Cơ chế và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA)?
Trung Quốc là đối tác bên ngoài đầu tiên mà ASEAN đàm phán ký kết FTA (ACFTA). Hiệp định về thương mại hàng hóa, Hiệp định đáng chú ý nhất trong ACFTA được ký kết ngày 29/11/2004, có hiệu lực từ tháng 7/2005, cho đến nay đã được sửa đổi 3 lần (thông qua các Nghị định thư sửa đổi). ACFTA hiện vẫn trong quá trình đàm phán nâng cấp Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) theo hướng thuận lợi hóa thương mại nhằm giảm tình trạng nhập siêu của ASEAN với Trung Quốc.
Dưới đây là một số điểm đặc trưng trong Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong ACFTA:
(i) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu E
Giấy chứng nhận xuất xứ ACFTA là C/O mẫu E (form E).
C/O mẫu E gồm 1 bản gốc và 2 bản sao và phải được làm bằng Tiếng Anh. C/O mẫu E khác C/O mẫu D và các C/O khác ở màu sắc in C/O. Hầu hết các mẫu C/O ưu đãi hiện cho phép in màu trắng để thuận tiện cho quá trình in ấn phát hành C/O.Riêng C/O mẫu E vẫn sử dụng 3 mã màu khác nhau và phải tuân thủ bảng màu của Viện Màu Quốc Tế Pantone. ASEAN và Trung Quốc hiện vẫn cấp 100% C/O mẫu E bản giấy. Cơ quan hải quan các Bên thành viên ACFTA hiện chỉ chấp nhận C/O mẫu E bản giấy với màu sắc tuân thủ bảng màu như đã nêu trên.
Trung Quốc thiết lập hệ thống C/O điện tử từ năm 2015 và cập nhật thông tin về C/O mẫu E đã cấp lên website này. Trung Quốc cho phép các doanh nghiệp truy cập website để thấy các thông tin liên quan đến C/O mẫu E đã cấp. Tuy nhiên, website này chưa được chính thức thông báo tới đầu mối về C/O mẫu E của các thành viên ASEAN. Do vậy, cơ quan hải quan các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, chưa chấp nhận kết quả xác minh C/O mẫu E nhập khẩu thông qua website này. Việc xác minh C/O mẫu E nhập khẩu vẫn được thực hiện qua kênh chính thức đó là thư yêu cầu xác minh C/O mẫu E sẽ được các cơ quan hải quan của các nước ASEAN gửi tới đầu mối về C/O mẫu E của Trung Quốc.
Quy định về mẫu C/O theo ACFTA trong Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 về thực hiện quy tắc xuất xứ trong ACFTA
- C/O mẫu E phải là giấy khổ A4 theo tiêu chuẩn ISO phù hợp với mẫu trong Phụ lục 3 của Chương Quy tắc xuất xứ. C/O mẫu E phải được làm bằng tiếng Anh.
- Một bộ C/O mẫu E bao gồm một bản gốc và hai bản sao các-bon có màu như sau:
Bản gốc: màu be (mã màu: 727)
Bản sao thứ hai: màu xanh nhạt (mã màu Pantone: 622c)
Bản sao thứ ba: màu xanh nhạt (mã màu Pantone: 622c)
3. Mỗi C/O mẫu E mang một số tham chiếu riêng của Tổ chức cấp C/O;
4. Bản C/O mẫu E gốc do Người xuất khẩu gửi cho Người nhập khẩu để nộp cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu tại cảng hoặc nơi nhập khẩu. Bản thứ hai do Tổ chức cấp C/O mẫu E Bên xuất khẩu lưu. Bản thứ ba do người xuất khẩu lưu.
5. Trường hợp C/O mẫu E bị cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu từ chối, C/O mẫu E đó sẽ được đánh dấu vào ô số 4.
Trong trường hợp C/O mẫu E bị từ chối như nêu tại khoản 5 của Điều này, cơ quan Hải quan nước thành viên nhập khẩu có thể xem xét giải trình của Tổ chức cấp C/O và đánh giá liệu C/O đó có được chấp nhận cho hưởng thuế suất ưu đãi hay không. Giải trình của Tổ chức cấp C/O phải chi tiết và giải thích được những vấn đề mà Bên nhập khẩu đã đưa ra để từ chối cho hưởng ưu đãi.
(ii) Cộng gộp trong ACFTA
ACFTA chỉ có cộng gộp thông thường (không có cộng gộp toàn phần như CPTPP hay cộng gộp từng phần như ATIGA
Do đó ACFTA không có C/O mẫu E trong trường hợp cộng gộp từng phần như ATIGA. Trên C/O mẫu E không có ô “Partial Cumulation” như trên C/O mẫu D.
Với quy định về cộng gộp thông thường, đối với hàng hoá áp dụng tiêu chí RVC, C/O mẫu E chỉ được cấp khi hàng hóa đạt được tỷ lệ RVC tối thiểu 40%. Khi đó, nếu hàng hóa là nguyên liệu, bán thành phẩm được sử dụng cho quá trình sản xuất tiếp theo để tạo ra thành phẩm, trị giá của nguyên liệu, bán thành phẩm đó sẽ được cộng gộp 100% để tính xuất xứ cho thành phẩm cuối cùng.
(iii) Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu E giáp lưng (Movement Certificate)
C/O giáp lưng trong ACFTA được gọi là “Movement Certificate” (thay vì cách gọi thông dụng “Back-to-back C/O” như trong các FTA khác) nhưng về bản chất thì giống nhau. C/O giáp lưng trong ACFTA xét về mức độ chặt chẽ thì tương đương với AIFTA và AKFTA, chặt hơn ATIGA, AJCEP và AANZFTA.
Cụ thể, ACFTA yêu cầu nhà nhập khẩu trên C/O gốc và nhà xuất khẩu trên C/O giáp lưng phải là một. Bản chất của C/O giáp lưng là tạo thuận lợi cho thương mại nhưng quy định 02 chủ thể nói trên bắt buộc phải là một đã phần nào lại hạn chế các giao dịch thương mại có nhiều hơn 2 chủ thể. ACFTA vẫn đang trong quá trình đàm phán nâng cấp Hiệp định và có thể trong tương lai phiên bản nâng cấp sẽ cải thiện điều khoản này.
C/O mẫu E thông thường và C/O mẫu E giáp lưng đều được cấp bản giấy bởi cơ quan có thẩm quyền cấp C/O của ASEAN và Trung Quốc. Cơ quan hải quan ASEAN và Trung Quốc chỉ chấp nhận C/O mẫu E giáp lưng bản giấy khi thông quan.
Quy định về C/O giáp lưng theo ACFTA trong Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 về thực hiện quy tắc xuất xứ trong ACFTA
Điều 12
1. Tổ chức cấp C/O mẫu E của Bên thành viên trung gian có thể cấp C/O giáp lưng nếu có đơn đề nghị cấp C/O giáp lưng của Người xuất khẩu khi hàng hóa đang được vận chuyển qua lãnh thổ của Bên đó, với điều kiện:
al Người nhập khẩu của Bên thành viên trung gian phải đồng thời là Người xuất khẩu đề nghị cấp C/O giáp lưng tại Bên thành viên trung gian đó;
bl Người đề nghị cấp C/O giáp lưng phải xuất trình C/O mẫu E bản gốc còn hiệu lực;
c| C/O giáp lưng phải bao gồm một số thông tin như tên Tổ chức cấp C/O mẫu E gốc, ngày cấp và số tham chiếu của C/O mẫu E gốc. Trị giá FOB ghi trên C/O giáp lưng phải là trị giá FOB của hàng hoá xuất khẩu từ Bên thành viên trung gian;
dI Số lượng hàng hoá ghi trên C/O giáp lưng không vượt quá số lượng ghi trên C/O mẫu E gốc
2. C/O giáp lưng của Trung Quốc sẽ do Cơ quan Hải quan cấp, C/O giáp lưng của các nước thành viên ASEAN sẽ do Tổ chức cấp C/O cấp.
3. Thời hạn hiệu lực của C/O giáp lưng được tính từ ngày cấp C/O giáp lưng đến ngày hết hạn của C/O mẫu E gốc.
4. Hàng hoá tái xuất khẩu sử dụng C/O giáp lưng phải nằm trong kiểm soát của cơ quan Hải quan Bên thành viên trung gian. Hàng hoá không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác tại Bên thành viên trung gian, ngoại trừ việc tái xếp hàng và các hoạt động hậu cần phù hợp với Điều 8 Phụ lục I của Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM.
5. Các thủ tục kiểm tra quy định tại Điều 18 của phụ lục này cũng được áp dụng đối với C/O giáp lưng. Trong trường hợp đặc biệt, cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu có thể đồng thời yêu cầu Bên xuất khẩu đầu tiên và Bên trung gian cung cấp thông tin liên quan đến C/O mẫu E gốc và C/O giáp lưng trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được yêu tả sản phẩm, nước xuất xứ, cảng dỡ hàng. cầu, bao gồm tên của nhà xuất khẩu đầu tiên, nhà xuất khẩu cuối cùng, số tham chiếu, mô
IV Xử lý sai sót trên C/O
Theo quy định của ACFTA, trong trường hợp có sai sót hoặc lỗi nhỏ trên C/O thì các sai sót hoặc lỗi nhỏ này sẽ được sửa trực tiếp trên mặt C/O chứ không cấp lại C/O mẫu E mới trong khi ATIGA và một số FTA khác cho phép cấp lại C/O mới). Việc sửa đổi này phải được chấp thuận bởi người có thẩm quyền kýC/O mẫu E và được chứng nhận bằng con dấu chính thức hoặc con dấu sửa lỗi sai (nếu có).
Tuy nhiên quá trình thực hiện Hiệp định cho thấy các Tổ chức cấp C/O mẫu E đều linh hoạt cấp mới C/O cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ gửi trả lại C/O bị cấp lỗi trong một khoảng thời hạn nhất định sau đó. Cơ quan hải quan các Nước thành viên nhập khẩu cũng đều linh hoạt chấp nhận C/O mẫu E được cấp mới, mặc dù Hiệp định chưa có quy định này. Đây cũng là điểm tiến bộ trong quá trình thực hiện ACFTA, nhằm góp phần thuận lợi hóa thương mại nội khối.
Quá trình đàm phán nâng cấp ACFTA vẫn đang tiếp tục và phiên bản nâng cấp được hy vọng sẽ sửa đổi điều khoản nói trên tương đồng với ATIGA.
V Thời điểm cấp C/O mẫu E
Quy định này trong ACFTA tương tự ATIGA, C/O mẫu E có thể được cấp trước, trong hoặc sau thời điểm xuất khẩu, nhằm tạo thuận lợi cho quá trình xin C/O của thương nhân.
Quy định về thời điểm cấp C/O mẫu E trong Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 về thực hiện quy tắc xuất xứ trong ACFTA
Điều 11
C/O mẫu E có thể được cấp trước hoặc tại thời điểm xuất khẩu. Trường hợp ngoại lệ khi C/O mẫu E không được cấp vào thời điểm xuất khẩu hoặc sau ba (O3) ngày tính từ ngày xuất khẩu, theo yêu cầu của nhà xuất khẩu, C/O mẫu E có thể được cấp sau phù hợp với quy định của Bên xuất khẩu trong thời hạn mười hai (12) tháng kể từ ngày hàng được chất lên tàu và phải ghi rõ dòng chữ “ISSUED RETROACTIVELY” ở ô số 13. Trong trường hợp đó, nhà nhập khẩu hàng hoá đã khai báo xin hưởng ưu đãi thuế quan đối với hàng hoá đó có thể nộp C/O mẫu E cấp sau cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu, phù hợp với quy định của Bên nhập khẩu.
(VI) Cơ chế Tự chứng nhận xuất xứ
ACFTA không có điều khoản về Tự chứng nhận xuất xứ và hiện các phiên bản nâng cấp ACFTA cũng không có điều khoản này.
Trung Quốc không mặn mà lắm với cơ chế này với lý do đưa ra là:
- Trung Quốc không thu phí C/O của doanh nghiệp; doanh nghiệp rất hài lòng với cơ chế cấp C/O hiện tại và không có nhu cầu tự chứng nhận xuất xứ, và
- Trung Quốc đang phải đối phó với nạn hàng giả hàng nhái, việc cho phép doanh nghiệp tự chứng nhận xuất xứ không những không tạo thuận lợi thương mại mà còn gây khó khăn cho cơ quan quản lý trong hoạt động kiểm soát chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Thương nhân khai báo hồ sơ đăng ký thương nhân lần đầu qua Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn hoặc nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O.
Bước 2: Thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; hoặc nộp trực tiếp hồ sơ đề nghị cấp C/O tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân; hoặc gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O nơi thương nhân đã đăng ký hồ sơ thương nhân.
Bước 3: Tổ chức cấp C/O kiểm tra xem bộ hồ sơ có hợp lệ hay không và thông báo cho thương nhân một trong các nội dung sau:
1. Chấp nhận cấp C/O và thời gian thương nhân sẽ nhận được C/O;
2. Đề nghị bổ sung chứng từ (nêu cụ thể những chứng từ cần bổ sung);
3. Đề nghị kiểm tra lại chứng từ (nêu cụ thể thông tin cần kiểm tra nếu có bằng chứng cụ thể, xác thực làm căn cứ cho việc đề nghị kiểm tra này);
4. Từ chối cấp C/O nếu phát hiện những trường hợp quy định tại Điều 21 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018 của Chính phủ quy định Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Nghị định số 31/2018/NĐ-CP);
5. Đề nghị kiểm tra tại cơ sở sản xuất của thương nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP (nếu cần thiết).
Bước 4: Cán bộ Tổ chức cấp C/O kiểm tra thêm, nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính và trình người có thẩm quyền ký cấp C/O.
Bước 5: Người có thẩm quyền của Tổ chức cấp C/O ký cấp C/O.
Bước 6: Cán bộ Tổ chức cấp C/O đóng dấu và trả C/O cho thương nhân.
Cách thức thực hiện
Hình thức nộp | Thời hạn giải quyết | Phí, lệ phí | Mô tả |
Trực tiếp | 8 Giờ | Trong thời hạn 8 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ đối với trường hợp thương nhân nộp trực tiếp hồ sơ tại trụ sở của Tổ chức cấp C/O; | |
Trực tuyến | 6 Giờ | Trong thời hạn 6 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ dưới dạng điện tử, kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị cấp C/O được thông báo trên hệ thống. Trong thời hạn 2 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận được Đơn đề nghị cấp C/O và đã được khai hoàn chỉnh và hợp lệ dưới dạng bản giấy đối với trường hợp thương nhân đính kèm hồ sơ đề nghị cấp C/O tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn; | |
Dịch vụ bưu chính | 24 Giờ | Trong thời hạn 24 giờ làm việc kể từ khi Tổ chức cấp C/O nhận được hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ và hợp lệ theo ngày ghi trên bì thư đối với trường hợp thương nhân gửi hồ sơ qua bưu điện đến Tổ chức cấp C/O. |
Thành phần hồ sơ
Bao gồm
Tên giấy tờ | Mẫu đơn, tờ khai | Số lượng |
1. Hồ sơ đăng ký thương nhân gồm: – Đăng ký mẫu chữ ký của người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O và con dấu của thương nhân (Mẫu số 01 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP); | Mẫu số 01 (6) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có dấu sao y bản chính của thương nhân); | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
– Danh mục các cơ sở sản xuất của thương nhân (Mẫu số 02 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP); | Mẫu số 02 (3) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
– Đơn đề nghị thay đổi nơi cấp C/O (Mẫu số 03 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP). | Mẫu số 03 (3) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
2. Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm: 2.1. Đối với thương nhân đề nghị cấp C/O lần đầu hoặc cho sản phẩm mới xuất khẩu lần đầu hoặc cho sản phẩm không cố định, hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm: | Bản chính: 0 Bản sao: 0 |
|
a) Đơn đề nghị cấp C/O được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (Mẫu số 04 thuộc Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 31/2018/NĐ-CP); | Mẫu số 04 (3) | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
b) Mẫu C/O mẫu E đã được khai hoàn chỉnh (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010); | Phụ lục 3 CO mẫu E | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
c) Bản in tờ khai hải quan xuất khẩu. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp bản sao tờ khai hải quan; | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
d) Bản sao hoá đơn thương mại (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân); | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
đ) Bản sao vận tải đơn hoặc bản sao chứng từ vận tải tương đương (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Thương nhân được xem xét không cần nộp chứng từ này trong trường hợp xuất khẩu hàng hóa có hình thức giao hàng không sử dụng vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải khác theo quy định của pháp luật hoặc thông lệ quốc tế; | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
e) Bảng kê khai chi tiết hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chí xuất xứ ưu đãi theo mẫu tương ứng do Bộ Công Thương quy định tại Thông tư số 05/2018/TT-BCT ngày 03/4/2018 của Bộ Công Thương quy định về xuất xứ hàng hóa (sau đây gọi là Thông tư số 05/2018/TT-BCT); | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
g) Bản khai báo xuất xứ của nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp nguyên liệu có xuất xứ hoặc hàng hóa có xuất xứ được sản xuất trong nước theo mẫu do Bộ Công Thương quy định trong trường hợp nguyên liệu đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác (Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư số 05/2018/TT-BCT); | Bản chính: 1 Bản sao: 0 |
|
h) Bản sao Quy trình sản xuất hàng hóa (có đóng dấu sao y bản chính của thương nhân). Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thương nhân đề nghị cấp C/O nộp bổ sung các chứng từ thương mại dưới dạng bản sao (đóng dấu sao y bản chính của thương nhân) liên quan đến nguyên liệu nhập khẩu hoặc nguyên liệu mua bán/sản xuất trong nước. | Bản chính: 0 Bản sao: 1 |
|
2.2. Đối với thương nhân sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm cố định, hồ sơ đề nghị cấp C/O gồm: – Trong lần đề nghị cấp C/O đầu tiên, hồ sơ bao gồm các chứng từ đã liệt kê tại mục 2.1. | Bản chính: 0 Bản sao: 0 |
|
– Từ lần đề nghị cấp C/O tiếp theo, hồ sơ chỉ cần chứng từ theo quy định từ điểm a đến điểm đ, mục 2.1. Các chứng từ trong hồ sơ đề nghị cấp C/O nêu tại các điểm e, điểm g và điểm h, mục 2.1 có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thương nhân nộp cho Tổ chức cấp C/O. Trong trường hợp có sự thay đổi liên quan các chứng từ này trong thời hạn 2 năm, thương nhân phải cập nhật cho Tổ chức cấp C/O. | Bản chính: 0 Bản sao: 0 |
|
2.3. Trong trường hợp chưa có các chứng từ nêu tại điểm c và điểm đ mục 2.1, thương nhân đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O. Sau thời hạn này nếu thương nhân không bổ sung chứng từ, Tổ chức cấp C/O yêu cầu thu hồi hoặc hủy C/O theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP. | Bản chính: 0 Bản sao: 0 |
Căn cứ pháp lý
Số ký hiệu | Trích yếu | Ngày ban hành | Cơ quan ban hành |
12/2007/QĐ-BTM | Quyết định 12/2007/QĐ-BTM | 31-05-2007 | Bộ Công thương |
36/2010/TT-BCT | Thông tư 36/2010/TT-BCT | 15-11-2010 | Bộ Công thương |
21/2014/TT-BCT | Thông tư 21/2014/TT-BCT | 25-06-2014 | Bộ Công thương |
14/2016/TT-BCT | Thông tư 14/2016/TT-BCT | 05-08-2016 | Bộ Công thương |
31/2018/NĐ-CP | Nghị định 31/2018/NĐ-CP | 08-03-2018 | Bộ Công thương |
05/2018/TT-BCT | Thông tư 05/2018/TT-BCT | 03-04-2018 | Bộ Công thương |
Nguồn: Dịch vụ công quốc gia & Tổng hợp &
Sổ tay Doanh nghiệp – Những điều cần biết về các FTA của Việt Nam
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế nhập khẩu hoặc thủ tục nhập khẩu hàng hóa hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 / 098 4870199 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ tổng hợp và biên soạn từ các giáo trình tham khảo