Cơ chế và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Ấn Độ (AIFTA)
AIFTA là Hiệp định thứ năm (sau ACFTA, AKFTA, AJCEP và AANZFTA) ASEAN ký với một đối tác thương mại bên ngoài ASEAN ở khu vực châu Á. Hiệp định Thương mại hàng hóa là Hiệp định đáng chú ý nhất trong AIFTA, được ký ngày 13/8/2009 và có hiệu lực từ tháng 1/1/2010.
AIFTA là FTA có tỷ lệ tận dụng ưu đãi thuế quan cao so với các FTA Việt Nam tham gia, tuy nhiên mức biến động lớn (không ổn định và tăng dần như đa số các FTA khác). Cụ thể, tỷ lệ ưu đãi AIFTA cho các năm 2017, 2018, 2019 lần lượt là 48%, 72% và 68%.
Hiện 100% C/O mẫu Al do Việt Nam và các thành viên AIFTA cấp đều là C/O bản giấy. Việt Nam và các thành viên AIFTA chưa có cơ chế về việc đưa thông tin C/O lên web để cơ quan hải quan Bên nhập khẩu có thể tra cứu. Tuy nhiên số lượng C/O mẫu Al trong diện bị xác minh không cao. Ấn Độ chấp nhận hầu hết C/O mẫu Al do Việt Nam cấp, trừ một số trường hợp xác minh chữ ký. Cơ quan Hải quan Việt Nam từ chối hoặc đề nghị xác minh nhiều C/O mẫu Ai mà Ấn Độ cấp do nước này đã không tuân thủ đúng Hiệp định khi in C/O mẫu Al khác với mẫu C/O quy định tại Hiệp định.
(i) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu AI
Giấy chứng nhận xuất xứ AIFTA là C/O mẫu Al.
Tương tự ATIGA, C/O mẫu Ai có màu trắng.
Khác với ATIGA, ACFTA, AKFTA và AJCEP quy định C/O phải có 1 bản gốc và 2 bản sao, AIFTA yêu cầu một bộ C/O mẫu Al bao gồm 1 bản chính và 3 bản sao.
C/O mẫu Al phải sử dụng tiếng Anh.
(ii) Cộng gộp trong AIFTA
Tương tự ACFTA, AKFTA và AJCEP, AIFTA chỉ có quy định về cộng gộp thông thường, không có quy định về cộng gộp từng phần như trong ATIGA, và do vậy không có Ỗ “Partial Cumulation” trên mặt C/O mẫu Al
Đối với hàng hoá áp dụng tiêu chí RVC, C/O mẫu Al chỉ được cấp khi hàng hóa đáp ứng được tỷ lệ RVC tối thiểu 35%. Khi đó nếu hàng hóa là nguyên liệu, bán thành phẩm được sử dụng cho quá trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm, trị giá của nguyên liệu, bán thành phẩm đó sẽ được cộng gộp 100% để tính xuất xứ cho thành phẩm cuối cùng.
(iii) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) mẫu AI giáp lưng
C/O giáp lưng của AIFTA có tên gọi tiếng Anh là Back-to-back C/O như hầu hết các FTA khác của Việt Nam. AIFTA quy định tên nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng và nhà nhập khẩu trên C/O gốc phải là một. Ngoài ra, AlFTA còn có thêm quy định “hàng hóa phải nằm trong sự kiểm soát của cơ quan Hải quan Nước Thành viên trung gian”.
(IV) Xử lý sai sót trên C/O
Tương tự ACFTA, AIFTA chỉ cho phép sửa lỗi trên mặt C/O có lỗi, không cho phép cấp C/O mới thay thế C/O bị lỗi. Không được phép tẩy xóa hoặc viết thêm lên C/O Mẫu Al. Việc sửa đổi phải được thực hiện bằng cách gạch bỏ chỗ có lỗi và bổ sung các thông tin cần thiết. Tất cả những thay đổi và sửa chữa này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền ký C/O và được Tổ chức cấp C/O chứng nhận. Các phần còn trống sẽ được gạch chéo để tránh điền thêm.
(V) Thời điểm cấp C/O mẫu AI
C/O mẫu Al chỉ được phép cấp tại thời điểm xuất khẩu hoặc sau thời điểm xuất khẩu, trong xuất khẩu. khi các FTA khác (như ATIGA, ACFTA, AKFTA) cho phép C/O được cấp trước thời điểm
Quy định về Cấp C/O theo AIFTA trong Thông tư số 15/2010/TT-BCT ngày 15/04/2010 về việc thực hiện quy tắc xuất xứ trong AIFTA
Điều 8. Cấp C/O
- C/O Mẫu Al được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc trong vòng ba (O3) ngày làm việc kể từ ngày xuất khẩu.
- Trong trường hợp ngoại lệ khi C/O Mẫu Al không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc sau ba (O3) ngày kể từ ngày xuất khẩu do sai sót, sự bỏ quên không cố ý hoặc có lý do chính đáng, C/O Mẫu Al có thể được cấp sau nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày xuất khẩu và phải được đóng dấu cấp sau với dòng chữ tiếng Anh là “Issued Retroactively”
(VI) Cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ
AIFTA chưa có quy định về Tự chứng nhận xuất xứ.
Văn bản pháp quy liên quan C/O form AI
Thông tư mới nhất thực hiện quy tắc xuất xứ C/O Form AI, xem tại bài viết: Danh sách các FTA Việt Nam tham gia
Nguồn: Sổ tay Doanh nghiệp – Những điều cần biết về các FTA của Việt Nam
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI
Để có thêm tư vấn hoặc báo giá về thủ tục xuất khẩu, nhập khập khẩu, cước vận chuyển quốc tế Việt Nam – Ấn Độ; thủ tục làm C/O form AI xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.