Cơ chế và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
(i) Cơ chế và thủ tục chứng nhận xuất xứ theo VJEPA
VJEPA được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực từ ngày 1/10/2009. VJEPA là FTA song phương đầu tiên Việt Nam ký với một đối tác thương mại (Nhật Bản). VJEPA được đàm phán song song với quá trình đàm phán và ký kết AJCEP giữa ASEAN và Nhật Bản nên 02 Hiệp định này có nhiều điểm tương đồng. Liên quan tới cơ chế và thủ tục chứng nhận xuất xứ, các quy định của VJEPA hoàn toàn giống với AJCEP.
Tương tự AJCEP, VJEPA với C/O mẫu VJ cũng được làm bằng tiếng Anh, bao gồm 1 bản chính và 2 bản sao.C/O được phép cấp trước, trong hoặc sau thời điểm xuất khẩu. VJEPA chưa có cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. 100% C/O mẫu VJ hiện được cấp bản giấy và cơ quan hải quan 2 Bên đều chỉ chấp nhận C/O bản giấy.
Điểm khác biệt duy nhất giữa 2 Hiệp định này là VJEPA không có điều khoản về C/O giáp lưng. C/O giáp lưng là điều khoản chỉ xuất hiện trong các FTA có từ 3 thành viên trở lên và vì thế VJEPA là FTA song phương nên không có điều khoản này.
Trên thực tế thực hiện, tỷ lệ C/O mẫu JV/ VJ phải xác minh lại rất thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ tận dụng ưu đãi FTA này cũng không cao, một phần do tiêu chí xuất xứ được xem là có độ khó nhất định so với các FTA khác.
(ii) Thủ tục đề nghị cấp Form VJ xuất khẩu Nhật bản
Khi thương nhân Viêt Nam xuất khẩu hàng hóa đi Nhật Bản. Người nhập khẩu có thể yêu cầu phía Việt Nam cung cấp C/O form VJ chứng nhân xuất xứ hàng hóa Viêt Nam theo hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Nhât Bản (Hiệp định giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Nhật Bản về Đối tác Kinh tế được ký kết ngày 25 tháng 12 năm 2008 (VJEPA)) để phía Nhât Bản đươc hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biêt theo hiệp định.
Thủ tục đề nghị cấp C/O form VJ xuất khẩu Nhật Bản hiện hành được quy định tại Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2009 của Bộ Công thương về Thưc hiện quy tắc xuất xứ trong Hiệp định giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Viêt Nam và Nhât Bản về đối tác kinh tế,
Tại bài viết này, HP Toàn Cầu tập hơp các nội dung để hỗ trợ người xuất khẩu trả lời câu hỏi: điều kiên và thủ tục để có C/O form VJ?
Hàng hóa phải đáp ứng quy tắc xuất xứ Viêt Nam để được cấp C/O form VJ
Đề đươc cấp C/O form VJ chứng nhận hàng hóa có xuất xứ Viêt Nam theo hiệp định thương mại tư do Viêt Nam – Nhật Bản, điều đầu tiên cần đáp ứng là hàng hóa phải đáp ứng quy tắc về xuất xứ theo hiệp định. Nội dung này đươc quy định tại Phụ lục 1 “Quy tắc xuất xứ” kèm theo Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2009 của Bộ Công thương
Để biết hàng hóa có đáp ứng quy tắc xuất xứ Viêt Nam theo hiêp đinh VJEPA, xem bài viết: Hướng dẫn các bước xác định xuất xứ Viêt Nam theo hiệp định Viêt Nam – Nhật Bản VJEPA
Để biết nội dung đầy đủ về quy tắc xuất xứ theo VJEPA, xem phụ lục 1 Thông tư số 10/2009/TT-BCT tại bài viết: Quy tắc xuất xứ theo hiệp định thương mại Việt Nam – Nhật Bản VJEPA
Người đề nghị cấp C/O có hồ sơ thương nhân
Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O lần đầu chưa có hồ sơ thương nhân thì cần đăng ký hồ sơ thương nhân
Thủ tục đăng ký hồ sơ thương nhân tại đây
Hồ sơ đề nghị cấp C/O
Thương nhân đề nghị cấp C/O cần chuẩn bị bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O đầy đủ theo quy định. tại Điều 6 “Hồ sơ đề nghị cấp C/O” , Thông tư số 10/2009/TT-BCT ngày 18 tháng 05 năm 2009 của Bộ Công thương, như sau:
- Hồ sơ đề nghị cấp C/O bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp C/O (Phụ lục 9) được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ như hướng dẫn tại Phụ lục 8;
b) Mẫu C/O (Phụ lục 6) đã được khai hoàn chỉnh;
c) Tờ khai hải quan đã hoàn thành thủ tục hải quan. Các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo Tờ khai hải quan theo quy định của pháp luật sẽ không phải nộp Tờ khai hải quan;
d) Hoá đơn thương mại;
đ) Vận tải đơn hoặc chứng từ vận tải tương đương trong trường hợp thương nhân không có vận tải đơn. Trường hợp cấp C/O giáp lưng cho cả lô hàng hoặc một phần lô hàng từ khu phi thuế quan vào thị trường trong nước, chứng từ này có thể không bắt buộc phải nộp nếu trên thực tế thương nhân không có;
Trong trường hợp chưa có Tờ khai hải quan xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan và vận tải đơn (hoặc chứng từ tương đương vận tải đơn), người đề nghị cấp C/O có thể được nợ các chứng từ này nhưng không quá mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày được cấp C/O.
- Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu người đề nghị cấp C/O cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến hàng hoá xuất khẩu như: Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu, phụ liệu; giấy phép xuất khẩu (nếu có); hợp đồng mua bán; hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên liệu, phụ liệu trong nước; mẫu nguyên liệu, phụ liệu hoặc mẫu hàng hoá xuất khẩu; bản mô tả quy trình sản xuất ra hàng hoá với chi tiết mã HS của nguyên liệu đầu vào và chi tiết mã HS của hàng hoá (đối với tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa hoặc tiêu chí công đoạn gia công chế biến cụ thể); bản tính toán hàm lượng giá trị khu vực (đối với tiêu chí hàm lượng giá trị khu vực); và các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của hàng hoá xuất khẩu.
- Trường hợp các loại giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ khoản 1 và quy định tại khoản 2 là bản sao có chữ ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của thương nhân, bản chính có thể được Tổ chức cấp C/O yêu cầu cung cấp để đối chiếu nếu thấy cần thiết.
- Đối với các thương nhân tham gia eCOSys, người được ủy quyền ký Đơn đề nghị cấp C/O sẽ kê khai các dữ liệu qua hệ thống eCOSys, ký điện tử và truyền tự động tới Tổ chức cấp C/O. Sau khi kiểm tra hồ sơ trên hệ thống eCOSys, nếu chấp thuận cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ thông báo qua hệ thống eCOSys cho thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để đối chiếu trước khi cấp C/O.
Danh sách tổ chức cấp C/O form VJ
Thương nhân nộp hồ sơ qua Ecosys, sau khi được chấp thuận, thương nhân đến nộp hồ sơ đầy đủ bằng giấy cho Tổ chức cấp C/O để Tổ chức cấp C/O đối chiếu và ký, đóng dấu vào C/O bản giấy.
Danh sách các tổ chức có quyền hạn cấp C/O form VJ đươc quy định tại Phụ lục 12, Thông tư số 10/2009/TT-BCT, như sau:
DANH MỤC CÁC TỔ CHỨC CẤP C/O FORM VJ
STT | Tên Tổ chức cấp C/O | Mã số |
1 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực TP. Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Phòng | 05 |
6 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
7 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
8 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 08 |
9 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 09 |
10 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
11 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
12 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá | 73 |
13 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
14 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 75 |
15 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 76 |
16 | Phòng quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 77 |
Thời gian cấp C/O form VJ
Theo quy định tại điều 8, Thông tư số 10/2009/TT-BCT
1. C/O phải được cấp trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trừ trường hợp được quy định tại khoản 2 điều này.
2. Tổ chức cấp C/O có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trong trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp C/O hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với các C/O đã cấp trước đó. Cán bộ kiểm tra của Tổ chức cấp C/O sẽ lập biên bản về kết quả kiểm tra này và yêu cầu người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu cùng ký vào biên bản. Trong trường hợp người đề nghị cấp C/O và/hoặc người xuất khẩu từ chối ký, cán bộ kiểm tra phải ghi rõ lý do từ chối đó và ký xác nhận vào biên bản.
Thời hạn xử lý việc cấp C/O đối với trường hợp này không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ đầy đủ.
3. Trong quá trình xem xét cấp C/O, nếu phát hiện hàng hoá không đáp ứng xuất xứ hoặc bộ hồ sơ bị thiếu, không hợp lệ, Tổ chức cấp C/O thông báo cho người đề nghị cấp C/O theo khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 7.
4. Thời hạn xác minh không được làm cản trở việc giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ trường hợp do lỗi của người xuất khẩu.
Tuy nhiên theo thực tế làm việc của HP Toàn Cầu khi cung cấp dịch vụ đề nghị cấp C/O VJ thuê của khách hàng thì thời gian thực tế hiện nay là trong ngày làm việc nếu nộp hồ sơ buổi sáng, nếu nộp hồ sơ muộn thì hôm sau có C/O
Từ chối cấp C/O
Theo quy định tại khoản 3, Điều 7, Thông tư số 10/2009/TT-BCT, Tổ chức cấp C/O sẽ từ chối cấp C/O nếu phát hiện một trong những trường hợp sau:
a) Người đề nghị cấp C/O chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ thương nhân
b) Hồ sơ đề nghị cấp C/O không chính xác, không đầy đủ
c) Người đề nghị cấp C/O chưa nộp chứng từ nợ theo quy định
d) Hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
đ) Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ thương nhân;
e) Mẫu C/O khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;
g) Có căn cứ hợp pháp chứng minh hàng hoá không có xuất xứ theo quy định của thông tư này hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hoá.
Thu hồi C/O đã cấp
Tổ chức cấp C/O sẽ thu hồi C/O đã cấp trong những trường hợp sau:
- Người xuất khẩu, người đề nghị cấp C/O giả mạo chứng từ.
- C/O được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ.
(Điều 9, Thông tư số 10/2009/TT-BCT)
Trách nhiệm của người đề nghị cấp C/O
Ngoài các nội dung kể trên, thương nhân đề nghị cấp C/O lưu ý về trách nhiệm của mình trước pháp luật, theo nội dung quy định tại Điều 3, Thông tư số 10/2009/TT-BCT), như sau:
Người đề nghị cấp C/O có trách nhiệm:
- Đăng ký hồ sơ thương nhân với Tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 5;
- Nộp hồ sơ đề nghị cấp C/O cho Tổ chức cấp C/O;
- Chứng minh hàng hoá xuất khẩu đáp ứng các quy định về xuất xứ và tạo điều kiện thuận lợi cho Tổ chức cấp C/O trong việc xác minh xuất xứ hàng hoá;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực đối với những khai báo liên quan đến việc đề nghị cấp C/O, kể cả trong trường hợp được người xuất khẩu uỷ quyền;
- Báo cáo kịp thời cho Tổ chức cấp C/O tại nơi thương nhân đã đề nghị cấp về những C/O bị nước nhập khẩu từ chối công nhận C/O do các Tổ chức cấp C/O của Việt Nam cấp (nếu có);
- Tạo điều kiện cho Tổ chức cấp C/O kiểm tra thực tế cơ sở sản xuất hoặc nơi nuôi, trồng, thu hoạch và chế biến hàng hóa xuất khẩu;
- Chứng minh tính xác thực về xuất xứ của hàng hoá đã xuất khẩu khi có yêu cầu của Bộ Công Thương, Tổ chức cấp C/O, cơ quan Hải quan trong nước và cơ quan Hải quan nước nhập khẩu.
Văn bản pháp quy liên quan C/O form VJ
Thông tư mới nhất thực hiện quy tắc xuất xứ C/O Form VJ, xem tại bài viết: Danh sách các FTA Việt Nam tham gia
Để có thêm tư vấn hoặc báo giá về dịch vụ làm C/O form VJ, thủ tục xuất khẩu, cước vận chuyển quốc tế Việt Nam – Nhật Bản, xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.