Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Hàn Quốc (AKFTA)
Thông tin cơ bản
ASEAN và Hàn Quốc ký kết Hiệp định khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện năm 2005. Trên cơ sở Hiệp định khung này, các Bên tiếp tục ký kết 04 Hiệp định khác để cụ thể hóa, bao gồm:
- Hiệp định về Thương mại Hàng hóa (có hiệu lực từ tháng 6/2007)
- Hiệp định về Thương mại Dịch vụ (có hiệu lực từ tháng 5/2009)
- Hiệp định về Đầu tư (có hiệu lực từ tháng 6/2009)
Nội dung chính
Tương tự như các trường hợp FTA khác trong khuôn khổ ASEAN, mặc dù giữa ASEAN và Hàn Quốc có nhiều Hiệp định, Hiệp định về Thương mại hàng hóa là FTA có mức độ tự do hóa đáng chú ý nhất và có hiệu quả thực thi tốt nhất.
Hiệp định thương mại hóa ASEAN-Hàn Quốc (tam gọi là AKFTA) là một FTA truyền thống, với phần nội dung cơ bản nhất là cam kết loại bỏ thuế quan và quy tắc xuất xứ bên cạnh một số cam kết khác liên quan với nguyên tắc đối xử với hàng hóa, một số biện pháp phi thuế quan, các ngoại lệ…
Cam kết về thuế quan
Theo AKFTA, Hàn Quốc đưa ra cam kết loại bỏ thuế quan mạnh, cùng nhóm với các nước ASEAN-6, cụ thể:
- Xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với phần lớn các dòng thuế trong Biểu thuế (khoảng 90.9%) từ năm 2010.
- Không cam kết hoặc chỉ cắt giảm thuế nhập khẩu vào cuối lộ trình (năm 2021) đối với các nhóm sản phẩm còn lại (một số loại thủy sản như tôm, cua, cá đông lạnh, đóng hộp; một số nông sản chế phẩm từ sữa, mật ong, tỏi, gừng, đậu đỏ, khoai lang, hoa quả nhiệt đới; vfa một số hàng công nghiệp như dệt may, sản phẩm cơ khí…
Trong AKFTA, Việt Nam có cam kết loại bỏ thuế quan ở mức trung bình (chậm hơn nhóm các nước ASEAN-6 nhưng nhanh hơn các nước Lào, Campuchia, Myanmar), cụ thể:
- xóa bỏ thuế nhập khẩu đới với khoảng 86% tổng số dòng thuế từ năm 2018.
- 14% tổng số dòng thuế còn lại sẽ:(i) giảm thuế 5% vào thời điểm cuối lộ trình (năm 2021),(ii) cắt giảm phần thuế suất vào năm 2021 hoặc (iii) giữ nguyên thuế suất MFN.
Cam kết về Quy tắc và Thủ tục xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ AKFTA nếu hàng hóa có xuất xứ thuần hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước Thành viên, hoặc hàng hóa đáp ứng được một trong hai trường hợp sau:
- Hàng hóa đáp ứng tiêu chí xuất xứ chung:
Hàm lượng giá trị khu vực (RVC): tối thiểu 40%, hoặc
Chuyển đổi mã HS (CTC): chuyển đổi ở cấp 4 số (CTH – nguyên vật liệu không có xuất xứ phải thuộc nhóm HS khác với Nhóm HS của thành phẩm).
- Hàng hóa có quy tắc xuất xứ cụ thể: một số hàng hóa không áp dụng tiêu chí xuất xứ chung mà quy tắc xuất xứ cụ thể áp dụng cho hàng hóa đó được quy định trong Danh mục quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng.
Giấy chứng nhận xuất xứ AKFTA là C/O mẫu AK. Hàn Quốc đưa tất cả các C/O mẫu AK do Hàn Quốc cấp lên trang web chính thức của Hàn Quốc, và cơ quan hải quan các nước thành viên ASEAN đều có thể truy cập được để tra cứu tính xác thực của các C/O đó. C/O lỗi có thể được sửa trực tiếp trên C/O hoặc được cấp mới. C/O có thể cấp trước, trong hoặc sau (không quá 1 năm) thời điểm xuất khẩu của hàng hóa. AKFTA không có điều khoản về tự chứng nhận xuất xứ.
THỰC THI CỦA VIỆT NAM
-> Văn bản pháp quy của Việt Nam ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi Hiệp định thương mại AKFTA và các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa AKFTA xem tại bài viết Danh sách các FTA Việt Nam tham gia TẠI ĐÂY
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 / 098 4870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.