Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh kinh tế Á – Âu (FTA VN-EAEU)
Thông tin cơ bản
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á Âu ( EAEU – bao gồm 05 nước thành viên: Nga, Belarus, Kazakhstan, Armernia and Kyrgyzstan) được ký kết ngày 29/5/2015, và có hiệu lực từ ngày 05/10/2016.
Đây là FTA đầu tiên mà Việt Nam có với các nước khu vực châu Âu nói chung và khu vực Đông Âu nói riêng. Việt Nam cũng là đối tác thương mại đầu tiên có FTA với khối EAEU này.
NỘI DUNG CHÍNH
Về hình thức, Hiệp định thương mại tự do việt Nam – EAEU (FTA VN – EAEU) là một Hiệp định thương mại thế hệ mới, với nội dung bao trùm không chỉ thương mại hàng hóa, mà còn cả dịch vụ đầu tư và các vấn đề quy tắc khác như sở hữu trí tuệ, cạnh tranh, thương mại điện tử…Riêng chương dịch vụ và đầu tư chỉ là cam kết song phương giữa Việt Nam và Nga, không có hiệu lực với các nước khác trong EAEU.
Về thương mại hàng hóa
Cam kết thuế quan
EAEU cam kết xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa của Việt Nam theo lộ trình như sau:
- Xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực (2016) cho 59% tổng số dòng thuế biểu thuế
- Xóa bỏ thuế quan theo lộ trình (muộn nhất là đến năm 2025) cho 25% tổng số dòng thuế trong biểu thuế.
- Nhóm giảm ngay 1/4 so với thuế hiện tại và sau đó giữ nguyên (không giảm thê): gồm 131 dòng thuế, chiếm 1% biểu thuế
- Nhóm không cam kết (N/U): bao gồm 1.453 dòng thuế, chiếm 13% biểu thuế
- Nhóm Hạn ngạch thuế quan: chỉ bao gồm 2 sản phẩm là gạo và lá thuốc lá chưa chế biến
- Nhóm áp dụng biện pháp Phòng vệ ngưỡng (trigger): gồm 180 dòng thuế, chiếm khoảng 1,58% biểu thuế, thuộc nhóm sản phẩm dệt may, da giày và đồ gỗ, Biện pháp phòng vệ ngưỡng cho phép EAEU được áp dụng thuế MFN thông thường thay vì thuế ưu đãi theo Hiệp định này cho các nhóm sản phẩm liên quan nếu lượng nhập khẩu các sản phẩm này vượt qua ngưỡng xác định trong Hiệp định sau khi đã tham vấn với phía Việt Nam.
Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế quan cho hàng hóa EAEU theo lộ trình như sau:
- Xóa bỏ thuế quan ngay sau khi hiệp định có hiệu lực (2016) cho khoảng 53% biểu thuế
- Xóa bỏ theo lộ trình đối với 35% tổng số dòng thuế, trong đó:
– Từ năm 2018 xóa bỏ thêm 1,5% số dòng thuế (chế phẩm từ thịt, cá và rau củ quả, phụ tùng máy nông nghiệp, máy biến thế, ngọc trai, đá quý…);
– Từ năm 2020 xóa bỏ thêm 22,1% số dòng thuế (giấy, thủy sản, đồ nội thất, máy móc thiết bị điện, rau quả, sản phẩm sắt thép,…)
– Từ năm 2022 xóa bỏ thêm 1% số dòng thuế (bộ phận phụ tùng ô tô, một số loại động cơ ô tô, xe máy, sắt thép,…)
– Từ năm 2026 xóa bỏ thêm 10% số dòng thuế (rượu bia, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, ô tô nguyên chiếc (xe tải, xe buýt, ô tô con, ô tô trên 10 chỗ…)
- Không cam kết xóa bỏ thuế (Nhóm U): chiếm khoảng 11% tổng số dòng thuế trong biểu thuế
- Nhóm cam kết khác (Nhóm Q): gồm một số các sản phẩm áp dụng Hạn ngạch thuế quan hoặc các biện pháp đặc biệt khác (ví dụ ưu đãi thuế theo quota theo các điều kiện về thành lập liên doanh cụ thể giữa doanh nghiệp Việt Nam và Belarus…)
Cam kết về Quy tắc và Thủ tục xuất xứ
Hàng hóa được coi là có xuất xứ VN-EAEU nếu:
- Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước Thành viên, hoặc
- Hàng hóa không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại lành thổ của một nước thành viên, nhưng đáp ứng được tiêu chí trong Danh mục Quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng, hoặc
- Hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu chỉ từ những nguyên liệu có xuất xứ Việt Nam hoặc Hàn Quốc.
Giấy chứng nhận xuất xứ VCFTA là C/O mẫu EAV. C/O mẫu EAV hiện vẫn đang được cấp bản giấy, nhưng các bên cam kết sẽ nỗ lực xây dựng Hệ thống Xác minh và chứng nhận xuất xứ điện tử (EOCVS) để cơ quan hải quan nước nhập khẩu có thể tra cứu thông tin về C/O từ nước xuất khẩu. C/O mẫu EAV lỗi chỉ có thể được sửa lỗi, không được cấp mới thay thế. Thời điểm cấp C/O có thể trước, trong hoặc sau thời điểm xuất khẩu và không hạn chế về thời gian cấp sau tối đa là 1 năm như các FTA khác. VN-EAEU không có điều khoản về tự chứng nhận xuất xứ.
Về thương mại dịch vụ và đầu tư (giữa Việt Nam và Nga)
Cam kết về mở cửa dịch vụ và đầu tư giữa Việt Nam và Nga trong FTA VN-EAEU được thực hiện thông qua kết hợp hai phương thức Chọn – Cho (liệt kê những ngành và phân nagnhf cam kết mở cửa, còn lại là chưa cam kết) và Chọn – Bỏ (liệt kê những ngành và phân ngành bảo lưu chưa mở/chỉ mwor ở mức cam kết, còn lại là mở cửa).
Cụ thể:
- Các cam kết về mở cửa đối với Phương thức 1 ( cung cấp qua biên giới), Phương thức 2 (Tiêu dùng ở nước ngoài) và Phương thức 4 (Di chuyển thể nhân) được thực hiện theo phương thức “Chọn – Cho”
- Cam kết mở cửa đối với Phương thức 3 (Hiện diện thể nhân) được thực hiện theo phương pháp “Chọn – Bỏ”
Mức độ mở cửa thị trường dịch vụ của Việt Nam trong FTA VN-EAEU không cao hơn nhiều so với WTO. Sau đây là liệt kê một số dịch vụ mà Việt Nam mở cửa cao hơn/mở thêm cho Nga cao hơn WTO:
- Dịch vụ kinh doanh (cho thuê máy móc và thiết bị khác, nghiên cứu thị trường, dịch vụ liên quan đến sản xuất, mở thêm dọn dẹp tòa nhà, dịch vụ đại lý tàu biển)
- Dịch vụ thông tin (sản xuất, phát hành, chiếu phim)
- Dịch vụ vận tải (vận tải hành khách đường biển, vận tải hàng hóa đường biển, vận tải hàng hóa đường sẵn, bảo dưỡng sửa chữa máy bay)
- Dịch vụ sản xuất (mở thêm dịch vụ công nghiệp sản xuất máy bay, sản xuất các loại phụ tùng, toa xe đường sắt)
THỰC THI CỦA VIỆT NAM
-> Văn bản pháp quy của Việt Nam ban hành Biểu thuế ưu đãi đặc biệt của Việt Nam thực thi Hiệp định thương mại VN – EAEU và các quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa VN – EAEU xem tại bài viết Danh sách các FTA Việt Nam tham gia TẠI ĐÂY
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 / 098 4870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.