
Nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Với kinh nghiệm nhiều năm làm dịch vụ nhập khẩu thủy sản đông lạnh, tại bài viết này, HP Toàn Cầu tổng kết các nội dung liên quan nhập khẩu thủy sản đông lạnh: các quy định quản lý nhà nước về thủy sản đông lạnh; thủ tục nhập khẩu thủy sản đông lạnh, thuế khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh, quy trình nhập khẩu … …
Mã HS của thủy sản đông lạnh
Thủy sản đông lạnh có HS thuộc Chương 3: Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh không xương sống khác.
Để biết thêm về nội dung này, có thể tham khảo bài viết Định nghĩa mã HS và Danh mục Hàng hóa Xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
Theo quy định hiện hành, thủy sản đông lạnh không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Để biết quy định hiện hành về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu, xem Danh mục các hàng hóa cấm nhập khẩu.
Chính sách nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Nhập khẩu thủy sản đông lạnh cần giấy phép gì?
Quản lý nhà nước thủy sản đông lạnh Khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh
- Căn cứ Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ:
“Điều 14. Yêu cầu đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu
1. Sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu, trừ các thực phẩm đã qua chế biến, bao gói sẵn, thực phẩm do tổ chức, cá nhân Việt Nam xuất khẩu sang nước ngoài nhưng bị trả về và các trường hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ có hệ thống kiểm soát an toàn thực phẩm đáp ứng quy định của Việt Nam và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam đưa vào danh sách các quốc gia, vùng lãnh thổ đăng ký xuất khẩu thực phẩm có nguồn gốc động vật, thực vật, thủy sản vào Việt Nam;
b) Đối với sản phẩm động vật trên cạn dùng làm thực phẩm, sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm: Phải được sản xuất bởi cơ sở sản xuất, kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của Việt Nam;
c) Mỗi lô hàng nhập khẩu có nguồn gốc động vật, thủy sản nhập khẩu phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các quy định về an toàn thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp (trừ trường hợp thủy sản do tàu cá nước ngoài thực hiện đánh bắt, chế biến trên biển bán trực tiếp cho Việt Nam)...”
- Căn cứ Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định
Nếu hàng hóa nhập khẩu của Công ty/cá nhân thuộc các Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh Mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản ban hành kèm Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT sẽ phải thực hiện kiểm dịch động vật. Việc quản lý chất lượng hàng nhập khẩu về ATTP thực hiện theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP
*Cập nhật: Thông tư 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do bộ trưởng bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
HỒ SƠ, NỘI DUNG KIỂM DỊCH
Quy định tại Điều 4 ( Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT), Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch bao gồm:
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;
a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam);
c) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh Mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);
d) Bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh Mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; động vật thủy sản làm thực phẩm không có tên trong Danh Mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Thủ tục hải quan nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Nhập khẩu thủy sản đông lạnh cần giấy tờ gì? Nhập khẩu thủy sản đông lạnh cần thủ tục gì?
Với chính sách mặt hàng như trên khi làm thủ tục hải quan nhập khẩu mặt hàng thủy sản đông lạnh cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu mặt hàng thông thường và kèm theo giấy chứng nhận an toàn thực phẩm và kết quả kiểm dịch.
Để biết các văn bản pháp quy hiện hành về thủ tục hải quan, giấy tờ xuất trình khi làm thủ tục hải quan, xem bài viết:Văn bản quy định hiện hành về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Nhãn mác thủy sản đông lạnh
Hàng hóa nhập khẩu cần có đầy đủ nhãn mác theo quy định hiện hành.
Để biết thêm chi tiết về các quy định về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu tham khảo bài viết Những điểm cần lưu ý về nhãn mác hàng hóa nhập khẩu.
Ở nội dung này, nếu là người lần đầu/mới nhập khẩu, có thể bạn có câu hỏi Các bước khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh là gì?
Thông thường, việc nhập khẩu một lô hàng gồm 07 giai đoạn: Trước khi ký hợp đồng, ký hợp đồng, thanh toán, giao hàng, thông quan, nhận hàng và sau khi thông quan. Nếu bạn mới bắt đầu nhập khẩu hàng hóa, bạn có thể tham khảo bài viết Quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu của chúng tôi để có cái nhìn tổng quan và một số lưu ý chung cho cả quá trình nhập khẩu.
Ghi chú: Hiện nay, thủy sản đông lạnh được nhập khẩu từ rất nhiều quốc gia như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc,…
Tuy nhiên, khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh về Việt Nam chính sách nhập khẩu cũng như thủ tục hải quan hầu hết là đều giống nhau trừ những trường hợp mặt hàng đặc biệt. |
Các loại thuế khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh, một trong những nội dung người nhập khẩu quan tâm hàng đầu là thuế nhập khẩu thủy sản đông lạnh là bao nhiêu?
Khi nhập khẩu thủy sản đông lạnh, người nhập khẩu cần nộp thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT).
Thuế VAT của thủy sản đông lạnh là 5% – 10% (*,5) => Tùy vào mã HS mặt hàng
(Để biết thêm quy định về thuế VAT hàng nhập khẩu, xem tại bài viết Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu)
Thuế nhập khẩu thủy sản đông lạnh:
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh hiện hành là 0% – 30% => Tùy vào mã HS mặt hàng
Trong trường hợp thủy sản đông lạnh được nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam có thể sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt nếu đáp ứng đủ các điều kiện mà hiệp định đưa ra. Khi đó sẽ được hưởng:
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh từ Nhật là 0% – 30%
Xem chi tiết biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do VJEPA… tại đây
Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi của thủy sản đông lạnh từ Hàn Quốc là 0%
Xem chi tiết biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt theo hiệp định thương mại tự do AKFTA và VKFTA… tại đây
(Để biết thêm về quy định hiện hành về thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi, xem tại bài viết Thuế nhập khẩu và các quy định hiện hành về thuế nhập khẩu).
(Để biết thêm về thuế suất thuế nhập khẩu xem Quy định hiện hành về các loại thuế suất thuế nhập khẩu và danh sách các nước có thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt với Việt Nam, xem tại Danh sách các nước Việt Nam đã ký hiệp định thương mại tự do).
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu thủy sản đông lạnh
Chi phí vận chuyển và thời gian nhập khẩu có quan hệ mật thiết với nhau. Tùy tính chất hàng hóa và mức độ yêu cầu thì hàng hóa nhập khẩu quốc tế có thể vận chuyển theo đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường chuyển phát nhanh.Mỗi lô hàng cần xem xét cụ thể để đưa ra quyết định phù hợp nhất.
Chọn HP Toàn Cầu là công ty cung cấp dịch vụ nhập khẩu thủy sản đông lạnh?
HP Toàn cầu là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển quốc tế và thủ tục hải quan thủy sản đông lạnh, chúng tôi cung cấp dịch vụ trọn gói hoặc từng phần cho một lô hàng, từ khâu chuẩn bị hợp đồng, hồ sơ, chứng từ của lô hàng cho đến khi vận chuyển, thông quan và giao hàng tại kho.
Chi tiết đầu mục dịch vụ do HP Toàn Cầu cung cấp, xem tại bài viết Bảng tổng hợp dịch vụ HP Toàn Cầu.
Quy trình làm việc của HP Toàn Cầu trong việc phối hợp với khách hàng để thông quan hàng hóa như sau:
Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Nội Bài (Hà Nội)
Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Hải Phòng
Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Đà Nẵng
Quy trình dịch vụ nhập hàng theo điều kiện FOB/Exwork qua Hồ Chí Minh
Quy trình dịch vụ khai thuê hải quan tại Hà Nội
Quy trình dich vụ khai thuê hải quan đầu Hải Phòng
Quy trình dịch vụ khai thuê hải quan Đà Nẵng
Quy trình dịch vụ khai thuê hải quan tại Hồ Chí Minh
Để được tư vấn chi tiết về thủ tục nhập khẩu và dự toán chi phí vận chuyển liên quan, hãy liên hệ với chúng tôi:
Công ty TNHH Hp Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế và Thủ tục hải quan
Phòng 2308, CT2 Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 73008608/ Hotline: 08 8611 5726
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất (nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.