HP Toàn Cầu Logistics - Cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, dịch vụ hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu!
  • LANGUAGES
    • Tiếng Việt Tiếng Việt
    • English English
    • 简体中文 简体中文

Dịch vụ vận chuyển quốc tế - Dịch vụ hải quan

  • Trang chủ
  • Dịch vụ
    • Giới thiệu
    • Dịch vụ vận chuyển
    • Dịch vụ hải quan
    • Dịch vụ logistics
    • Dịch vụ công bố & giấy phép
    • Quy trình
  • XNK hàng hóa
    • Thủ tục nhập khẩu các mặt hàng thông dụng
    • Thủ tục xuất khẩu các mặt hàng thông dụng
    • Các loại thuế khi xuất nhập khẩu hàng hóa
    • Quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu
  • Giao vận
    • Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước/vùng lãnh thổ
    • Hiệp định Thương mại Tự do
    • Vận tải và giao vận trong thương mại quốc tế
  • Tin tức
    • Tin tức
    • Tuyển dụng
  • Công cụ
    • Báo giá dịch vụ vận chuyển quốc tế
    • Đăng ký email nhận thông tin
    • Tra cứu mã HS code nhanh
  • Liên hệ
Hotline08 8611 5726
  • Home
  • Thông tin hay dùng trong ngành logistics
  • Danh sách các FTA Việt Nam tham gia

Danh sách các FTA Việt Nam tham gia

by hptoancau / Thứ Bảy, 31 Tháng Mười Hai 2022 / Published in Thông tin hay dùng trong ngành logistics

Việt Nam đã tham gia bao nhiêu FTA? 

Tính đến tháng 01/2023, Việt Nam đã tham gia ký kết 17 Hiệp định thương mại  với danh sách như sau:

STT FTA Năm BĐ hiệu lực tại VN Đối tác Form C/O Nghị định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Thông tư thực hiện quy tắc xuất xứ

Bài viết liên quan

1 ATIGA 1993 ASEAN Form D 126/2022/NĐ-CP 22/2016/TT-BCT
2 ACFTA 2003 ASEAN, Trung Quốc Form E 118/2022/NĐ-CP 36/2010/TT-BCT
3 AKFTA 2007 ASEAN, Hàn Quốc Form AK, KA 119/2022/NĐ-CP  20/2014/TT-BCT

 

 4  AJCEP 2008 ASEAN, Nhật Bản Form AJ 120/2022/NĐ-CP  
5 VJEPA 2009 Việt Nam, Nhật Bản Form VJ, JV 124/2022/NĐ-CP 10/2009/TT-BCT + Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biêt Nhât Bản VJEPA – những vấn đề liên quan

+ Thủ tục đề nghị cấp C/O Form VJ xuất khẩu Nhật Bản

6 AIFTA 2010 ASEAN, Ấn Độ Form AI 122/2022/NĐ-CP
7 AANZFTA 2010 ASEAN, Úc, New Zealand  Form AANZ 121/2022/NĐ-CP  31/2015/TT-BCT
8 VCFTA 2014 Việt Nam, Chi Lê Form VC, CV 112/2022/NĐ-CP  31/2013/TT-BCT
9 VKFTA 2015 Việt Nam, Hàn Quốc Form KV, VK 125/2022/NĐ-CP  40/2015/TT-BCT
10 Việt – Lào 2015 Việt Nam – Lào 127/2022/NĐ-CP
11 VN – EAEU FTA 2016 Việt Nam, Nga, Belarus, Amenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan  Form EAV 113/2022/NĐ-CP  21/2016/TT-BCT
12 CPTPP 2019 Việt Nam, Canada, Mexico, Peru, Chi Lê, New Zealand, Úc, Nhật Bản, Singapore, Brunei, Malaysia  Form CPTPP 115/2022/NĐ-CP  03/2019/TT-BCT
13 AHKFTA 2019 ASEAN, Hồng Kông (Trung Quốc)  Form AHK 123/2022/NĐ-CP  21/2019/TT-BCT
14 EVFTA 2020 Việt Nam, EU (28 thành viên)   EUR.1 116/2022/NĐ-CP  11/2020/TT-BCT
15 VNCBFTA  2020  Việt Nam – Cu Ba Form VNCU 114/2022/NĐ-CP  08/2020/TT-BCT
16 RCEP 2022 ASEAN + 5 (ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand) Form RCEP 129/2022/NĐ-CP 05/2022/TT-BCT
 17 UKVFTA 2021  Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai len (UKVFTA) Form EUR.1 UK 117/2022/NĐ-CP
18 VN-EFTA đang đàm phán, chưa ký kết Việt Nam, Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein
19 VN – Israel đang đàm phán, chưa ký kết

Cụ thể, Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) là một FTA đa phương giữa các nước trong khối ASEAN. AFTA được ký năm 1992 tại Singapore. Ban đầu có 6 nước là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan (gọi chung là ASEAN-6). Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (gọi chung là CLMV) tham gia AFTA khi được kết nạp vào ASEAN.

Danh sách các FTA Việt Nam tham gia

  • Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA): ASEAN và Trung Quốc ký Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện tháng 11/2002. Hai bên tiếp tục đàm phán và ký kết các Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 7/2005), Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 02/2010). Tháng 11/2015, ASEAN và Trung Quốc ký Nghị định thư sửa đổi Hiệp định khung và các Hiệp định liên quan, trong đó có nhiều nội dung cam kết mới về hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. Nghị định này có hiệu lực từ tháng 5/2016.
  • Hiệp đinh Thương mại Tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA): ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007), Hiệp định về Thương mại Dịch vụ có hiệu lực từ tháng 5/2009, Hiệp định về Đầu tư có hiệu lực từ tháng 6/2009) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc.
  • Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP): ký ngày 03/4/2008, có hiệu lực từ ngày 15/8/2008. Tính đến ngày 01/4/2015, Nhật Bản đã xóa bỏ thuế quan đối với 923 dòng các sản phẩm nông nghiệp từ Việt Nam. Đến năm 2019, có thêm 338 dòng thuế nông nghiệp khác sẽ được xóa bỏ thuế. Đến cuối lộ trình vào năm 2026, Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế quan đối với 96,45% tổng số các dòng thuế đối với hàng Việt Nam (chủ yếu nông sản, thủy sản, hàng dệt may, giầy dép, đồ gỗ, linh kiện điện tử…)
  • Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA): Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam, ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 01/10/2009. Việt Nam và Nhật Bản dành nhiều ưu đãi cho nhau hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP). VJEPA không thay thế AJCEP mà cả hai FTA cùng có hiệu lực, doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
  • Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA): được ký kết ngày 08/10/2003. Trên cơ sở Hiệp định khung, hai bên tiếp tục ký kết các Hiệp định về Hàng hóa (có hiệu lực 01/01/2010), Hiệp định về Dịch vụ (có hiệu lực 01/7/2015) và Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực 01/7/2015) nhằm hình thành Khu vực thương mại tự do ASEAN – Ấn Độ.
  • Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Australia và New Zealand (AANZFTA): ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là thỏa thuận thương mại tương đối toàn diện, bao gồm rất nhiều cam kết về hàng hóa, dịch vụ (gồm cả dịch vụ tài chính và viễn thông), đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh và hợp tác
    kinh tế…
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi Lê (VCFTA): được ký kết ngày 11/11/2011 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. FTA này chỉ bao gồm các cam kết về hàng hóa và các vấn đề liên quan đến hàng hóa, không bao gồm các cam kết về dịch vụ, đầu tư… Đây là FTA đầu tiên của Việt Nam với một quốc gia châu Mỹ.
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA): được ký kết ngày 05/5/2015 và chính thức có hiệu lực từ ngày 20/12/2015. So với FTA ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA), trong VKFTA Việt Nam và Hàn Quốc dành thêm nhiều thời gian ưu đãi cho nhau trong cả lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ và đầu tư. VKFTA không thay thế AKFTA mà cả hai FTA này đều cùng có hiệu lực và doanh nghiệp có thể tùy chọn sử dụng FTA nào có lợi hơn.
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu (VN-EAEU FTA): hiện tại bao gồm các nước Liên bang Nga, Cộng hòa Belarus, Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Armenia và Cộng hòa Kyrgyzstan) ký kết ngày 29/5/2015, có hiệu lực từ ngày 05/10/2016. Đây là FTA đầu tiên của EAEU nên các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có nhiều lợi thế khi xuất khẩu
    vào đây.
  • Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP): có tiền than là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), chính thức ký kết vào tháng 3/2018 bởi 11 nước thành viên TPP (không bao gồm Mỹ). CPTPP đã được 7 nước thành viên phê chuẩn, gồm Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, Singapore, New Zealand, Việt Nam và đã chính thức có hiệu lực vào ngày 30/12/2018. CPTPP có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 14/01/2019.
  • Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN và Hồng Kông (Trung Quốc) (AHKFTA): được ký kết ngày 12/11/2017, AHKFTA chính thức có hiệu lực với Hồng Kông (Trung Quốc) và 5 nước thành viên ASEAN (bao gồm Lào, Myanmar, Singapore, Thái Lan và Việt Nam) kể từ ngày 11/6/2019.
  • Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu (EVFTA):  là một FTA thế hệ mới giữa Việt Nam và các nước thành viên EU. Bắt đầu đàm phán từ tháng 6/2012; kết thúc đàm phán tháng 12/2015; đến tháng 6/2018, EVFTA được tách làm hai; Hiệp định Thương mại (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) được thông qua tháng 6/2020.
  • Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA) chính thức được ký kết tại London ngày 29/12/2020, chính thức có hiệu lực từ 23 giờ ngày 31/12/2020.
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP – còn được gọi là ASEAN+6), được ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia và New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 09/5/2013. Hiệp định chính thức được ký kết ngày 15/11/2020, sắp có hiệu lực.

Các FTA Việt Nam đang đàm phán bao gồm: Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Khối EFTA (VN-EFTA FTA) (bao gồm 4 nước Thụy Sỹ, Na Uy, Iceland, Liechtenstein) bắt đầu khởi động đàm phán từ tháng 5/2012. Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Isarel (VIFTA): được bắt đầu khởi động đàm phán từ ngày 02/12/2015.

Bài viết cùng chuyên mục

→ Danh sách các nước có FTA với Việt Nam

→ Tổng quan về FTA Việt Nam tham gia

Có thể bạn quan tâm:

→ Hướng dẫn tra mã HS nhanh

→ Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu

→ Quy trình xuất khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu

→ Thuế khi nhập khẩu hàng hóa

→ Thuế xuất khẩu và quy định hiện hành về thuế xuất khẩu


Công ty TNHH HP Toàn Cầu

Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu

Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội

Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608

Email: info@hptoancau.com

Lưu ý:

– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)

– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại

– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.

What you can read next

Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển
Danh sách các nước Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do
Danh sách các nước có FTA với Việt Nam
Reefer container là gì
Reefer container là gì? Lưu ý khi vận chuyển hàng đông lạnh?

Search

BÀI GẦN ĐÂY

  • Thủ Tục Và Thuế Nhập Khẩu Nhiệt Kế Y Học

    Thủ tục hải quan và thuế nhập khẩu Nhiệt kế y h...
  • Tuyển dụng Sales Logistics – 01 năm kinh nghiệm

    Tuyển dụng nhân viên kinh doanh logistics – Yêu...
  • Tuyển dụng nhân viên pricing – 01 năm kinh nghiệm

    Tuyển dụng import pricing staff kiêm sales over...
  • Vận Chuyển Nhập Khẩu đá granite Từ Ấn Độ

    Vận chuyển nhập khẩu đá granite từ Ấn Độ vào Vi...
  • Thủ Tục Và Thuế Xuất Khẩu dụng cụ làm vườn

    Thủ tục hải quan và thuế xuất khẩu dụng cụ làm ...
  • Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển

    Hàng nguy hiểm là gì? Lưu ý trong vận chuyển hà...

Về chúng tôi

Công Ty TNHH
HP Toàn Cầu

Đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và thủ tục thông quan!

DMCA.com Protection Status

Liên kết

  • Chính sách bảo mật
  • Chính sách bảo hành
  • Hình thức thanh toán
  • Chính sách đổi trả
  • Thông tin về web
  • Vận chuyển và giao nhận
  • Đăng ký kinh doanh

Liên hệ

  • Địa chỉ : Số 13, LK3, NO03, Dọc bún 1, Khu đô thị Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 088 611 5726
  • E-mail: info@hptoancau.com
  • Website: hpgloballtd.com / hptoancau.com
  • MST: 0106718785

Nhận tư vấn miên phí

*
*
  • © 2021. All rights reserved. Designed by INNOCOM
  • 08.8611.57.26
  • hptoancau.com
TOP
(+84) 886115726
x
x