THÔNG TIN CƠ BẢN
Hiệp định đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) giữa ASEAN và 6 đối tác đã có FTA với ASEAN là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia va New Zealand bắt đầu đàm phán từ ngày 9/5/2013. hiện tại Hiệp định này vẫn trong quá trình đàm phán, chưa hoàn tất. Tính đến tháng 6/2019, RCEP đã trải qua 25 vòng đàm phán chính thức.
Các nội dung đàm phán của RCEP khác toàn diện, bao gồm: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp kiểm dịch thực động vật, thủ tục về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và đánh giá sự phù hợp, Phòng vệ thương mại, Thương mại dịch vụ, Dịch vụ tài chính, Dịch vụ viễn thông, Di chuyển thể nhân, Đầu tư, Cạnh tranh, sở hữu tría tuệ, Thương mại điện tử, Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hợp tác về kinh tế và kỹ thuật, Mua sắm chính phủ, Giải quyết tranh chấp.
Tính đến tháng 6/2019 đàm phán RCEP đã hoàn tất 6 Chương bao gồm thủ tục hải quan và thuận lợi hóa thương mại (CPTF), Mua sắm công, Các biện pháp kiểm dịch Động thực vật (SPS), Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự phù hợp (STRACAP), Hợp tác kinh tế và kỹ thuật, Doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các Chương khác vẫn đnag trong quá trình đàm phán.
Dưới đây là tóm tắt một số nội dung đàm phán chính của RCEP được công bố cho tới thời điểm hiện tại.
NỘI DUNG CHÍNH
Về thương mại hàng hóa
Cam kết về thuế quan
Về thuế quan, RCEP đặt mục tiêu cắt giảm thuế quan trong một khoảng thời gian hợp lý, đồng thời hài hòa hóa các nội dung khác liên quan tới thuế quan giữa các nước thành viên nhằm giải quyết những khác biệt hiện tại giữa các FTA ASEAN +1 mà ASEAN đang có với từng nước đối tác ngoài ASEAN trong RCEP cũng như khác biệt trong thông lệ liên quan.
Ví dụ:
- Khác biệt mức thuế và lộ trình cắt giảm thuế giữa các FTA SEAN +1: Mức thuế và lộ trình cắt giảm thuế quan trong các FTA ASEAN +1 hiện rất khác nhau. Do đó, với cùng một sản phẩm, một doanh nghiệp ASEAN xuất khẩu sang 6 đối tác FTA của ASEAN có thể sẽ có 6 mức thuế ưu đãi khác nhau và lộ trình cắt giảm thuế khác nhau.
- Khác biệt về mã HS: Hiện các nước ASEAN+6 đang sử dụng các phiên bản khác nhau của hệ thống phân loại thuế quan để ban hành biểu thuế ưu đãi FTA, gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc xác định mã HS chính xác cho sản phẩm của mình.
Bên cạnh việc cắt giảm rào cản thuế quan, các vòng đàm phán RCEP cũng đặt mục tiêu giải quyết những rào cản phi thuế quan.
Mục tiêu của RCEP là tiến tới tự do hóa trong hầu hết lĩnh vực thương mại hàng hóa để đạt được mức độ tư do hóa thương mại cao, được xây dựng dựa trên mức độ tự do hóa đang có giữa các quốc gia tham gia hiệp định, để thiết lập một khu vực thương mại tư do toàn diện.
Cam kết thuế quan trong RCEP sẽ cao hơn so với các FTA ASEAN+1 hiện tại nhưng sẽ vẫn tính đến sự phát triển giữa các nước thành viên. Vì vậy, một số nước đang cân nhắc khả năng áp dụng các biểu thuế quan khác nhau đối với các nước khác nhau.
Hiện tại, các nội dung này trong RCEP vẫn chưa được đàm phán hoàn tất.
Cam kết về Quy tắc và Thủ tục xuất xứ
Hài hòa hóa Quy tắc xuất xứ là một trong những lý do cơ bản thúc đẩy đàm phán RCEP bởi hiện tại mỗi FTA ASEAN+1 có một bộ quy tắc xuất xứ khác nhau, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện cùng lúc các FTA này. Do đó, nếu thống nhất được một bộ quy tắc xuất xứ khu vực, RCEP sẽ cho phép hàng hóa có xuất xứ nội khối (từ bất kỳ nơi nào trong 16 nước thành viên) được hưởng ưu đãi thuế quan, từ đó gia tăng khả năng tận dụng hiệp định FTA.
Mục tiêu của RCEP là thiết kế một bộ quy tắc xuất xứ có tính khả thi về mặt kỹ thuật, tạo thuận lợi cho thương mại và dễ dàng sử dụng bởi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), để có thể tận dụng các lợi ích về thuế quan từ Hiệp định này.
Theo đó, các nước thành viên RCEP đang đàm phán để bổ sung một số điểm mới về xuất xứ so với các FTA ASEAN +1 như sau: cho phép cộng gộp toàn phần, xây dựng 1 số nội dung mới về chứng từ chứng nhận xuất xứ (như tiến tới tự chứng nhận xuất xứ), thiết lập các quy tắc xuất xứ trong trường hợp khác biệt thuế.
Hiện tại, các nội dung này trong RCEP vẫn chưa được đàm phán hoàn tất.
Về dịch vụ và Đầu tư
Chương về Thương mại dịch vụ được xây dựng dựa trên những cam kết về dịch vụ trong hiệp định chung về thương mại dịch vụ của WTO (GAST) và các FTA ASEAN+1, mà không ưu tiên loại trừ đối với bất kỳ một ngành dịch vụ hay một phương thức cung ứng dịch vụ nào. Chương này có 2 Phụ lục về dịch vụ Tài chính và dịch vụ Viễn thông, cung cấp các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh thương mại dịch vụ trong hai lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, chương về Đầu tư sẽ tạo ra môi trường đầu tư khả thi trong khu vực, điều chỉnh 4 vấn đề chính của đầu tư: bảo hộ đầu tư, tự do hóa đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư.
Hiện tại, các nội dung này trong RCEP vẫn chưa được đàm phán hoàn tất.
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.