Cơ chế và thủ tục chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)
Việt Nam ký kết FTA với Vương quốc Anh (UKVFTA) vào ngày 29/12/2020, có hiệu lực tạm thời ngày 1/1/2021, và chính thức có hiệu lực từ ngày 1/5/2021. Đây là FTA được đàm phán trên cơ sở EVFTA (FTA được đàm phán và thực thi khi Vương quốc Anh còn là một thành viên của EU, EVFTA có hiệu lực với Vương quốc Anh từ 1/8/2020-31/12/2020) và vì vậy các quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ của UKVFTA về cơ bản giống như EVFTA.
Một số điểm đáng chú ý trong cam kết về quy tắc và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong UKVFTA được tổng hợp dưới đây:
(i) Cộng gộp
Mặc dù Vương quốc Anh không còn nằm trong EU nhưng UKVFTA vẫn cho phép cộng gộp nguyên liệu có xuất xứ từ EU. Đồng thời UKVFTA cho phép cộng gộp xuất xứ từ các nước ASEAN đã có FTA với UK (hiện tại chỉ có Singapore) và Hàn Quốc đối với một số sản phẩm với cách thức tương tự như trong EVFTA (xem thêm Câu 49).
Đối với trường hợp cộng gộp xuất xứ từ EU, UKVFTA quy định:
Trường hợp cộng gộp nguyên liệu:
Tất cả các hàng hóa đều được cộng gộp nguyên liệu xuất xứ từ EU (không giống như trường hợp cộng gộp ASEAN chỉ áp dụng đối với mực và bạch tuộc, hay cộng gộp Hàn Quốc chỉ áp dụng đối với sản phẩm may mặc)
Điều kiện để có thể cộng gộp là (i) nước thành viên EU có nguyên liệu tham gia cộng gộp xuất xứ phải có thỏa thuận về hợp tác hành chính với Việt Nam/Vương quốc Anh cho việc cộng gộp này, (ii) các thỏa thuận hợp tác hành chính phải được xem xét chấp thuận bởi Ủy ban hỗn hợp về Hải quan (một Ủy ban được thành lập theo UKVFTA) trừ trường hợp Ủy ban này không đạt được thống nhất về việc chấp thuận các Thỏa thuận này nằm thứ 4 kể từ ngày UKVFTA có hiệu lực, khi đó các thỏa thuận song phương giữa Việt Nam/Vương quốc Anh với nước thành viên EU liên quan sẽ được áp dụng (mà không cần chấp thuận của Ủy ban hỗn hợp về Hải quan).
Việc cộng gộp nguyên liệu từ EU chỉ được bắt đầu áp dụng từ năm thứ 4 kể từ khi UKVFTA có hiệu lực (tức là từ 1/1/2024).
Trường hợp cộng gộp công đoạn sản xuất:
UKVFTA cho phép cộng gộp công đoạn sản xuất thực hiện tại EU, tuy nhiên chỉ áp dụng đối với trường hợp hàng hóa của Vương quốc Anh, không áp dụng cho Việt Nam.
Phạm vi và điều kiện công góp công đoạn sản xuất áp dụng tương tự như trường hợp cộng gộp nguyên liệu (như trên).
(ii) Tự chứng nhận xuất xứ
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong UKVFTA cũng tương tự như EVFTA, chỉ khác trên thực tế hệ thống tự chứng nhận xuất xứ của Vương quốc Anh không còn là Hệ thống REX của EU nữa mà là hệ thống do nước này thiết lập và sử dụng cho riêng các nhà xuất khẩu của Anh.
Theo UKVFTA, nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ phải là nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định pháp luật của nước xuất khẩu. Hiện tại, Vương quốc Anh quy định nhà xuất khẩu Anh phải nộp hồ sơ đăng ký với cơ quan thuế của nước này (HM Revenue & Customs – HMRC) để được trở thành nhà xuất khẩu đủ điều kiện và có thể tự chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng của mình xuất khẩu sang Việt Nam theo UKVFTA.
Văn bản pháp quy liên quan C/O UKVFTA
Thông tư mới nhất thực hiện quy tắc xuất xứ C/O UKVFTA, xem tại bài viết: Danh sách các FTA Việt Nam tham gia
Nguồn: Sổ tay Doanh nghiệp – Những điều cần biết về các FTA của Việt Nam
Trung tâm WTO và Hội nhập – VCCI
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.