FMC là gì?
Federal Maritime Commission (FMC) là một cơ quan độc lập của chính phủ Hoa Kỳ chịu trách nhiệm quản lý vận tải quốc tế bằng đường biển của Hoa Kỳ. FMC được thành lập như một cơ quan quản lý độc lập theo Kế hoạch tái tổ chức số 7, có hiệu lực từ ngày 12 tháng 8 năm 1961.
FMC được thành lập để chịu trách nhiệm quản lý các quy định pháp lý của luật vận chuyển tại Hoa Kỳ.
Quy định liên quan đến trung gian vận tải đường biển (OTI – Ocean Transport Intermediaries)
Các định nghĩa
Các quy định của FMC quy định hoạt động của các Trung gian Vận tải Đường biển (OTI) tại Hoa Kỳ.
Các quy định của FMC xác định OTI bao gồm hai loại nhà cung cấp dịch vụ hậu cần:
(1) Các nhà giao nhận vận tải đường biển
(2) Các nhà giao nhận vận tải không tàu (NVOCC).
Trong đó:
- NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier): Một NVOCC (Non-Vessel Operating Common Carrier) là các hãng vận chuyển không có tàu. Về cơ bản, NVOCC cũng được gọi là một Carrier đường biển như hãng tàu (Shipping Line). Tuy nhiên nhưng có điểm khác đó là không sở hữu một con tàu nào.
- Forwarder và Freight Forwarder: Forwarder (FWD) là nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ 3 (Third-party logistics-3PL). Lĩnh vực kinh doanh của FWD thường rất rộng từ vận tải nội địa và quốc tế bằng đường biển, đường hàng không, dịch vụ hải quan, chứng từ xuất nhập khẩu, thậm chí là DV kho bãi, đóng gói…
Nếu FWD đó chỉ kinh doanh dịch vụ mua bán cước vận tải (cả Air rates và Ocean rates, cước nội địa), ta gọi họ được gọi là freight forwarder
Về cơ bản, một NVOCC chính là một FWD hay nói cách khác, để trở thành một NVOCC thì trước tiên phải là một freight forwarder
Yêu cầu cấp phép
Trung gian vận tải đường biển (OTI) phải được FMC cấp phép trước khi họ thực hiện các dịch vụ OTI tại Hoa Kỳ.
Phí và bồi thường
Các quy định của FMC đặt ra các quy tắc nhất định liên quan đến các khoản phí mà người giao nhận hàng hóa có thể tính cho khách hàng của họ và khoản bồi thường mà người giao nhận hàng hóa có thể nhận được từ người vận chuyển.
Vai trò của FMC trong xuất nhập khẩu hàng sang Mỹ?
Giám sát, bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp
FMC có nhiệm vụ quản lý và giám sát các hoạt động vận chuyển hàng hóa đi biển tại Hoa Kỳ. Họ đảm bảo các công ty vận tải biển tuân thủ các quy định và quy tắc liên quan đến đăng ký, cấp phép và các hoạt động vận chuyển.
Bên cạnh đó, FMC cũng sẽ bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp. FMC đảm bảo các công ty vận chuyển hàng hóa không sử dụng các hành vi không công bằng để cạnh tranh không lành mạnh hoặc là bóc lột khách hàng. Họ giám sát giá cước, hợp đồng vận chuyển để đảm bảo tính công bằng, minh bạch cho cả người tiêu dùng và doanh nghiệp.
Đảm bảo cạnh tranh lành mạnh
Để có thể thuận lợi xuất nhập khẩu hàng hóa đi Mỹ thì các doanh nghiệp đều phải xin được giấy cấp phép FMC. Giấy cấp phép FMC có chức năng đảm bảo hệ thống cung cấp vận tải biển quốc tế đáng tin cậy và có tính cạnh tranh. Từ đó nó giúp hỗ trợ nền kinh tế mỹ và bảo vệ khách hàng trong quá trình vận chuyển và giao nhận hàng hóa trên lãnh thổ Mỹ. FMC không cho phép và giám sát chặt chẽ đảm bảo không có hành vi gian lận, độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh. Vì thế mà nó đảm bảo một môi trường cạnh tranh lành mạnh.
Giải quyết tranh chấp
Khi có tranh chấp xảy ra, FMC sẽ đứng ra giải quyết
Bên cạnh đó, FMC còn đóng vai trò giải quyết các tranh chấp liên quan đến hoạt động vận chuyển hàng hóa đường biển. Khi có tranh chấp xảy ra, họ cung cấp một quy trình đơn giản, công bằng để giải quyết vấn đề giữa các bên liên quan gồm có tranh chấp về hợp đồng, giá cước, dịch vụ và các vấn đề liên quan đến vận chuyển hàng hóa đường biển khác.
Giấy phép FMC là gì?
Quy định về FMC được áp dụng từ tháng 5 năm 1999 đến nay bởi FMC (US Federal Maritime Commission), chỉ rõ rằng các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa phải có giấy phép (license) như là trung gian vận chuyển hàng hóa (Ocean Transportation Intermediary-OTI) trước khi bắt đầu khai thác. Quy định này áp dụng cho cả xuất khẩu và nhập khẩu.
FMC phát hành 3 loại giấy phép cho OTI như sau:
– OTI-NVOCC: Chủ giấy phép này có thể phát hành HBL như là một nhà vận tải “As Carrier” cho các lô hàng của họ đến hoặc đi Mỹ. Tất cả cước và phí áp dụng trên HBL (giá bán) cho cả xuất và nhập đều phải ghi trong một bảng giá FMC (FMC tariff). NVOCC có thể ký một hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với các hãng tàu. Điều duy nhất mà một NVOCC không thề làm là thu phí hoa đồng từ hãng tàu như một đại lý hãng tàu (agent’s ocean carrier). Đây là một trong những hình thức phổ biến nhất. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 75000 và thêm USD 10000 cho một chi nhánh.
– OTI-Ocean Freight Forwarder: Chủ giấy phép này có thể hoạt động như một công ty giao nhận ở Mỹ hoặc là đại lý của các NVOCC- doanh nghiệp sở hữu FMC bond và có bảng giá riêng(Tariff). Họ không thể phát hành vận đơn như một nhà vận tải và phát hành hóa đơn bằng với giá mà hãng tàu cung cấp (không mark up). Lợi nhuận của các Ocean Freight Forwarder chỉ là tiền hoa hồng mà hãng tàu hay NVOCC trả cho họ và không thể ký một hợp đồng dịch vụ(Service contact) với hãng tàu như NVOCC. Để có giấy phép này cần một khoản ký quỹ bảo lãnh (bond) là USD 50000 và USD 10000 cho một chi nhánh.
– OTI-NF: Chủ giấy phép này có chức năng của hai loại giấy phép trên và phải thực hiện hai khoản ký bảo lãnh như yêu cầu. Nhà cung cấp dịch vụ hàng lẻ (Master Consol) sử dụng giấy phép này trong hoạt động của họ.
⇒ Ba hình thức trên áp dụng cho các nhà kinh doanh tại Mỹ.
FMC Bond cho công ty giao nhận ngoài nước Mỹ
Để một công ty giao nhận ngoài nước Mỹ khai thác hàng hóa đến hoặc đi Mỹ, họ không phải có giấy phép OTI nhưng chỉ cần đăng ký là một NVOCC với FMC có bảng giá (tariff), ký quỹ (bond) và họ sẽ phát hành vận đơn cho các lô hàng của họ. Các NVOCC ngoài nước Mỹ có thể ký hợp đồng dịch vụ (Service Contact) với hãng tàu để cung cấp dịch vụ vận tải đi Mỹ. Mức ký quỹ ủy thác cho loại hình này là USD 150000.
– NVOCC Tariff( Bảng giá): Khi công ty được FMC thông qua và cấp giấy phép như là OTI-NVOCC, thì yêu cầu phải xây dựng được một bảng giá ghi rõ các điều khoản về vận chuyển hàng hóa, giá cả và các phí sẽ áp dụng trên vận đơn thứ cấp (HBL) của mình. Bảng giá này được phát hành và duy trì theo các quy định của FMC. Yêu cầu này phải được thực hiện ngay lập tức khi có giấy phép ngay cả khi chưa cung cấp dịch vụ đến khách hàng.
Tham khảo thêm về thời gian vận chuyển tuyến Việt Nam – Mỹ và các thông tin liên quan tại bài viết:
- Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Giữa Việt Nam Và Mỹ
- Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Mỹ
- Xuất khẩu đường biển DDP từ Việt Nam đi Mỹ
Chọn HP Toàn Cầu làm đơn vị logistics của bạn?
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhạp khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Chi tiết đầu mục dịch vụ do HP Toàn Cầu cung cấp, xem bài viết Bảng tổng hợp dịch vụ HP Toàn Cầu