Để thương nhân đươc Bộ Công thương cấp C/O chứng nhận xuất xứ Viêt Nam form VJ theo hiệp định thương mại tự do Viêt Nam – Nhât Bản (VJEPA), điều kiện tiên quyết đầu tiên cần có là hàng hóa đáp ứng quy tắc xuất xứ theo hiệp định VJEPA. Nội dung Quy tắc xuất xứ theo hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản VJEPA được quy định tại Phụ lục 1 “Quy tắc xuất xứ” kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2009 của Bộ Công thương.
Bài viết này, HP Toàn Cầu hướng dẫn các bước để xác định hàng hóa có đáp ứng quy tắc xuất xứ Viêt Nam theo hiệp định VJEPA theo Phụ lục 1 Thông tư số 10/2009/TT-BCT, cụ thể gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định HS của hàng hóa
Để xác định HS của hàng hóa, có thể tham khảo công cụ tra HS nhanh theo hướng dẫn: Hướng dẫn tra HS nhanh
Để hiểu về định nghĩa mã HS, có thể xem bài viết Định nghĩa mã HS
Bước 2: Xác định hàng hóa có xuất xứ Việt Nam theo hiệp định?
Theo quy định tại Điều 2 “Hàng hóa có xuất xứ” tại Phụ lục 1 “Quy tắc xuất xứ” kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT): một hàng hóa được coi có xuất xứ Việt Nam theo VJEPA nếu hàng hóa đó thỏa mãn một trong ba điều kiện
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó như quy định tại Điều 3;
- Đáp ứng các quy định tại Điều 4 trong trường hợp sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ; hoặc
- Được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó từ những nguyên liệu có xuất xứ của nước thành viên đó;
Do đó người xuất khẩu tiến hành xác định hàng hóa của mình đáp ứng được một trong ba điều kiện kể trên thì dừng lại, cụ thể như sau:
Bước 2.a: Xác định hàng hóa thuộc danh mục Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại nước thành viên đó
(Danh mục này quy định tại Điều 3, Phụ lục 1 “Quy tắc xuất xứ” kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT), bao gồm:
các sản phẩm liệt kê dưới đây được xem là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước thành viên đó;
Ghi chú: Trong phạm vi của khoản này, thuật ngữ “cây trồng” nghĩa là tất cả các loại thực vật, bao gồm hoa, quả, rau, cây, rong biển, nấm và thực vật sống.
- Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước thành viên đó;
Ghi chú: Trong phạm vi khoản 2 và khoản 3, thuật ngữ “động vật” nghĩa là tất cả các động vật sống, bao gồm động vật có vú, chim, cá, động vật giáp xác, động vật thân mềm, bò sát, vi khuẩn và vi rút.
- Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại nước thành viên đó;
- Sản phẩm thu được từ săn bắn, đặt bẫy, đánh bắt, thu lượm hoặc săn bắt tại nước thành viên đó;
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác chưa được liệt kê từ khoản 1 đến khoản 4, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển của nước thành viên đó;
- Sản phẩm đánh bắt từ biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển bên ngoài lãnh hải của nước thành viên đó, với điều kiện là nước thành viên đó có quyền khai thác vùng biển, đáy biển và dưới đáy biển đó theo pháp luật của nước thành viên đó và theo pháp luật quốc tế;
Ghi chú: Không một quy định nào trong phụ lục này ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các nước thành viên theo pháp luật quốc tế, bao gồm cả những quy định thuộc Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển.
- Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm biển khác lấy từ bên ngoài lãnh hải bằng tàu của các nước thành viên đó;
- Sản phẩm được chế biến và/hoặc được sản xuất ngay trên tàu chế biến của nước thành viên chỉ từ các sản phẩm đã nêu tại khoản 7;
- Các vật phẩm được thu lượm ở nước thành viên đó mà không còn thực hiện được chức năng ban đầu hoặc không thể sửa chữa hay khôi phục được và chỉ có thể vứt bỏ, lấy làm phụ tùng hoặc dùng làm nguyên liệu thô, hoặc sử dụng vào mục đích tái chế;
- Phụ tùng hoặc nguyên liệu thô thu được tại nước thành viên đó từ những sản phẩm không còn thực hiện được chức năng ban đầu và không thể sửa chữa hay khôi phục được;
- Phế liệu và phế thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất hoặc gia công, bao gồm việc khai thác mỏ, trồng trọt, chế tạo, tinh chế, thiêu đốt và xử lý chất thải; hoặc có nguồn gốc từ việc tiêu dùng tại nước thành viên đó, và chỉ có thể vứt bỏ hoặc dùng làm nguyên liệu thô; và
- Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại nước thành viên đó từ các hàng hoá được quy định từ khoản 1 đến khoản 11.
Nếu hàng hóa thuộc danh muc hàng hóa có xuất xứ thuần túy -> xác định xong, hàng hóa đáp ứng
Bước 2.b: Với hàng hóa không có xuất xứ thuần túy
Nếu hàng hóa có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ (tức là không có giấy tờ chứng minh xuất xứ Việt Nam hoặc Nhật Bản) thì theo trình tự như sau:
Bước 2.b.1: Xác đinh hàng hóa có trong danh muc Quy tắc cụ thể măt hàng?
(Danh muc này theo mã HS và được quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 10/2009/TT-BCT)
Nếu hàng hóa có sử dụng nguyên liệu không có xuất xứ (tức là không có giấy tờ chứng minh xuất xứ Việt Nam hoặc Nhật Bản) thì đầu tiên cần xác định Hàng hóa thuộc danh muc này thì áp dụng quy đinh dành cho hàng hóa cụ thể nằm trong Phụ lục 2 Thông tư số 10/2009/TT-BCT để xác định hàng hóa có đáp ứng quy tắc xuất xứ hay không
Nếu hàng hóa không nằm trong danh mục này thì chuyển sang bước 2.b.2
Bước 2.b.2: xác định theo quy tắc LVC hay CTC?
Một hàng hóa được coi là có xuất xứ từ một nước thành viên nếu:
a) Hàng hóa đó có hàm lượng giá trị nội địa (dưới đây gọi là “LVC”), không nhỏ hơn bốn mươi (40) phần trăm và công đoạn sản xuất cuối cùng để tạo ra hàng hóa đó được thực hiện tại nước thành viên đó;
Công thức tính LVC như sau:
HOẶC
b) Tất cả các nguyên liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tại nước thành viên đó trải qua một quá trình chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) ở cấp độ 4 số (chuyển đổi nhóm) theo Hệ thống hài hòa.
Với các mặt hàng đặc thù và khó xác định, thương nhân cần xem và hiểu thật kỹ Phụ lục 1 Quy tắc xuất xứ theo hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản VJEPA kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT để áp dụng các quy định khác vd: Về tỷ lệ không đáng kể, cộng gộp, các yếu tố gián tiếp, nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế nhau …
Bài viết cùng chuyên mục:
thât kỹ các điều khoản (vd: về tỷ lệ không đáng kể, cộng gộp, các yếu tố gián tiếp, nguyên liệu giống nhau và có thế thay thế nhau…) trong
- Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biêt Nhât Bản VJEPA – những vấn đề liên quan
- Điều kiện được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt từ Nhật Bản VJEPA
- Hướng dẫn các tiêu chí trên C/O form JV nhập khẩu từ Nhật Bản
- Những câu hỏi thường gặp với C/O form JV và VJ
- Thủ tục đề nghị cấp C/O Form VJ xuất khẩu Nhật Bản
- Hướng dẫn các bước xác định hàng hóa có xuất xứ Việt Nam theo VJEPA
- Hướng dẫn các tiêu chí trên C/O VJ xuất khẩu Nhật Bản
Để có thêm tư vấn hoặc báo giá về dịch vụ làm C/O form VJ, xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.