ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG FCA (FREE CARRIER) – INCOTERMS 2020
Incoterms là viết tắt của từ International Commercial Terms trong tiếng Anh; thường được dịch sang tiếng Việt là điều kiện thương mại quốc tế hoặc tập quán thương mại quốc tế. Như vậy, Incoterms 2020 được hiểu là điều kiện thương mại quốc tế (phiên bản năm 2020).
Điều kiện FCA là gì? FCA – GIAO HÀNG CHO NGƯỜI CHUYÊN CHỞ
FCA (viết tắt từ cụm từ: Free Carrier, nghĩa là: Giao hàng cho người chuyên chở) là thuật ngữ trong thương mại quốc tế quy định cụ thể các nghĩa vụ, chi phí và rủi ro tương ứng liên quan đến việc chuyển giao hàng hóa từ người bán sang người mua theo tiêu chuẩn Incoterms. Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu cho người mua tại cơ sở của người bán hoặc tại nơi thoả thuận khác. Người bán sẽ kết thúc trách nhiệm của mình khi giao hàng cho người chuyên chở do người mua thuê. Mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao.
Chi tiết về điều kiện FCA INCOTERMS 2020 trong xuất nhập khẩu
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐIỀU KIỆN FCA – INCOTERM 2020
1. Về phương thức vận tải: Điều kiện này sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.
2. Chuyển giao hàng hóa và rủi ro (FCA – Free Carrier): Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:
– Cách thứ nhất, khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.
– Cách thứ hai, khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.
Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu.
3. Nơi giao hàng hoặc địa điểm giao hàng cụ thể: Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ giúp các bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, cũng đồng thời là điểm mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng sẽ do người mua chịu. Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình.
4. Nghĩa vụ thông quan xuất khẩu/nhập khẩu: Điều kiện FCA yêu cầu người bán phải thông quan xuất khẩu cho hàng hóa, nếu cần. Tuy nhiên người bán không có nghĩa vụ phải thông quan nhập khẩu hoặc thông quan khi quá cảnh tại nước thứ ba mà hàng hóa phải đi qua, không phải trả thuế nhập khẩu hoặc chi phí làm thủ tục thông quan nhập khẩu.
5. Vận đơn với dấu On-board trong mua bán FCA: FCA là điều kiện có thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương thức vận tải tham gia.
Giả sử hàng hóa được một người giao nhận nhận hàng tại Las Vegas, sẽ không thể có một vận đơn On-board được phát hành bởi người chuyên chở từ Las Vegas, bởi lẽ thành phố này không có cảng biển nên tàu chuyên chở không thể cập bến để lấy hàng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người bán hàng tại Las Vegas cần một vận đơn với dấu On-board (phổ biến nhất là khi sử dụng phương thức thanh toán nhờ thu hoặc tín dụng thư), mặc dù trên thực tế hàng hóa sẽ phải được người chuyên chở đến Las Vegas lấy hàng sau đó mới đưa lên tàu chuyên chở tại Los Angeles. Để giải quyết các trường hợp mà sử dụng điều kiện FCA nhưng người bán vẫn cần 1 vận đơn có dấu On-board thì ở Incoterms 2020, điều kiện FCA đã quy định thêm việc người chuyên chở có thể được người mua hàng chỉ định đế phát hành vận đơn có dấu On-board cho người bán. Nếu hai bên cùng đồng ý thỏa thuận trong hợp đồng về việc này, người mua sẽ phải chỉ định người chuyên chở của mình phát hành 1 vận đơn có dấu On-board cho người bán. Nếu người chuyên chở đồng ý với điều này theo như yêu cầu của người mua, thì khi hàng hóa đã lên tàu tại Los Angeles, người chuyên chở sẽ phát hành cho người bán 1 vận đơn có dấu On-board trên đó. Việc này tuy giải quyết vấn đề về việc người bán có thể gặp những trường hợp cần vận đơn On-board đã nêu ở trên, nhưng dường như trở nên không cần thiết bởi vì khi người chuyên chở phát hành cho người bán một vận đơn On-board thì sau đó người bán sẽ vẫn phải gửi bộ vận đơn lại cho người mua để có thể nhận hàng. Hai bên có thể, ngay từ khi đàm phán, thỏa thuận về việc yêu cầu xuất trình một vận đơn xác nhận rằng người chuyên chở đã nhận hàng để xếp lên tàu.
Nghĩa vụ của người mua và người bán trong xuất nhập khẩu điều kiện FCA – Incoterm 2020
A. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÁN VỚI FCA (INCOTERM 2020)
Điều khoản | Quy định CFR – Incoterm 2020 |
A1. Nghĩa vụ chung của người bán | Người bán phải cung cấp hàng hóa và hóa đơn thương mại phù hợp với hợp đồng mua bán và cung cấp tất cả bằng chứng phù hợp mà hợp đồng có thể đòi hỏi. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người bán đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định. |
A2. Giao hàng | Người bán phải giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm chỉ định, nếu có, tại nơi giao hàng chỉ định. Người bán phải giao hàng trong ngày giao hàng đã định hoặc trong khoảng thời gian giao hàng đã định hoặc tại một thời điểm nằm trong khoảng thời gian này được người mua thông báo theo mục B10(b).
Việc giao hàng được hoàn thành: -> Khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng; hoặc |
A3. Chuyển giao rủi ro | Người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng đối với hàng hóa đến khi hàng hóa được giao theo mục A2, trừ những trường hợp mất mát hay hư hỏng được đề cập ở mục B3. |
A4. Vận tải | Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc kí kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu người mua yêu cầu, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa.
Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều kiện thông thường với những chi phí ra rủi ro do người mua chịu. Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó. |
A5. Bảo hiểm | Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. Tuy nhiên, người bán phải cung cấp cho người mua nếu người mua yêu cầu và chịu rủi ro chi phí, những thông tin người mua cần để mua bảo hiểm. |
A6. Chứng từ giao hàng/vận tải | Người bán, bằng chi phí của mình, phải cung cấp cho người mua những bằng chứng thông thường về việc hàng hóa đã được giao theo như mục A2.
Người bán phải giúp đỡ người mua nếu người mua yêu cầu, với rủi ro và chi phí do người mua chịu, lấy chứng từ vận chuyển hàng hóa cho người mua. Nếu người mua đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải theo như mục B6 thì người bán sau đó cũng sẽ phải cung cấp lại chứng từ đó cho người mua. |
A7. Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu | a) Về thông quan xuất khẩu
Nếu có quy định, người bán phải làm và chi trả mọi chi phí liên quan đến việc làm thủ tục hải quan xuất khẩu được quy định ở nước xuất khẩu như là:
b) Hỗ trợ việc làm thủ tục nhập khẩu Nếu cần, người bán phải hỗ trợ người mua khi người mua yêu cầu, rủi ro và chi phí do người mua chịu để lấy các chứng từ/thông tin cần thiết cho việc làm thủ tục hải quan khi quá cảnh/nhập khẩu, bao gồm cả các thông tin an ninh và việc giám định hàng hóa, được quy định ở nước hàng hóa quá cảnh qua hoặc nước nhập khẩu. |
A8. Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu | Người bán cần phải trả các chi phí về việc kiểm tra (như kiểm tra chất lượng, cân, đo, đếm) cần thiết để giao hàng theo quy A8 định ở mục A2.
Người bán phải đóng gói hàng hóa và chịu chi phí về việc đó trừ khi thông lệ của ngành hàng quy định cụ thể hàng hóa được gửi đi không cần đóng gói. Người bán có thể đóng gói và ký mã hiệu hàng hóa phù hợp với phương thức vận tải, trừ khi hai bên đã đồng ý cụ thể về cách đóng gói hàng và ký mã hiệu khi hợp đồng được ký kết. |
A9. Phân chia chi phí | Người bán phải trả:
a) Toàn bộ mọi chi phí liên quan đến hàng hóa cho tới khi chúng được giao cho người mua theo mục A2, trừ những khoản do người mua trả theo mục B9; b) Chi phí cung cấp bằng chứng cho người mua theo mục A6 rằng hàng hóa đã được giao; c) Chi phí về thủ tục hải quan cần thiết để xuất khẩu, nếu có, nộp thuế xuất khẩu và bất kì chi phí nào khác phải trả khi xuất khẩu theo như mục A7(a); và d) Trả cho người mua tất cả các chi phí và phụ phí liên quan đến việc hỗ trợ người bán trong việc lấy chứng từ và thông tin cần thiết theo mục B7(a). |
A10. Thông báo cho người mua | Người bán phải thông báo cho người mua bất ki thông tin nào cần thiết để tạo điều kiện cho người mua có thể nhận hàng theo như mục A2 hoặc báo cho người mua biết kịp thời việc người vận tải hoặc người khác do người mua chỉ định đã không nhận được hàng trong thời gian quy định. |
B. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI MUA TRONG FCA (INCOTERM 2020)
Điều khoản | Quy định CFR – Incoterm 2020 |
B1. Nghĩa vụ chung của người mua | Người mua phải thanh toán tiền hàng như quy định trong hợp đồng mua bán. Bất kỳ chứng từ nào cung cấp bởi người mua đều có thể ở dạng chứng từ giấy truyền thống hoặc ở dạng điện tử nếu được các bên thỏa thuận hoặc tập quán quy định. |
B2. Nhận hàng | Người mua hàng phải nhận hàng khi hàng đã được giao theo mục A2. |
B3. Chuyển giao rủi ro | Người mua hàng phải chịu mọi rủi ro liên quan đến việc mất mát hay hỏng hóc hàng hóa từ thời điểm hàng được giao B3 theo mục A2.
Nếu: a) Người mua không thể chỉ định một người chuyên chở hoặc người khác theo như mục A2 hoặc thông báo cho người bán như mục B10; hoặc b) Người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định theo mục B10(a) đã không nhận được hàng, người mua sẽ chịu mọi rủi ro và chi phí liên quan đến việc mất mát hay hư hỏng hàng hóa kể từ ngày quy định hoặc ngày cuối cùng của thời hạn quy định cho việc giao hàng, với điều kiện là hàng đã được phân biệt rõ ràng là hàng của hợp đồng. |
B4. Vận tải | Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo như mục A4. |
B5. Bảo hiểm | Người mua không có nghĩa vụ với người bán về việc ký kết hợp đồng bảo hiểm. |
B6. Bằng chứng của việc giao hàng | Người mua phải chấp nhận các bằng chứng, chứng từ chứng minh rằng hàng hóa đã được giao theo mục A2. Nếu các bên đã thỏa thuận, người mua phải chịu rủi ro và chi phí để chỉ định người chuyên chở phát hành cho người bán một chứng từ vận tải chứng minh rằng hàng hóa đã được xếp lên tàu (ví dụ như là vận đơn có dấu On-board) |
B7. Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu | a) Hỗ trợ việc thông quan xuất khẩu
Nếu cần, người mua phải hỗ trợ người bán khi người bán yêu cầu, do người bán chịu rủi ro và chi phí, lấy các chứng từ/thông tin liên quan đến việc thông quan xuất khẩu, kể cả các thông tin an ninh hay giám định hàng hóa trước khi xuất khẩu được quy định bởi nước xuất khẩu. b) Thông quan nhập khẩu Nếu cần, người mua phải làm và trả các chi phí liên quan đến việc thông quan được quy định tại nước quá cảnh và nước nhập khẩu, như là:
|
B8. Kiểm tra – Đóng gói, bao bì – Ký mã hiệu | Người mua không có nghĩa vụ gì với người bán. |
B9. Phân chia chi phí | Người mua phải:
a) Trả mọi chi phí phát sinh liên quan đến hàng hóa từ thời điểm hàng được giao theo mục A2, trừ các chi phí người bán trả theo mục A9; b) Hoàn trả tất cả chi phí và lệ phí mà người bán đã chi ra khi giúp người mua theo mục A4, A5, A6 hoặc A7(b); c) Nếu có quy định, trả tất cả các thứ thuế, lệ phí và các chi phí khác cũng như chi phí làm thủ tục hải quan để quá cảnh và nhập khẩu theo như mục B7(b); và d) Trả mọi chi phí phát sinh do không chỉ định được người chuyên chở hoặc người khác đến nhận hàng theo như mục B10 hoặc do người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định theo mục B10 không nhận được hàng với điều kiện hàng hóa đã được xác định là hàng hóa của hợp đồng. |
B10. Thông báo với người bán | Người mua phải thông báo cho người bán về:
a) Danh tính của người chuyên chở hay người khác do mình chỉ định để nhận hàng trong một khoảng thời gian phù hợp để người bán có thể sắp xếp việc giao hàng theo như mục A2; b) Thời điểm nhận hàng nếu người mua xác định nhận hàng vào một thời điểm nhất định thuộc khoảng thời gian đã định đề người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định có thể nhận hàng; c) Phương tiện chuyên chở được sử dụng bởi người chuyên chở hoặc người khác do mình chỉ định; và d) Địa điểm chính xác mà người mua muốn nhận hàng, thuộc nơi giao hàng mà hai bên đã thỏa thuận. |
VIDEO
FCA thuộc nhóm C – Incoterms 2020
FCA thuộc nhóm F gồm ba điều kiện:
- FCA: Giao hàng cho người chuyên chở
- FAS: Giao hàng dọc mạn tàu
- FOB: Giao hàng trên tàu
Nhóm F (chữ cái đầu tiên của từ “Free”) trong FCA có thể hiểu là người bán được “Giải thoát trách nhiệm” giao hàng và “Không phải chịu chi phí” sau khi giao hàng cho người chuyên chở (Carrier) tại nơi quy định.
Các điều kiện nhóm F đều quy định nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải là nghĩa vụ của người mua vì người bán chỉ có thể giao hàng khi người mua đã chỉ định người chuyên chở hoặc con tàu nhận hàng. Nếu người mua có thể ký hợp đồng vận tải với giá cước ưu đãi hoặc điều kiện thuận lợi thì người mua nên sử dụng các điều kiện nhóm F để giành quyền thu xếp hợp đồng vận tải.
1. Điểm đặc biệt của nhóm F – Incoterm 2020
Trong khi FCA có thể được sử dụng cho bất cứ phương thức vận tải nào, FAS và FOB chỉ có thể được sử dụng khi hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển hoặc đường thủy nội địa. Sự khác biệt giữa FAS và FOB chỉ là nghĩa vụ bốc hàng lên tàu để chuyên chở. FAS có nghĩa là hàng hóa phải được đặt dọc mạn tàu và FOB là hàng hóa phải được đặt dọc mạn tàu và FOB là hàng hóa phải được đặt trên tàu khi giao hàng.
Bảng phân biệt các quy tắc nhóm F theo nghĩa vụ của người bán
Nghĩa vụ của người bán | Bốc hàng tại cơ sở của người bán | Vận chuyển nội địa tới điểm tập kết/ cảng bốc | Bốc hàng lên tàu tại cảng bốc | Tổng thể nghĩa vụ của người bán |
FCA cơ sở của người bán | X | EXW + Bốc hàng + Xuất khẩu | ||
FCA điểm tập kết/cảng bốc | X | X | EXW + Vận chuyển nội địa + Xuất khẩu | |
FAS | X | X | FCA + Vận chuyển nội địa | |
FOB | X | X | X | FAS + Bốc hàng |
2. Sự tương phản giữa FCA và DAP, DPU
FCA giao hàng tại cơ sở của người bán được xem như trái ngược với DAP giao tại cơ sở của người mua, còn FCA giao hàng tại điểm tập kết xem như trái ngược với DPU giao tại điểm tập kết. Theo đó, người bán FCA giao hàng tại cơ sở của người bán khi hàng được bốc lên phương tiện vận tải, còn người bán DAP giao hàng tại cơ sở của người mua khi hàng vẫn trên phương tiện vận tải. Trường hợp thứ hai, người bán FCA giao hàng tại điểm tập kết khi hàng chưa được bốc lên phương tiện vận tải, còn người bán DPU giao hàng tại điểm tập kết khi hàng đã được dỡ khỏi phương tiện vận tải.
3. Thời gian và địa điểm giao hàng
Do người mua FCA chỉ định người chuyên chở nên người mua có quyền lựa chọn thời gian và địa điểm giao hàng cụ thể trong thời hạn giao hàng và tại nơi giao hàng quy định trong hợp đồng. Người mua thực hiện quyền lựa chọn đó bằng việc thông báo cho người bán trước khi giao hàng.
Điều này thường dẫn tới những bất lợi cho người bán. Người bán có thế gặp khó khăn trong việc chuẩn bị hàng để giao nếu thời gian giao hàng quá sớm, hoặc người bán phải chịu thêm chi phí lưu kho bãi tại nơi giao hàng nếu thời gian giao hàng quá muộn. Bên cạnh đó, nếu địa điểm giao hàng không gần với nơi tập kết hàng, người bán có thể tốn thêm chi phí, thời gian và chịu thêm rủi ro của hàng hóa trong quá trình vận chuyển nội địa để đưa hàng tới địa điểm do người mua chọn. Người bán cần giảm thiểu bất lợi cho mình bằng việc quy định càng chính xác càng tốt thời gian và địa điểm giao hàng.
4. Chỉ định phương tiện vận tải
Người bán theo FCA chỉ có thể giao hàng khi người mua đã hoàn thành nghĩa vụ chỉ định phương tiện vận tải. Do đó, việc chỉ định phương tiện vận tải trong một hợp đồng FCA được xem như là một điều kiện cơ bản của hợp đồng. Nếu người mua vi phạm nghĩa vụ đó, tức là người mua không chỉ định hoặc chỉ định một cách chậm trễ, hoặc phương tiện vận tải đó không nhận được hàng tại nơi quy định, người bán có quyền yêu cầu người mua phải chịu toàn bộ chi phí và rủi ro phát sinh liên quan với điều kiện là hàng đã được cá biệt hóa một cách thích hợp.
Nếu phương tiện vận tải do người mua chỉ định vì lý do nào đó không đến được địa điểm giao hàng, người mua có nghĩa vụ sắp xếp phương tiện vận tải thay thế và phải chịu chi phí cho việc này. Người mua chỉ có thể chỉ định phương tiện vận tải thay thế trong thời hạn mà hợp đồng quy định, hoặc trong thời hạn hợp lý nếu hợp đồng không quy định.
Những thiệt hại mà người bán có thể đòi bồi thường từ người mua phí lưu kho bãi, bảo quản hàng hóa, phí bảo hiểm cho đến khi tàu thay thế do người mua chỉ định đến. Nếu người mua không chỉ định được phương tiện vận tải thì thiệt hại được tính bằng mức chênh lệch giữa trị giá hợp đồng và giá của hàng hóa vào ngày vi phạm hợp đồng. Nếu hàng không xuất khẩu được và người bán phải bán hàng tại thị trường trong nước thì người mua phải bồi thường mức chênh lệch giữa giá hợp đồng và giá mà người bán nhận được tại thị trường nội địa. Người bán phải khấu trừ giá trị của hàng hóa từ bất cứ thiệt hại nào mà mình phải gánh chịu. Số tiền trừ đi là bao nhiêu còn tùy thuộc vào việc hàng hóa có tiêu thụ được hay không hoặc hàng hóa có phù hợp với quy cách mà hợp đồng đã quy định hay không.
Trong trường hợp hàng hóa không thế xác định được giá trị thị trường vì hàng được sản xuất theo quy cách riêng của người mua, người bán có quyền yêu cầu người mua thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng một điều khoản quy định tiền hàng phải được thanh toán vào một ngày cố định cho dù phương tiện vận tải phù hợp không được người mua chỉ định.
Nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng, người bán đã tỏ ra không muốn giao hàng mặc dù người mua đã đôn đốc nhiều lần, thì người mua sẽ không bắt buộc phải thuê phương tiện vận tải, vì làm như vậy sẽ vô ích và làm thiệt hại thêm cho người mua.
5. Phí bốc hàng và cước phí chuyên chở
Khi sử dụng FCA cho phương thức vận tải không bằng đường biển, việc phí bốc hàng đã được tính trong cước phí hay chưa liên quan đến việc giao hàng tại cơ sở của người bán hay ngoài cơ sở của người bán. Do đó, người mua FCA cần quy định trong hợp đồng vận tải điều kiện cước phí đã bao gồm hay chưa bao gồm phí bốc hàng phù hợp với nơi giao hàng.
Nếu nơi giao hàng FCA là cơ sở của người bán, người bán có nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định. Vì vậy, hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí chưa bao gồm phí bốc hàng. Ngược lại, nếu nơi giao hàng không phải là cơ sở của người bán, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng từ phương tiện vận tải và bốc lên phương tiện vận tải cho người mua chỉ định. Do đó, hợp đồng vận tải cần phải quy định cước phí đã bao gồm phí bốc hàng. Những quy định như vậy để đảm bảo thống nhất với quy định trong Incoterms.
Khi người mua FCA chấp nhận giao hàng tại một địa điểm nội địa nhưng không muốn chịu thêm chi phí so với việc giao hàng tại cảng bốc hàng, như chi phí phí vận chuyển nội địa, bốc dỡ, THC,… Người mua có thể thỏa thuận giữa với người bán để chia sẻ chi phí hoặc để người bán chịu toàn bộ chi phí bằng việc quy định “người bán trả 50% chi phí vận chuyển để bốc hàng” hay “phí THC do người bán chịu”.
Bảng quy tắc nhóm F và phí bốc hàng được/ không được tính trong cước phí
Phí bốc hàng | Vận chuyển | Sử dụng điều kiện thương mại |
Tính trong cước phí | Mọi phương thức | FCA giao ngoài cơ sở của người bán |
Tàu chợ
Hợp đồng thuê tàu chuyến Liner Terms/Liner In |
FAS
FOB + người mua chịu phí bốc hàng |
|
Không tính trong cước phí | Mọi phương thức | FCA giao tại cơ sở của người bán |
Hợp đồng thuê tàu chuyến FI/FIST/FIO | FOB + người bán chịu phí bốc hàng |
6. Yêu cầu an ninh
Mặc dù người bán theo nhóm F không có nghĩa vụ ký hợp đồng vận tải, người bán vẫn phải đáp ứng bất cứ yêu cầu ninh nào liên quan đến vận chuyển mà người mua thu xếp, với điều kiện người mua đã cung cấp thông tin cho người bán. Việc cung cấp thông tin có thể bằng những quy định trong hợp đồng hoặc bằng thông báo của người mua cho người bán trước khi giao hàng. Nếu người mua cung cấp thông tin cho người bán bằng cách gửi thông báo, người bán cũng nên quy định trong hợp đồng về nghĩa vụ thông báo này, để đảm bảo có thể đáp ứng kịp thời những yêu cầu an ninh đó.
7. Chứng từ giao hàng và Chứng từ vận tải
Người bán nhóm F phải chịu phí tổn cung cấp cho người mua bằng chứng thường lệ về việc giao hàng. Bằng chứng thường lệ đó có thể không phải là chứng từ vận tải, mà chỉ là chứng từ xác nhận đã nhận hàng từ người bán. Nếu người mua yêu cầu người bán phải cung cấp chứng từ vận tải, người bán có thể giúp người mua đổi bằng chứng thường lệ đó lấy chứng từ vận tải. Tuy nhiên, chi phí và rủi ro để lấy được chứng từ vận tải do người mua chịu.
Mặc dù theo quy tắc nhóm F, người mua phải thu xếp và trả cước phí chuyên chở (nghĩa là người mua ký hợp đồng trực tiếp với người chuyên chở), người chuyên chở vẫn có thể phát hành chứng từ vận tải cho người bán để chứng minh rằng người bán đã giao hàng cho người chuyên chở. Trong trường hợp này, chứng từ vận tải sẽ vừa là bằng chứng của hợp đồng vận tải và vừa là bằng chứng về việc giao hàng của người ban cho người chuyên chở.
Tuy nhiên, nếu người bán không thể lấy được chứng từ vận tải từ người chuyên chở, thì người bán chỉ cần lấy được bất cứ bằng chứng nào để chứng minh là mình đã giao hàng cho người chuyên chở. Vì đứng ở góc độ pháp lý, chính người mua (người ký hợp đồng với người chuyên chở) là người chịu trách nhiệm lấy được chứng từ vận tải từ người chuyên chở để người mua có thể nhận hàng và khiếu nại về hàng hóa tại cảng đến, chứ không phải là người bán. Trong nhiều trường hợp, người chuyên chở không phát hành chứng từ vận tải với lý do người mua chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với họ theo hợp đồng vận tải (chẳng hạn như chưa trả một phần hoặc toàn bộ cước phí theo như hợp đồng vận tải), những rủi ro đó người mua phải gánh chịu.
Vận đơn với ghi chú ‘trên tàu’ trong FCA
Một trong số những điểm mới của Incoterms 2020 là, nếu các bên theo FCA đã thỏa thuận, người mua phải chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán, với chi phí và rủi ro người mua chịu, chứng từ vận tải quy định hàng hóa đã được bốc (chẳng hạn như vận đơn có ghi chú hàng trên tàu). Khi người mua FCA đã chỉ thị cho người chuyên chở phát hành cho người bán chứng từ vận tải như vậy, người bán phải cung cấp đúng chứng từ đó cho người mua. Trong trường hợp người chuyên chở từ chối phát hành chứng từ như vậy cho người bán, người bán chỉ có nghĩa vụ cung cấp chứng từ thường lệ làm bằng chứng giao hàng cho người chuyên chở.
8. Nghĩa vụ thông báo
Người mua theo nhóm F được quyền lựa chọn người chuyên chở cũng như thời gian, địa điểm giao hàng, trừ khi người mua đã ủy quyền cho người bán thu xếp việc vận chuyển. Nếu hợp đồng theo nhóm F không có quy định về nghĩa vụ thông báo của người mua trước khi giao hàng, điều này gây cho người bán những khó khăn nhất định. Trong thời hạn giao hàng được quy định trong hợp đồng, vào bất kỳ lúc nào người mua cũng có quyền yêu cầu người bán phải giao hàng nếu như người mua đã chỉ định phương tiện vận tải đến nhận hàng. Do đó trong thời hạn giao hàng mà hợp đồng qui định, người bán phải luôn sẵn sàng giao hàng bất cứ lúc nào khi nhận được thông báo của người mua về tên phương tiện vận tải, thời gian và địa điểm giao hàng.
Vì vậy, trong hợp đồng người bán cân quy định rõ ràng thời hạn người mua phải gửi cho người bán thông báo về phương tiện vận tải đã chỉ định, để người bán có thể chuẩn hi hàng hóa. Nghĩa vụ gửi thông báo như vậy được xem là một điều kiện cơ bản, do đó nếu người mua vi phạm, người bán có quyền từ chối nghĩa vụ giao hàng của mình.
Trường hợp người mua đã thông báo địa điểm giao hàng nhưng sau đó muốn thay đổi sang địa điểm khác, người bán không có nghĩa vụ phải trả chi phí di chuyển hàng hóa đến một địa điểm giao hàng mới, miễn là người bán đã hành động phù hợp với các chi thị đầu tiên của người mua và có quyền cho rằng thông báo mới của người mua đã chậm trễ.
Trong thực tiễn sử dụng nhóm F, người bán có thể thu xếp việc vận chuyển thay cho người mua. Nếu các bên thỏa thuận nghĩa vụ bổ sung của người bán như vậy, hợp đồng cần qui định nghĩa vụ thông báo của người mua cho người bán những thông tin cần thiết khi người mua muốn nhờ người bán ký hợp đồng vận tải. Tuy nhiên người bán có quyền từ chối việc này và phải thông báo sớm cho người mua biết. Vì vậy trong hợp đồng nên quy định thời hạn thông báo này để người mua có thể kịp thu xếp việc vận chuyển hàng hóa.
Người bán theo nhóm F phải thông báo cho người mua đủ sớm những chi tiết về việc giao hàng, trên cơ sở đó người mua có thể tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hoá để tránh những tổn thất về hàng hoá trong quá trình chuyên chở. Trong Incoterms không chỉ rõ hậu quả trong trường hợp không có thông báo từ phía người bán, do đó người mua cần quy định nghĩa vụ này của người bán trong hợp đồng mua bán. Khi đó, việc người bán không thông báo là một sự vi phạm hợp đồng, và người bán có thể bị quy trách nhiệm theo như luật áp dụng đối với hợp đồng quy định.
Khi mua bán hàng hóa với số lượng lớn, trong hợp đồng thường quy định số lượng hàng hóa có dung sai. Thông thường, người mua giành được quyền chọn dung sai về số lượng với lý do người mua chịu trách nhiệm và chi phí thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hóa. Nếu không có quy định về thông báo của người mua về số lượng này cho người bán đủ sớm, người bán hoàn toàn bị động trong việc chuẩn bị số lượng hàng hóa để giao.
Nếu trong hợp đồng quy định người bán có quyền chọn dung sai về số lượng hàng hóa, người mua cần quy định trong hợp đồng mua bán về nghĩa vụ thông báo sẵn sàng giao hàng của người bán đối với số lượng hàng mà người bán quyết định giao. Trên cơ sở đó người mua chỉ định phương tiện vận tải thích hợp để chuyên chở. Để ràng buộc nghĩa vụ thông báo này của người bán, người mua nên quy định nếu người bán vi phạm nghĩa vụ thông báo, người bán phải chịu mọi rủi ro về mất mát hay hư hỏng hàng hóa và mọi chi phí phát sinh.
9. “Cơ sở của người bán” và “phương tiện vận tải của người bán” theo FCA
Khái niệm “Cơ sở của người bán” trong FCA giống như trong EXW, có thể là bất cứ nơi nào dưới sự kiểm soát của người bán. Tuy nhiên có thể xảy ra trường hợp, người bán coi điểm tập kết được người bán ký hợp đồng lưu giữ hàng hóa (chẳng hạn kho, bãi chứa hàng) không phải là cơ sở của người bán nên người bán từ chối nghĩa vụ bốc hàng hóa lên phương tiện vận chuyển của người mua. Do đó, trong hợp đồng mua bán cần xác định rõ nơi giao hàng có phải là cơ sở của người bán hay không để phân chia nghĩa vụ bốc hàng lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định thuộc về người bán hay người mua.
Phương tiện vận tải của người bán’ (seller’s means of transport) có thể là một phương tiện vận tải của người chuyên chở mà người bán ký hợp đồng chứ không nhất thiết phải là phương tiện riêng của người bán.” Vì vậy, nếu nơi giao hàng đã được xác định không phải là cơ sở của người bán, người bán không có nghĩa vụ dỡ hàng ra khỏi bất cứ phương tiện vận tải nào (do người bán thuê hay của người bán) chở tới nơi giao hàng.
10. Thay thế FOB bằng FCA
Cần lưu ý, nếu việc giao hàng bằng container kể cả đường biển và giao hàng trong các phương thức vận tải khác không phải đường biển, FOB không phù hợp mà phải thay thế bằng FCA. Chỉ nên sử dụng FOB trong những trường hợp giao hàng bằng đường biển không sử dụng container bằng cách:
(a) được bốc bằng cần cẩu lên trên tàu, hoặc
(b) được bơm lên tàu qua các vòi bơm đối với hàng lòng, hoặc
(c) được truyền từ các silo (bồn chứa) lên tàu đối với số lượng lớn hàng rời.
Trong tất cả các trường hợp khác, FOB không nên được sử dụng mà nên thay bằng FCA ghi kèm nơi hàng hoá được giao để vận chuyển.
Kết luận với FCA
– Hợp đồng cần làm rõ nơi giao hàng theo FCA có phải là cơ sở của người bán hay không.
– Sử dụng FCA thay cho FAS và FOB khi giao hàng trong container hoặc bằng các phương thức vận tải không phải đường biển.
– Người bán cần cá biệt hóa hàng hóa trước khi giao hàng.
Tài liệu tham khảo và dẫn chiếu trong bài viết:
- Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế – Học viện Tài chính
- Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương – Đại học Kinh tế Quốc dân
- Giáo trình thanh toán quốc tế – Đại học Ngoại thương
- Incoterms 2020 – Giải thích và hướng dẫn sử dụng – Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam
- Những điều cần biết về Incoterms 2020 trong hoạt động ngoại thương tại Việt nam – Trường đại học Ngoại thương
- Các văn bản pháp quy về thủ tục hải quan hiện hành
Bài viết cùng chuyên mục:
Có thể bạn quan tâm:
- Thủ tục nhập khẩu và thuế nhập khẩu mỹ phẩm
- Hướng dẫn nhập khẩu mỹ phẩm cho người mới bắt đầu
- Thủ tục nhập khẩu thiết bị y tế và thuế nhập khẩu
- Hướng dẫn nhập khẩu thiết bị y tế cho người mới bắt đầu
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com