Thủ tục, thuế nhập khẩu và vận chuyển vải may mặc
Bạn đang muốn nhập khẩu vải may mặc để kinh doanh tại Việt Nam? Bạn đang tìm đơn vị logistics uy tín cung cấp dịch vụ nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam? Bạn đang muốn biết thuế nhập khẩu vải may mặc tại thời điểm này là bao nhiêu? có ưu đãi thuế nhập khẩu cho vải may mặc không? Các quy định quản lý nhà nước đối với vải may mặc ? Thủ tục nhập khẩu vải may mặc thế nào? Quy trình nhập khẩu vải may mặc ra sao?
Tại bài viết dưới đây, HP Toàn Cầu với nhiều năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ nhập khẩu vải may mặc doanh nghiệp/cá nhân trên cả nước sẽ hỗ trợ tư vấn và giải đáp những vấn đề trên
Mã HS của vải may mặc
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, nói chung, với bất cứ mặt hàng nào, để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Mặt hàng vải may mặc có thể có HS rất đa dạng, kéo dài từ chương 50 đến chương 60.
→ Tham khảo mã HS và thuế của vải may mặc tại đây “Mã HS và thuế của mặt hàng vải may mặc”
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Theo quy định hiện hành, căn cứ để áp mã HS vào hàng hóa thực tế nhập khẩu tại thời điểm nhập khẩu, trên cơ sở catalogue, tài liệu kỹ thuật (nếu có) hoặc/và đi giám định tại Cục Kiểm định hải quan. Kết quả kiểm tra thực tế của hải quan và kết quả của Cục Kiểm định hải quan xác định là cơ sở pháp lý để áp mã đối với hàng hóa nhập khẩu.
HS chúng tôi tư vấn kể trên chỉ mang tính chất tham khảo.
→ Để biết thêm về nội dung này, có thể tham khảo bài viết: Định nghĩa mã HS
Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Theo quy định hiện hành,vải may mặc không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
→ Để biết quy định hiện hành về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, xem Danh mục các hàng hóa cấm xuất khẩu, và Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu vải may mặc
Nhập khẩu vải may mặc cần giấy phép gì?
Căn cứ vào thông tư số 21 ( số 21/2017/ TT- BCT) , các sản phẩm dệt may thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo Thông tư số 21 ( trừ các sản phẩm có mã HS 9619) thực hiện việc công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam.
*Lưu ý:
- Trường hợp nhập nguyên liệu về để sản xuất thì không phải công bố cho nguyên liệu mà làm công bố cho thành phẩm trước khi tiêu thụ ra thị trường.
- Trường hợp nhập về để thương mại thì phải công bố hợp quy trước khi đưa ra tiêu thụ.
→ Nhận báo giá vận chuyển hàng hóa quốc tế – LH: 088.611.5726
Thủ tục hải quan nhập khẩu vải may mặc
Nhập khẩu vải may mặc cần giấy tờ gì? Nhập khẩu vải may mặc cần thủ tục gì?
Hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc :
Hồ sơ hải quan nhập khẩu vải may mặc thông thường bao gồm bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của các giấy tờ sau:
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại) – Bản sao của doanh nghiệp, với một số chi cục, cần nộp bản gốc khi lô hàng áp dụng thuế ưu đãi đặc biệt với một số form C/O (vd: Form E)
- Bill of lading (Vận đơn) – Bản sao của doanh nghiệp
- Giấy giới thiệu – Bản chính
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) – Bản gốc hoặc bản điện tử trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
- Một số trường hợp, thêm: Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa) – Bản sao của doanh nghiệp
- Với một số chi cục: thêm Bản Thỏa thuận Phát triển Quan hệ đối tác Hải quan – Doanh nghiệp – Bản chính
→ Dịch vụ khai báo hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu – LH: 088.611.5726
Nhãn mác hàng hóa khi nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Trong đó, nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:
a) Tên hàng hóa;
b) Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
c) Xuất xứ hàng hóa;
d) Các nội dung khác theo tính chất của mỗi loại hàng hóa
→ Tham khảo: Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.
Nếu bạn mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể tham khảo bài viết/video Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý chung cho cả quá trình nhập khẩu. |
Thuế nhập khẩu vải may mặc
Khi nhập khẩu vải may mặc về Việt Nam, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
- Thuế VAT của vải may mặc thường là từ 5-10%
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của vải may mặc hiện hành là 5% – 20% tùy HS
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Nhật Bản là 0% – 12%.
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Hàn Quốc là 0% – 20%.
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của mặt hàng vải từ Thái Lan/ Indonesia/ Malaysia là 0%
→ Tham khảo: Cách tính thuế nhập khẩu hàng hóa
Trong trường hợp vải may mặc được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra.
→ Bạn có thể tra nước xuất khẩu có quan hệ tối huệ quốc thương mại và có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hay không tại bài viết Tổng quan quan hệ thương mại giữa Việt Nam – các nước trên thế giới
Hướng dẫn cách tra thuế nhập khẩu vải may mặc mới nhất
Truy cập vào biểu thuế xuất nhập khẩu (bấm chữ tra cứu như hình bên dưới), một trang tính biểu thuế sẽ hiện ra, bạn gõ HS của vải may mặc như ở phần Mã HS ở trên, tìm kiếm trên biểu thuế, sẽ tra ra thuế nhập khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi và thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt cập nhật nhất của mặt hàng.
Lưu ý: kết quả tra cứu chỉ mang tính chất tham khảo. để chắc chắn hơn, bạn nên liên hệ với HP Toàn Cầu để được tư vấn hoặc tra tại văn bản pháp luật nguồn (thường đã được dẫn chiếu trong biểu thuế) – LH: (+84) 088 611 5726
Chi phí vận chuyển, thời gian nhập khẩu và chọn đơn vị vận chuyển vải may mặc
Để dự tính giá đầu vào nhằm đưa ra quyết định kinh doanh, bạn cần tìm đơn vị hỗ trợ báo giá để lên dự toán về chi phí vận chuyển, thời gian vận chuyển?
Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa, căn cứ yêu cầu về tiến độ giao hàng, chi phí vận chuyển, tính chất lô hàng mà sẽ có các phương án vận chuyển tối ưu khác nhau, tại từng thời điểm khác nhau. Hàng hóa có thể được vận chuyển bằng nhiều hoặc đa phương thức: đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt, đường chuyển phát nhanh ….
Chọn HP Toàn Cầu làm đơn vị logistics nhập khẩu vải may mặc của bạn?
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu bạn muốn được tư vấn về thuế nhập khẩu hoặc thủ tục nhập khẩu vải may mặc hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website : hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:08 8611 5726
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.