Hàng nguy hiểm là gì? Lưu ý trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển
Hàng nguy hiểm là gì?
Hàng nguy hiểm (hàng hóa nguy hiểm) là hàng hóa có chứa các chất nguy hiểm, khi chở có khả năng gây nguy hại tới tính mạng, sức khỏe con người, môi trường, an toàn và an ninh quốc gia (theo Luật Giao Thông đường bộ và đường thuỷ nội địa quy định tại Nghị định số 42/2020/NĐ-CP)
Hàng hóa nguy hiểm trong vận tải là những loại hàng hóa trong quá trình lưu kho, bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ, giao nhận phát sinh sự cố nguy hiểm như bùng nổ, gây độc hại, phá hủy phương tiện vận tải, phát tán phóng xạ gây ảnh hưởng đến môi trường sống và tính mạng con người. Khi vận chuyển Hàng hải, hàng nguy hiểm gây phá hủy thiết bị, phương tiện và làm mất trọng tâm, lật hoặc chìm tàu.
→ HP Toàn Cầu – Cung cấp dịch vụ vận chuyển đường biển quốc tế cho hàng khô, hàng lạnh, hàng nguy hiểm từ các cảng biển của Việt Nam đến các cảng biển trên thế giới và ngược lại. Để nhận hỗ trợ báo giá chi phí vận chuyển đường biển, đừng ngần ngại liên hệ đến số điện thoại 088.611.5726 hoặc 098.487.0199
Danh mục hàng hoá nguy hiểm
Phân loại hàng nguy hiểm
Việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không được quy định trên phạm vi quốc tế theo các thỏa thuận, chỉ thị và quy định cũng như luật pháp song song ở Việt Nam.
Nếu bạn tham gia vào quá trình xử lý, đóng gói hoặc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, trước tiên bạn cần phân loại chúng một cách chính xác để tất cả các tổ chức trong chuỗi cung ứng, bao gồm cả các cơ quan khẩn cấp, biết và hiểu chính xác mối nguy hiểm là gì.
Hàng hóa nguy hiểm được phân cho các loại khác nhau tùy thuộc vào mối nguy hiểm chiếm ưu thế của chúng. Liên Hợp Quốc phân loại hàng hóa nguy hiểm trong các nhóm sau đây:
Nhóm | Hàng nguy hiểm | (Các) bộ phận nếu có | Phân loại |
---|---|---|---|
1 | Thuốc nổ | 1,1 – 1,6 | thuốc nổ |
2 | Khí | 2.1 | Khí dễ cháy |
2.2 | Khí không cháy, không độc | ||
2.3 | Khí ga | ||
3 | Chất lỏng dễ cháy | Chất lỏng dễ cháy | |
4 | Chất rắn dễ cháy | 4.1 | chất rắn dễ cháy |
4.2 | Chất tự bốc cháy | ||
4.3 | Chất phát ra khí dễ cháy khi tiếp xúc với nước | ||
5 | Chất oxy hóa và peroxide hữu cơ | 5.1 | chất oxy hóa |
5.2 | Peroxit hữu cơ | ||
6 | Các chất độc hại và truyền nhiễm | 6.1 | Chất độc hại |
6.2 | chất truyền nhiễm | ||
7 | Chất phóng xạ | chất phóng xạ | |
8 | Chất ăn mòn | chất ăn mòn | |
9 | Các chất nguy hiểm khác | Các chất nguy hiểm khác |
→ Chi tiết cụ thể hàng hoá nguy hiểm được phân loại theo nhóm, xem tại Phụ lục 1 ND 42
Quy định về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hóa nguy hiểm áp dụng
Theo đó, Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định bao bì, thùng chứa và việc đóng gói hàng hóa nguy hiểm trong lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng với loại hàng hóa. Ðối với những loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm chưa có tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì thực hiện theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của quốc tế do Bộ quản lý chuyên ngành công bố.
Lưu ý: Bộ quản lý chuyên ngành công bố tiêu chuẩn, quy chuẩn của quốc tế về bao bì, thùng chứa, đóng gói hàng hoá nguy hiểm áp dụng đối với loại, nhóm hàng nguy hiểm do Bộ quản lý
Nhãn hàng, biểu trưng nguy hiểm và báo hiệu nguy hiểm
1. Việc ghi nhãn hàng hoá nguy hiểm được thực hiện theo quy định của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
2. Phía ngoài mỗi bao bì, thùng chứa hàng hóa nguy hiểm có dán biểu trưng nguy hiểm, báo hiệu nguy hiểm ở vị trí dễ quan sát. Kích thước, ký hiệu, màu sắc biểu trưng nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 1 Phụ lục III của Nghị định Nghị định 42/2020/NĐ-CP.
3. Báo hiệu nguy hiểm hình chữ nhật màu vàng cam, ở giữa có ghi số UN (mã số Liên hợp quốc). Kích thước báo hiệu nguy hiểm theo mẫu quy định tại Mục 2 Phụ lục III của Nghị định 42/2020/NĐ-CP. Vị trí dán báo hiệu nguy hiểm ở bên dưới biểu trưng nguy hiểm.
Lưu ý trong vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển
Giấy tờ cần khi vận chuyển hàng nguy hiểm
Giấy tờ cần chuẩn bị khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển, bao gồm:
- Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất (MSDS)
- Khai báo hoá chất – DG Form (DANGEROUS GOODS DECLARATION).
Trên đây là 2 loại giấy tờ khi vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng đường biển mà hầu hết các hãng tàu yêu cầu. Ngoài ra, sau khi cont hàng được chấp thuận vận chuyển bởi hãng tàu, trong quá trình vận chuyển sẽ cần bổ sung thêm các loại chứng từ thông thường (Vd: vận đơn, …)
→ Tải DG form của hãng tàu Evergreen tại đây DGForm
Thời gian vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển
Trong thực tế khi vận chuyển hàng nguy hiểm bằng đường biển sẽ có 1 số quy định nghiêm ngặt hơn so với hàng hoá thông thường, do đó, thời gian tiếp nhận, xử lý hàng hoá cần được bảo đảm đúng quy trình để tránh phát sinh các chi phí thêm.
Dưới đây, HP Toàn Cầu sẽ liệt kê một số bước lưu ý sẽ ảnh hưởng đến thời gian xử lý vận chuyển hàng nguy hiểm để bạn nắm rõ hơn:
- Đặt tàu (booking): Sau khi đặt booking với hãng tàu, bạn sẽ nhận được yêu cầu cung cấp MSDS và DG Form để hãng tàu kiểm tra; (tuỳ theo lịch tàu là đi thẳng (direct) hay chuyển tải (transist)). Thời gian kiểm tra và thông báo kết quả được tiếp nhận hay không sẽ lâu hơn so với hàng thông thường (2-3 ngày).
- Thời gian lưu cont tại kho và bãi (Dem/Det) cũng hạn chế hơn so với hàng thông thường: thường sẽ là từ 3-5 ngày, tính tới ngày tàu đi hoặc ngày cut off tùy từng hãng tàu.
- Lưu ý: Khi đóng hàng cont cần phải dán nhãn DG lên 4 mặt của container
Trên đây là bài viết được tổng hợp bởi HP Toàn Cầu, trong quá trình viết nếu có gì sai sót, rất mong bạn đọc có thể góp ý hoặc gửi thắc mắc để được giải đáp vào hòm thư Email: info@hptoancau.com. Xin chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website : hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link