Vận tải đường biển/Vận chuyển hàng hóa đường biển
Vận tải đường biển là một trong những hoạt động vận chuyển hàng hóa có liên quan tới vận tải biển và các phương tiện vận tải đường biển. Sử dụng tàu thuyền, bến bãi, cảng để sắp xếp, kiểm kê, bốc dỡ…. vận chuyển hàng hóa từ quốc gia này tới quốc gia khác hoặc từ khu vực này tới khu vực khác trong cùng lãnh thổ.
Ưu/ nhược điểm khi lựa chọn vận chuyển đường biển
Ưu điểm
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa thì vận tải đường biển còn có khá nhiều ưu điểm khác để người gửi hàng có thể lựa chọn:
- Có thể vận chuyển được những khối hàng có kích thước và khối lượng lớn;
- Hầu như không bị hạn chế về số lượng phương tiện và công cụ hỗ trợ vận chuyển;
- Giá thành vận chuyển thấp hơn các loại hình khác;
- Các tuyến đường vận tải trên biển hầu như là tuyến đường giao thông tự nhiên nên ít gặp các trở ngại khi di chuyển so với đường bộ;
- Có tính an toàn cao do ít va chạm giữa các tàu hàng;
- Góp phần mở rộng giao thương quốc tế thông qua đường biển.
Nhược điểm
Tuy nhiên, vận tải đường biển vẫn có những hạn chế như:
- Không thể giao hàng đến tận nơi trên đất liền, vì vậy sẽ cần kết hợp với các phương thức vận tải khác;
- Thường mất khá nhiều thời gian, thế nên không thật sự phù hợp cho nhu cầu chuyển phát nhanh hàng hóa.
Những mặt hàng bạn nên chọn vận tải đường biển
Ngoài những hàng hóa nghiêm cấm vận chuyển dưới mọi hình thức thì hầu như vận tải đường biển chấp nhận vận chuyển đa số các loại hàng hóa. Đây được xem là một trong những ưu điểm tuyệt vời của vận tải đường biển.
Nhờ đó, những hàng hóa mà các hình thức vận chuyển khác từ chối thì người gửi có thể xem xét chuyển qua hình thức vận tải đường biển. Thông thường với hàng hóa chọn vận tải đường biển sẽ được chia làm các chủng loại thuộc các nhóm để đơn vị vận chuyển có được phương án vận chuyển tối ưu nhất.
- Hàng hóa có tính chất lý hóa như: dễ hút ẩm, các loại hàng hóa nguy hiểm như hóa chất, dung dịch, các loại hàng dễ bay bụi như các loại bột…;
- Hàng dễ bị tác động của môi trường như: gia vị, thuốc lá, chè…;
- Hàng không bị ảnh hưởng đến các hàng khác: vật liệu xây dựng, vật liệu công nghiệp…
FCL, LCL là gì ?
- FCL là chữ viết tắt của cụm từ “Full Container Load” được sử dụng trong ngành công nghiệp vận tải biển quốc tế cho xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa vận tải đường biển.
Nói chính xác FCL có nghĩa là vận chuyển nguyên container. Người gửi hàng có trách nhiệm đóng hàng và người nhận hàng có trách nhiệm dỡ hàng khỏi container. Khi người gửi hàng có khối lượng hàng đồng nhất đủ để chứa đầy một container hoặc nhiều container, người ta thuê một hoặc nhiều container để gửi hàng ( lựa chọn phù hợp sẽ mang lại phương án kinh tế hiệu quả)
Thuật ngữ này thường được sử dụng để mô tả một dịch vụ đường biển quốc tế được thiết kế cho các lô hàng vận chuyển hàng hóa đại dương của hàng hoá mà một nước xuất khẩu, nhập khẩu có sử dụng độc quyền của một container vận tải biển chuyên dụng (thường là một container 20ft hoặc 40ft). Container vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường được nạp và đóng dấu tại gốc và sau đó được vận chuyển bằng sự kết hợp của đường biển, đường sắt hoặc đường bộ đến nơi cuối cùng.
- LCL viết tắt của cụm từ tiếng Anh: “Less than Container Load”, dịch nghĩa là hàng xếp không đủ một container
Thuật ngữ này mô tả cách thức vận chuyển hàng hoá khi chủ hàng không đủ hàng để đóng nguyên một container, mà cần ghép chung với một số lô của chủ hàng khác. Khi đó, công ty dịch vụ sẽ kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments), sắp xếp, phân loại và đóng chung vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Việc kết hợp đóng chung như vậy gọi là gom hàng, hay consolidation.
=>>>Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) được phân biệt với hàng FCL (Full Container Load) ở chỗ nếu lựa chọn LCL thì hàng của bạn sẽ được ghép chung cùng các lô hàng khác trong cùng 1 container để vận chuyển. Trường hợp lựa chọn FCL thì hàng của bạn sẽ được xếp riêng vào 1 container, không cần ghép với bất cứ lô hàng nào.
Sự khác biệt giữa hình thức vận chuyển hàng LCL và FCL
Vận chuyển hàng nguyên container – FCL | Vận chuyển hàng lẻ – LCL | |
Người gửi hàng | – Thực hiện book container và ra cảng lấy container, vận chuyển về kho để đóng hàng.
– Cung cấp chi tiết thông tin cho hãng tàu để làm vận đơn. – Đóng hàng vào container và thực hiện gia cố hàng để đảm bảo hàng đóng đầy không bị xê dịch trong quá trình vận chuyển. – Tính toán hàng hóa cho phù hợp và gán nhãn mác, ký hiệu để bên nhận dễ nhận biết loại hàng. – Làm thủ tục hải quan để thông quan cho lô hàng. – Niêm chì (seal) cho container –Gửi chi tiết vận đơn cho hãng tàu hoặc FWD – Chịu các chi phí như phí bốc dỡ, phí THC, phí DEM/DET nếu có. |
– Đóng hàng và chở đến kho CFS (Container Freight Station) của người gom hàng đồng thời làm thủ tục hải quan cho lô hàng của mình được thông quan, ngoài ra cần chú ý các thủ tục khác như hun trùng, đánh dấu shipping mark. – Cung cấp chi tiết bill cho người gom hàng để làm vận đơn. – Xác nhận draft bill và nhận vận đơn. |
Đối với người chở hàng | – Phát hành vận đơn và khai manifest cho người gửi hàng. Trước khi gửi bill thì phải gửi bản draft bill để người gửi hàng kiểm tra thông tin trên bill.
– Bốc container lên tàu và sắp xếp cont an toàn trước khi tàu nhổ neo. – Dỡ container khỏi tàu lên bãi container cảng đích. – Khi hàng đến làm D/O và giao container cho người nhận có vận đơn hợp lệ tại bãi container (CY). |
Trong vận chuyển hàng lẻ có điểm khác biệt là người chở hàng gồm có : Người chở hàng thực và người gom hàng (consolidator). Người chở hàng thực là các hãng tàu vì consolidator đứng ra gom hàng nhưng họ vẫn thuê lại container của hãng tàu và hợp đồng vận chuyển với hãng tàu. Vì bản chất consolidator không có tàu.
Như vậy trách nhiệm của người chở hàng thực tương tự như FCL. |
Trách nhiệm của người nhận hàng |
– Khi nhận được thông báo hàng đã đến cảng của hãng tàu, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến hãng tàu đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng.
– Vận chuyển container về kho và rút hàng sau đó trả container về đúng nơi quy định cho hãng tàu hoặc rút hàng ngay tại cảng nếu làm lệnh rút ruột. – Hoàn tất các phí local charges, D/O, phí cước container. |
Trách nhiệm của người nhận hàng LCL tương tự như làm hàng FCL nhưng có một chút khác biệt như:
– Khi nhận được thông báo hàng đã đến kho của người gom hàng, thực hiện sắp xếp bộ chứng từ hợp lý để đến đại lý của người gom hàng đổi lệnh. Sau đó làm thủ tục hải quan thông quan lô hàng. Tuy nhiên khác với hàng FCL, người nhận hàng lẻ không cần đóng phí cước container, vì bản chất người nhận hàng không mượn container. Nhưng ngược lại thì phải đóng phí handling charges. |
Quy trình giao nhận vận tải đường biển – Quy trình vận chuyển hàng hóa đường biển
Trường hợp bạn sử dụng dịch vụ của HP Toàn Cầu (đơn vị vận chuyển – Forwarder)
Bước 1: Lấy Booking
Bạn có thể hiểu đơn giản là đặt chỗ để đưa cont hàng hóa của bạn lên tàu. Sau đó, HP Toàn Cầu sẽ gửi booking để người xuất khẩu kiểm tra lại các thông tin:
– Cảng đi & Cảng đến
– Ngày khởi hành
– Ngày cắt máng
– Loại container
– Số lượng container và một số thông tin khác
Để nhà xuất khẩu chuẩn bị kịp hàng và giao kịp thời gian
Bước 2: Đóng hàng
FCL | LCL |
Hàng được đóng container, kẹp chì (seal container) ngay tại kho của người xuất khẩu. Sau đó được bàn giao cho đại lý của HP Toàn Cầu ở đầu xuất đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng. | Hàng đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu. HP Toàn Cầu sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ CFS tại cảng và đóng hàng vào container chung với nhiều lô hàng lẻ khác. |
Bước 3: Thủ tục hải quan xuất khẩu
Đại lý của HP Toàn Cầu sẽ báo cho nhà xuất khẩu các chứng từ và thủ tục cần để thực hiện làm thủ tục thông quan hải quan xuất khẩu. Sau đó thực hiện khai báo hải quan và thông quan hàng.
Bước 4: Phát hành B/L
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, đưa hàng lên tàu và rời cảng. Người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn SI cho đại lý của HP Toàn Cầu (từ khi chuẩn bị đóng hàng). Thoogn tin này sẽ được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.
Bước 5: Gửi chứng từ
Người xuất khẩu chuẩn bị đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm:
– Hợp đồng thương mại (Contract)
– Hóa đơn thương mại (Invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) ,…
– Catalogue của sản phẩm
Sau đó, gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (nếu thanh toán bằng TT) hoặc gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C).
Bước 6: Nhận chứng từ
Khi nhận được bộ chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu kiểm tra lại toàn bộ thông tin xem đã chính xác và phù hợp chưa. Với những thông tin chưa chính xác doanh nghiệp nhập khẩu cần yêu cầu bên bán sửa lại ngay. HP Toàn Cầu cũng sẽ kiểm tra toàn bộ chứng từ để đảm bảo không sai sót, tránh bị hải quan phạt.
Bước 7: Thông báo hàng đến
Sau khi nhận được thông báo hàng đến( Notice of Arrival) trước ngày tàu cập cảng, HP Toàn Cầu sẽ kiểm tra lại các thông tin để lên kế hoạch cho tờ khai hải quan, thông tin cần kiểm tra:
– Ngày tàu cập cảng,
– Kho hàng hoặc nơi lưu giữ chờ thông quan,
– Các loại phí phải nộp…
Bước 8: Lệnh giao hàng
Người nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho HP Toàn Cầu để xuất trình B/L gốc và nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng.
Đồng thời HP Toàn Cầu sẽ tiến hành tìm vị trí hãng và làm phiếu xuất kho tại cảng.
Bước 9: Thủ tục hải quan nhập khẩu
HP Toàn Cầu sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu những chứng từ cần và các thủ tục/chính sách chuyên ngành tùy mặt hàng(nếu có) để thực hiện lên kế hoạch đăng ký và hoàn thành sớm. Đến khi hàng về đến cảng thì sẽ hoàn thành nốt các thủ tục cần thiết để thông quan.
Để giảm thiểu rủi ro và chi phí thì các thủ tục cần đăng ký, báo giá, thuế… HP Toàn Cầu sẽ thông báo ngay từ đầu cho khách hàng. Sau khi 2 bên thông nhất thì mới tiến hành xuất nhập khẩu.
Bước 10: Dỡ hàng
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, HP Toàn Cầu sẽ điều chuyển xe và đưa hàng về kho của người nhập khẩu.
Nếu là hàng FCL thì cần phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng
Vậy nên lựa chọn hình thức vận chuyển hàng hóa nào cho phù hợp?
Vận chuyển FCL và LCL là hai hình thức phổ biến hiện nay. LCL được ra đời để nhằm tiết kiệm cho người gửi hàng vì thực tế rằng gửi bằng đường Air rất tốn kém, và gửi nguyên container là dư thừa không cần thiết. Bạn có thể tự đánh giá hàng hóa của mình nên đi theo hình thức nào thì tối ưu nhất cho hiệu quả kinh tế hoặc trường hợp bạn chưa biết nên chọn hình thức vận chuyển nào phù hợp thì bạn có thể liên hệ 088 611 5726 !
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu và dự toán chi phí – thời gian vận chuyển liên quan
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Hotline: 08 8611 5726 hoặc Điện thoại: 024 73008608
Email: info@hptoancau.com
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.