh tranh mà các nước thành viên phải tuân thủ trong thủ tục đấu thầu công đối với các gói thầu đã cam kết mở cửa cho nhà thầu từ các nước CPTPP. Mỗi nước CPTPP có một danh mục riêng về các gói thầu cam kết mở cửa cho các nhà thầu từ các nước CPTPP khác tham gia cạnh tranh bình đẳng (Danh mục nêu rõ tên chủ đầu tư, giá trị gói thầu, loại hàng hóa/dịch vụ được mua sắm). Với CPTPP, Việt Nam lần đầu tiên mở cửa thị trường mua sắm công của mình cho các nhà thầu nước ngoài, với phạm vi mở cửa hiện chỉ dừng lại ở một số cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp Nhà nước ở trung ương, chưa áp dụng cho bất kỳ gói thầu nào của địa phương.

Về các vấn đề khác (lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, minh bạch và chống tham nhũng…)

CPTPP bao gồm các cam kết rất chi tiết về các quy tắc, các yêu cầu liên quan trong từng lĩnh vực mà các nước CPTPP phải tuân thủ ngay hoặc theo lộ trình. Về cơ bản, đây là các cam kết nhấn mạnh các tiêu chuẩn của WTO (nếu có) và/hoặc bổ sung các tiêu chuẩn mới cao hơn mức WTO. Đa số các khía cạnh này đều hoặc là chưa có trong các FTA Việt Nam từng ký, hoặc là có tiêu chuẩn cao hơn, chi tiết hơn nhiều so với các FTA này.

Công ty TNHH HP Toàn Cầu

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan

Phòng 2308, CT2 Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội

Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và Thủ tục hải quan

Điện thoại: 024 73008608/ Hotline: 08 8611 5726

Email: info@hptoancau.com

Những gì bạn có đọc tiếp

Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Nga trong 6 tháng đầu năm 2020
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam (EFTA)
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giữa Việt Nam và Anh giai đoạn 2015 - 9T/2019
Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – nước Anh

Trả lời Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Search

Recent Posts

  • Hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị khi tham vấn giá

    Hồ sơ tham vấn giá Khi doanh nghiệp nhập khẩu h...
  • Mã HS và thuế nhập khẩu thực phẩm chức năng năm 2021

     Mã HS và thuế nhập khẩu thực phẩm chức năng nă...
  • Tuyển dụng pricing kiêm sales overseas

    Tuyển dụng import pricing staff kiêm sales over...
  • Dịch vụ vận chuyển đường hàng không

    Công ty TNHH HP Toàn Cầu hiện đang là đại lý củ...
  • Thủ tục và thuế xuất khẩu cảm biến quang điện

    Lưu ý khi xuất khẩu cảm biến quang điện Với kin...
  • Thủ tục nhập khẩu máy điều hòa không khí

    Nhập khẩu máy điều hòa  Với kinh nghiệm thực ti...

Danh mục

Mở | Đóng
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Địa chỉ : Phòng 2308, tòa CT2 , KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 088 611 5726
E-mail: info@hptoancau.com
Website: hpgloballtd.com / hptoancau.com
Người đại diện: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
MST: 0106718785
Đăng ký kinh doanh

Liên kết

Chính sách bảo mật
Chính sách bảo hành
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Thông tin về web
Vận chuyển và giao nhận

DMCA.com Protection Status

© 2017. All rights reserved. Designed by INNOCOM

ĐẦU
0886115726