Phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan
Tiêu chí phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan
Với việc chuyên nghiệp hóa ngày càng phát triển, hầu hết các doanh nghiệp thương mại hiện nay, khi nhập/xuất khẩu hàng hóa đều thuê các công ty khai thuê hải quan để làm thủ tục hải quan. Việc này vừa đảm bảo sự chuyên nghiệp lại tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, người chịu trách nhiệm cuối cùng trước pháp luật về tờ khai hải quan là người đứng tên trên tờ khai hải quan. Vì vậy, mặc dù đã thuê đơn vị logistics làm thủ tục hải quan nhưng doanh nghiệp cũng nên nắm được các quy định để cùng hỗ trợ và kiểm tra chéo công việc của đơn vị làm thủ tục.
Trong bài viết này, HP Toàn Cầu trình bầy về nội dung Phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan theo quy định hiện hành của pháp luật.
Tiêu chí phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan
Quy định về tiêu chí phương thức thanh toán trên tờ khai hải quan hiện hành được quy định tại Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực ngày 05/06/2018; phụ lục này Thay thế Phụ lục II của Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 về việc quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Phương thức thanh toán được quy định tại tiêu chí 43 tại Mẫu số 01. Tờ khai điện tử nhập khẩu và tiêu chí 38 trong Mẫu số 02. Tờ khai điện tử xuất khẩu, theo đó, có 17 lựa chọn phương thức thanh toán trên tờ khai như sau:
“BIENMAU”: Biên mậu
“DA”: Nhờ thu chấp nhận chứng từ
“CAD”: Trả tiền lấy chứng từ
“CANTRU”: Cấn trừ, bù trừ
“CASH”: Tiền mặt
“CHEQUE”: Séc
“DP”: Nhờ thu kèm chứng từ
“GV”: Góp vốn
“H-D-H”: Hàng đổi hang
“H-T-N”: Hàng trả nợ
“HPH”: Hối phiếu
“KHONGTT”: Không thanh toán
“LC”: Tín dụng thư
“LDDT”: Liên doanh đầu tư
“OA”: Mở tài khoản thanh toán
“TTR”: Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện.
“KC”: Khác (bao gồm cả thanh toán bằng hình thức TT)
Lưu ý: trường hợp thanh toán các hình thức khác hoặc kết hợp nhiều hình thức thì nhập mã “KC” đồng thời khai phương thức thanh toán thực tế vào ô “Phần ghi chú”.
1. BIENMAU Phương thức thanh toán biên mậu:
Thanh toán biên mậu là hoạt động thanh toán trong mua bán trao đổi hàng hoá và dịch vụ qua biên giới giữa thương nhân hai nước có chung đường biên giới theo quy định tại hiệp định về mua bán trao đổi hàng hoá ở vùng biên giới giữa chính phủ của hai nước.
Để biết thêm chi tiết về phương thức thanh toán biên mậu cũng như chi tiết hơn về việc thanh toán giữa Việt Nam – Trung Quốc; Việt Nam – Lào; Việt Nam – Campuchia, đọc bài viết: Phương thức thanh toán biên mậu
2. DA Nhờ thu chấp nhận chứng từ
Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (Documents against Acceptance – D/A) là phương thức nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người trả tiền (người nhập khẩu) chỉ cần chấp nhận trả tiền hối phiếu sẽ được ngân hàng trao cho bộ chứng từ nhận hàng. Khi đến hạn thanh toán, người nhập khẩu có trách nhiệm thanh toán cho người xuất khẩu. Đây chính là hình thức thanh toán trả chậm, trong đó người nhập khẩu được người xuất khẩu cấp tín dụng.
Để biết hêm chi tiết, đọc bài viết: Phương thức thanh toán nhờ thu
3. “CAD”: Trả tiền lấy chứng từ
Cash Against Documents (giao chứng từ trả tiền ngay) là phương thức thanh toán theo đó, nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng phục vụ mình mở “tài khoản tín thác” (Trust Account) với số dư tài khoản bằng 100% trị giá hợp đồng để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu với điều kiện nhà xuất khẩu xuất trình đến ngân hàng đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu
4. Cấn trừ, bù trừ
5. Thanh toán bằng tiền mặt
Thanh toán bằng tiền mặt là phương thức thanh toán trong đó người nhập khẩu dùng tiền mặt để trả cho người xuất khẩu. Phương thức này ít được sử dụng trong thanh toán quốc tể, chỉ sử dụng trong trường hợp mua bán qua biên giới
6. Séc
Séc là một lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho ngân hàng rút một số tiền nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người có tiền trong séc, hoặc trả theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm séc. Séc có giá trị thanh toán trực tiếp như tiền tệ và hình thức theo luật định
Để biết hêm chi tiết, đọc bài viết: Séc quốc tế
7. Nhờ thu kèm chứng từ D/P
Nhờ thu trả tiền trao chứng từ (Documents against Payment – D/P) là hình thức thanh toán nhờ thu kèm chứng từ, theo đó người nhập khẩu chỉ lấy được bộ chứng từ khi đã chuyển vào ngân hàng đủ số tiền thanh toán. Hình thức nhờ thu này được áp dụng trong trường hợp thanh toán trả ngay.
Để biết hêm chi tiết, đọc bài viết: Phương thức thanh toán nhờ thu
8. Góp vốn
9. Hàng đổi hàng
10. Hàng trả nợ
11. Hối phiếu
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho người khác, yêu cầu người này: Hoặc khi nhìn thấy hối phiếu, hoặc tại một ngày cụ thể trong tương lại; hoặc tại một ngày cụ thể có thể xác định trong tương lại, phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó, hoặc theo lệnh của người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Để biết thêm chi tiết, đọc bài viết: Hối phiếu
12. Không thanh toán
Thường được sử dụng trong các tờ khai phi mậu dịch
13. Tín dụng thư
Phương thức tín dụng chứng từ (Letter of Credit) là một sự cam kết, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) một ngân hàng (ngân hàng phát hành thư tín dụng) sẽ phát hành một bức thư, gọi là L/C (Letter of Credit), theo đó ngân hàng phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ ba (người thụ hưởng L/C) khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định của L/C.
Để biết hêm chi tiết, đọc bài viết: Phương thức thanh toán L/C
14. Liên doanh đầu tư
15. Phương thức thanh toán ghi sổ (Open Account)
Phương thức thanh toán tài khoản mở (Còn gọi là phương thức ghi sổ) được thực hiện băng cách người xuất khẩu mở một tài khoản để ghi nợ người nhập khẩu về tiền hang hóa hay các chi phí khác có liên quan đến việc mua hàng. Người nhập khẩu định kỳ (tháng, quý hay nửa năm một lần) chuyển tiền vào tài khoản nợ để thanh toán cho người xuất khẩu, thông thường chỉ áp dụng đối với các bên có quan hệ thường xuyên và tin cậy lẫn nhau. Đây là phương thức thanh toán giữa người mua và người bán, ngân hàng chỉ tham gia với chức năng là người mở tài khoản ghi nợ cho bên xuất khẩu và thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Ngân hàng mở tài khoản ghi nợ cho người ghi nợ cho bên xuất khẩu và thực hiện nghiệp vụ thanh toán. Ngân hàng mở tài khoản ghi nợ cho người xuất khẩu không chịu rủi ro về vấn đề thanh toán.
Để biết hêm chi tiết, đọc bài viết: Phương thức thanh toán ghi sổ
16. Chuyển tiền bồi hoàn bằng điện TTR
Trong chuyển tiền bằng điện, có chuyển tiền bằng điện có bồi hoàn TTR (Telegraphic Transfer Reimbursement), được sử dụng trong thanh toán L/C: ngân hàng chiết khấu được phép đòi hoàn trả bằng điện
17. Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện TT
Chuyển tiền (Remittance) là một phương thức thanh toán quốc tế, trong đó người chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng theo một chỉ dẫn đại điểm nhất định tại quốc gia khác trong khoảng thời gian nhất định.
Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T): là phương thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán do ngân hàng chuyển tiền gửi trực tiếp thông qua mạng lưới liên lạc viễn thông đến ngân hàng đại lý, yêu cầu ngân hàng này chi trả cho người thụ hưởng chỉ định.
Để biết hêm chi tiết, đọc bài viết: Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện
Tài liệu tham khảo và dẫn chiếu trong bài viết:
- Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế – Học viện Tài chính
- Giáo trình nghiệp vụ ngoại thương – Đại học Kinh tế Quốc dân
- Giáo trình thanh toán quốc tế – Đại học Ngoại thương
- Các văn bản pháp quy về thủ tục hải quan hiện hành
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế xuất nhập khẩu hoặc thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website : hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:08 8611 5726
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật nhất (nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.