Tổng quan quy trình nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu
Thủ tục nhập khẩu hàng hóa cho người mới bắt đầu
Hiện nay, Việt Nam tham gia hội nhập ngày càng sâu vào nên kinh tế toàn cầu. Với các doanh nghiệp áp lực cạnh tranh ngày càng lớn, áp lực về nguồn hàng tốt và cắt giảm chi phí tối đa ngày càng cao, cùng môi trường quốc tế và chính sách thuận lợi, ngày càng nhiều doanh nghiệp đứng ra tự nhập khẩu hàng hóa.
Khi nhập khẩu hàng hóa, doanh nghiệp có thể có những thắc mắc: nhập khẩu hàng hóa có những có những điểm khó khăn gì? có những điểm gì cần lưu ý? thủ tục nhập khẩu hàng hóa ra sao? thuế nhập khẩu thế nào? chi phí nhập khẩu? …
Với kinh nghiệm nhiều năm tư vấn, song hành cùng khách hàng kinh doanh thuộc nhiều lĩnh vực, từ những lô hàng khách nhập đầu tiên, tại bài viết này, HP Toàn Cầu chúng tôi tổng quát 07 bước đầy đủ của Quy trình nhập khẩu, dưới góc nhìn của người vận chuyển, để bạn đọc có cái nhìn tổng quát về quá trình nhập khẩu, tránh những lỗi sai không cần thiết dẫn đến phát sinh chi phí trong quá trình nhập khẩu, cũng như dẫn chiếu đến những kiến thức chi tiết mà người nhập khẩu hàng hóa nên nắm được, như các nội dung về thuế, chi phí vận chuyển, giấy tờ khi nhập khẩu….
Video của bài viết:
Đối tượng và nội dung của bài viết
Nội dung bài viết đề cập tổng quan quy trình nhập khẩu hàng hóa; mục đích nhằm cung cấp cái nhìn tổng thể và những điểm chú ý quan trọng dành cho người kinh doanh hàng hóa nhập khẩu.
Bài viết không nhằm mục đích đưa nội dung chi tiết phương thức thực hiện. Để có những thông tin chi tiết hơn về cách thức thực hiện, xem các đường dẫn liên quan trong bài viết.
Trình tự nhập khẩu tổng quan của hàng hóa
Trình tự di chuyển tổng quan của hàng hóa nhập khẩu, có thể nhìn thấy trong hình bên dưới:
Các công việc liên quan nhập khẩu một lô hàng bao gồm:
Một số câu hỏi người nhập khẩu thường quan tâm
Làm thế nào để thủ tục nhập khẩu được thuận lợi, nhanh chóng?
Theo quy định hiện hành của pháp luật, người nhập khẩu có trách nhiệm hiểu và tuân thủ quy định của pháp luật về chính sách quản lý nhà nước và thủ tục nhập khẩu hàng hóa.
Vì vậy, để đảm bảo việc nhập khẩu được thuận lợi, người nhập khẩu cần hiểu quy định pháp luật về thủ tục nhập khẩu mặt hàng dự kiến nhập khẩu để có sự chuẩn bị chu đáo vào đảm bảo việc nhập khẩu được thuận lợi, tránh phát sinh chi phí (có thể là rất lớn nếu thiếu sự hiểu biết)
Sơ đồ Tổng hợp chính sách mặt hàng nhập khẩu
Việc hiểu biết về quy định về nhãn mác cũng rất cần thiết cho việc đảm bảo việc nhập khẩu được thuận lợi
Làm thế nào để khi nhập khẩu, nộp thuế thấp nhất?
Hiện nay, Việt Nam có tối huệ quốc với trên 170 quốc gia, ký hiệp định thương mại tự do với gần 60 quốc gia, hàng hóa nhập khẩu từ các nước có hiệp định thương mại tự do có thể được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi nhập khẩu đặc biệt. Người nhập khẩu cần rất lưu tâm về nội dung này để tối ưu hóa về thuế khi nhập khẩu.
Thuế khi nhập khẩu được quyết định bởi:
Trình tự xác định thuế khi nhập khẩu một lô hàng:
+ Bản chất hàng hóa -> mã số HS của hàng hóa
+ Từ HS của hàng hóa áp dụng các quy định liên quan sẽ ra thuế nhập khẩu của hàng hóa
Để tối ưu thuế nhập khẩu, chúng ta cần hiểu rõ quy định của pháp luật về các loại thuế khi nhập khẩu, trong đó hai loại thuế hay gặp nhất là thuế nhập khẩu và thuế VAT.
Các loại thuế có thể phải nộp khi nhập khẩu hàng hóa bao gồm:
Theo quy định hiện hành, khi nhập khẩu hàng hóa, tùy loại hình và mặt hàng nhập khẩu mà doanh nghiệp có thể phải nộp thuế nằm trong số các loại thuế sau:
- Thuế nhập khẩu
- Thuế VAT
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế tự vệ
- Thuế chống bán phá giá
- Thuế chống trợ cấp
Công thức tính thuế như sau:
Tối ưu hóa thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu thường gặp nhất là thuế nhập khẩu theo thuế suất %, có 03 loại thuế nhập khẩu như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
b) Thuế suất ưu đãi đặc biệt áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng Điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
c) Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không thuộc các trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b kể trên
Các bước nhằm tối ưu thuế nhập khẩu:
B1: Xác định nước xuất khẩu có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hay không
B2: Xác định mã HS và tra cứu trong biểu thuế nhập khẩu ưu đãi của hiệp định
B3: Xác định điều kiện để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt và yêu cầu với bên xuất khẩu
Thường là xác định yêu cầu về chứng nhận xuất xứ và yêu cầu bên xuất khẩu đáp ứng; nên quy định nội dung này trong hợp đồng thương mại
B4: Thực hiện và khai báo nội dung ưu đãi được hưởng trên tờ khai hải quan khi nhập khẩu
Tối ưu hóa thuế VAT
Hàng nhập khẩu có thể là đối tượng không chịu thuế VAT, chịu thuế VAT 5% hoặc 10% và có thể được hưởng các ưu đãi giảm thuế tùy thời điểm (có thể từ 10% xuống 8% hoặc các tỷ lệ khác tùy thời điểm)
Để tra cứu chính xác, cần nắm các văn bản quy định về thuế VAT
Bài viết liên quan: Thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với hàng nhập khẩu
Làm thế nào để tối ưu chi phí vận tải, giao vận?
Phạm vi trách nhiệm của người nhập khẩu
Việc xác định phạm vi công việc của người nhập khẩu phụ thuộc vào điều kiện giao hàng. Trong ảnh Incoterms bên dưới có thể thấy việc phân chia trách nhiệm của người bán và người mua theo các điều kiện giao hàng khác nhau.
Người nhập khẩu có thể tự mình thực hiện các phần việc của mình hoặc thuê công ty giao vận (forwarders, dịch vụ hải quan ..) để thực hiện các công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Các phương thức vận tải quốc tế?
Các phương thức vận tải quốc tế chủ yếu bao gồm:
- Vận tải đường biển: tàu chợ, tàu chuyến, tàu định hạn; có thể vận chuyển bằng container hoặc hàng rời; với vận chuyển bằng container đường biển có thể vận chuyển nguyên cont (FCL), ghép cont (LCL)
- Vận tải đường hàng không air cargo
- Vận chuyển chuyển phát nhanh
- Vận chuyển đường sắt quốc tế
- Vận chuyển đường bộ quốc tế
- Vận chuyển đa phương thức
- Vận tải đường ống (Pipeline Transport): Dùng để vận chuyển các chất lỏng và khí như dầu, khí đốt, nước.
Tùy theo đặc thù lô hàng mà lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp
Chọn nhà cung cấp giao vận / vận chuyển
Việc thuê các nhà giao vận / vận chuyển chuyên nghiệp thường xử lý công việc tốt hơn với chi phí thấp hơn là chủ hàng tự làm, vì vậy, hầu hết các nhà nhập khẩu đều thuê forwarder để thực hiện một phần hoặc toàn bộ trách nhiệm của mình liên quan viêc nhập khẩu
Một số yếu tố cần quan tâm khi lựa chọn forwarder:
Tâm:
+ Có tư vấn tận tâm, vì quyền lợi của khách không?
+ Nếu có việc xảy ra, có trung thực và chính trực không hay là sẽ lợi dụng để chặt chém?
Năng lực xử lý vấn đề:
+ Kinh nghiệm và uy tín trong ngành trong ngành: Forwarder có nhiều năm kinh nghiệm và hiểu rõ quy trình vận chuyển quốc tế. bao gồm kinh nghiệm về chính sách hàng hóa và kinh nghiệm về vận chuyển (vận chuyển loại hàng đặc biệt, nguy hiểm, cần bảo quản lạnh …?)
+ Mạng lưới toàn cầu: Mạng lưới đủ rộng và uy tín để xử lý hàng hóa một cách linh hoạt
+ Chứng chỉ và giấy phép: có chứng chỉ, giấy phép liên quan để thực hiện công việc không? vd: với dịch vụ đại lý hải quan thì Doanh nghiệp cần được Tổng cục Hải quan công nhận là đại lý hải quanVới hàng đi Mỹ, forwarder muốn đứng tên trên bill thì phải đăng ký với cơ quan hải quan Mỹ, có FMC code
+ Năng lực tài chính
+ Dịch vụ cung cấp
- Đa dạng dịch vụ: Có khả năng cung cấp nhiều loại hình dịch vụ vận tải như đường biển, đường hàng không, đường bộ, đường sắt và vận tải đa phương thức.
- Dịch vụ hỗ trợ: Cung cấp các dịch vụ bổ sung như khai báo hải quan, đóng gói hàng hóa, bảo hiểm, và dịch vụ kho bãi.
Giá cả và chi phí
-
- Giá cạnh tranh: Forwarder cung cấp mức giá hợp lý và cạnh tranh so với thị trường.
- Minh bạch chi phí: Chi phí được thông báo rõ ràng, không có phí ẩn hoặc phụ phí bất ngờ.
- Hiệu quả vận chuyển
- Thời gian vận chuyển: đưa ra các lựa chọn rõ ràng
- Khả năng quản lý rủi ro: Có kế hoạch dự phòng và khả năng xử lý các tình huống khẩn cấp hoặc bất ngờ.
Nếu quan tâm đến dịch vụ của HP Toàn Cầu, bạn có thể xem Bảng tổng hợp dịch vụ vận chuyển và thủ tục hải quan của chúng tôi tại đây
Ngoại ngữ, năng lực đàm phán hợp đồng quốc tế?
Hiện nay có nhiều công cụ hỗ trợ việc dịch thuật, ví dụ google dịch hoặc chat open AI, hỗ trợ dịch thuật đa dạng ngôn ngữ
Ngoài ra, các forwarder cũng có thể hỗ trợ, cung cấp dịch vụ hỗ trợ đàm phán và cung cấp mẫu biểu hợp đồng / chứng từ
Thanh toán quốc tế
Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng bao gồm:
- L/C: Tín dụng thư
- TT: Chuyển tiền
- DP: Nhờ thu
- Hiện nay các ngân hàng hỗ trợ rất tích cực cho người xuất nhập khẩu trong việc hướng dẫn và thực hiện thanh toán quốc tế
Kế toán xuất nhập khẩu có phức tạp không?
Về nguyên tắc, kế toán có ngôn ngữ thống nhất, nguyên tắc hạch toán hàng nhập khẩu và hàng trong nước về bản chất đều là hạch toán đầu vào, đầu ra; tuy nhiên có khác về số tài khoản định khoản và chứng từ khác nhau
Kế toán cần học một chút nếu trước đó chưa làm kế toán nhập khẩu
Để có cái nhìn tổng quan về kế toán xuất nhập khẩu, có thể xem video
Thư viện tra cứu chi tiết
Xác định nước xuất khẩu có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam hay không
Tra cứu tại một trong hai bài viết:
- Tổng Quan Quan Hệ Thương Mại Việt Nam – Các Nước Trên Thế Giới
- Danh sách các nước có FTA với Việt Nam
Tra cứu biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Tra cứu văn bản quy định biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt mới nhất theo các Hiệp định thương mại tự do tại bài viết:
Danh sách các FTA Việt Nam tham gia
Tra mã HS, Tra thuế, thủ tục nhập khẩu
Khóa học kiến thức xuất nhập khẩu cung cấp kiến thức chi tiết
Các phương thức giao dịch trên thị trường thế giới
Tổng quan Các điều kiện giao hàng Incorterms 2020
Hợp Đồng Ngoại Thương (Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế)
Để biết thêm chi tiết về các quy định thanh toán quốc tế, xem bài viết Tiêu chí phương thức thanh toán trong tờ khai hải quan
Chọn HP Toàn Cầu là đơn vị vận chuyển và làm thủ tục hải quan cho lô hàng của bạn
HP Toàn Cầu là đơn vị uy tín hàng đầu trong lĩnh vực giao nhận quốc tế tại Việt Nam
Hãy liên lạc ngay với HP Toàn Cầu nếu bạn muốn được tư vấn về thuế nhập khẩu hoặc thủ tục nhập khẩu hay để nhận báo giá, dự toán thời gian vận chuyển
Công ty TNHH HP Toàn Cầu
Nhà cung cấp Dịch vụ Vận chuyển quốc tế, thủ tục hải quan và giấy phép xuất nhập khẩu!
Địa chỉ: Số 13, LK3 – NO03 – Khu đô thị Văn Khê – Phường La Khê – Quận Hà Đông – Hà Nội
Website: hptoancau.com
Email: info@hptoancau.com
Điện thoại: 024 3 73008608/ Hotline:0886115726 – 0984870199
hoặc yêu cầu báo giá theo link
Lưu ý:
– Nội dung bài viết mang tính chất tham khảo, trước khi sử dụng, bạn nên liên lạc HP Toàn Cầu để update nội dung cập nhật mới nhất(nếu có)
– HP Toàn Cầu giữ bản quyền với bài viết và không đồng ý đơn vị khác sao chép, sử dụng bài viết của HP Toàn Cầu vì mục đích thương mại
– Mọi sự sao chép không có thỏa thuận với HP Toàn Cầu (kể cả có ghi dẫn chiếu website hptoancau.com) có thể dẫn đến việc chúng tôi claim với google và các bên liên quan.