Công Ty TNHH HP Toàn Cầu
  • Tiếng Việt
  • English
  • 简体中文

HP Global Ltd - Vận chuyển quốc tế - thủ tục thông quan

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
  • Dịch vụ
  • Tra cứu
    • Tra cứu HS xuất khẩu theo biểu thuế
    • Tra cứu HS nhập khẩu theo biểu thuế
    • Tra cứu HS theo mô tả thông dụng
  • LÀM VIỆC VỚI HPG
    • Dịch vụ cung cấp
    • Quy trình
    • Tuyển dụng & Tin tức
    • Góc tư vấn
  • Liên hệ
  • Chính sách
    • Chính sách bảo mật
    • Hình thức thanh toán
    • Chính sách bảo hành
    • Chính sách đổi trả
    • Thông tin về web
Hotline08 8611 5726
  • Trang chủ
  • Góc tư vấn
  • Vận chuyển đường biển hàng lẻ và hàng nguyên container
 

Vận chuyển đường biển hàng lẻ và hàng nguyên container

bởi hptoancau / Thứ Ba, 08 Tháng Mười Hai 2020 / Đăng tại Góc tư vấn

Mục lục

  • I. Vận tải đường biển/Vận chuyển hàng hóa đường biển
  • II. Ưu/ nhược điểm khi lựa chọn vận chuyển đường biển
  • III. Những mặt hàng bạn nên chọn vận tải đường biển
  • VI. Quy trình giao nhận vận tải đường biển – Quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển
  • FCL, LCL là gì ?
  • Sự khác biệt giữa hình thức vận chuyển hàng LCL và FCL
  • Trách nhiệm của người nhận hàng
  • Vậy nên lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa nào cho phù hợp?

I. Vận tải đường biển/Vận chuyển hàng hóa đường biển

Vận tải đường biển là một trong những hoạt động vận chuyển hàng hóa có liên quan tới vận tải biển và các phương tiện vận tải đường biển. Sử dụng tàu thuyền, bến bãi, cảng để sắp xếp, kiểm kê, bốc dỡ…. vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này tới quốc gia khác hoặc từ khu vực này tới khu vực khác trong cùng lãnh thổ.

II. Ưu/ nhược điểm khi lựa chọn vận chuyển đường biển

  1. Ưu điểm

Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì vận tải đường biển còn có khá nhiều ưu điểm khác để người gửi hàng có thể lựa chọn:

  • Có thể vận chuyển được những khối hàng có kích thước và khối lượng lớn;
  • Hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vận chuyển;
  • Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác;
  • Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tự nhiên nên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ;
  • Có tính an toàn cao do ít va chạm giữa các tàu hàng;
  • Góp phần mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển.
  1. Nhược điểm

Tuy nhiên, vận tải đường biển vẫn có những hạn chế như:

  • Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác;
  • Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu chuyển phát nhanh hàng hóa.

III. Những mặt hàng bạn nên chọn vận tải đường biển

Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì hầu như vận tải đường biển chấp nhận vận chuyển đa số các loại hàng hóa. Đây được xem là một trong những ưu điểm tuyệt vời của vận tải đường biển.

Nhờ đó, những hàng hóa mà các hình thức vận chuyển khác từ chối thì người gửi có thể xem xét chuyển qua hình thức vận tải đường biển. Thông thường với hàng hóa chọn vận tải đường biển sẽ được chia làm các chủng loại thuộc các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất.

  • Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;
  • Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
  • Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…

VI. Quy trình giao nhận vận tải đường biển – Quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển

Trường hợp bạn sử dụng dịch vụ của HP Toàn Cầu (đơn vị vận chuyển – Forwarder)

Bước 1: HP Toàn Cầu sẽ tới lấy hàng từ nhà kho của người xuất khẩu. Trong quá trình tới lấy hàng thì bên vận chuyển thì sẽ tiết kiệm được chi phí tối đa nhất.

Bước 2: HP Toàn Cầu sẽ tiến hành khai báo hải quan, tiến hành thông quan hàng hóa và kiểm tra thực tế hàng hóa, lập bộ chứng từ chứng nhận xuất xứ và xin giấy phép lưu hành tự do của nước xuất khẩu.

Bước 3: HP Toàn Cầu tiến hành đặt lịch tàu đối với hàng vận chuyển đường biển. Lịch sẽ được đơn vị vận chuyển thông báo và xác nhận với khách hàng cũng như thời gian vận chuyển để khách hàng cân đối chi phí và thời gian tốt nhất.

Bước 4: Xuất vận đơn (B/L) để làm giấy chứng nhận sở hữu hàng. Làm điện giao hàng ( telex release). Xuất cho khách hàng một vận đơn thông thường gổm 3 bản gốc và 3 bản coppy để làm chứng từ sở hữu hàng hóa.

Bước 5: Khi hàng đến cảng nhập khẩu (Port of delivery), HP Toàn Cầu sẽ tiến hành làm thủ tục hải quan, thông quan, kiểm hóa hàng hóa nếu có giúp khách hàng. Tại đây HP Toàn Cầu sẽ tiến hành nhận chứng từ từ phía người nhập khẩu, nên tờ khai và kế hoạch làm hàng hải quan.

Bước 6: Vận chuyển nội địa, giao hàng từ càng biển tới tận xưởng, kho cho người nhận tại Việt Nam. Sau khi làm xong thủ tục hải quan. HP Toàn Cầu sẽ tiến hành đưa hàng từ cảng biển về đến công ty quý khách bằng xe tải hoặc đầu kéo container.

Bước 7: Giao hàng và nhận hàng:

Nhân viên giao nhận của công ty giao nhận vận tiếp vận sẽ đến cảng hoặc đại lý hãng tàu để đóng phí chứng từ, phí hàng lẻ để nhận lệnh giao hàng (D/O). Sau đó nhận viên giao nhận tiếp vận sẽ mang D/O, commercial Invoice và Packing list đến văn phòng cảng ký nhận D/O để tìm vị trí để hàng, tại đây ta phải lưu lại một bản D/O.

FCL, LCL là gì ?

  • FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full Container Load” được sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển.

Nói chính xác FCL có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Người gởi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng ( lựa chọn phù hợp sẽ mang lại phương án kinh tế hiệu quả)

Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương của hàng hoá mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft). Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt hoặc đường bộ đến nơi cuối cùng.

  • LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container

Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.

=>>>Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load) ở chỗ nếu lựa chọn LCL thì hàng của bạn sẽ được ghép chung cùng các lô hàng khác trong cùng 1 container để vận chuyển. Trường hợp lựa chọn FCL thì hàng của bạn sẽ được xếp riêng vào 1 container, không cần ghép với bất cứ lô hàng nào.

Sự khác biệt giữa hình thức vận chuyển hàng LCL và FCL

Vận chuyển hàng nguyên container – FCL Vận chuyển hàng lẻ – LCL
Người gửi hàng – Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng.

– Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn.

– Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển.

– Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng.

– Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng.

– Niêm chì (seal) cho container

–Gởi chi tiết vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD

– Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có.

– Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình được thông quan, ngoài ra cần chú ý các thủ tục khác như hun trùng, đánh dấu shipping mark.
– Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn.
– Xác nhận draft bill và nhận vận đơn.
Đối với người chở hàng – Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gởi hàng. Trước khi gởi bill thì phải gởi bản draft bill để người gởi hàng kiểm tra thông tin trên bill.

– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo.

– Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích.

– Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY).

Trong vận chuyển hàng lẻ có điểm khác biệt là người chở hàng gồm có : Người chở hàng thực và người gom hàng (consolidator). Người chở hàng thực là các hãng tàu vì consolidator đứng ra gom hàng nhưng họ vẫn thuê lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Vì bản chất consolidator không có tàu.

Như vậy trách nhiệm của người chở hàng thực tương tự như FCL.

Trách nhiệm của người nhận hàng

– Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

– Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột.

– Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cước container.

Trách nhiệm của người nhận hàng LCL tương tự như làm hàng FCL nhưng có một chút khác biệt như:

– Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của người gom hàng, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.

Tuy nhiên khác với hàng FCL, người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cước container, vì bản chất người nhận hàng không mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges.

Vậy nên lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa nào cho phù hợp?

Vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức phổ biến hiện nay. LCL được ra đời để nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng vì thực tế rằng gởi bằng đường Air rất tốn kém, và gởi nguyên container là dư thừa không cần thiết. Bạn có thể tự đánh giá hàng hóa của mình nên đi theo hình thức nào thì tối ưu nhất cho hiệu quả kinh tế hoặc trường hợp bạn chưa biết nên chọn hình thức vận chuyển nào phù hợp thì bạn có thể liên hệ 088 611 5726 !

Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu và dự toán chi phí – thời gian vận chuyển liên quan

Email: info@hptoancau.com

Quy trình làm việc của HP Toàn Cầu trong việc phối hợp với khách hàng để thông quan hàng hóa như sau:

Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Nội Bài (Hà Nội)

Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Hải Phòng

Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Đà Nẵng

Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Hồ Chí Minh

Quy trình dịch vụ khai thuê hải quan tại Hà Nội

Quy trình dich vụ khai thuê hải quan đầu Hải Phòng

Quy trình dịch vụ khai thuê hải quan Đà Nẵng

Quy trình dịch vụ khai thuê hải quan tại Hồ Chí Minh

 Nguồn: Sưu tầm& tổng hợp
Được tag bởi: báo giá dịch vụ vận chuyển đường biển, bao gia van chuyen duong biển, Dịch vụ vận chuyển đường biển, LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Less than Container Load”, lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa nào cho phù hợp, Vận chuyển hàng lẻ, vận chuyển hàng nguyên container

Những gì bạn có đọc tiếp

Nhập khẩu hàng cá nhân phi mậu dịch
Không phải cộng CIC, D/O , Vệ sinh cont vào giá trị tính thuế nhập khẩu?
Cách tính trọng lượng tính cước hàng không
Cách tính trọng lượng tính cước theo phương thức vận chuyển

Trả lời Hủy

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Search

Recent Posts

  • Hướng dẫn nhập khẩu mỹ phẩm từ Hàn Quốc

    Bạn muốn nhập khẩu mỹ phẩm để kinh doanh nhưng ...
  • 19 trường hợp được miễn kiểm tra ATTP với hàng hóa nhập khẩu 2021

    Ngày 12/01/2021, Thủ tướng ban hành Quyết định ...
  • Thủ tục và thuế xuất khẩu gạch bông

    Với kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ xuất khẩu...
  • Thủ tục và thuế xuất khẩu Khay tre

    Với kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ xuất khẩu...
  • Thủ tục và thuế nhập khẩu gậy golf

    Với kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ nhập khẩu...
  • Thủ tục và thuế nhập khẩu hạt hướng dương

    Mã HS của hạt hướng dương Để xác định đúng về c...

Danh mục

Mở | Đóng
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Địa chỉ : Phòng 2308, tòa CT2 , KĐT Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Hotline: 088 611 5726
E-mail: info@hptoancau.com
Website: hpgloballtd.com / hptoancau.com
Người đại diện: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh
MST: 0106718785
Đăng ký kinh doanh

Liên kết

Chính sách bảo mật
Chính sách bảo hành
Hình thức thanh toán
Chính sách đổi trả
Thông tin về web
Vận chuyển và giao nhận

DMCA.com Protection Status

© 2017. All rights reserved. Designed by INNOCOM

ĐẦU
0886115726