Lưu Ý Đối Với Vận Đơn Đường Biển Khi Xuất Khẩu Hàng Hóa Đi Úc (Australia)
Quy định về vận đơn xuất khẩu đường biển tại Úc
Tại Úc (Australia) khi người mua/người nhập khẩu lấy hàng có thể không cần vận đơn gốc
Khi xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam tới hầu hết các nước trên thế giới, nếu vận đơn (bill of loading) là vận đơn gốc (Bill Original) thì khi nhận hàng, người nhận hàng cần xuất trình vận đơn gốc mới lấy được hàng.
Tuy nhiên, ở một số nước theo hệ thống luật án lệ như Úc (Australia), Mỹ .. người ta coi vận đơn đích danh (Straight B/L) như một giấy gửi hàng (Seaway Bill) và khi hàng đến cảng đích, người chuyên chở có thể giao hàng cho người nhận hàng mà không cần xuất trình vận đơn gốc, vì vậy, khi có hàng xuất khẩu đi Australia, người xuất khẩu cần đặc biệt lưu ý về điều khoản thanh toán để giảm thiểu rủi ro.
Theo quy định của Luật hàng hải Australia, khi một vận đơn đã là vận đơn đích danh thì ngay sau khi nó được ký phát thì quyền sở hữu định đoạt hàng hóa đã được chuyển giao cho người mua. Vì vậy, người nhận hàng chỉ cần chứng minh mình là người đứng tên trên vận đơn mà không cần xuất trình vận đơn gốc là có thể lấy được hàng.
Do lý do kể trên, khi xuất khẩu hàng hóa đi Australia, người bán hàng cần đặc biệt lưu ý vấn đề này và tham vấn với các bên vận chuyển (hoặc những người) có kinh nghiệm để đảm bảo lô hàng được giao cho bên người mua sau khi người mua đã thanh toán đầy đủ.
Ví dụ một tranh chấp thực tế về Vận đơn xuất khẩu đường biển sang Úc như sau:
Năm 2008, một doanh nghiệp Việt Nam bán một lô hàng túi xách và ba lô đóng trong 2 container 40 feet cho một công ty ở Sydney Australia trị giá 90.000 USD theo điều kiện FOB Incoterms 2000 cảng Thành phố Hồ Chí Minh ( TP.HCM).
Hợp đồng mua bán sơ sài, chỉ gồm một trang với các quy định: Thanh toán theo phương thức TT, không quy định thời điểm chuyển giao quyền sở hữu và vận đơn là vận đơn đích danh ghi rõ tên người nhận hàng và người mua ở Sydney Australia.
Sau khi ký hợp đồng mua bán, người mua ở Australia đã chỉ định Công ty Logistics T ở Hải Phòng thu xếp dịch vụ Logistics và vận chuyển lô hàng từ TP.HCM đi Sydney.
Lô hàng được vận chuyển hai chặng, chặng thứ nhất từ cảng bốc hàng TP.HCM đi Singapore, chặng tiếp theo từ Singapore đi Sydney.
Hãng tàu vận chuyển là Mitsui OSK Lines. Hãng tàu Mitsui cấp vận đơn chủ (Master B/L) đích danh cho Công ty logistics T. Công ty Logistics T cấp vận đơn thứ cấp đích danh (House B/L) trong đó shipper là người bán và consignee là người mua ở Sydney Australia. Bản gốc House B/L được gửi cho Shipper, một bản scan được gửi cho người mua hàng ở Australia.
Sau khi hàng đến nơi, người mua đã dùng bản sao vận đơn đích danh nói trên nhận hàng mà không gặp trở ngại gì.
Người mua sau khi nhận được hàng đã phớt lờ việc thanh toán cho người bán.
Sau ba tháng thúc giục người mua trả tiền nhưng không nhận được hồi âm.
Có những bằng chứng chứng minh người mua ở Australia là một doanh nghiệp ma, lừa đảo và người bán tại phía Việt Nam đã bị lừa đảo.
Người bán cho rằng mình còn nắm giữ vận đơn gốc đích danh trong tay nên đã ra lệnh cho Công ty Dịch vụ Logistics T thu xếp vận chuyển 2 container về Việt Nam trả lại họ.
Công ty Logistics T trả lời không thể thực hiện yêu cầu vận chyển hàng về Việt Nam trả lại người bán vì hàng đã được giao trả đầy đủ theo đúng thủ tục pháp lý tập quán thương mại hàng hải Australia và quốc tế cho người nhận hàng tại cảng đích và căn cứ vào quy định tại điều luật thể hiện tại trang 95 của Luật Hàng hải Australia nói về vận đơn đích danh thì quyền sở hữu lô hàng đã chuyển chủ, điều này cũng tuân thủ đúng như Điều 65 Luật Thương mại Việt Nam hiện hành.
Người bán sau đó đã khởi kiện Công ty Logistics T ra tòa án TP Hải Phòng. Tòa sơ thẩm TP Hải Phòng ra phán quyết Công ty Logistics T phải bồi thường thiệt hại cho người bán.
Công ty Logistics T kiện lên Tòa Phúc thẩm tối cao ở Hà Nội. Tòa Phúc thẩm, sau khi xem xét hồ sơ, quy định và lập luận của hai bên đã quyết định hủy bỏ phán quyết của Tòa sơ thẩm Hải Phòng đồng thời yêu cầu Tòa Sơ thẩm xét xử lại. Nhận thấy thế yếu của mình, phía người bán sau đó đã dừng vụ kiện và chấp nhận thiệt hại.
Tham khảo thêm:
>>Thuế Nhập Khẩu Từ Việt Nam Vào Úc (Australia)
>>Vận Chuyển Hàng Hóa Xuất Khẩu Sang Úc ( Australia)
Chọn HP Toàn Cầu làm đơn vị logistics xuất nhập khẩu hàng hóa Úc (Australia) – Việt Nam của bạn?
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Để được tư vấn chi tiết về thuế, vận chuyển, thời gian và thủ tục Xuất khẩu từ Việt Nam đi Úc (Australia) và nhập khẩu từ Úc (Australia) về Việt Nam, và dự toán chi phí vận chuyển liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi!
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 – 098 4870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
Bài viết có tham khảo nội dung tại sách Nguồn gốc ra đời của Vận đơn và Một số tranh chấp liên quan tới dịch vụ Logistics của Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam – 2021
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.