Các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Luật quản lý ngoại thương
Đối với các doanh nghiệp thương mại tham gia hoạt động ngoại thương, việc hiểu các biện pháp quản lý của nhà nước là điều cần thiết để hiểu các hàng hóa do công ty xuất, nhập khẩu nói riêng và hoạt động ngoại thương nói chung của công ty mình đang được nhà nước quản lý bằng các biện pháp gì.
Tại bài viết này, HP Toàn Cầu tóm tắt các biện pháp quản lý ngoại thương theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 do Quốc hội ban hành ngày 12/06/2017, theo đó, có 5 nhóm biện pháp quản lý ngoại thương chính như sau:
+ Các biện pháp hành chính
+ Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch
+ Biện pháp phòng vệ thương mại
+ Biện pháp kiểm soát khẩn cấp
+ Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương
- Các biện pháp hành chính quản lý ngoại thương
1.1. Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu
1.2. Hạn chế xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu
1.2.1. Hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu
1.2.2. Hạn ngạch thuế quan
1.2.3. Chỉ định cửa khẩu xuất khẩu, nhập khẩu
1.2.4. Chỉ định thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu
1.3. Quản lý theo giấy phép, theo điều kiện xuất khẩu nhập khẩu
1.4. Chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1.5. Chứng nhận lưu hành tự to
1.6. Các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương khác
1.6.1. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu
1.6.2. Quá cảnh hàng hóa
1.6.3. Đại lý mua bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài
1.6.4. Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu
1.6.5. Gia công hàng hóa cho thwong nhân nước ngoài và đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài
1.7. Hoạt động ngoại thương với các nước có chung đường biên giới
1.8. Quản lý hàng hóa đối với khu vực hải quan riêng
-
Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quản lý ngoại thương
Mục tiêu của việc áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch nhằm đáp ứng yêu cầu về chất lượng hàng hóa; bảo vệ an toàn sức khỏe con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học; phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm và bảo đảm an ninh, lợi ích quốc gia
2.1. Áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch
2.1.1. Áp dụng biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (điều 61)
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải được công bố tiêu chuẩn áp dụng và ghi nhãn theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa nhập khẩu thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn phải áp dụng các biện pháp quản lý theo quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các biện pháp quản lý theo quy định của pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm đã có quy chuẩn kỹ thuật thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Hàng hóa nhập khẩu là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói thực phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là thực phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, thực phẩm biến đổi gen, thực phẩm đã qua chiếu xạ phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do hoặc giấy chứng nhận y tế theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa nhập khẩu là phương tiện đo được sử dụng để định lượng hàng hóa, dịch vụ trong mua bán, thanh toán, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trường, trong thanh tra, kiểm tra, giám định tư pháp và trong các hoạt động công vụ khác khi nhập khẩu phải được kiểm soát theo quy định của pháp luậtvề đo lường.
- Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luậtvề chất lượng sản phẩm, hàng hóa, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm, đo lường.
2.1.2. Áp dụng biện pháp kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (điều 62)
- Hàng hóa là động vật, sản phẩm động vật thuộc diện kiểm dịch trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luậtvề thú y.
- Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luậtvề thú y.
2.1.3. Áp dụng biện pháp kiểm dịch thực vật (điều 63)
- Hàng hóa là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
- Hàng hóa là giống cây trồng chưa có trong Danh mụcgiống cây trồng được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, sinh vật có ích sử dụng trong bảo vệ thực vậttại Việt Nam phải được kiểm dịch sau khi nhập khẩu tại khu cách ly kiểm dịch thực vật.
- Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển cửa khẩu, gửi vào kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luậtvề bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
2.1.4. Áp dụng biện pháp kiểm dịch y tế biên giới (điều 64)
- Hàng hóa thuộc diện kiểm dịch y tế biên giới trước khi xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam phải được kiểm dịch theo quy định của pháp luậtvề phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
- Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm dịch y tế biên giới thực hiện theo quy định của pháp luậtvề phòng, chống bệnh truyền nhiễm.
2.2. Áp dụng biện pháp kiểm tra đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là đối tượng phải kiểm tra bao gồm:
- a) Hàng hóa phải áp dụng biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch quy định tại các điều61, 62, 63 và 64 của Luật Quản lý ngoại thương
- b) Hàng hóa có tiềm ẩn khả năng gây mất an toàn hoặc hàng hóa có khả năng gây mất an toàn theo thông tin cảnh báo từ các tổ chức quốc tế, khu vực, nước ngoài;
- c) Hàng hóa mà cơ quan có thẩm quyền phát hiện không phù hợp và phải tăng cường kiểm tra theo quy định của pháp luật.
3. Các biện pháp phòng vệ thương mại quản lý ngoại thương
Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm
biện pháp chống bán phá giá,
biện pháp chống trợ cấp và
biện pháp tự vệ
do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.
-
Biện pháp kiểm soát khẩn cấp trong hoạt động ngoại thương
Các trường hợp áp dụng biện pháp kiểm soát khẩn cấp đối với hàng hóa bao gồm:
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra chiến tranh, tham gia chiến tranh, xung đột hoặc có nguy cơ xảy ra xung đột vũ trang trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh, lợi ích quốc gia của Việt Nam.
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra thiên tai, dịch bệnh, sự cố môi trường mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý xảy ra sự cố, thiếu sót, sai sót kỹ thuật mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc chứng minh được là có ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến an toàn, sức khỏe của người tiêu dùng hàng hóa đó.
- Hàng hóa đến từ quốc gia, vùng lãnh thổ, khu vực địa lý gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sinh thái, đa dạng sinh học của Việt Nam mà cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thông tin một cách công khai hoặc có cơ sở khoa học chứng minh được sự ảnh hưởng đó.
- Mất cân đối nghiêm trọng của cán cân thanh toán.
- Các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương
Nhà nước có chính sách phát triển hoạt động ngoại thương thông qua các biện pháp sau đây:
- a) Hoạt động tín dụng do Chính phủ quy định phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
- b) Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động ngoại thương bao gồm hỗ trợ xây dựng, bảo vệ, phát triển, quảng bá thương hiệu sản phẩm trong nước ra thị trường nước ngoài; thiết lập và cung cấp hệ thống thông tin xúc tiến thương mại; kết nối giao thương giữa các thương nhân nhằm thúc đẩy xuất khẩu, nhập khẩu có hiệu quả để phục vụ sản xuất trong nước hoặc gia công xuất khẩu;
- c) Các biện pháp khác nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, nhập khẩu.
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế xuất nhập khẩu hoặc thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website : hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:08 8611 5726
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật nhất (nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.