Thủ tục và thuế nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Bạn đang muốn nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang tìm đơn vị logistics uy tín cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe về Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại thời điểm này là bao nhiêu? có ưu đãi thuế nhập khẩu cho thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Các quy định quản lý nhà nước đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe ? Thủ tục nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe thế nào? Quy trình nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe ra sao?
Tại bài viết dưới đây, HP Toàn Cầu với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe doanh nghiệp/cá nhân trên cả nước sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề trên
Mã HS và thuế khi nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe năm 2023
Khi nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe , nhà nhập khẩu cần nộp các loại thuế sau:
- Thuế giá trị gia tăng – hay còn gọi là VAT
- Thuế nhập khẩu
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe có HS thuộc Chương 15; chương 21; chương 22
Mã HS | Mô tả | NK TT |
NK ưu đãi |
VAT | |
1517 | Margarine; các hỗn hợp hoặc các chế phẩm ăn được của chất béo hoặc dầu động vật hoặc thực vật hoặc các phần phân đoạn của các loại chất béo hoặc dầu khác nhau thuộc Chương này, trừ chất béo hoặc dầu ăn được hoặc các phần phân đoạn của chúng thuộc nhóm 15.16. | ||||
15179090 | – Loại khác | Dạng dầu | 45 | 30 | 10 |
21069092 | – Xirô đã pha màu hoặc hương liệu | Dạng si rô | 22.5 | 15 | 8 |
22029950 | Đồ uống không có ga khác dùng ngay được không cần pha loãng | Dạng lỏng | 45 | 30 | 8 |
Lưu ý: Mã HS và thuế kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Thuế nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ một số thị trường chính năm 2024
Mã HS | Trung quốc | Ấn Độ | USA | ASEAN | Hàn Quốc | Nhật Bản | Anh | Châu Âu(EU) | Nga | Canada, Mexico | Úc | |||||||
ACFTA | RCEP | AIFTA | NK ưu đãi | ATIGA | RCEP | AKFTA | VKFTA | RCEP | AJFTA | VJFTA | RCEP | UKVFTA | EVFTA | EAEUFTA | CPTPP | AANZFTA | RCEP | |
15179090 | 0 | 21 | 5 | 30 | 0 | 21 | 0(-MY, PH) | 0 | 21 | 0 | 0 | 21,8 | 16,3 | 16,3 | 2,7 | 3,7; M: 7,5 | 0 | 21 |
21069092 | 0 (-KH) | 14 | 5 | 15 | 0 | 14 | 0 | 0 | 14 | 0 | 0 | 14,5 | 7,5 | 7,5 | 0 | 0 | 0 | 14 |
22029950 | 0 (-TH) | 21 | 0 | 30 | 0 | 21 | 0(-TH) | 0 | 21 | 0 | 0 | 21,8 | 11,2 | 11,2 | 0 | 0; M: 4,8 | 0 | 21 |
Trên đây liệt kê thuế nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ một số thị trường chính, lưu ý: với các nước có FTA, hàng hóa chỉ có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với mức thuế kể trên nếu đáp ứng điều kiện theo yêu cầu của hiệp định. Nếu không đáp ứng điều kiện của hiệp định thì hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi.
Nếu bạn gặp lúng túng gì trong việc xác định thuế nhập khẩu, hãy liên lạc với chúng tôi theo hotline: 0886115726 / 0984870199 để được tư vấn miễn phí |
Chính sách nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe
Văn bản quy định về quản lý nhà nước khi thực hiện nhập khẩu thực phẩm chức năng về Việt Nam
- Nghị định 15/2018/NĐ-CP: QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM
- Thông tư 43/2014/TT-BYT: QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG
- Thông tư 17/2023/TT-BYT:SỬA ĐỔI, BỔ SUNG VÀ BÃI BỎ MỘT SỐ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM DO BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ BAN HÀNH
Nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần giấy phép gì?
Mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ y tế, khi nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải thực hiện làm công bố
Các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu (trừ các trường hợp có cảnh báo về an toàn thực phẩm)
1. Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
2. Sản phẩm mang theo người nhập cảnh, gửi trước hoặc gửi sau chuyến đi của người nhập cảnh để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hoặc mục đích chuyến đi; quà biếu, quà tặng trong định mức miễn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế.
3. Sản phẩm nhập khẩu dùng cho cá nhân của đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao.
4. Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan.
5. Sản phẩm là mẫu thử nghiệm hoặc nghiên cứu có số lượng phù hợp với mục đích thử nghiệm hoặc nghiên cứu có xác nhận của tổ chức, cá nhân.
6. Sản phẩm sử dụng để trưng bày hội chợ, triển lãm.
7. Sản phẩm, nguyên liệu sản xuất, nhập khẩu chỉ dùng để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu hoặc phục vụ cho việc sản xuất nội bộ của tổ chức, cá nhân không tiêu thụ tại thị trường trong nước.
8. Sản phẩm tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế.
9. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ yêu cầu khẩn cấp theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ hồ sơ cần để thực hiện công bố
a) Bản công bố sản phẩm được quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
b) Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận xuất khẩu (Certificate of Exportation) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate)
c) Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm hoặc chứng nhận ISO 17025 còn hiệu lực
d) Bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm hoặc của thành phần tạo nên công dụng đã công bố
đ) Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu Thực hành sản xuất tốt (GMP) hoặc chứng nhận tương đương trong trường hợp sản phẩm nhập khẩu là thực phẩm bảo vệ sức khỏe
**Lưu ý về hồ sơ công bố:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp, và có hợp pháp hóa lãnh sự quán Việt Nam tại nước đó.
- Tài liệu chứng minh công dụng: các bằng chứng khoa học chứng minh công dụng, thành phần của sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng. Giấy chứng nhận phân tích thành phần sản phẩm: Nếu giấy chứng nhận này do phòng kiểm nghiệm độc lập kiểm định có chứng nhận ISO 17025 và kiểm đủ các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu vi sinh, chỉ tiêu kim loại nặng về thực phẩm chức năng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm tại các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam (Phiếu kết quả này cần thiết khi làm công bố thực phẩm). Trước khi gửi hồ sơ công bố lên cục ATTP, các đơn vị làm công bố cần mang mẫu đi thử nghiệm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo các chỉ tiêu trong Quy chuẩn hoặc dựa vào thành phần, mục đích sử dụng để công bố các chỉ tiêu phù hợp. (Để lô hàng có thể thông quan thuận lợi, thường thì các đơn vị nhập khẩu sẽ phải nhập 1 lô hàng mẫu về và xin xác nhận hàng mẫu để lấy mẫu đi thử nghiệm).
- Giấy chứng nhận HACCP hoặc giấy chứng nhận ISO 22000/2005 (nếu có).
Thủ tục hải quan nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe :
Nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần giấy tờ gì? Nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe cần thủ tục gì?
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Giấy giới thiệu
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm (hoặc giấy miễn kiểm tra nhà nước/công bố)
Nhãn mác thực phẩm bảo vệ sức khỏe khi nhập khẩu:
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
Ngoài ra, đối với mặt hàng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, cần bổ sung các thông tin sau (theo quy định tại điểm 3 phụ lục I Nghị định 111/2021/NĐ-CP)
a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần, thành phần định lượng (không áp dụng ghi thành phần định lượng đối với phụ gia thực phẩm và phụ liệu) hoặc giá trị dinh dưỡng;
đ) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;
e) Công bố khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);
g) Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;
h) Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.
Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe
HP Toàn Cầu – Chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển xuất khẩu, nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo đường biển, đường hàng không từ Việt Nam đến các nước trên thế giới và ngược lại |
Thời gian vận chuyển đường biển và đường hàng không
Để kiểm tra thời gian vận chuyển hàng hóa quốc tế cụ thể theo cảng hoặc sân bay. Bạn có thể gửi tin nhắn hoặc gọi đến số điện thoại/zalo 0886115726 – 0984870199
Quốc gia | Thời gian vận chuyển hàng hóa về Việt Nam |
Nhật Bản | Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Nhật Bản |
Hàn Quốc | Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Hàn Quốc |
Giá vận chuyển hàng hóa đường biển, đường bộ và đường hàng không
Cước vận chuyển hàng hóa phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, gồm: cố định và biến động theo thời gian. Vì vậy, hãy cung cấp thông tin về lô hàng cụ thể hoặc dự kiến của bạn cho HPG để nhận báo giá đầy đủ về các chi phí cho toàn bộ quá trình nhập khẩu. – LH: 0886115726 hoặc 0984870199, email: info@hptoancau.com
Chọn HP Toàn Cầu làm đơn vị logistics nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe của bạn?
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Với mặt hàng thực phẩm bảo vệ sức khỏe, Chúng tôi có thể cung cấp dịch vụ trọn gói: công bố thực phẩm bảo vệ sức khỏe, vận chuyển door to door từ hầu khắp các nước trên thế giới về Việt Nam
Hãy liên lạc ngay với HP Toàn Cầu nếu bạn muốn được tư vấn về thuế nhập khẩu hoặc thủ tục nhập khẩu thực phẩm bảo vệ sức khỏe hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.