Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Australia và New Zealand
Thông tin cơ bản
Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do giữa ASEAN, Australia và New Zealand (AANZFTA) được ký kết ngày 27/02/2009, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Đây là FTA có phạm vi rộng nhất trong số các FTA ký kết giữa ASEAN và các đối tác. Tương tự như với AJCEP, AANZFTA chỉ bao gồm 01 Hiệp định duy nhất, bao trùm tất cả các vấn đề cam kết.
Bên cạnh hiệp định chính, giữa ASEAN, Australia và New Zealand còn có một số văn bản thỏa thuận khác (ví dụ Hiệp định thi hành Chương 12 của AANZFTA) Văn bản giải thích Chương 2 AANZFTA, Nghị định thư bổ sung…), tuy nhiên chỉ mang tính chất bổ sung, không phải là Hiệp định mới.
NỘI DUNG CƠ BẢN
Mặc dù được xếp vào nhóm FTA truyền thống (do vào thời điểm ký kết FTA này, thế giới thậm chí chưa đề cập tới khái niệm “FTA thế hệ mới”), AANZFTA là FTA tương đối toàn diện, tương tự các FTA thế hệ mới, bao gồm rất nhiều cam kết về thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, thương mại điện tử, di chuyển thể nhân, sở hữu trí tuệ, chính sách cạnh tranh, hợp tác quốc tế… Trong đó 03 nhóm vấn đề đáng chú ý nhất là cam kết về thuế quan (thương mại hàng hóa), dịch vụ, đầu tư và lao động.
Về thương mại hàng hóa
Cam kết về thuế quan
Trong AANZFTA, Australia và New Zealand cam keetsm xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa ASEAN, trong đó có Việt Nam như sau:
- Từ năm 2015, Australia đã xóa bỏ thuế quan khoảng 97% dòng thuế (chỉ còn duy trì thuế suất thấp dưới 10% đối với một số sản phẩm như: măng tre, chỉ phẫu thuật, gỗ và sản phẩm gỗ, ván sợi, thảm,áo khoác,chăn, sản phẩm từ chất dẻo, sản phẩm từ sắt thép, vải các loại…)
- Từ năm 2015, New Zealand đã xóa bỏ thuế quan cho khoảng 91% dòng thuế (chỉ còn duy trì thuế suất thấp dưới 10% đối với một số sản phẩm như: bánh, kẹ, sản phẩm từ ngũ cốc, chất dẻo nguyên liệu, dầu mỡ động thực vật, gỗ và sản phẩm gỗ, hóa chất, linh kiện, phụ tùng ô tô, máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, hóa chất, cao su…)
- Đến năm 2022 (cuối lộ trình) cả Australia và New Zealand sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế quan (toàn bộ Biểu thuế) cho hàng hóa các nước ASEAN.
Việt Nam đưa ra cam kết cắt giảm với lộ trình như sau:
- Từ năm 2018, xóa bỏ 86% số dòng thuế trong Biểu thuế.
- Đến năm 2022 (năm cuối lộ trình) xóa bỏ 92% số dòng thuế trong Biểu thuế (bao gồm cả các mặt hàng như chăn nuôi; dược phẩm; đường; gạo; gỗ; giấy; hóa chất; mỹ phảm; điện gia dụng; rau quả; sắt thép và sữa…)
- 8% số dòn thuế còn lại được cắt giảm theo lộ trình riêng hoặc được giữ nguyên thuế suất ( ví dụ các mặt hàng như hóa quả (cam,quýt); rượu bia, xì gà, dầu mỏ, lá thuốc lá, một số sản phẩm sắt, thép, xe có động cơ dùng để vận tải hàng hóa…)
Cam kết về quy tắc và thủ tục xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ AANZFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước Thành viên, hoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai trường hợp sau:
- Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ chung:
– Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): tối thiểu 40%, hoặc
– Chuyển đổi mã HS (CTC): chuyển đổi ở cấp 4 số (CTH – nguyễn vật liệu không có xuất xứ phải thuộc Nhóm HS khác với Nhóm HS của thành phẩm.
- Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng cho hàng hóa đó được quy định tỏng Danh mục Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.
Giấy chứng nhận xuất xứ AANZFTA là C/O mẫu AANZ. Việt Nam và các nước ASEAN cấp C/O bản giấy trong khi Australia và New Zealand cấp C/O bản điện tử, do đó với C/O AANZ bản điện tử do Australia/New Zealand cấp sẽ được in ra và nộp cho cơ quan hải quan các nước nhập khẩu ASEAN. C/O AANZ lỗi có thể được sửa hoặc cấp mới. C/O AANZ có thể cấp trước, trong hoặc sau (không quá 1 năm) thời điểm xuất khẩu của hàng hóa. AANZFTA chưa có điều khoản về Tự chứng nhận xuất xứ.
Về thương mại dịch vụ và đầu tư
Mức độ cam kết mở cửa về thị trường dịch vụ của Việt Nam trong AANZFTA tương đương với mức mở cửa trong cam kết gia nhập WTO của Việt Nam ngoại trừ dịch vụ giáo dục mở rộng hơn cam kết WTO, chủ yếu là mở rộng phạm vi các môn học mà cơ sở giáo dục có vốn đầu tư của Australia, New Zealand tại Việt Nam được phép dạy cho học sinh Việt Nam.
Chương đầu tư trong AANZFTA có quy mô lớn nhất trong các cam kết về đầu tư mà Việt Nam đã ký kết trước đó, được thiết kế bao gồm cả nội dung tự do hóa (mở cửa cho đầu tư nước ngoài) và các nguyên tắc đối xử, bảo hộ đầu tư. Tuy nhiên, rất nhiều nội dung trong Chương này chưa có hiệu lực ngay mà phụ thuộc vào đàm phán tiếp theo giữa các Bên. Các cam kết chưa có hiệu lực ngay chủ yếu liên quan tới nguyên tắc về tước quyền sở hữu của nhà đầu tư, bồi thường thiệt hại khi có xung đột vũ trang, quyền tự do chuyển tiền ra nước ngoài, giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ISDS).
Về mở cửa thị trường lao động
Việt Nam và New Zealand đã thỏa thuận thực hiện 2 chương trình trao đổi lao động.
- Chương trình làm việc theo kỳ nghỉ (working holiday schemes): Mỗi bên sẽ tiếp nhận tối đa 100 công dân mỗi nước đáp ứng các yêu cầu của bên kia (ví dụ phía New Zealand yêu cầu lao động có bằng đại học với thời gian học ít nhất 3 năm; có trình độ tiếng Anh ở mức có thể làm viêc được; Ký quỹ 4.200 đô la NZ)
- Chương trình làm việc tạm thời (temporary employment entry) với thời hạn 3 năm: 100 đầu bếp, kể cả thợ làm bánh có trình độ tay nghề tương đương ANZSCO skill level 3 và được chủ sử dụng lao động ở New Zealand tuyển dụng; 100 chuyên gia thuộc các ngành nghề khác có trình độ tương đương ANZSCO skill level 1, mức 7 của APEC và đăng ký tại New Zealand nếu có yêu cầu)
Việt Nam và Australia cũng có Thỏa thuận Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ với các nội dụng chủ yếu sau:
- Số thị thực lao động kết hợp kỳ nghỉ được cấp hằng năm của mỗi Bên là 200 cho người trẻ tuổi (18-31 tuổi) đáp ứng đủ tiêu chuẩn.
- Thị thực diện này cho phép người được cấp thị thực tham gia vào các hoạt động trao đổi văn hóa và du lịch, lưu trú với thời hạn 12 tháng tại mỗi Bên, được đi lại nhập cảnh nhiều lần và được làm việc trong thời gian lưu trú 12 tháng, nhưng không uqas 6 thnags với mỗi một chủ sử dụng lao động và học tập không quá 4 tháng.
THỰC THI CỦA VIỆT NAM
-> Văn bản pháp quy của Việt Nam ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi Hiệp định thương mại AANZFTA và các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa AANZFTA xem tại bài viết Danh sách các FTA Việt Nam tham gia TẠI ĐÂY
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 / 098 4870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.