THANH TOÁN BIÊN MẬU
Thanh toán biên mậu là gì?
Thanh toán biên mậu là hoạt động thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa thương nhân hai nước có chung đường biên giới theo quy định tại hiệp định về mua bán trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới giữa chính phủ của hai nước.
Trong những năm gần đây, hoạt động buôn bán trao đổi hàng hoá dịch vụ giữa các thương nhân ở các vùng biên giới và các khu vực kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia phát triển rất mạnh và đa dạng. Việc trao đổi hàng hoá dịch vụ và thanh toán thường mang đặc điểm riêng:
– Hàng hoá buôn bán qua biên giới được thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND hoặc tiền của nước có chung đường biên giới
– Phương thức thanh toản do cảc bên thoả thuận phù hợp với quy định của ngân hàng Nhà nước trên cơ sở hiệp định thanh toân được ký kết giữa hai nước có chung đưõng biên giới.
1. Thanh toán giữa Việt Nam và Trung Quốc
Hoạt động thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hoá dịch vụ tại khu vực biên giới và khu vực kinh tế cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc được thực hiện theo quyết định 689/2004/QĐ do ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 7/6/2004 trên cơ sở hiệp định mua bán hàng hoá vùng biên giới giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Trung Quốc và hiệp định thanh toán và hợp tác giữa ngân hàng Nhà nước Việt Nam với ngân hàng nhân dân Trung Quốc. Theo đó, hoạt động thanh toán biên mậu giữa Việt Nam và Trung Quốc có thể thực hiện theo các hình thức sau:
– Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế. Khi sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi làm đồng tiền thanh toán trong hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung, thương nhân Việt Nam và thương nhân Trung Quốc được lựa chọn các Ngân hàng có trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh biên giới thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước.
– Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND thông qua tài khoản của thương nhân Trung Quốc mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam
Thương nhân Trung Quốc có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung được mở tài khoản VND tại các ngân hàng được phép của Việt Nam có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung bằng VND và CNY. Tài khoản VND của thương nhân Trung Quốc được sử dụng để thu tiền bán hàng hoá và dịch vụ, bán CNY hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi cho Ngân hàng và các khoản thu khác được pháp luật Việt Nam cho phép. Tài khoản này chỉ được dùng để chi tiền thanh toán hàng hoá và dịch vụ, chỉ mua CNY để chuyển về nước và chỉ rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam.
Thương nhân Trung Quốc có tài khoản ngoại tệ tư do chuyển đổi và tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam được sử dụng các tài khoản này để thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung với các thương nhân của Việt Nam.
– Thanh toán bằng VND và CNY thông qua các Ngân hàng được phép có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giới Việt-Trung bằng VND và CNY.
Việc thanh toán bằng VND và CNY thông qua cảc Ngân hàng được phép được thực hiện theo các quy định sau:
+ Ngân hàng được phép của Việt Nam tại tỉnh biên giới được thoả thuận với Ngân hàng của Trung Quốc về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản CNY cho nhau để phục vụ thanh toán cho thương nhân hai nước.
+ Ngân hàng được phép của hai bên được thoả thuận về công nghệ và phương thức thanh toán, phương thức quản lý tài khoản, số dư tối đa trên tài khoản không trái với quy định pháp luật của mỗi nước. Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa thì các Ngân hàng của hai bên có thể thoả thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước.
– Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng: Thương nhân Việt Nam xuất nhập khẩu qua biên giới Việt Trung được thoả thuận thanh toán dưới hình thức hàng đổi hàng theo các quy định sau:
+ Hàng hoá mua bán, trao đổi phải phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật mỗi nước về quản lý hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
+ Đổng tiền sử dụng để thanh toán chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng là ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc VND họặc CNY.
+ Phần chênh lệch trong giao dịch hàng đổi hàng được thanh toán qua ngân hàng.
-Thanh toán bằng tiền mặt (ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc CNY):
Thương nhân Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu qua biên giới ViệtTrung hoặc được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép bán hàng và cung cấp dịch vụ thu CNY tiền mặt được mở tài khoản CNY tại các ngân hàng được phép của Việt Nam có thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua biên giói Việt-Trung bằng VND và CNY theo câc quy định sau:
+ Phần thu: Thu từ xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ; Thu nộp CNY tiền mặt từ ngân hàng và cung ứng dịch vụ thu CNY quy định tại Điều 10 Quy chế này; Thu từ mua CNY tại các ngân hàng được phép; Các khoản thu khác được pháp luật cho phép.
+ Phần chi: Chi thanh toán nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ; Chi bán CNY cho Ngân hàng hoặc bán đổi CNY; Rút tiền mặt để chi lương, thưởng, phụ cấp cho người nước ngoài làm việc cho tổ chức hoặc chi cho cá nhân được cử đi công tác, học tập ở nước ngoài và chi cho các mục đích được pháp luật cho phép.
Thương nhân Việt Nam mở tài khoản CNY hoặc tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi tại ngân hàng thương mại Trung Quốc phải được ngân hàng Nhà nước cho phép phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối.
2. Thanh toán giữa Việt Nam và Lào
Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Lào được thực hiện theo quy định tại Hiệp định thương mại giữa Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Hoạt động thanh toán qua biên giới giữa Việt Nam và Lào gồm:
– Chuyển tiển viện trợ, thanh toán, chuyển tiền thực hiện câc dự án viện trợ, dự án đẩu tư, dự án khác giữa Việt Nam với Lào.
– Thanh toán trong mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân biên giới và thanh toán trong hoạt động buôn bán tại các chợ biên giới, chợ của khẩu hoặc chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Để phục vụ cho việc thanh toán với các thương nhân của Lào, việc mở và sử dụng tài khoản bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND và LAK của các thương nhân Việt Nam và Lào được thực hiện theo quy định sau:
– Chủ dự án phía Việt Nam; các đơn vị thực hiện các dự án viện trợ hoặc các dự án khác của Việt Nam tại Lào có nhu cầu sử dụng vốn của dự án tại Lào phải mở tài khoản VND tại hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phât triển Việt Nam hoặc Chi nhánh Ngân hàng Liên doanh Lào-Việt để tiếp nhận phần vốn do Bộ Tài chính Việt Nam cấp phát.
Các thương nhân Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và đầu tư với Lào có nhu cầu thanh toán, chuyển tiền bằng VND và LAK phải mở tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép có thực hiện thanh toán với Lào.
– Việc mở, sử dụng tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi của tổ chức, cá nhân Người không cư trú Lào tại các Ngân hàng được phép thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hổi đối với tài khoản của Người không cư trú.
– Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam có nhu cầu mở tài khoản VND, tài khoản LAK tại Lào để thực hiện dự án hoặc phục vụ hoạt động kinh doanh được Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi tổ chức, doanh nghiệp đóng trụ sở chính xem xét, cấp giấy phép mở tài khoản VND, giấy phép mở tài khoản LAK tại Ngân hàng tại Lào.
Các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chỉ sử dụng tài khoản VND, tài khoản LAK mở tại các Ngân hàng tại Lào để phục vụ cho các mục đích liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu với Lào, thực hiện các khoản thu chỉ liên quan đến hoạt động viện trợ, đầu tư hoặc các hoạt động được phép khác tại Lào; đồng thời việc sử dụng tài khoản nêu trên phải phù hợp với các quy định pháp luật liên quancủa Lào.
Giao dịch thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào được thực hiện theo cảc hình thức sau:
-Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi thông qua các Ngân hàng được phép củahai nước theo thông lệ quốc tế khi sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi làm đồng tiền thanh toán trong các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ đẩu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào, tổ chức, cá nhân Việt Nam và Lào được lựa chọn các Ngân hàng được phép của hai nước để thực hiện thanh toán theo thông lệ quốc tế phù hợp với quy định về quản lý ngoại hối của mỗi nước và các quy định có liên quan của pháp luật.
– Thanh toán bằng ngoại tệ từ do chuyển đổi hoặc đồng Việt Nam thông qua tài khoản của tổ chức, cá nhân người không cư trú Lào mở tại các Ngân hàng được phép.
Việc mở, sử dụng tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi của tổ chức, cá nhân Người không cư trú Lào tại cảc Ngân hàng được phép thực hiện theo quy định về quản lý ngoại hối đổi với tài khoản của Người không cư trú.
Việc mở, sử dụng tài khoản VND của tổ chức, cá nhân Người không cư trú Lào thực hiện theo các quy định sau:
+ Hồ sơ, thủ tục mở tàikhoản VND thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng được phép nơi mở tài khoản phù hợp với quy định hiện hành.
+ Tài khoản VND của tổ chức, cá nhân Người không cư trú Lào được sử dụng như sau:
Phần thu gồm: Thu từ bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ; Thu từ việc bán LAK hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi cho Ngân hàng được phép; Cảc khoản thu khác được pháp luật Việt Nam cho phép.
Phẩn chi gồm: Chi thanh toán hàng hóa và dịch vụ; Chi mua LAK để chuyển về nước; Chi rút tiền mặt để chi tiêu tại Việt Nam.
Tổ chức, cá nhân Người không cư trú Lào có tài khoản ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tài khoản VND tại các Ngân hàng được phép được sử dụng các tài khoản này để thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ giữa Lào với Việt Nam.
– Thanh toán, chuyển tiển bằng VND và LAK thông qua câc Ngân hàng được phép. Việc sử dụng VND và LAK trong thanh toán đối với các hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ, đầu tư hoặc viện trợ của Việt Nam với Lào được thực hiện theo các quy định sau đây:
+ Ngân hàng được phép được thoả thuận với Ngân hàng của Lào về việc mở tài khoản VND hoặc tài khoản LAK cho nhau để phục vụ thanh toán cho khách hàng hai nước; hoặc liên hệ với chi nhánh Ngân hàng liên doanh Lào Việt tại Việt Nam thiết lập quan hệ đại lý thanh toán để đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng.
+ Ngân hàng của hai bên được thoả thuận về công nghệ, phương thức thanh toán, phương thức quản lý tài khoản và số dư tối đa trên tài khoản không trái với quy định pháp luật của mỗi nước. Trường hợp số dư trên tài khoản vượt quá số dư tối đa thì cảc Ngân hàng của hai bên có thể thoả thuận chuyển đổi thành ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc tiền của mỗi bên để chuyển về nước nhằm đảm bảo khả năng tự cân đối thu chi giữa VND và LAK.
– Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng (phần chênh lệch được thanh toán qua ngân hàng).
– Thanh toân bằng tiền mặt (ngoại tệ tự do chuyển đổi, VND hoặc LAK).
3. Thanh toán giữa Việt Nam và Camphuchia
Hoạt động thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại giữa thương nhân hai nước tại khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia được thưc hiện theo quyết định 17/2004/QĐ-NHNN ngày 05/01/2004 về quy chế thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vựcbiên giới Việt Nam – Camphuchia. Theo đó có các hình thức sau:
– Thanh toán thông qua các Ngân hàng được phép của hai nước bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi, theo thông lệ quốc tế (bao gồm các Ngân hàng đặt trụ sở ở trong hoặc ngoài tỉnh có biên giới giaps Campuchia).
– Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc Đồng Việt Nam (VND) thông qua tài khoản của thương nhân Campuchia mở tại các Ngân hàng được phép ở Việt Nam (tài khoản ngoại tệ và tài khoản VND của người không cư trú tại Việt Nam).
– Thanh toán bằng VND và Riel Campuchia (KHR) thông qua tài khoản tại các Ngân hàng được phép hoạt động ngoại hối tại tỉnh biên giới của Việt Nam và Ngân hàng thương mại Campuchia theo sự thoả thuận về quan hệ đại lý thanh toán giữa hai Ngân hàng này.
– Thanh toán bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt. Việc sử dụng ngoại tệ tự do chuyển đổi tiền mặt để thanh toán trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá và dịchvụ thương mại tại khu vực biên giới giữa thương nhân Việt Nam và thương nhân Campuchia chỉ được áp dụng trong trường hợp thương nhân của hai bên không thể thanh toán qua Ngân hàng và chỉ được áp dụng cho thương nhân Việt Nam được nhận thanh toán bằng ngoại tệ tiền mặt thông qua việc bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ cho thương nhân Campuchia, không áp dụng cho thương nhân Việt Nam được dùng ngoại tệ tiền mặt thanh toán cho hàng hoá nhập khẩu và cung ứng dịch vụ từ phía Campuchia.
– Thanh toân bằng VND vả KHR tỉền mặt. Thương nhân hai nước có các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá và dịchvụ thương mại tại khu vực biên giới được thực hiện thanh toán bằng VND tiền mặt hoặc KHR tiền mặt trong những trường hợp sau:
* Đối với thương nhân Việt Nam xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ từ Việt Nam sang Campuchia:
+ Nhận thanh toán bằng VND hoặc KHR tìền mặt trên lãnh thổ Campuchia
+ Nhận thanh toán bằng VND hoặc KHR bằng tiền mặt trên lãnh thổ Việt Nam: Thương nhân Campuchia được sử dụng VND hoặc KHR tiền mặt từ các nguồn sau đây để thanh toán mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại với thương nhân Việt Nam: VND tiền mặt rút từ tài khoản VND mở tại Ngân hàng được phép ở Việt Nam hoặc VND có được từ nguồn thu nhập hợp pháp tại Việt Nam; VND mang từ Campuchia vào có xác nhận của Hải quan cửa khẩu trên tờ khai Hải quan khi nhập cảnh; KHR tiền mặt mang từ Campuchia vào có xác nhận của Hải quan cửa khẩu hoặc từ các nguồn thu nhập hợp pháp tại Việt Nam.
* Đối với thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ từ Campuchia vào Việt Nam:
+ Thanh toân bằng VND hoặc KHR tiền mặt trên lãnh thổ Campuchia: Thương nhân Việt Nam được sử dụng nguồn thu VND, KHR tiền mặt từ việc bán hàng hoá hay cung cấp dịch vụ cho phía Campuchia trên lãnh thổ Campuchia hoặc được mang tiền mặt VND, KHR từ Việt Nam sang Campuchia để thực hiện thanh toán cho thương nhân Campuchia. Khi mang VND hoặc KHR tiền mặt sang Campuchia, thương nhân Việt Nam phải làm thủ tục khai báo Hải quan cửa khẩu số VND hoặc KHR tiền mặt mang theo, xuất trình cho Hải quan cửa khẩu Hợp đồng mua bán hàng hoá và tờ khai hàng hoá nhập khẩu để Hải quan của khẩu đối chiếu kiểm tra mà không phải xuất trình giấy phép mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt ra nước ngoài do ngân hàng cấp. Số tiền VND hoặc KHR tiền mặt phải phù hợp với số tiền thanh toán trong hợp đổng mua bán hàng hoá đã ký.
+ Thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt trên lãnh thổViệt Nam:
Thương nhân Việt Nam và Campuchia thanh toán bằng VND hoặc KHR tiền mặt trong các giao dịch mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ thương mại tại khu vực biên giới giữa Việt Nam và Campuchia phải làm đầy đủ thủ tục Hải quan về khai báo xuất nhập khẩu tiền mặt và tự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn trong vận chuyển và chịu mọi rủi ro trong quá trình thanh toán.
+ Thanh toán theo phương thức hàng đổi hàng.
Tài liệu tham khảo và dẫn chiếu trong bài viết:
- Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế – Học viện Tài chính
- Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương – Đại học Kinh tế Quốc dân
- Giáo trình thanh toán quốc tế – Đại học Ngoại thương
- Các văn bản pháp quy về thủ tục hải quan hiện hành
Các bài viết liên quan:
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.