TỔNG QUAN VỀ AMS: AMS LÀ GÌ? PHÍ AMS LÀ GÌ?
AMS là gì?
AMS (Automated Manifest System) là một hệ thống khai báo kiểm soát hàng hóa vận chuyển bằng tất cả các phương thức xuất nhập cũng như trong nội địa Hoa kỳ, do Cơ Quan Hải Quan và Biên Phòng Hoa Kỳ thiết lập sau sự kiện 09/11/2001
Thông tin của đơn hàng xuất sang Mỹ phải được khai báo cho Hải quan Mỹ 48 tiếng trước khi tàu chở hàng khởi hành từ cảng chuyển tải đến Mỹ (phải match AMS trước ETD của tàu mẹ – Mother Vessel – 48 tiếng).
Nhà xuất khẩu có nghĩa vụ kê khai thông tin này khi hàng vẫn còn ở cảng xếp. Tuy nhiên, việc kê khai AMS có thể nhờ các công ty giao nhận vận tải (hãng tàu hoặc đại lý của hãng tàu) kê khai giúp.
Phí AMS là gì?
Phí AMS (Automated Manifest System Fee – AMS Fee) là loại phí được áp dụng cho tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Chính xác hơn AMS là tên loại thủ tục mà hải quan Mỹ bắt bạn khai báo cho lo hàng muốn nhập khẩu vào Mỹ.
Còn phí AMS là loại phí do hãng tàu đặt ra, đồng thời thu booking party – forwarder bởi lẽ hàng tàu chính là bên có nghĩa vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí.
Nói cách khác, các hãng tàu hay hãng hàng không sẽ thu phí này từ những người xuất khẩu và coi như đây là phí dịch vụ khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu.
Tại sao phải khai AMS cho hàng đi Mỹ?
AMS được đề ra năm 2003, sau sự kiện khủng bố 11 tháng 9 tại Mỹ. Theo đó, tất cả container, hàng hóa vào Mỹ sẽ được báo trước và nhận biết sơ lược trước khi cập cảng nhằm đảm bảo an ninh.
Từ đó, Bộ luật an ninh vận chuyển hàng hải của Mỹ (US Maritime Transportation Security Act) ra đời để cải thiện sự an toàn đối với hàng hóa khi đến và rời khỏi lãnh thổ Hoa Kỳ bằng đường biển, hàng không, và các phương thức vận tải khác. Bộ luật được xét duyệt vào năm 2002, yêu cầu toàn bộ hàng hóa giao thương đến/ra khỏi Mỹ đều phải khai báo đầy đủ bằng các phương thức điện tử.
Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) chịu trách nhiệm thực hiện luật này.
Mức thu phí khai AMS là bao nhiêu?
Mức thu phí thường dao động từ $25 – $35 tùy thuộc vào từng hãng tàu, và áp dụng cho toàn bộ lô hàng (không tính theo số lượng container mà tính theo số vận đơn – Bill of Loading)
Theo đó, lô hàng dù vận chuyển số lượng ít hay nhiều, là 1 container hay 10 container mà vẫn chung 1 vận đơn (bill of loading) thì mức phí AMS (AMS fee) vẫn là $25 – $35.
Ai là người khai AMS?
Bên khai AMS
Các bên có liên quan trực tiếp đến quá trình khai báo AMS bao gồm nhà vận chuyển thực tế – sở hữu tàu (hãng tàu) và các NVOCCs (những bên vận chuyển không có tàu).
- Hãng tàu khai AMS cho Master B/L
- Forwarder khai AMS cho House B/L.
Để các Forwarder có quyền vận chuyển hàng đi Mỹ và khai báo AMS, họ cần có giấy phép hợp lệ cấp bởi Ủy Ban Hàng Hải Liên Bang (Federal Maritime Commission – FMC, hay thường được gọi là FMC Bond)
Khi nào cần khai AMS?
Việc nộp AMS phải được thực hiện chậm nhất 48 tiếng trước khi tàu mẹ xuất phát từ cảng chuyển tải cuối cùng (48 tiếng trước khi hàng rời khỏi cảng đi nếu tàu không chuyển tải).
Người khai báo có thể tự do sửa đổi tất cả thông tin trước thời hạn trên.
Ngoại lệ về thời hạn khai báo AMS
Đối với các loại hàng rời như dầu, thóc lúa, quặng thép, hay lương thực, hoặc hàng break bulk (hàng chở trong thùng, kiện, pallet, nhưng không đóng trong container) phải nộp bản khai báo AMS điện tử ít nhất 24 giờ trước khi hàng đến cảng đầu tiên ở Mỹ.
Mức phạt khi khai AMS chậm
- Lô hàng không được xếp lên tàu mẹ, trễ hạn giao hàng, phát sinh phí lưu bãi.
- Người chịu trách nhiệm khai AMS chịu phí phạt từ $5000 – 10000/Bill
Lưu ý: Thông thường hải quan Mỹ sẽ không đưa ra yêu cầu xử phạt ngay thời điểm đó. Việc xử phạt sẽ được hải quan thông báo sau vài tháng hoặc 1 năm tính từ ngày hàng onboard. Mức phạt sẽ được cộng dồn với tất cả các lô hàng đã khai trễ trong thời gian đó. Nếu không nộp phạt thì bạn không thể xuất khẩu các lô sau vào Mỹ.
Các loại AMS:
- Regular AMS (AMS thông thường): Thông tin trên AMS giống hệt thống tin trên MBL / SI. Lô hàng này sẽ chỉ có Master B/L, mà không có House B/L.
- Not regular AMS: Thông tin trên AMS khác với thông tin trên MBL. Lô hàng sẽ có cả Master B/L và House B/L (thường áp dụng với các lô hàng đi qua Forwarder)
- Self-filer: Khách hàng chịu trách nhiệm khai báo và nộp AMS, sau đó, khách hàng sẽ gửi tới hãng tàu những thông tin về mã SCAC của khách hàng và số House B/L
Cần các thông tin gì để khai AMS cho 1 lô hàng đi biển tới Mỹ
Hãng tàu/NVOCC phải điền đầy đủ các thông tin về hàng hóa, container và tàu mẹ (mother vessel) với các nội dung cụ thể như sau:
– Số vận đơn của lô hàng (số vận đơn khi khai AMS sẽ phải bắt đầu bằng mã SCAC)
– Loại hàng: FCL hay LCL.
– Tên và địa chỉ đầy đủ của người gửi ghi trên vận đơn.
– Tên và địa chỉ đầy đủ của người nhận ghi trên vận đơn.
– Mô tả đầy đủ thông tin hàng: Trọng lượng cả bì, thể tích, mã HS 6 chữ số của hàng hóa, loại hàng và những mô tả ghi trong vận đơn của lô hàng.
– Số cân kiện hàng hóa.
– Dấu hiệu cho các kiện hàng (đặc biệt đối với hàng LCL).
– Điền những thông tin cần thiết nếu đó là hàng nguy hiểm.
– Mã SCAC – Standard Carrier Alpha Code: Là mã do Mỹ cấp cho tất cả hãng tàu để phân biệt các hãng với nhau.
Thông thường, mã SCAC gồm 04 chữ cái, được áp dụng cho các loại giấy tờ như vận đơn, AMS,…
VD: SCAC code của ONE: ONEY; COSCO shipping lines: COSU; Evergreen: EGLV, Wanhai: WHLC…
Thông tin về container:
- Số container
- Số chì cho mỗi container
Thông tin về tàu mẹ:
(a) Tuyến đường:
- Nơi nhận hàng (Place of Receipt)
- Cảng chất hàng lên tàu (Port of Loading)
- Cảng chuyển tải Cảng dỡ hàng (Port of Discharge)
- Điểm đến cuối cùng (Final destination)
(b) Thông tin về tàu:
- Mã SCAC của hãng tàu (SCAC Code)
- Tên tàu (Mother Vessel)
- Số chuyến tàu (Voyage No.),
- Cờ tàu (Vessel Flag),
- Số IMO (IMO Number)
(c) Thông tin về thời gian:
- Thời gian tương đương với lúc tàu xuất phát, tàu đến cảng chuyển tải, tàu dỡ hàng, tàu đến điểm cuối cùng…
Một số các loại phí tương tự AMS dành riêng cho hàng đi các quốc gia khác
Bên cạnh phí AMS, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu chi tiết các phụ phí khác khi xuất khẩu hàng hóa ra các nước khác, cụ thể như:
- Phí ACI áp dụng cho các lô hàng xuất khẩu sang Canada.
- Phí ENS áp dụng cho các llô hàng vận chuyển vào thị trường châu Âu (EU).
- Phí AFR dành cho các lô hàng xuất khẩu đi Nhật.
- Phí ANB dành cho các container hàng xuất khẩu đi các nước châu Á.
Tham khảo thêm về thời gian vận chuyển tuyến Việt Nam – Mỹ và các thông tin liên quan tại bài viết:
- Xuất Nhập Khẩu Hàng Hóa Giữa Việt Nam Và Mỹ
- Vận chuyển hàng hóa Việt Nam – Mỹ
- Xuất khẩu đường biển DDP từ Việt Nam đi Mỹ
Trên đây là một số thông tin cơ bản về Phí AMS mà HP Toàn Cầu muốn chia sẻ tới bạn đọc. Thông qua bài viết này, hi vọng các bạn có thể có một cái nhìn rõ hơn về phí AMS. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần liên hệ để tư vấn về quy trình xuất nhập khẩu, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn:
Chọn HP Toàn Cầu làm đơn vị logistics vận chuyển hàng hóa của bạn?
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhạp khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Chi tiết đầu mục dịch vụ do HP Toàn Cầu cung cấp, xem bài viết Bảng tổng hợp dịch vụ HP Toàn Cầu
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.